Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài : 1

2. Tình hình nghiên cứu: 2

3. Mục đích nghiên cứu: 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2

5. Phương pháp nghiên cứu: 2

6. Các kết quả đạt được của đề tài: 3

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 4

2.1. Giới thiệu chung 4

2.1.1. Vị trí địa lý 4

2.1.2. Lịch sữ hình thành và phát triển 5

2.1.3. Tình hình đầu tư và hoạt động 5

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất tại khu công nghiêp Amata 7

2.2.1. Các loại hình sản xuất 7

2.2.2. Các sản phẩm chính 9

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 10

3.1. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam 10

3.1.1. Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa 10

3.1.2. Mô hình khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – Hải Phòng 11

3.1.3. Xây dựng khu chế xuất Linh Trung 1 thành khu công nghiệp sinh thái 13

3.2. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 13

3.2.1. Khu công nghiệp Kalundborg – Đan Mạch 13

3.2.2. Khu công nghiệp sinh thái Riverside (Burlington), Vermont, Hoa Kỳ 16

3.2.3. Khu công nghiệp sinh thái Cabazon, California, Hoa Kỳ. 17

3.2.4 Khu công nghiệp sinh thái Quzchou, Zhejiang, Trung Quốc 18

3.2.5 Khu công nghiệp sinh thái Fairfield, Baltimore, Mariland, Hoa Kỳ 19

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 21

4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý và bảo vệ môi trường khu công nghiệp Amata 21

4.1.1 Cơ sở pháp lý 21

4.1.2 Hiện trạng thực hiện thủ tục môi trường của các doanh nghiệp 21

4.2. Hiện trạng quản lý nước thải tại khu công nghiệp Amata 23

4.2.1. Các nguồn xả thải 23

4.2.2. Công tác quản lý và kiểm soát nước thải 25

4.3. Hiện trạng quản lý khí thải tại khu công nghiệp Amata 28

4.3.1. Các nguồn xả thải 28

4.3.2. Công tác quản lý và kiểm soát khí thải 31

4.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Amata 34

4.4.1. Các nguồn xả thải 34

4.4.2. Công tác quản lý và kiểm soát chất thải rắn 36

4.5. Hiện trạng quản lý tiếng ồn và nhiệt tại khu công nghiệp Amata 39

4.5.1. Các nguồn xả thải 39

4.4.2. Công tác quản lý và kiểm soát tiếng ồn và nhiệt 39

4.6. Hiện trạng quản lý sự cố môi trường tại khu công nghiệp Amata 39

4.7. Kết quả giám sát môi trường tại khu công nghiệp Amata 40

4.7.1. Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn áp dụng 40

4.7.2. Kết quả đo đạt và phân tích 44

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÍNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 50

5.1. Công tác quản lý và kiểm soát chất thải 50

5.1.1. Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp 50

5.1.2. Quản lý và kiểm soát khí thải công nghiệp 50

5.1.3. Quản lý và kiểm soát chất thải rắn 51

5.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt 52

5.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường xung quanh của khu công nghiệp Amata 52

