Khóa luận Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 3

I- Khái niệm về đầu tư nước ngoài 3

1. Khái niệm đầu tư nước ngoài nói chung 3

2. Khái niệm về FDI theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam 6

3. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế quốc dân 7

II- Quá trình hình thành và phát triển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9

1. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam 9

2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam 11

3. Sơ lược tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt nam kể từ khi ban hành Luật

Đầu tư nước ngoài cho đến nay. 13

III- Đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 17

1. Thành tựu đạt được trong những năm qua 17

2. Môi trường đầu tư của các dự án FDI 20

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 23

I- Tình hình triển khai thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 23

1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài

thời gian qua 23

2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay 26

II- Quá trình thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài 28

1. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ 28

2. Những đóng góp của các Bộ, Ngành và Tỉnh, Thành trong việc thu

hút đầu tư nước ngoài 32

3. Phần đóng góp của các doanh nghiệp 36

III- Đánh giá những ưu và nhược điểm trong quá trình thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 37

1. Ưu điểm 37

2. Nhược điểm 39

IV- Một số bài học kinh nghiệm 44

1. Về nguyên nhân thất bại của các dự án 45

2. Quá trình vận động và thu hút vốn FDI 46

3. Thẩm định và cấp giấy phép 47

4. Công tác quản lý các dự án đã được cấp giấy phép 48

CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 51

I- Triển vọng thu hút đầu tư tại Việt nam 51

1. Thuận lợi 51

2. Khó khăn 53

II- Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào Việt nam 55

1. Tiếp tục hoàn hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI 55

2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI 60

3. Cải tiến các thủ tục hành chính 61

4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 62

5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có

trình độ cao trong khu vực FDI 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp đôi trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ đói nghèo giảm một nửa đã nổi lên thành điểm đầu tư an toàn và hấp dẫn. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đề ra nhiều chủ trương, quyết sách trong phát triển kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của đầu tư nước ngoài. Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài đã đề ra hệ thống giải pháp tương đối toàn diện nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm nguồn đầu tư nước ngoài mới. Do vậy Chính phủ đã chủ trương đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cụ thể như sau. 1.1. Cải thiện chính sách Việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài cùng với việc sửa đổi và bổ sung bộ luật của Chính phủ cho phù hợp với tình hình đầu tư, đã giúp các Nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thoải mái, và họ sẵn sàng tham gia bỏ vốn vào các dự án có ý nghĩa quan trọng của Việt nam. Những bộ luật cũ dần được chỉnh sửa, khắc phục những khiếm khuyết còn vướng mắc và xoá dần những bất bình đẳng quá lớn trong việc ưu đãi giữa luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Nhà nước đang thực hiện các chính sách giảm và miễn thuế đối với một số danh mục, cải tiến các chính sách đầu tư, đặc biệt Chính phủ vừa ban hành Nghị định bổ sung số 27/2003/NĐ-CP thay cho Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 với nội dung cơ bản là mở rộng các lĩnh vực đầu tư kinh doanh trong sản xuất và dịch vụ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư. Một quyết định mới nữa là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần của công ty Việt nam trong giới hạn quy định. Một phương thức huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý của nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh. Hơn nữa, hiện Chính phủ cũng đang xem xét để ban hành văn bản về hình thức công ty cổ phần, đẩy nhanh thực hiện lộ trình thu hẹp sự khác biệt trong chính sách đầu tư nước ngoài và trong nước. Bên cạnh đó việc phát triển thị trường vốn, dịch vụ tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng là điều đang được Chính phủ quan tâm. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách và biện pháp phát triển các doanh nghiệp dịch vụ trong nước, mặt khác tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào những dịch vụ cần thiết. Điều này giúp đẩy mạnh sự cạnh tranh của các công ty trong nước một nội lực để phát triển đất nước. Đồng thời trong thời gian tới đó là hệ thống thuế. Chính phủ sẽ thống nhất thuế thu nhập tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1.2. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước Quá trình thúc đẩy hợp tác với các nước trên thế giới là một bước tiến lớn của Chính phủ nhằm mở cửa kinh tế và tạo thêm những cơ hội lớn cho việc thu hút đầu tư. Đặc biệt trong những năm trở lại đây những sự kiện hoạt động dồn dập về xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt nam đang được tiến hành ngày một mạnh mẽ. Việc ký kết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước được Chính phủ đã và đang thực hiện như Vương Quốc Anh, Nhật Bản, … Nhật Bản, một nước có vốn đầu tư vào Việt nam rất lớn và luôn là trong một trong 10 nước và lãnh thổ dần đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Theo số liệu thống kê của Sứ quán Nhật và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 đã chứng tỏ điều đó. Bảng số 3: Tình hình đầu tư của Nhật bản từ 1995-2000 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Vốn đầu tư 1995 1.129,9 1996 591,3 1997 657,3 1998 138,0 1999 62,10 2000 81,0 Chính phủ cũng tăng cường hợp tác với các nước có vốn đầu tư lớn như: Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, ấn độ, Hàn Quốc, … nhằm huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tổ chức nhiều đoàn vận động đầu tư tại các nước Châu Âu, Mỹ, EU … tạo được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường Việt nam. 1.3. Khuyến khích các hình thức đầu tư và hỗ trợ phát triển các KCN, KCX Chính phủ đang khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các hình thức đầu tư BOT, liên doanh liên kết nhằm mở rộng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể ta thấy hiện nay hình thức đầu tư là doanh nghiệp liên doanh chiếm 61% số dự án và 70% số vốn đầu tư. Điều này là kết quả của việc đưa ra những chính sách đối xử công bằng giữa doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh của Chính phủ. Hơn nữa do tin tưởng vào môi trường đầu tư ở Việt nam, nên những năm gần đây bên cạnh các doanh nghiệp liên doanh thì đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đã tăng lên và hiện chiếm 30% số dự án và 20% vốn đầu tư. Chính phủ cũng khuyến khích phát triển các KCN, KCX bằng sự hỗ trợ mạnh mẽ của mình. Các khu công nghiệp và khu chế xuất đã được hình thành và phát triển từ cách đây 12 năm với việc thành lập KCX Tân Thuận vào năm 1991. Theo Quy định 519/TTg ngày 6/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, và cho đến nay để thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư vào các KCN-KCX, Nhà nước đã từng bước sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển cụ thể như chính sách giảm giá thuê đất, giá dịch vụ, bỏ một số phí, lệ phí, giảm thiểu các chi phí cho các nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư trong nước được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản KCN,KCX. Ngoài ra Chính phủ đã cho phép dùng ngân sách hỗ trợ việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào các KCN tại một số địa phương còn khó khăn như Đà Nẵng, Thanh Hoá, Phú Thọ… nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư và khuyến khích các Tỉnh, Thành có thêm khả năng phát triển các thế mạnh khác. Do vậy tính đến nay cả nước có 74 KCN và KCX được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 13.000 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 1,09 tỷ USD và 12.063 tỷ đồng. Đến nay, các KCN, KCX đã cho thuê được gần 4.610 ha, bằng 45% diện tích đất công nghiệp, trong đó các dự án đầu tư thuê 2.180 ha. Các KCN và KCX này đã thu hút được gần 1.100 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 10 tỷ USD, tính cả vốn đầu tư của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và gần 900 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đạt gần 40.000 tỷ đồng. Điều nay cho thấy mặc dù kết quả đạt được chưa nhiều nhưng cũng là một bước tiến lớn của quá trình nỗ lực thực hiện các chính sách Nhà nước đặt ra. Nhiều nhà đầu tư đã thừa nhận “Các dự án đầu tư vào các KCN được triển khai nhanh và thuận lợi hơn nhiều sơ với các dự án đầu tư ngoài KCN vì đất đai được quy hoạch với những cơ sở hạ tầng sẵn có không phải lo đền bù, giải toả mặt bằng hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất”. Như vậy có thể nói việc Chính phủ ban hành Luật đầu tư nước ngoài và quá trình thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong gần 15 năm qua là một sự đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của đất nước, đưa nước nhà tiến lên nền công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Đồng thời nó cũng là bước nhảy vọt từ nước công nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế bền vững và phát triển. 