Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Lợi

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: MỞ ĐẦU. 1 U

1.1. Cơsởhình thành đềtài:. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: . 1

1.3. Nội dung nghiên cứu:. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu: . 2

1.5. Phạm vi nghiên cứu:. 2

Chương 2: CƠSỞLÝ LUẬN VỀKẾTOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT

QUẢKINH DOANH. 3

2.1. Kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 3

2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quảkinh doanh:. 3

2.1.1.1. Khái niệm:. 3

2.1.1.2. Ý nghĩa:. 3

2.1.2. Nhiệm vụcủa kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 4

2.1.3. Nội dung kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 4

2.1.3.1. Kếtoán doanh thu bán hàng:. 4

2.1.3.2. Kếtoán giá vốn hàng bán:. 5

2.1.3.3. Kếtoán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: . 5

2.1.3.4. Kếtoán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:. 7

2.1.3.5. Kếtoán thu nhập khác và chi phí khác:. 8

2.1.3.6. Kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 9

2.2. Phân tích kết quảkinh doanh:. 10

2.2.1. Ý nghĩa của lợi nhuận: . 10

2.2.2. Mục đích phân tích lợi nhuận:. 11

2.2.3. Tài liệu dùng trong phân tích:. 11

2.2.4. Nội dung phân tích:. 11

2.2.4.1. Phân tích chung vềtình hình lợi nhuận từhoạt động kinh doanh:. 11

2.2.4.2. Phân tích nhóm các nhân tốlượng hóa được ảnh hưởng đến lợi nhuận:11

2.2.4.3. Phân tích nhóm các nhân tốkhông lượng hóa được ảnh hưởng đến lợi

nhuận:. 13

2.2.4.4. Phân tích các chỉtiêu sinh lời:. 14

2.2.5. Phương pháp phân tích:. 15

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HẠN ĐỨC LỢI. 16

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:. 16

3.2. Cơcấu tổchức của công ty:. 16

3.2.1. Bộmáy tổchức nhân sự:. 16

3.2.2. Tổchức công tác kếtoán:. 17

3.3. Những thuận lợi và khó khăn:. 19

3.3.1. Thuận lợi:. 19

3.3.2. Khó khăn: . 19

Chương 4: KẾTOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢKINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC LỢI. 20