5.2.1. Chất lượng nước mặt 52

5.2.2. Chất lượng không khí xung quanh 54

5.2.1. Chất lượng nước thải 55

5.2.1. Chất thải rắn 56

5.2.1. Bùn thải 57

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 58

6.1. Lợi ích của việc xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái 58

6.1.1. Lợi ích kỹ thuật 58

6.1.2. Lợi ích về kinh tế – xã hội 59

6.1.3. Lợi ích về mặt môi trường 59

6.2. Tiêu chí xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái 60

6.3. Đề xuất mô hình sinh thái nhằm áp dụng vào khu công nghiệp Amata 60

6.3.1. Xây dựng trung tâm trao đổi thông tin 60

6.3.2. Xây dựng trung trao đổi sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu và chất thải 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HH Xích KMC, Công ty TNHH VP Components (Việt Nam), Công ty N.E.W Việt Nam, Công ty TNHH CN thép đặc biệt Pro – Vision,… - SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,… - Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa Công ty nhựa Reliable Việt Nam, Công ty TNHH nhựa Sakaguchi Việt Nam - Bụi, H2S, CH4, NH3 - Chế biến phụ gia và chế phẩm sinh học Công ty TNHH Altech Việt Nam - Bụi, SO2, NOx, CO, Amoni, H2S - Chế biến thủy sản đông lạnh Công ty TNHH Amanda Foods - Bụi, H2S, amoni, hơi hữu cơ, bụi, hơi hóa chất đặc thù… - Nhóm ngành sản xuất hóa chất + Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi + Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn Công ty TNHH Akzo Nobel Coatings Việt Nam, Công ty sơn Đồng Nai,… + Hơi axit + Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt kim loại) Công ty CN thép đặc biệt Pro – Vision, Công ty TNHH Kỹ thuật Muro Việt Nam, Công ty JFE Shoji Steel,… + H2S, amoni, lân hữu cơ, clo hữu cơ + Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ thực vật Công ty TNHH Bayer Việt Nam, Công ty TNHH Map Pacific Việt Nam,… Từ các hoạt động của các phương tiện vận tải, vận chuyển trong khu công nghiệp - Khí SO2, CO, NO2,VOC, bụi,… - Hầu hết các phương tiện ra vào các công ty trong khu công nghiệp Amata (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) - Theo thống kê từ phiếu cung cấp thông tin của 83/95 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, phần lớn các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu dầu DO, FO để cung cấp nhiệt trong quá trình sản xuất. Tổng khối lượng nhiên liệu sử dụng khoảng 351.872 lít /tháng (dầu DO, FO, KO, dầu điều, dầu bôi trơn); - Theo thông tin cung cấp từ Công ty TNHH CN Nhựa Phú Lâm (Fulin Plastic Industry Co.,Ltd), hiện tại quá trình sản xuất của Công ty có sử dụng nhiên liệu than đá cho hoạt động của lò hơi, lượng tiêu thụ khoảng 150tấn/tháng. 3.3.2. Công tác quản lý và kiểm soát khí thải của khu công nghiệp Amata 3.3.2.1 Quản lý và kiểm soát khí thải ngoài nhà máy - Bê tông hóa các tuyến đường vận chuyển. - Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN để tạo bóng mát và ngăn bụi phát tán (77,5 ha cây xanh), chiếm 15.66 % diện tích mặt bằng Khu công nghiệp, phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam. - Vận động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện giao thông, có biện pháp che chắn nguyên vật liệu trong khi vận chuyển đúng quy định nhằm giảm thiểu khí thải và độ ồn phát sinh từ các phương tiện này. - Định kỳ hằng ngày, bố trí hệ thống tưới cây xanh, đường giao thông nội bộ để hạn chế tối đa bụi phát tán và cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu công nghiệp. 