2. Những đóng góp của các Bộ, Ngành và Tỉnh, Thành trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Nghị quyết 09/2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành và hoàn chỉnh nhiều đề án nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Thông qua các hành động cụ thể như Ban Vật giá Chính phủ đã đề xuất đề án điều chỉnh giá phí, thống nhất giá đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp. Trong khi đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp ký thông tư về việc hoàn trả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vốn đã ứng trước để xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào. Cộng với bản dự thảo của Bộ Xây dựng trình việc sửa đổi bổ sung Nghị định 60/CP ngày 5/4/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định 61/CP về mua bán kinh doanh nhà ở. Những đề án này đã giúp các nhà đầu tư thêm phần lạc quan hơn khi bỏ phần vốn đầu tư vào thị trường Việt nam. Bên cạnh đó các Bộ ngành khác cũng tích cực sửa đổi, đề xuất các đề án nhằm cải tiến các chính sách thuộc lĩnh vực mình như Bộ y tế, Tổng Cục địa chính, Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất tích cực đề xuất và trình Chính phủ nhiều đề án, chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài cũng như triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, hỗ trợ xúc tiến đầu tư cho các địa phương … Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20 tháng 03 năm 2003, tất cả 61 tỉnh, thành phố trong cả nước đều đang có dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực và chỉ có 3 khu vực là chưa thực hiện được vốn đầu tư là Kon Tum, Tuyên Quang và Đồng Tháp. Nếu không kể lĩnh vực dầu khí thì 10 địa phương dẫn đầu về thực hiện vốn đầu tư nước ngoài gồm có: Tp.HCM (5.451triệu USD), Hà nội (3.007triệu USD), Đồng Nai (2.600 triệu USD), Bình Dương (1.460 triệu USD), Hải phòng (1.023 triệu USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (676 triệu USD), Thanh Hoá (410 triệu USD), Kiên Giang 394 triệu USD), Khánh Hoà (288 triệu USD) và Vĩnh Phúc (263 triệu USD). 2.1. Thu hút đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn thu hút mạnh các nhà đầu tư, có 569 dự án (chiếm 82% về số dự án và tăng 35% so với năm trước) với tổng vốn đăng ký đạt 1.122 triệu USD (chiếm 84,8% về số vốn); trong đó công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế, với 491 dự án và 952 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 77% số dự án và 75% số vốn đăng ký của tổng số dự án thu hút được của cả nước. Đặc biệt trong năm 2002, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư cho dự án Công ty TNHH giầy Ching Luh Việt nam, có mục tiêu sản xuất, gia công giầy và dụng cụ thể thao, với số vốn đăng ký đầu tư là 50 triệu USD. Đây là dự án có quy mô lớn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và gia công giày dép. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản thu hút được 26 dự án với số vốn đăng ký 42,1 triệu USD, tăng 4 dự án và 12,9 triệu USD vốn đăng ký so với năm trước. Vốn đầu tư vào ngành này chỉ chiếm 3% tổng vốn đăng ký, nhưng các dự án lại tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc …góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn, đặc biệt là mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông sản của Việt nam. Lĩnh vực dịch vụ có 99 dự án được cấp (chiếm 14%) với tổng vốn đăng ký đạt trên 214 triệu USD chiếm khoảng 14% tổng số dự án và 15% tổng vốn đăng ký. Chủ yếu các dự án tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, giáo dục và các dịch vụ tư vấn. So với các năm trước số dự án đầu tư vào ngành dịch vụ gia tăng, mở ra nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho nhu cầu trong nước và người nước ngoài. Đặc biệt thời gian gần đây lĩnh vực công nghiệp đã phát triển mạnh đó là do những cố gắng của Chính phủ trong việc ban hành Nghị định sửa đổi số 27/2003 