4.1. Kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 20

4.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:. 20

4.1.2. Kếtoán doanh thu bán hàng:. 20

4.1.3. Kếtoán giá vốn hàng bán:. 23

4.1.4. Kếtoán chi phí quản lý kinh doanh:. 26

4.1.5. Kếtoán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:. 28

4.1.5.1. Doanh thu hoạt động tài chính:. 28

4.1.5.2. Chi phí hoạt động tài chính:. 29

4.1.6. Kếtoán thu nhập khác và chi phí khác:. 30

4.1.7. Kếtoán xác định kết quảkinh doanh:. 31

4.2. Phân tích kết quảkinh doanh:. 33

4.2.1. Phân tích chung vềtình hình lợi nhuận từhoạt động kinh doanh:. 34

4.2.2. Phân tích những ảnh hưởng của hoạt động bán hàng đến tổng lợi nhuận: . 35

4.2.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp:. 36

4.2.2.2. Phân tích sựbiến động của chi phí quản lý kinh doanh:. 43

4.2.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận:. 43

4.2.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận:. 44

4.3. Phân tích nhóm hệsốkhảnăng sinh lời:. 45

4.3.1. Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu:. 45

4.3.2. Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản: . 45

4.3.3. Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu:. 46

Chương 5: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP. 48

5.1. Nhận xét:. 48

5.1.1. Công tác quản lý và điều hành:. 48

5.1.2. Công tác kếtoán công ty:. 48

5.1.3. Việc áp dụng chế độkếtoán:. 48

5.1.4. Hoạt động kinh doanh và khảnăng sinh lời:. 49

5.1.4.1. Vềhoạt động kinh doanh:. 49

5.1.4.2. Vềkhảnăng sinh lời:. 49

5.2. Giải pháp:. 50

5.2.1. Giải pháp vềcông tác tổchức kếtoán:. 50

5.2.2. Giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quảkinh doanh:. 50

5.2.2.1. Tăng doanh thu:. 50

5.2.2.2. Giảm chi phí:. 51

5.2.2.3. Trình độcủa nhà quản lý:. 51

Chương 6: KẾT LUẬN. 53

pdf72 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KCS BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN KHO PHÒNG KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Đức Lợi Các phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. - Giám đốc: điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Ký kết các hợp đồng, báo cáo, văn bản chứng từ Công ty. - Hai phó giám đốc: tham mưu và thay mặt cho giám đốc khi giám đốc đi công tác. - Phòng kế toán: có trách nhiệm tổ chức và thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại Công ty, ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin cho nhà quản lý và kiểm tra các chứng từ của toàn bộ quá trình kinh doanh. - Bộ phận kho: tổ chức bảo quản, cũng như giám sát và theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu. - Bộ phận kỹ thuật: có trách nhiệm mua mới, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị. - Bộ phận KCS: kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra của quá trình kinh doanh. 3.2.2. Tổ chức công tác kế toán: Công ty TNHH Đức Lợi có quy mô vừa nên Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Các loại sổ sách và chứng từ đang được sử dụng tại Công ty: sổ nhật ký đặc biệt, sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi,… Đặc điểm về chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty: + Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC ). + Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. + Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung. + Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 17 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương + Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền liên hoàn. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán tại công ty Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Trình tự ghi sổ kế toán: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh cũng được kế toán ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Ngoài ra, đơn vị còn mở các sổ Nhật ký đặc biệt, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ 05 ngày, kế toán tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 18 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương Cuối tháng, nhân viên kế toán sẽ cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn: 3.3.1. Thuận lợi: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số một cả nước nên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty rất dồi dào và cũng có rất nhiều sự lựa chọn hơn. Áp dụng những thiết bị tiên tiến trong quá trình đánh bóng gạo cũng như trong khâu bốc xếp hàng từ đó tiết kiệm được thời gian và một phần chi phí. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao. 3.3.2. Khó khăn: Thị trường lương thực thế giới luôn biến động, có nhiều quốc gia cạnh tranh, cùng với nhu cầu chất lượng ngày càng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xuất khẩu của nước ta nói chung, và cũng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói riêng. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên Công ty cần phải duy trì một lượng tiền mặt đảm bảo thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải dự toán được lượng tiền mặt trong két một cách hợp lý. Nếu xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu thì sẽ không tốt, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả sử dụng tiền mặt của Công ty. SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 19 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC LỢI -o0o- 4.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 4.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty TNHH Đức Lợi hoạt động với quy mô vừa, mặt hàng kinh doanh của công ty gồm các loại: gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm, tấm, cám,…Do có nhiều mặt hàng nên chúng được theo dõi chi tiết theo từng loại nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Sau khi ký kết hợp đồng, được lệnh cấp trên bộ phận kho xuất nguyên vật liệu chế biến sản phẩm theo hợp đồng. Sản phẩm sau khi chế biến xong sẽ được nhập kho thành phẩm theo dõi trên TK 155. Khi đến hạn giao hàng, kế toán thực hiện bút toán chuyển thành phẩm thành hàng hóa – TK 156 rồi xuất bán cho khách hàng. Một số loại gạo mua vào được hạch toán thẳng vào TK 156 – Hàng hóa. Hàng hóa xuất bán thông qua hợp đồng đã được ký kết với khách hàng, và có kèm theo phụ kiện hay không tùy theo hợp đồng. Phụ kiện là một biên bản kèm theo hợp đồng thể hiện một mức giá khác với mức giá trong hợp đồng tương ứng với một lượng hàng hóa nhất định (mức giá này có thể thấp hoặc cao hơn mức giá chính thức trong hợp đồng chủ yếu phụ thuộc vào địa điểm giao hàng – tại kho hay tại bến đơn vị mua). Hàng hóa được xuất bán theo hợp đồng với số lượng lớn nên trong tháng thường ít phát sinh nghiệp vụ bán hàng. Ngược lại, nghiệp vụ mua hàng lại diễn ra liên tục nhằm đảm bảo lượng hàng xuất cho hợp đồng. Do bán hàng theo hợp đồng, chất lượng sản phẩm được kiểm tra tốt nên tại đơn vị hầu như không phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu. Thỉnh thoảng, nhằm tránh những khoản lỗ lớn hoặc không đủ lượng hàng để giao Công ty phải chủ động hủy hợp đồng và bồi thường cho khách hàng, khi đó sẽ phát sinh các khoản chi phí và được hạch toán vào các khoản chi phí khác. Thông thường, khi hủy bỏ hợp đồng thì Công ty phải gánh chịu 10%-20% trên tổng giá trị hợp đồng hoặc trên số tiền mà Công ty đã nhận trước tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Do nguồn nguyên liệu đầu vào mua trực tiếp từ thương lái nên sẽ không có hóa đơn chứng từ để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Vì vậy, thông thường vào cuối mỗi tháng, kế toán sẽ phải lập bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn để được khấu trừ khoản thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ. 4.1.2. Kế toán doanh thu bán hàng: Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính, cụ thể là trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng tạo ra tiền, đồng thời có liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty TNHH Đức Lợi nói riêng. Là đơn vị chuyên kinh doanh gạo và các phụ phẩm từ gạo nên doanh thu bán hàng là nguồn thu nhập chủ yếu của Công ty. Thông thường, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên khối lượng sản phẩm mỗi lần xuất bán tương đối lớn và theo những hợp đồng đã ký kết. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty là các đơn vị xuất nhập khẩu lương thực và một vài đơn vị cùng ngành nghề lân cận trong vùng. Ngoài ra, để chủ động hơn trong quá trình kinh doanh, Công ty cũng tìm kiếm hợp đồng ở nước SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 20 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương ngoài. Nhằm tạo mối quan hệ lâu dài, Công ty cũng áp dụng hình thức trả chậm đối với khách hàng của mình, nhưng trong khoảng thời gian cho phép. Nhờ sử dụng phần mềm kế toán nên việc hạch toán các tài khoản liên quan đến việc xác định doanh thu khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng tại Công ty tương đối đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian. Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng: Kế toán chỉ việc nhập vào phần mềm tương ứng với từng loại hàng hóa, số lượng xuất, đơn giá, mức thuế GTGT và phản ánh các bút toán có liên quan đến doanh thu bán hàng: ghi Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng, đồng thời ghi Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa và Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra. Đối với TK 131 sẽ được chi tiết theo từng đối tượng khách hàng. Một vài trường hợp cụ thể: + Căn cứ vào hóa đơn GTGT ngày 09/12/2009, Công ty xuất gạo 5% tấm bán cho Công ty CP XNK Vĩnh Long trị giá 2.327.500.000 đồng với mức thuế suất thuế GTGT 5%. Sau đó, kế toán nhập tất cả các thông tin cần thiết vào máy tính: Nợ TK 131: 2.443.875.000 Có TK 5111: 2.327.500.000 Có TK 33311: 116.375.000 + Căn cứ vào hóa đơn GTGT ngày 16/12/2009, Công ty xuất gạo 5% tấm bán cho Công ty CP XNK Vĩnh Long trị giá 4.222.500.000 đồng. Trong đó, 150.000kg với đơn giá 6.550đ/kg theo hợp đồng, 500.000kg với đơn giá 6.480đ/kg theo phụ kiện kèm hợp đồng; với mức thuế suất thuế GTGT 5%. Như vậy, đồng thời là một hợp đồng nhưng lại gồm hai đơn giá, kế toán phản ánh tất cả các thông tin cần thiết vào máy tính như sau: * 150.000kg với đơn giá 6.550đ/kg: Nợ TK 131: 1.031.625.000 Có TK 5111: 982.500.000 Có TK 33311: 49.125.000 * 500.000kg với đơn giá 6.480đ/kg: Nợ TK 131: 3.402.000.000 Có TK 5111: 3.240.000.000 Có TK 33311: 162.000.000 Trong tháng 12/2009, tổng doanh thu của Công ty là 11.792.000.000 đồng, bút toán tổng: Nợ TK 131 12.381.600.000 Có TK 5111 11.792.000.000 Có TK 33311 589.600.000 SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 21 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 22 TK 5111 TK 33311 TK 131 11.792.000.000 589.600.000 12.381.600.000 TK 9111 TK 5111 11.792.000.000 11.792.000.000 11.792.000.000 11.792.000.000 11.792.000.000 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kế toán xác định doanh thu bán hàng Do Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng cũng chính là doanh thu thuần. Sau khi đã xác định được doanh thu thuần bán hàng trong kỳ, kế toán sẽ kết chuyển doanh thu thuần vào TK 9111 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 5111 11.792.000.000 Có TK 9111 11.792.000.000 Sơ đồ 4.2: Sơ đồ kết chuyển doanh thu thuần Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SỔ CÁI TK 5111 – DOANH THU BÁN HÀNG Tháng 12/2009 Chứng từ Nhật ký chung Số phát sinh N gà y g hi sổ Số hiệ u Ngày tháng Diễn giải Tran g số Số TT dò ng TK đối ứng Nợ Có 17 37 78 09/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 2.327.5.000.000 17 37 79 12/12/ 2009 Xuất gạo 15% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 1.505.000.000 17 37 80 16/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 982.500.000 17 37 80 16/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 3.240.000.000 17 37 81 28/12/ 2009 Xuất gạo 15% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 1.212.000.000 17 37 82 30/12/ 2009 Xuất gạo 100% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 131 2.525.000.000 K Q K D 31/12/ 2009 Kết chuyển doanh thu thuần 9111 11.792.000.000 Tổng cộng 11.792.000.000 11.792.000.000 4.1.3. Kế toán giá vốn hàng bán: Sản phẩm xuất kho được phản ảnh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Theo chuẩn mực hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho hoặc xuất kho được áp dụng một trong bốn phương pháp sau: + Phương pháp tính theo giá đích danh. + Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp nhập trước - xuất trước. SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 23 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 24 + = = + = * = + Phương pháp nhập sau – xuất trước. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Công ty đã lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn để tính giá xuất kho. Ví dụ: Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NHẬP – XUẤT – TỒN CỦA MẶT HÀNG GẠO 5% TẤM Tháng 12/2009 ĐVT: đồng Chi tiết Số lượng (Kg) Đơn giá Thành tiền Tồn đầu kỳ 1.158.867 6.540 7.579.776.611 135.834 6.513 884.820.070 151.966 6.514 989.906.524 Nhập trong kỳ + Ngày 8/12/2009 nhập kho TPh + Ngày 10/12/2009 nhập kho TPh + Ngày 15/12/2009 nhập kho TPh 119.210 6.512 776.403.064 350.000 6.537 2.287.950.000 Xuất trong kỳ + Ngày 9/12/2009 xuất kho + Ngày 16/12/2009 xuất kho 650.000 6.532 4.245.800.000 Tồn Cuối kỳ 565.877 6.533 3.697.156.269 (Nguồn: Chi tiết vật tư hàng hóa tháng 12/2009) Khi xuất kho bán cho khách hàng, giá vốn được xác định như sau: Trong tháng 12/2009, trị giá số sản phẩm đã tiêu thụ là 11.759.949.850 đồng, kế toán phản ánh: Nợ TK 632 11.759.949.850 Có TK 156 11.759.949.850 Trị giá xuất kho của sản phẩm = Số lượng sản phẩm xuất kho Giá bình quân đến ngày xuất kho * = Giá bình quân đến ngày xuất kho Trị giá thực tế của sản phẩm tồn kho đầu kỳ Trị giá thực tế của sản phẩm nhập kho tính đến ngày xuất kho + + Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ Số lượng sản phẩm nhập kho tính đến ngày xuất kho Đơn giá xuất kho ngày 09/12/2009 7.579.776.611 884.820.070 1.158.867 135.834 6.537 đồng/kg Trị giá gạo 5% tấm xuất kho ngày 09/12/2009 350.000 6.537 2.287.950.000 đồng Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SỔ CÁI TK 632 – Giá vốn hàng bán Tháng 12/2009 Chứng từ Nhật ký chung Số phát sinh N gà y g hi sổ Số hiệ u Ngày tháng Diễn giải Tran g số Số TT dò ng TK đối ứng Nợ Có 17 37 78 09/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 2.287.950.000 17 37 79 12/12/ 2009 Xuất gạo 15% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 1.492.500.000 17 37 80 16/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 979.800.000 17 37 80 16/12/ 2009 Xuất gạo 5% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 3.266.000.000 17 37 81 28/12/ 2009 Xuất gạo 15% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 1.203.599.850 17 37 82 30/12/ 2009 Xuất gạo 100% tấm bán cho Cty CP XNK Vĩnh Long 156 2.530.100.000 K Q K D 31/12/ 2009 Kết chuyển doanh thu thuần 9111 11.759.949.850 Tổng cộng 11.759.949.850 11.759.949.850 Cuối tháng, kế toán kết chuyển toàn bộ số phát sinh của TK 632 – Giá vốn hàng bán vào TK 9111 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 9111 11.759.949.850 Có TK 632 11.759.949.850 SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 25 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 26 TK 156 11.759.949.850 TK 632 11.759.949.850 11.759.949.850 TK 9111 11.759.949.850 11.759.949.850 11.759.949.850 Sơ đồ 4.3: Sơ đồ kế toán xác định giá vốn hàng bán 4.1.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh: Tất cả các khoản chi phí quản lý cũng như chi phí bán hàng phát sinh tại doanh nghiệp như: phí chuyển tiền, lương nhân viên, thuế môn bài, chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí bốc xếp nhập xuất hàng,…đều được hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí quản lý, kế toán sẽ phản ánh vào TK 642 theo từng tài khoản chi tiết. Trong tháng 12/2009 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: tiền bốc xếp nhập xuất hàng 65.567.814 đồng, phí chuyển tiền là 499.810 đồng, khấu hao TSCĐ 590.825 đồng, kết chuyển thuế môn bài 1.500.000 đồng, phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 5.114.083 đồng, chi tiền mặt trả lương nhân viên 30.000.000 đồng, kế toán hạch toán như sau: + Tiền bốc xếp nhập xuất hàng: Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng 65.567.814 Có TK 1111 – Tiền mặt 65.567.814 + Phí chuyển tiền, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, chi phí trả trước ngắn hạn, lương nhân viên: Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý 37.704.718 Có TK 1121 – Phí chuyển tiền 499.810 Có TK 2141 – Khấu hao TSCĐ 590.825 Có TK 3338 – Thuế môn bài 1.500.000 Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn 5.114.083 Có TK 1111 – Tiền mặt 30.000.000 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SỔ CÁI TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh Tháng 12/2009 Chứng từ Nhật ký chung Số phát sinh N gà y g hi sổ Số hiệ u Ngày tháng Diễn giải Tran g số Số TT dò ng TK đối ứng Nợ Có 92/ 12- PC 31/12/ 2009 Chi trả tiền bốc xếp tháng 12/2009 1111 65.567.814 Phí chuyển tiền 1121 499.810 K HT S 31/12/ 2009 Tính khấu hao TSCĐ 2141 590.825 05/ 12- KT K 31/12/ 2009 Kết chuyển thuế môn bài 3338 1.500.000 06/ 12- KT K 31/12/ 2009 Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 142 5.114.083 93/ 12- PC 31/12/ 2009 Chi trả lương nhân viên 1111 30.000.000 K Q K D 31/12/ 2009 Kết chuyển chi phí quản lý 9111 103.272.532 Tổng cộng 103.272.532 103.272.532 Cuối tháng, kế toán sẽ cộng toàn bộ số phát sinh của TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh và kết chuyển vào TK 9111 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 9111 – Xác định KQKD 103.272.532 Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh 103.272.532 SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 27 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương 1.500.000 TK 642 103.272.532 95.567.814 499.810 590.825 5.114.083 TK 1111 TK 142 TK 2141 95.567.814 5.114.083 590.825 TK 1121 499.810 TK 3338 1.500.000 103.272.532 TK 9111 Sơ đồ 4.4: Sơ đồ kế toán xác định chi phí quản lý kinh doanh 4.1.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính: Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên Công ty thường giao dịch với nhiều ngân hàng. Một mặt, nhằm giảm bớt rủi ro và đảm bảo lượng tiền thanh toán. Mặt khác, Công ty có thể vay được nguồn vốn từ nhiều nơi khác nhau. 4.1.5.1. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là khoản tiền lãi thu được từ tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, hàng tháng khoản tiền lãi này không nhiều do thời gian gửi rất ngắn vì phải đảm bảo lượng tiền thanh toán cho việc thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào hằng ngày. Tháng 12/2009, tổng lãi tiền gửi ngân hàng là 566.347 đồng, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng 566.347 Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 566.347 SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 28 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 29 TK 9111 TK 515 566.347 TK 1121 566.347 566.347 566.347 566.347 566.347 SỔ CÁI TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Tháng 12/2009 Chứng từ Nhật ký chung Số phát sinh N gà y g hi sổ Số hiệ u Ngày tháng Diễn giải Tran g số Số TT dò ng TK đối ứng Nợ Có 06/ 12- BC 31/12/ 2009 Lãi tiền gửi NH Sài Gòn Thương Tín 1121 550.402 07/ 12- BC 31/12/ 2009 Lãi tiền gửi NH Ngoại Thương 1121 8.421 08/ 12- BC 31/12/ 2009 Lãi tiền gửi NH Công Thương 1121 2.724 09/ 12- BC 31/12/ 2009 Lãi tiền gửi NH Nông Nghiệp 1121 4.800 K Q K D 31/12/ 2009 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính 9111 566.347 Tổng cộng 566.347 566.347 Cuối tháng, kế toán sẽ cộng toàn bộ số phát sinh của TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính và kết chuyển vào TK 9111 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 566.347 Có TK 9111 – Xác định KQKD 566.347 Sơ đồ 4.5: Sơ đồ kế toán xác định doanh thu hoạt động tài chính 4.1.5.2. Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là khoản tiền lãi phải trả cho ngân hàng. Do Công ty sử dụng vốn vay từ nhiều ngân hàng nên chi phí lãi vay phát sinh thường xuyên. Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 30 TK 1111 TK 635 TK 9111 49.676.933 49.676.933 49.676.933 49.676.933 49.676.933 49.676.933 Tháng 12/2009, tổng chi phí tài chính phát sinh là 49.676.933 đồng, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính 49.676.933 Có TK 1111 – Tiền mặt 49.676.933 SỔ CÁI TK 635 – Chi phí tài chính Tháng 12/2009 Chứng từ Nhật ký chung Số phát sinh N gà y g hi sổ Số hiệ u Ngày tháng Diễn giải Tran g số Số TT dò ng TK đối ứng Nợ Có 05/ 12- PC 14/12/ 2009 Lãi vay NH Sài Gòn Thương Tín 1111 19.420.000 06/ 12- PC 16/12/ 2009 Lãi vay NH Nông Nghiệp 1111 25.458.333 51/ 12- PC 25/12/ 2009 Lãi vay NH Công Thương 1111 4.798.600 H ĐT C 31/12/ 2009 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính 9111 49.676.933 Tổng cộng 49.676.933 49.676.933 Cuối tháng, kế toán sẽ cộng toàn bộ số phát sinh của TK 635 – Chi phí tài chính và kết chuyển vào TK 9111 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 9111 – Xác định KQKD 49.676.933 Có TK 635 – Chi phí tài chính 49.676.933 Sơ đồ 4.6: Sơ đồ kế toán xác định chi phí tài chính 4.1.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác: Tại Công ty, doanh thu thu về từ hoạt động bán hàng là chủ yếu, hầu như không phát sinh các khoản thu nhập khác. Các khoản chi phí khác của Công ty chủ yếu là Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương những khoản tiền bồi thường do không thực hiện hợp đồng. Trong tháng, đơn vị thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký nên không phát sinh khoản chi phí khác. 4.1.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, thu nhập và chi phí hoạt động tài chính sang TK 9111 để xác định lãi, lỗ trong suốt kỳ hoạt động. + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 5111 – Doanh thu bán hàng 11.792.000.000 Có TK 9111 – Xác định KQKD 11.792.000.000 + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 9111 – Xác định KQKD 11.759.949.850 Có TK 632 – Giá vốn hàng bán 11.759.949.850 + Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh: Nợ TK 9111 – Xác định KQKD 103.272.532 Có TK 642 – Chi phí quản lý 103.272.532 + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 566.347 Có TK 9111 – Xác định KQKD 566.347 + Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 9111 – Xác định KQKD 49.676.933 Có TK 635 – Chi phí tài chính 49.676.933 + Sau khi đã kết chuyển, kế toán sẽ xác định lãi, lỗ trong kỳ: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 120.332.968 Có TK 9111 – Xác định KQKD 120.332.968 SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 31 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương TK 9111 11.759.949.850 11.792.000.000 TK 632 Kết chuyển 11.792.000.000 TK 635 11.912.899.315 11.912.899.315 566.347 Kết chuyển 566.347 Kết chuyển 49.676.933 49.676.933 Kết chuyển 103.272.532 103.272.532 Kết chuyển 11.759.949.850 TK 421 Kết chuyển Lỗ 120.332.968 TK 642 TK 515 TK 5111 Sơ đồ 4.7: Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh SVTH: Nguyễn Văn Nhí Trang 32 Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD: ThS Võ Nguyên Phương 4.2. Phân tích kết quả kinh doanh: Bảng 4.2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT : ngàn đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu bán hàng 228.766.976 163.805.683 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. Doanh thu thuần 228.766.976 163.805.683 4. Giá vốn hàng bán 225.806.614 161.144.105 5. Lãi gộp 2.960.362 2.661.578 6. Thu nhập hoạt động tài chính 90 12.642 7. Chi phí hoạt động tài chính 766.434 397.115 8. Chi phí quản lý kinh doanh 1.765.695 2.144.428 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 428.323 132.677 10. Thu nhập khác - - 11. Chi phí khác 327.820 - 12. Lợi nhuận khác -327.820 - 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 100.503 132.677 14. Thuế TNDN (*) 25.126 23.218 15. Lợi nhuận sau thuế 75.377 109.459 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009) (*) Như bao doanh nghiệp kinh doanh khác, Công ty TNHH Đức Lợi vẫn phải nộp thuế TNDN là 25%. Tuy nhiên, năm 2009, Công ty được giảm 30% thuế TNDN phải nộp, đây là chính sách của Nhà nước áp dụng cho một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, chúng ta không thể chỉ dựa vào kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Lợi.pdf
Tài liệu liên quan