3.3.2.2. Quản lý và kiểm soát khí thải trong nhà máy ° Đối với khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu: - Phần lớn các doanh nghiệp có phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của các thiết bị lò hơi, lò sấy, lò đốt, máy phát điện đều chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Khí thải phát sinh được phát tán vào môi trường qua ống khói và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí. - Trong tổng số 83 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 24 doanh nghiệp sử dụng các loại nhiên liệu (dầu DO, FO, KO, CNSL, gas) làm chất đốt và chất bôi trơn phục vụ cho hoạt động sản xuất. Theo thống kê không đầy đủ từ 83 phiếu cung cấp thông tin, tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 351.872 lít/tháng. Có 01 doanh nghiệp sử dụng than đá làm chất đốt là Công ty TNHH Nhựa Phú Lâm với lượng tiêu thụ khoảng 150 tấn/tháng. - Trong 24 doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu trong sản xuất có 05 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống xử lý bụi hoặc khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu (Công ty Điện lực Amata, Công ty TNHH Tohoku Chemical Industries VN, Công ty TNHH YKK Việt Nam, Công ty TNHH VP Components VN, Công ty TNHH Nhựa Phú Lâm ); có 01 doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu gas nên không xây dựng hệ thống xử lý khí thải (Công ty TNHH Amway Việt Nam). (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Đối với hơi dung môi hữu cơ: - Trong tổng số 83 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 35 doanh nghiệp có phát sinh hơi dung môi, hơi hóa chất và các hơi, khí thải đặc trưng từ công nghệ sản xuất, trong đó có 8 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý hơi, khí độc (hấp phụ bằng than hoạt tính, Na2CO3 hoặc oxy hóa). - Các Doanh nghiệp còn lại chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, chỉ thực hiện biện pháp giảm thiểu bằng hình thức hút cưỡng bức và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí. (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Đối với công tác xử lý bụi: - Trong tổng số 83 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 33 doanh nghiệp có phát sinh bụi các loại (bụi sơn, bụi gỗ, bụi kim loại, bụi vải,…), trong đó có 12 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý bụi, phương pháp cụ thể như sau: - Bụi sơn được xử lý bằng màng nước hoặc màng xốp khô (bằng bông, vải) - Bụi gỗ và các loại bụi có kích thước và trọng lượng nhỏ khác được thu hồi bằng hệ thống máy hút bụi, hệ thống lọc bụi hoặc lắng trọng lực (cyclon khô). (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) 3.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Amata 3.4.1. Các nguồn phát thải Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp và từ các khu vực công cộng trong khu công nghiệp như nhà chờ xe buýt, chốt bảo vệ, các tuyến đường giao thông nội bộ,… Theo thống kê chưa đầy đủ từ phiếu cung cấp thông tin của 83/95 doanh nghiệp đang hoạt động, khối lượng chất thải rắn phát sinh mỗi tháng trung bình trong 6 tháng cuối năm 2009 như sau: + Chất thải rắn sinh hoạt: 817.391 kg/tháng tương đương 31.438 kg/ngày. + Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: 886.851 kg/tháng, tương đương 34.110 kg/ngày. + Chất thải công nghiệp nguy hại: 130.790 kg/tháng, tương đương 5.030kg/ngày. 3.4.1.1. Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt: Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Amata (bao gồm thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, vỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn, chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt khác) và chất thải rắn từ khu vực công cộng. 3.4.1.