của Chính phủ. Theo đó thì các danh mục lĩnh vực công nghiệp đặc biệt khuyến khích đầu tư đã được mở rộng từ 11 lên 15-16 lĩnh vực. Danh mục lĩnh vực công nghiệp khuyến khích đầu tư cũng bao gồm hàng chục lĩnh vực khác với nhiều điều kiện ưu đãi hơn trước và thủ tục phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư được tinh giản, thông thoáng hơn. Với bước đổi mới quan trọng này về phát luật các ngành công nghiệp nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung sẽ có cơ thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới và vị thế của khu vực công nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ còn tiến xa hơn. 2.2. Thu hút đầu tư theo địa bàn Việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống đối với Tỉnh mình đều là mong muốn của các Tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi khu vực đều có những thế mạnh riêng của mình mà từ đó có chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài. 2.2.1. Thành phố Hà nội: Do các chính sách thu hút đầu tư của mình nên bên cạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực khác, thì các Cụm và KCN vừa và nhỏ ở Hà nội có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư đó là thủ tục cấp đất nhanh gọn, được vay vốn Quỹ hỗ trợ phát triển. Khi thuê đất doanh nghiệp được ký hợp đồng trực tiếp với Nhà nước, không phải thuê đất của Ban quản lý, thời gian thuê tối đa là 50 năm. Bên cạnh đó Thành phố đầu tư xây dựng toàn bộ hạ tầng kỹ thuật đầu mối bên ngoài đến tường rào KCN và chịu 30% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng còn các doanh nghiệp chỉ phải chịu 70%. Nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào các KCN, KCX ở Hà nội. 2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đặt ra nhiều mục tiêu để phấn đấu đạt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm tới. Tp.Hồ Chí Minh đã công bố chương trình “5 sẵn sàng” để phục vụ các nhà đầu tư, nhằm tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Thành phố đang triển khai hệ thống thông tin sẵn sàng, mục đích cho đến 2005, viễn thông không còn là yếu tố cản trở thu hút đầu tư, mà trở thành yếu tố mở đường cho đầu tư. Thành phố dự kiến hình thành một trung tâm khai thác hạ tầng, tức là chuẩn bị sẵn đất, thành phố sẽ đền bù trước và nhà đầu tư có thể chọn mua hoặc thuê. Thành phố cũng đang triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực. Các khu công nghiệp cũng được phát triển mạnh, theo cơ chế đảm bảo các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư sẽ có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Địa bàn trọng điểm phía Bắc chiếm tới 21,5% số dự án và 30,2% vốn FDI, trong đó Hà Nội chiếm 15% số dự án và 21,7% vốn FDI của cả nước. Địa bàn trọng điểm phía Nam đã chiếm 56,9% dự án và trên 51% vốn FDI, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 35% số dự án và 30,6% vốn FDI của cả nước. Như vậy, chỉ tính riêng hai thành phố lớn nhất nước ta, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 50% số dự án và 52,3% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 2.2.3. Các Tỉnh thành khác Ngoài hai thành phố lớn, việc thu hút đầu tư nước ngoài đã và đang được thực hiện một cách mạnh mẽ tại các tỉnh khác như Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Dương, Khánh Hoà, Vĩnh Phúc, Tân Thuận … Các tỉnh đề ra chính sách chiến lược để thu hút đầu tư nước ngoài như giảm giá thuê đất, loại bỏ nhiều thủ tục phiền hà, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị, xây dựng các công trình như đường giao thông, hoàn thiện hệ thống điện… 3. Phần đóng góp của các doanh nghiệp Sự hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều, nhân lực còn mỏng, đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, thương hiệu chưa có bản sắc riêng là 4 lý do cản trở tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt nam vẫn cố gắng nâng cao sức cạnh tranh thông qua quá trình cổ phần hoá, đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ; đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo lao động nhằm đáp ứng được các nhu cầu trong nước cũng như cung cấp cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt nam, hạn chế nhập khẩu tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo được niềm tin của các nhà đầu tư khi đến Việt nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngày càng phát triển góp phần thu ngân sách của Nhà nước. Các hoạt động tiếp xúc, giao lưu để tiến gần hơn tới các cơ hội đầu tư đang được tiến hành mạnh mẽ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay các tập đoàn đa quốc gia có gần 300 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt nam với tổng vốn pháp định đăng ký của bên nước ngoài là hơn 5 tỷ USD, chiếm khoảng 80% tổng vốn pháp định của tất cả các dự án đầu tư. Trong số gần 100 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách Global 500 của Tạp chí Fortune. Không thể phủ nhận đây là nguồn đầu tư quan trọng mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút. Bên cạnh đó, sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận doanh nhân là những Việt Kiều yêu nước. Cho đến nay đã có 610 dự án của Việt Kiều đầu tư tại Việt nam theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 500 triệu USD và 850 tỷ đồng. Như vậy có thể nói việc đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội trong quá trình thực hiện chính sách thu hút đầu tư đã dần đưa đất nước ngày một phồn vinh, tiến vào thời kỳ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Vị thế của một quốc gia, uy tín của một đất nước trước hết và cơ bản được đo bằng những đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Các chỉ số cho thấy giá trị xuất khẩu của Việt nam so với năm 1992 đã lớn hơn 6,47 lần, hay tính chi li hơn là đã tăng 547,4%. Trong 13 năm, từ 1991 đến 2002, kinh tế Việt nam tăng trưởng bình quân hàng năm 7,29%. Không dám nói là kinh tế Việt nam đã có những bước tiến thần kỳ, nhưng quả thực đây là sự tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử phát triển đất nước. III. Đánh giá những ưu và nhược điểm trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua gần 15 năm, kể từ khi Luật đầu tư 1987 được ban hành. Quá trình triển khai Luật đầu tư trong thực tế đã diễn ra khá sôi động, có liên quan đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực, các địa phương. Đánh giá một cách khái quát, quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có những ưu và nhược điểm sau đây: 1. Ưu điểm Thứ nhất, khối lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng trưởng nhanh qua các năm. Tính đến đầu năm 2003, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tại Việt Nam lên đến trên 4500 dự án, với số vốn đầu tư đăng ký là gần 40 tỷ USD. Số vốn này đã khắc phục phần nào tình trạng thiếu vốn đầu tư triền miên ở Việt Nam qua nhiều năm và tạo khả năng tạo nên năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, đi đôi với khối lượng vốn đầu tư trực tiếp gia tăng nhanh chóng, quy mô bình quân của một dự án đầu tư ngày càng lớn. Trong ba năm đầu, quy mô bình quân của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là dưới 5 triệu USD, đến nay bình quân chung của mỗi dự án là trên 10 triệu USD. Đặc biệt, có những dự án lớn với số vốn hàng trăm triệu USD, điển hình là những dự án đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất xi măng, ngành dầu khí, lắp ráp ô tô,... Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam, những quốc gia dẫn đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Hàn Quốc, Pháp... Nhiều công ty hàng đầu thế giới như Honda, Sumitomo, Toyota (Nhật Bản) Ford, IBM, Chrysler, Motorola (Mỹ), Daewo, Samsung, Hyundai, LG (Hàn Quốc) BP, Shell, Renault, Mercedes (Tây Âu)... đã đến đầu tư tại Việt Nam. Diện đối tác ngày càng rộng (thuộc trên 60 quốc gia) với những công ty cỡ hàng đầu thế giới đến đầu tư tại Việt Nam đã chứng tỏ môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đầu tư quốc tế. Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chúng ta đã bước đầu xây dựng được một số ngành công nghiệp có quy mô tương đối lớn và có trình độ công nghệ tương đối cao như dầu khí, thông tin viễn thông, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất xi măng... Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ tư, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động đã đưa lại một số kết quả quan trọng bước đầu như thu hút được hàng chục vạn lao động Việt Nam làm việc trong các dự án đó và góp phần tạo ra hàng vạn chỗ làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có liên quan. Các dự án đầu tư trực tiếp đã đi vào hoạt động góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD mỗi năm, tạo nên hàng trăm triệu USD nguồn thu cho ngân sách Nhà nước... Chính những kết quả bước đầu này đã đưa tới sự khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước với tốc độ cao. Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn đưa tới tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thí dụ như đến việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, thúc đẩy nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thúc đẩy việc phát triển các hoạt động văn hóa, y tế, thể dục thể thao; cũng như tác động tích cực đến tâm lý, tập quán của người dân Việt Nam. Những tác động tích cực nêu trên của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chứng tỏ chủ trương và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, thể hiện sự thông thoáng và hấp dẫn của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khẳng định rằng, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư trực tiếp nói riêng là một nhiệm vụ mang tính chiến lược và có ý nghĩa lâu dài trong quá trình xây dựng nền kinh tế nước ta. 2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên đây, quá trình triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm nhất định, cụ thể là: 2.1. Nguyên nhân của các dự án không được thực hiện Trong số những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tại Việt Nam có một số đáng kể các dự án (khoảng trên 15% số dự án) bị đổ bể hoặc bị rút giấy phép trước thời hạn. Điều đó đưa đến sự thiệt hại cho cả hai bên. Nguyên nhân của việc rút giấy phép trước thời hạn đối với từng dự án cụ thể là khác nhau nhưng tựu chung, có hai loại nguyên nhân chính: nguyên nhân do bên nước ngoài và nguyên nhân do bên Việt Nam gây ra. Về phía nước ngoài, các nguyên nhân thường là: một số đối tác nước ngoài không đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để triển khai dự án, một số đối tác khác xin giấy phép đầu tư là để bán lại chứ không có chủ trương triển khai dự án, một số đối tác vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam...Về phía Việt Nam, các nguyên nhân thường là: một số đối tác Việt Nam không đủ năng lực tài chính, trình độ quản lý yếu kém (chưa hề có kinh nghiệm về lĩnh vực liên doanh), công tác triển khai dự án bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng và các thủ tục về quyền sử dụng đất cũng như giấy phép xây dựng... Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực năm 1997-1998 cùng với sự kiện ngày 11/9/2001 là nguyên nhân của nhiều dự án bị đình chỉ do đối tác nước ngoài không còn năng lực tài chính để góp vốn. Như vậy, nguyên nhân đưa đến tình trạng đổ bể hoặc bị rút giấy phép trước thời hạn là rất khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy vậy, vẫn có thể rút ra được một bài học quan trọng là, việc lựa chọn đối tác có đủ năng lực tài chính, năng lực pháp lý và có uy tín trong kinh doanh là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.2. Tỷ lệ góp vốn Trong nhiều dự án liên doanh tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam rất thấp, chỉ ở mức 20 - 30% vốn pháp định, mà chủ yếu lại là giá trị quyền sử dụng đất đai, một số nhà xưởng và thiết bị đã cũ. Với tỷ lệ góp vốn quá thấp như vậy đã đưa tới sự yếu thế của bên Việt Nam trong liên doanh và đưa đến sự thiệt thòi trong phân chia lợi nhuận của phía Việt Nam. Trong thực tiễn có tình hình đáng chú ý là, một số đối tác Việt Nam có quyền sử dụng một mảnh đất nào đó và dùng làm vốn góp để liên doanh với nước ngoài trên một lĩnh vực khác hẳn với lĩnh vực hoạt động kinh doanh hiện tại của họ. Bởi vậy, đối tác này hoàn toàn không đủ khả năng về quản lý để liên doanh với bên nước ngoài. Hơn nữa, do biến động của thị trường nên giá trị quyền sử dụng đất đai gần đây ngày càng giảm sút, điều đó làm giảm đáng kể tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam. Cách thức góp vốn như trên đã chứa đựng mầm mống cho sự yếu kém và thua thiệt trong quá trình liên doanh của đối tác Việt Nam. Như vậy, trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có một vấn đề gay cấn đặt ra là khả năng góp vốn của nhiều đối tác Việt Nam không lớn mà nếu chỉ góp vốn với một tỷ lệ nhỏ thì sẽ đưa tới sự yếu thế của bên Việt Nam trong liên doanh. Để giải quyết mâu thuẫn này, có thể tham khảo mấy giải pháp sau đây: Nên tìm cách thích hợp để huy động vốn của nhiều đối tác Việt Nam để trở thành một bên trong liên doanh và khi ấy sẽ tăng được tỷ lệ góp vốn. Có thể thỏa thuận với phía nước ngoài về một lịch trình thích hợp để tăng dần tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam sau một quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu không thể áp dụng mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanVan.doc
  • docMôc lôc.doc
  • docPhuluc.doc
Tài liệu liên quan