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Amata rất đa dạng về thành phần và chủng loại phụ thuộc vào loại hình sản xuất, nguyên liệu sử dụng tương ứng: - Đối với các ngành may mặc: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là vải vụn, sợi chỉ dư thừa, ống chỉ thải, bao bì các loại, phế phẩm,… có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp Công ty TNHH Nam Yang International Việt Nam, Công ty TNHH Watabe Wedding, Công ty Việt Nam Wacoal,… - Đối với các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy sản, chất phụ gia, chế phẩm sinh học: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như bã rau quả, bã còn lại sau khi lên men, thực phẩm nguyên liệu dư thừa và bao bì các loại. Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp Công ty TNHH Amanda (Việt Nam), Công ty TNHH San Miguel (Việt Nam), Công ty TNHH Altech Vietnam. - Đối với các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là vụn kim loại, bụi kim loại thu hồi, phế phẩm kim loại, keo dán, bao bì các loại,… Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp: Công ty N.E.W Việt Nam, Công ty xích KMC, Công ty Việt Nam Shine, Công ty TNHH CN thép đặc biệt Pro – Vision,… - Đối với các ngành sản xuất hóa chất, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là các loại bao bì chứa hóa chất không nguy hại, phế liệu kim loại, phế liệu phi kim,… Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp: Công ty TNHH Map Pacific (Việt Nam), Công ty TNHH Sundat Crop Science, Công ty TNHH I Ping,… - Đối với các ngành sản xuất sản phẩm nhựa: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là nhựa phế phẩm, hóa chất phụ gia không chứa thành phần nguy hại, bao bì các loại, phế liệu kim loại,… Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp: Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam, Công ty TNHH nhựa Sakaguchi Việt Nam, Công ty TNHH Magx Việt Nam. - Đối với các ngành sản xuất khác như in ấn, bao bì, đóng gói,…: Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là bao bì các loại thải, bìa carton, vụn nguyên liệu thải, phế liệu kim loại, phế liệu phi kim,… Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp: Công ty TNHH Bao bì kỹ thuật cao Riches Việt Nam, Công ty TNHH Starprint Việt Nam,… 3.4.1.3. Chất thải công nghiệp nguy hại: - Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của KCN Amata phụ thuộc vào loại hình công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng mà phát sinh các loại chất thải tương ứng, chủ yếu là các ngành sản xuất hóa chất (sơn, mực in,…), ngành chế biến gỗ, ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, ngành sản xuất các linh kiện điện tử,… - Thành phần chất thải bao gồm chất thải công nghiệp nguy hại đặc trưng của ngành, chủ yếu là các loại bao bì dính hóa chất độc hại, hóa chất độc hại thải, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bột sơn, bã sơn, vecni thải, keo hữu cơ, chất bảo quản, và các chất thải công nghiệp nguy hại phổ biến như acquy thải, bóng đèn huỳnh quang thải, tụ điện thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dầu nhớt thải, màn hình vi tính, linh kiện thiết bị điện - điện tử,… 3.4.2 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn 3.4.2.1 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn ngoài nhà máy - Đối với chất thải rắn phát sinh từ khu vực công cộng Công ty đã lập bộ phận chăm sóc cảnh quan của KCN để thu gom chất thải rắn phát sinh từ các khu vực công cộng, các tuyến đường giao thông nội bộ và hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thu gom, vận chuyển và xử lý - Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung và từ văn phòng Công ty CP Amata Việt Nam: Công ty đã đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 255/SĐK-TNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cấp ngày 03/4/2007, đồng thời hợp đồng với Công ty CP Môi trường Việt Úc thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định. - Tuy nhiên hiện tại khối lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh rất ít (khoảng 50 kg tại thời điểm giám sát) nên tạm thời được Công ty lưu giữ tại kho chứa hóa chất của Nhà máy xử lý nước thải tập trung. - Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN: Hiện tại khối lượng bùn thải phát sinh từ HTXL nước thải tập trung của KCN khoảng 40-50 kg/ngày ở dạng lỏng. Tổng khối lượng bùn khô đang lưu giữ tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khoảng 5 – 5,5 tấn, được chứa tạm tại kho chứa hóa chất có diện tích chứa bùn khoảng 10m2. - Công ty CP Amata (Việt Nam) đã tiến hành thủ tục xác định tính nguy hại của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung, trên cơ sở đó bùn thải được đánh giá là không nguy hại và được tận dụng làm phân bón cho cây xanh trong khuôn viên Nhà máy xử lý nước thải tập trung và trong khuôn viên KCN. 3.4.2.2 Quản lý và kiểm soát chất thải rắn trong nhà máy ° Đối với chất thải rắn sinh hoạt của các doanh nghiệp: - Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Amata đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thu gom vận chuyển và xử lý. ° Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Các loại chất thải này được các doanh nghiệp thực hiện thu gom và phân loại ngay tại cơ sở sản xuất và xử lý như sau: - Đối với chất thải rắn còn giá trị thương mại: Một số doanh nghiệp tái sử dụng trong các công đoạn sản xuất, các doanh nghiệp khác bán cho các đơn vị tư nhân có nhu cầu. - Đối với chất thải rắn không còn giá trị thương mại, các doanh nghiệp đã hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý như Công ty Môi trường Việt Úc, DNTN Tân Phát Tài, DNTN Tài Tiến, DNTN Thanh Tùng 2, Công ty SX – DV – TM Môi Trường Xanh,… ° Đối với chất thải công nghiệp nguy hại: Hiện nay biện pháp xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp như sau: - Thực hiện thu gom, phân loại ngay tại nguồn và lưu trữ tạm thời tại kho chứa chất thải. - Hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đúng quy định như Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, DNTN Tân Phát Tài, Công ty SX TM DV Môi trường xanh, Cty LD Xi măng Holcim VN,…) Theo số liệu từ phiếu cung cấp thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Amata (Việt Nam) cung cấp, tính đến tháng 3/2010: - Trong tổng số 83 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 60 doanh nghiệp đã đăng ký quản lý chủ nguồn chất thải nguy hại; 23 doanh nghiệp chưa đăng ký. (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) - Có 37/83 doanh nghiệp đã hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại đúng quy định, 11/83 doanh nghiệp hiện đang lưu giữ chất thải nguy hại tại kho chứa, 35/83 doanh nghiệp không cung cấp thông tin hoặc đã hợp đồng thu gom chất thải nguy hại không đúng quy định. (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) 3.5 Hiện trạng quản lý tiếng ồn và nhiệt tại khu công nghiệp Amata 3.5.1 Nguồn phát thải Tiếng ồn và nhiệt phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào khuôn viên các Công ty và KCN. 3.5.2. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn và nhiệt - Các thiết bị, máy móc phát sinh tiếng ồn và nhiệt độ cao được bố trí tại các khu vực riêng biệt, tập trung ít công nhân. - Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động bảo vệ sức khỏe (quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, nút chống ồn,…) đối với các công nhân tiếp xúc trực tiếp với các nguồn phát sinh tiếng ồn và nhiệt. - Trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ trong khu vực văn phòng, hệ thống thông gió trong khu vực sản xuất đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng. 3.6 Hiện trạng quản lý sự cố môi trường tại khu công nghiệp Amata - Hoạt động của Khu công nghiệp là hoạt động của đa ngành nghề, trong đó, ngành sản xuất hóa chất, sản xuất điện năng, cơ khí,… là những ngành đặc biệt có khả năng xảy ra các sự cố môi trường như: + Sự số rò rỉ, tràn hóa chất, tràn dầu + Sự cố cháy nổ do hóa chất hoặc do chập điện - Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp có khả năng xảy ra sự cố môi trường như: + Chảy tràn nước thải chưa qua xử lý do hệ thống quá tải + Rò rỉ nước thải do hư hỏng đường ống + Hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả 3.7 Kết quả giám sát môi trường tại khu công nghiệp Amata Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu được thực hiện theo đúng ISO/IEC 17025:2005, ngày 19/3/2009 với số hiệu VILAS 058 của Văn phòng công nhận chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp cho Phòng thử nghiệm thuộc Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai. Thời gian thực hiện thu mẫu: Từ ngày 12/01/2010 đến ngày 15/01/2010, và ngày 27/01/2010. 3.7.1. Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn áp dụng 3.7.1.1. Đối với nước mặt: ° Vị trí thu mẫu: Ký hiệu mẫu Vị trí thu mẫu NM1 Nước suối Chùa tại vị trí cách điểm xả chung của KCN 3m về phía hạ nguồn ° Các phương pháp thử: (Xem phần mục lục) (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Tiêu chuẩn áp dụng: - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt ° Phân vùng môi trường tiếp nhận: - Chất lượng nước mặt: Theo QCVN 08:2008/BTNMT, do nước suối Chùa dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi nên chất lượng nước được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1. 3.7.1.2. Đối với khí thải ° Vị trí thu mẫu: Ký hiệu mẫu Vị trí thu mẫu K1 Trước nhà máy xử lý nước thải tập trung K2 Giao lộ giữa đường Amata và đường 3. K3 Giao lộ giữa đường 4 và đường 8. K4 Giao lộ giữa đường Amata và đường 7. K5 Giao lộ giữa đường 2 và đường 2-4 K6 Giao lộ giữa đường Amata và đường 4. ° Các phương pháp thử: Chỉ tiêu Phương pháp Hướng gió TCVN 5508 - 1991 Vận tốc gió TCVN 5508 - 1991 Nhiệt độ TCVN 5508 - 1991 Độ ẩm TCVN 5508 - 1991 Độ ồn TCVN 5508 - 1991 Nồng độ bụi lơ lửng TCVN 5067 - 1995 Nồng độ SO2 TCVN 5971 - 1995 Nồng độ NO2 TCN Nồng độ CO TCN 352 - 89 Nồng độ bụi chì TCVN 6152:1996 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Tiêu chuẩn áp dụng: - QCVN 05:2009/BTNMT: Chất lượng không khí xung quanh 3.7.1.3. Đối với nước thải : Nhằm đánh giá chất lượng nước thải của các doanh nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, Công ty Cổ phần Amata (Việt Nam) đã chọn lựa 45/95 doanh nghiệp đang hoạt động để phân tích chất lượng nước thải, đây là các doanh nghiệp được xem là đặc trưng cho các ngành sản xuất đang hoạt động trong KCN Amata. Đồng thời tiến hành thu mẫu nước thải tại đầu vào, đầu ra hệ thống xử lý nước thải Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Amata để đánh giá chất lượng nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. ° Vị trí thu mẫu: (Xem phần mục lục) (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Các phương pháp thử: (Xem phần mục lục) (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Tiêu chuẩn áp dụng: - QCVN 24:2009/BTNMT: Nước thải công nghiệp - Giới hạn tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Amata (đính kèm tại phần phụ lục). ° Phân vùng môi trường tiếp nhận: - Đối với nước thải đầu vào, đầu ra hệ thống xử lý nước thải tập trung: theo QCVN 24:2009/BTNMT (cột A, kq, kf); do nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai nên kq = 1,1; lưu lượng xả thải được phê duyệt là 4.800 m3/ngày.đêm < 5.000 m3/ngày.đêm nên kf = 1,0 - Đối với nước thải từ hoạt động của các doanh nghiệp: so sánh với giới hạn tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Amata 3.7.1.4. Đối với bùn thải công nghiệp: ° Ký hiệu mẫu: Ký hiệu mẫu Vị trí thu mẫu Bùn thải – 690A/1DV Bùn thải sau công đoạn ép bùn và phơi bùn ° Các phương pháp thử: Chỉ tiêu Phương pháp Độ pH ASTM D 4980:2003 Hàm lượng arsen (As) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng thủy ngân (Hg) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng chì (Pb) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng cadimi (Cd) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng niken (Ni) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng crom (Cr) US EPA 846 Method 1311 Hàm lượng phenol ASTM D 5233 – 2003 Hàm lượng benzen ASTM D 5233 – 2003 Hàm lượng cyanua (CN-) Tham khảo US EPA 846 Method 9213 & 9012 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Tiêu chuẩn áp dụng: - QCVN 07:2009/BTNMT: Ngưỡng chất thải nguy hại 3.7.2.Kết quả đo đạc, phân tích. 3.7.2.1. Kết quả giám sát môi trường xung quanh: ° Kết quả giám sát chất lượng nước mặt: Bảng 3.2: Bảng kết quả giám sát chất lượng nước suối Chùa. STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 NM1 (tháng 7/2009) NM1 (tháng 1/2010) 1 pH - 7,9 6,3 5,5 – 9 2 Hàm lượng oxy hoà tan (DO) mg/l 5,3 3,0 # 4 3 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) mgO2/l 17 11 15 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mgO2/l 36 50 30 5 Tổng chất rắn lơ lửng TSS mg/l 21 165 50 6 Hàm lượng nitrat (tính theo N) mg/l 10,8 4,95 10 7 Hàm lượng nitrit (tính theo N) mg/l 0,314 0,58 0,04 8 Hàm lượng cadimi (Cd) mg/l <0,0005 <0,0005 0,01 9 Hàm lượng chì (Pb) mg/l <0,004 <0,001 0,05 10 Hàm lượng thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 <0,0005 0,001 11 Hàm lượng dầu mỡ mg/l 0,09 4,50 0,1 12 Hàm lượng asen (As) mg/l 0,001 0,003 0,05 13 Hàm lượng crôm VI (Cr6+) mg/l <0,05 <0,01 0,04 14 Hàm lượng đồng (Cu) mg/l 0,004 0,014 0,5 15 Hàm lượng kẽm (Zn) mg/l 0,05 0,13 1,5 16 Hàm lượng niken (Ni) mg/l 0,04 0,09 0,1 17 Hàm lượng sắt tổng (Fe) mg/l 0,54 2,28 1,5 18 Hàm lượng cyanua (CN-) mg/l 0,012 0,016 0,02 19 Hàm lượng phenol mg/l 0,007 <0,002 0,01 20 Hóa chất BVTV phospho hữu cơ mg/l KPH KPH 0,72 21 Hóa chất BVTV clo hữu cơ mg/l <0,40 <0,40 0,586 22 Hàm lượng florua (F-) mg/l <0,02 <0,02 1,5 23 Hàm lượng clorua (Cl-) mg/l 215 59,1 600 24 Hàm lượng amoni (tính theo N) mg/l 20,8 9,98 0,5 25 Hàm lượng photphat (PO43-) mg/l 8,07 2,68 0,3 25 Escherichia coli MPN/ 100mL 1,5x103 4,3x103 100 27 Coliform MPN/ 100mL 2,4x105 2,4x105 7.500 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) ° Kết quả giám sát chất lượng không khí xung quanh: Bảng 3.3: Bảng kết quả giám sát chất lượng không khí tại các tuyến đường nội bộ của Khu công nghiệp. Stt Chỉ tiêu ĐVT Kết quả QCVN 05:2009/ BTNMT (trung bình 1 giờ) K1 K2 K3 Tháng 7/2009 Tháng 1/2010 Tháng 7/2009 Tháng 1/2010 Tháng 7/2009 Tháng 1/2010 1 Hướng gió - TN ĐB TN ĐB TN ĐB - 2 Vận tốc gió m/s 1,0-4,3 1,1-1,5 1,0-1,5 0,7-1,4 1,1-3,5 0,8-1,4 - 3 Nhiệt độ oC 30,9 29,5 32,7 33,7 29,7 33,1 - 4 Độ ẩm % 72,0 55,8 64,6 47,0 77,0 49,3 - 5 Độ ồn dBA 65-72 64-69 60-68 61-65 60-70 68-74 - 6 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 0,04 0,10 0,08 0,08 0,02 0,07 0,3 7 Nồng độ SO2 mg/m3 0,05 0,01 0,04 0,01 0,04 0,01 0,35 8 Nồng độ NO2 mg/m3 0,037 0,037 0,039 0,063 0,040 0,029 - 9 Nồng độ CO mg/m3 2 <1 <1 <1 2 <1 30 10 Nồng độ bụi chì (Pb) mg/m3 0,00010 0,00004 0,00005 <0,00002 0,00008 <0,00002 0,0015(*) (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) Ghi chú: “*”: QCVN 05:2009/BTNMT - Trung bình 24 giờ “-“: Quy chuẩn không quy định 3.7.2.2. Kết quả giám sát chất thải: ° Kết quả giám sát nước thải: Bảng 3.4: Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra HTXL nước thải. Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả NT1 Kết quả NT2 QCVN 24:2009/BTNMT, cột A Kf=1,0; Kq=1,1 Tháng 7/2009 Tháng 01/2010 Tháng 7/2009 Tháng 01/2010 1 Độ màu (tại pH=7) Pt-Co 46 62 8 9 20 2 pH - 7,1 7,1 7,5 7,2 6 - 9 3 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) mgO2/l 201 98 6 8 33 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mgO2/l 264 236 18 23 55 5 Tổng chất rắn lơ lửng TSS mg/l 73 43 < 4 13 55 6 Hàm lượng nitơ tổng mg/l 20,5 39,8 9,50 9,41 16,5 7 Hàm lượng photpho tổng mg/l 6,00 5,22 2,21 1,04 4,4 8 Hàm lượng amoni (tính theo N) mg/l 14,3 30,5 2,02 1,91 5,5 9 Hàm lượng kẽm (Zn) mg/l 0,16 0,18 0,19 0,11 3,3 10 Hàm lượng dầu mỡ khoáng mg/l 0,05 <0,50 0,04 <0,50 5,5 11 Hàm lượng chì (Pb) mg/l <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 0,11 12 Hàm lượng thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,0055 13 Hàm lượng cadimi (Cd) mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,0055 14 Hàm lượng asen (As) mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,055 15 Hàm lượng sắt tổng (Fe) mg/l 0,30 0,50 <0,05 0,16 1,1 16 Hàm lượng đồng (Cu) mg/l 0,004 0,014 <0,004 0,009 2,2 17 Hàm lượng niken (Ni) mg/l <0,01 0,08 <0,01 0,03 0,22 18 Hàm lượng crom (Cr6+) mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,055 19 Hàm lượng mangan (Mn) mg/l <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,55 20 Hàm lượng thiếc (Sn) mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,22 21 Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l <0,40 <0,40 <0,40 <0,40 0,11 22 Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l KPH(*) KPH(*) KPH(*) KPH (*) 0,33 23 Hàm lượng Clorua (Cl-) mg/l 77,6 113 63,8 70,9 550 24 Hàm lượng cyanua (CN-) mg/l 0,006 0,007 0,004 0,002 0,077 25 Hàm lượng sunfua (S2-) mg/l 1,66(*) KPH(*) 0,1(*) KPH (*) 0,22 26 Hàm lượng clo dư (Cl2) mg/l 0,12 <0,02 0,11 0,12 1,1 27 Hàm lượng florua (F-) mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 5,5 28 Hàm lượng phenol mg/l 0,055 <0,004 <0,004 <0,004 0,11 29 Hàm lượng dầu mỡ động thực vật mg/l 3,70 16,2 <0,50 3,60 11 30 Hàm lượng PCBs mg/l KPH(*) KPH(*) KPH(*) KPH (*) 0,0033 31 Hàm lượng coliform MPN/ 100 ml 2,8x106 4,6x105 2,8x101 <3 3.000 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) Ghi chú: “*”: Do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện. ° Kết quả giám sát bùn thải: Bảng 3.5: Bảng kết quả giám sát bùn thải. Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn phát hiện Kết quả QCVN 07:2009/BTNMT Tháng 7/2009 Tháng 1/2010 Độ pH ở 25oC - - 6,4 5,9 Tính kiềm: ³ 12,5 Tính axit: £ 2,0 Hàm lượng arsen (As) mg/l 1 KPH KPH 2,0 Hàm lượng thủy ngân (Hg) mg/l 0,02 KPH KPH 0,20 Hàm lượng chì (Pb) mg/l 0,5 KPH KPH 15 Hàm lượng cadimi (Cd) mg/l 0,05 KPH KPH 0,5 Hàm lượng niken (Ni) mg/l - 2,24 10,3 70 Hàm lượng crom VI (Cr6+) mg/l 0,3 KPH KPH 5 Hàm lượng phenol mg/l 0,1 0,28 mg/kg KPH 6,2 Hàm lượng benzen mg/l 2 KPH KPH 10 Hàm lượng cyanua (CN-) mg/kg (ppm) 1 17,7 11,0 30 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 4.1 Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung luận văn.doc
  • docDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.doc
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • docLoi cam on 3.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docmuc luc 4.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docTRANG BIA PHU.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan