Khóa luận Khóa luận Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore

Mục lục

Lời mở đầu 1

 

Chương I: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và

Singapore 4

I.Cơ sở về điều kiện tự nhiên 4

1.Vị trí địa lý, địa hình 4

2. Khí hậu, đất đai 5

II. Cơ sở về điều kiện chính trị- xã hội 6

1. Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ 6

2. Nhà nước và chính trị 8

III. Cơ sở về điều kiện kinh tế 10

1. Kinh tế Singapore 10

2. Kinh tế Việt Nam 18

 

Chương II: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 25

I. Lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 25

II.Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore

1.Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore 31

1.1 Kim nghạch xuất nhập khẩu 31

1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 36

2. Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 44

2.1 Thực trạng quan hệ đầu tư 44

2.2 Hình thức đầu tư 47

2.3 Lĩnh vực đầu tư 50

III. Đánh giá quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 53

Những thuận lợi của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 53

Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore .58

 

Chương III: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 62

1. Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore.62

2. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore .66

 

Kết luận 75

Phụ lục 76

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khóa luận Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) ở Việt Nam năm 1996. Trong cuộc gặp gần đây nhất (3/3/2003), thủ tướng Phan Văn Khải và thủ tướng Goh Chok Tong đã thảo thuận các biện pháp nâng cao hợp tác và hữu nghị giữa hai quốc gia trong những năm tới, hợp tác phát triển hơn nữa trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực … Singapore hứa tiếp tục giúp Việt Nam trong các lĩnh vực này đặc biệt là công nghệ thông tin. Do vậy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Sau đây chúng ta sẽ xem xét thực trạng mối quan hệ ấy để minh chứng cho nỗ lực của hai chính phủ trong những năm qua. II. Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam– Singapore hình thành chưa lâu song quan hệ ấy phát triển mạnh cả về kim nghạch xuất nhập khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu. 1.1Kim nghạch xuất nhập khẩu Chúng ta sẽ tham khảo bảng 3 Bảng 3: Kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim nghạch Nhập siêu 1991 428,0 722,2 1150,2 294,2 1992 510,3 867,8 1378,1 357,5 1993 380,3 1058,3 1438,6 678,0 1994 592,8 1170,7 1763,5 577,9 1995 678,8 1425,2 2104,0 746,4 1996 881,6 1916,8 2798,4 1035,2 1997 1130,0 2090,0 3220,0 960,0 1998 1080,0 2290,0 3310,0 1210,0 1999 822,0 1883,0 2705,0 1061,0 2000 886,0 2760,0 3646,0 1874,0 2001 1044,0 2493,0 3537,0 1449,0 2002 961,0 2534,0 3495,0 1573,0 Nguồn: Vụ kế hoạch và thống kê Bộ Thương Mại Dựa vào bảng 1 chúng ta thấy kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore trong những năm gần đây (từ năm 1996 đến nay) khá cao: kim nghạch xuất khẩu đều trên dưới 1 tỷ đô la Mỹ và kim nghạch nhập khẩu trên dưới 2 tỷ đô la Mỹ và hầu hết tăng đều qua các năm. Thực trạng xuất khẩu: Năm 1992 là năm hai nước bắt đầu ký hiệp định thương mại. Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng 19,2% so với năm 1991, đạt 510,3 triệu USD. Năm 1993 kim nghạch sụt giảm song sang năm 1994 lại phục hồi cao hơn 3 năm trước (đạt 592,8 triệu USD). Năm 1995 đã tăng 14,5% đạt 678,8 triệu USD. Sang cuối năm 1996 kim nghạch xuất khẩu tăng mạnh (29,9%) đạt 881,6 triệu USD. Kim nghạch xuất khẩu năm 1997 tăng vọt (1130 triệu USD) do 1996 kim nghạch xuất khẩu của một số hàng xuất khẩu chủ lực tăng như: gạo, thuỷ sản, dầu thô…Trong năm 1998 tuy Singapore gặp nhiều khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng kim nghạch xuất khẩu vẫn đạt trên 1 tỷ USD. Và năm 2002 kim nghạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức gần 1 tỷ (961 triệu USD) dù có hơi giảm so với năm trước đó. Thực trạng nhập khẩu: Năm 1992 kim nghạch nhập khẩu mới đạt 867,8 triệu USD thì đến năm 1996 đã tăng gấp đôi (1916,8 triệu USD). Nhu cầu nhập máy móc thiết bị của Việt Nam từ Singapore từ năm 1996 đến nay đều đạt trên 2 tỷ đô la Mỹ trừ năm 1999, tuy vậy con số này cũng không nhỏ (1183 triệu USD). Phải thấy rằng nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Trong những năm qua Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy+móc, th_)t bị từ Singapore để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiš> đại hoY của mình. Trong khi đó chúng ta xuất sang Singapore chủ yếu là hàng nông sản, hải sản. Điều này lý giFi tại sễg Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu trong những năm qua.ảRì vậy mƒt vấn đề đặt ra là làm cách nào để cải thiện cán cân thương mại, rút ngắn khoảng cách này. Đó là kim nghạch xuất nhập khẩu trong khuôn khổ hai nước, còn so với các nước khác trong khối asean ta có bảng bên: Dựa vào nguồn số liệu bảng 4 cho thấy Singapore luôn đứng đầu kim nghạch các nước ASEAN trong quan hệ buôn bán với Việt Nam. Năm 1991 kim nghạch buôn bán của Việt Nam với Singapore chiếm 85,4% tổng kim nghạch buôn bán với ASEAN. Trong những năm qua, mặc dù tăng về con số tuyệt đối song tỉ trọng buôn bán giữa Việt Nam với Singapore so với ASEAN giảm mạnh. Điều này là kết quả của việc mở rộng quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy vậy Singapore vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN. Bảng 4: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước asean Đơn vị: triệu USD Nước 1991 1992 1993 Singapore XK NK XK NK XK NK Indonesia 21,0 49,4 10,9 70,5 18,9 84,5 Malaysia 15,3 6,2 68,4 35,9 55,8 24,8 Philippin 1,2 10,6 1,0 0,5 1,6 1,9 Singapore 428,0 722,2 510,3 867,8 380,3 1058,3 Thai Lan 78,1 14,2 75,4 41,2 71,8 99,5 ASEAN 543,6 802,6 666,0 1024,9 528,4 1269 Tỉ trọng (%) 85,4 81,5 80 1994 1995 1996 XK NK XK NK XK NK 44,4 102,7 55,8 190,0 45,7 154,3 67,5 64,5 104,5 190,5 77,7 372,3 4,0 21,2 42,5 24,6 132,0 173,0 592,8 1170,7 678,8 1425,8 881,6 1916,8 116,6 236,0 100,8 440,0 107,4 532,6 825,3 1595,1 982,4 2270,3 2252,2 3892,8 72,85 64,7 45,5 Xét toàn thể quan hệ buôn bán của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, chúng ta có bảng sau: Bảng5: So sánh tỉ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu của ta với Singapore và với thế giới Đơn vị: triệu USD Năm Kim nghạch nhập khẩu ta với thế giới Tỉ trọng trong KNNK với thế giới(%) Kim nghạch xuất khẩu ta với thế giới Tỉ trọng trong KNXK với thế giới 1991 2338,1 30,9 2087,1 20,5 1992 2540,7 34,2 2580,7 19,8 1993 3924,0 27,0 2985,2 12,7 1994 5825,8 20,1 4054,0 14,6 1995 8155,4 17,5 5448,9 12,5 1996 11143,0 17,2 7255,9 12,2 1997 11592,3 18,0 9185,0 12,3 1998 11499,6 19,9 9360,3 11,5 1999 11742,0 16,0 11541,4 7,1 2000 15636,0 17,6 14482,0 6,1 2001 16162,0 15,4 15027,0 6,9 2002 19300,0 13,1 16530,0 5,8 Nguồn: Vụ Châu á-Thái Bình Dương Tỉ trọng kim nghạch Việt Nam với Singapore so với kim nghạch Việt Nam với thế giới ngày một giảm dần. Điều này phản ánh xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Cơ cấu đầu tư theo đối tác trong năm 2002 cho thấy điều này: đầu tư khu vực Đông Bắc á (Đài Loan, Hàn Quốc,Hồng Kông, Nhật Bản) chiếm 60,6% tổng số dự án và trên 55% tổng vốn đăng ký cấp phép trong năm. Đầu tư của Châu Âu chiếm 8%. Đầu tư của mỹ chiếm 4,56% và asean với 199 dự án chiếm 26,7% tổng số dự án. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore : Xét về tỉ trọng, trước kia cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore gồm: 25% cà phê, 20,5% thiếc, 20% cao su, 15% gạo, 10,3% thuỷ sản đông lạnh, 9,2% dầu thô. Đến nay cơ cấu đã có sự thay đổi: cao su 25%, dầu thô 23,2%, cà phê 20,73%, gạo 20,3%, còn lại 10,57% là các mặt hàng khác. Nhìn vào cơ cấu này cho thấy Việt Nam là nơi cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của nghành công nghiệp Singapore. Đồng thời “Singapore luôn là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là gạo, ngoài ra là hàng nông sản đã qua sơ chế. Nông sản thực phẩm cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore bởi vì Singapore là nước hầu như nông nghiệp không phát triển. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của ta từ Singapore vẫn là máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy, phân bón… Sau đây chúng ta điểm qua một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam và kim nghạch của nó xuất sang thị trường Singapore: 1) Gạo Do Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, là quốc gia có nền nông nghiệp sản xuất lúa nước nên sản phẩm gạo là thế mạnh của ta. Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này. Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Chúng ta không chỉ chú trọng đến số lượng mà còn chú trọng cả về mặt chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. ở thị trường Singapore kim nghạch xuất khẩu gạo của ta chiếm 18% tổng kim nghạch xuất khẩu. Năm 1996 Singapore là nước nhập khẩu gạo lớn nhất (469000) tấn. Năm 1997 kim nghạch xuất khẩu đạt 6,45 triệu USD. Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 97363 tấn mang lại 17,9 triệu USD . Thuỷ sản Nước ta có nguồn thuỷ sản phong phú và đa dạng. Diện tích mặt nước gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn tạo ra nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá… trong đó có nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6845 loài động vật trong đó có 2038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75loài tôm, 7 loài mực…(Nguồn: Tổng cục du lịch 2002). Ngoài ra còn có nhiều đặc sản quý: mực nang, mực ống, trai ngọc, san hô đỏ, bào ngư, hải sâm, sò huyết…. Mục tiêu đến năm 2000 của nghành thuỷ sản là đạt được 1 tỷ USD về kim nghạch xuất khẩu trong đó cũng xúc tiến xuất khẩu sang Singapore bởi vì Singapore là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. Hàng năm chúng ta xuất sang thị trường này một lượng khá lớn: năm 1995 kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản mới là 26,9 triệu S$ thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp đôi 35,6 triệu S$. Năm 2003 Singapore nhập khẩu của ta một lượng trị giá 35,5 triệu USD . Trong tương lai thị trường này còn nhập của ta nhiều hơn nữa. 3) Cà phê Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được đưa vào chương trình phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi nước ta và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Nó được trồng chủ yếu ở Đông nam bộ và tây nguyên, một số tỉnh miền trung và đang phát triển ở các tỉnh miền núi phía bắc và đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê trên thế giới sau brazil. Cà phê ở Việt Nam hiện là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn chỉ đứng sau mặt hàng nông sản xuất khẩu lúa gạo. Với năng suất trung bình 800 kg/ha mặt hàng này mang về cho chúng ta từ 380 đến 560 triệu đô la Mỹ/một năm. Kim nghạch xuất khẩu cà phê của ta sang thị trường Singapore năm 1995 là 117,3 S$ chiếm 20,9% kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này. Năm 1996 giảm mạnh còn 25,7 triệu S$ nhưng năm 1997 lại có dấu hiệu phục hồi đạt 89 triệu USD (tương đương với khối lượng 0,072 triệu tấn). cao su Cao su là sản phẩm quan trọng của nghành công nghiệp vận tải. Nó là cây trồng quan trọng vì thu hút hàng vạn lao động nên có ý nghĩa xã hội rất lớn. Hiện nay chúng ta có 230.000 ha cao su trong đó 98.000 ha đang khai thác. Cây cao su mang lại cho chúng ta 22 triệu S$ năm 1995 từ thị trường Singapore, năm 1996 giảm mạnh còn 8 triệu thì năm 1997 lại tăng vọt đạt 31,5 triệu S$ chiếm 16,5% tổng kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong 4 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu được 124.364 tấn cao su trị giá 97,05 triệu USD trong đó Singapore đứng vị trí thứ hai về nhập khẩu mặt hàng này (chỉ sau Trung Quốc) với 10367 tấn, trị giá 8,091 triệu USD. Song con số này giảm đi so với năm ngoái (25631 tấn). Việt Nam cần tiếp tục có biện pháp thúc đẩy mặt hàng này hơn nữa. Hàng dệt may Ngành dệt may ở nước ta đã có truyền thống từ lâu và đã tự khẳng định mình trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nghành dệt may thực sự khởi sắc từ khi nước ta thực hiên chính sách mở cửa chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhất là những năm của thập kỷ 90s: năm 1992 cả nước có khoảng 100 cơ sở với tổng số vốn 47000 đơn vị thiết bị, năm 1993 có khoảng 300 cơ sở với 70000 đơn vị thiết bị thì đến năm 1995 con số đã là 450 cơ sở cùng 100000 đơn vị thiết bị. Kim nghạch xuất khẩu đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô. Đến tháng 8/1997 cả nước đã có trên 600 công ty xí nghiệp công nghiệp may bao gồm nhiều thành phần kinh tế, kể cả nước ngoài tham gia liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Năm 1997, theo thống kê của tổng cục hải quan, kim nghạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 55,7 triệu USD, tăng 310% so với năm 1996. Tính đến tháng 9/1998 kim nghạch xuất khẩu đạt 20,9 triệu USD. Chúng ta có bảng số liệu kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Singapore mặt hàng này như sau: Bảng6: Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may sang Singapore Đơn vị: 1000USD Năm 1992 1993 1994 1995 Trị giá 199 1919 6288,3 5749 Nguồn: Bộ Thương mại và đầu tư Nhìn vào bảng trên cho thấy mức tăng mặt hàng năm ở thị trường Singapore là khá vững. Và trong năm 2002 kim nghạch của mặt hàng này là 18,1 triệu USD. 6) Dầu thô Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu mới nhưng lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Dầu thô đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất thường chiếm từ 30% đến 40% kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Singapore. Phải kể đến là năm 1997 khi kim nghạch xuất khẩu dầu thô tăng vọt đạt 703,3 triệu đô la Mỹ tăng 270% so với năm 1996 (đạt 260,9 triệu S$). Tính đến tháng 8/1998, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ song kim nghạch xuất khẩu của mặt hàng này vẫn cao, đạt 3644924 tấn với kim nghạch 373,75 triệu S$ chiếm 54,57% kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2002 chúng ta xuất sang Singapore 3450859 tấn dầu thô trị giá 649,48 triệu USD (chiếm 67,6% tổng kim nghạch nhập khẩu của Singapore) 7) Hạt điều Hạt điều đã và đang trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của cả nước. Năm 2000 từ vị trí thứ 3 thì đến năm 2002 vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau ấn độ xét cả về diện tích lẫn sản lượng công nghệ chế biến và kim nghạch xuất khẩu. Trước năm 1997 phần lớn ta xuất khẩu hạt điều thô nên hiệu quả mang lại rất thấp. Song dần dần chúng ta đã nâng cấp chất lượng sản phẩm này qua chế biến. Hiện nay có 72 nhà máy chế biến hạt điều với tổng số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, công suất chế biến 300.000 tấn một năm. Diện tích trồng điều toàn quốc tăng lên 350.000 ha. Trong năm 2002 Singapore nhập khẩu của ta 281 tấn hạt điều tương đương 116,4 triệu USD. Trong 4 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đã xuất được 19.724 tấn hạt điều trị giá 64,95 triệu USD trong đó 413 tấn xuất vào thị trường Singapore trị giá 1391,73 triệu USD (tăng mạnh so với năm 2002 đạt 33 tấn)- Báo ngoại thương số 18 (30/6/2003). Mặt hàng này đang ngày một khẳng định vị trí của mình trên thị trường Singapore. Các mặt hàng khác xuất khẩu sang thị trường Singapore: lạc nhân Cà phê Dầu ăn Hàng thủ công mỹ nghệ Than đá hạt tiêu rau quả đồ gốm đồ gỗ và các sản phẩm gỗ đậu các loại chè thiếc… Nói chung kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng này nhỏ không đáng kể trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore (xem phụ lục). Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore: Máy móc, thiết bị: Để tiến tới một nước công nghiệp hiện đại chúng ta cần có máy móc hiện đại. Máy móc hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm năng suất cao, chất lượng cao mà giá thành lại hạ. Điều này có ý nghĩa thiết thực lớn mang lại tính cạnh tranh cho sản phẩm- một yếu tố sống còn trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nhận thấy được vai trò quan trọng của máy móc thiết bị đồng thời cũng do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Việt Nam đã nhập khẩu một lượng máy móc thiết bị khá lớn và Singapore là một trong những thị trường cung cấp chính cho Việt Nam. Năm 1997 chúng ta nhập khẩu một lượng trị giá 119,9 triệu S$. Năm 1996 giảm xuống còn 70,7 triệu S$. Trong năm 2002 chúng ta nhập 394,345 triệu USD máy móc thiết bị phụ tùng, chiếm 15,5% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này. Xăng dầu tinh lọc Đây là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam và thường là rất cao. Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu là 854,4 triệu S$, năm 1996 giảm còn 632,6 triệu S$, thì đến năm 1997 tăng lên là 790,2 triệu S$. Năm 2002 kim nghạch nhập khẩu xăng dầu các loại lên tới 1002,261 triệu USD. Nhu cầu về xăng dầu ở Việt Nam ngày càng tăng. 3) Hàng điện tử: Hàng điện tử từ Singapore vào Việt Nam ngày càng nhiều. Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu đạt 62,3 triệu S$, đến năm 1996 đã tăng lên là 87,8 triệu S$ chiếm 40,9% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1997 tiếp tục tăng lên tới 93,1 triệu S$. Năm 2002 con số này là 146,532 triệu USD. 4) linh kiện ô tô xe máy Đây là những mặt hàng phục vụ cho nghành công nghiệp lắp ráp. Nghành này rất được khuyến khích ở Việt Nam vì tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Theo thống kê của tổng cục hải quan, năm 1997 Việt Nam nhập 126 linh kiện ô tô trị giá 2,049 triệu USD và 796 bộ linh kiện xe máy loại CKD trị giá 0,981 triệu USD. Dự đoán trong những năm tới mặt hàng này sẽ tăng mạnh do chính sách ưu đãi thuế quan nhập khẩu của nhà nước. 5) ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc Năm 1997 Việt Nam nhập từ Singapore 747 bộ ô tô nguyên chiếc với tổng trị giá 7,483 triệu USD. Kim nghạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cùng năm là 993 bộ trị giá 8,883 triệu USD- thống kê của tổng cục hải quan. Tuy nhiên kim nghạch các mặt hàng này giảm mạnh do nhà nước có chính sách hạn chế nhập khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ hàng lắp ráp trong nước. Năm 2002 chúng ta nhập khẩu 108 ô tô nguyên chiếc các loại trị giá 4,429997USD trong đó không có ô tô dạng CKD, SKD. Xe máy dạng CKD, SKD là 100 bộ trị giá 52,586USD.( Theo thống kê của Vụ Châu á- Thái Bình Dương) 6) Phân bón Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp là khá lớn để góp phần tăng năng suất. Trước đây Liên Xô là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của ta. Khi Liên Xô tan rã, Singapore đã thay vị trí của Liên Xô trong việc cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam. Theo thống kê của tổng cục hải quan, năm 1997 ta đã nhập 334.879 tấn phân bón, trị giá 55 triệu đô la Mỹ (chiếm 2,63% tổng kim nghạch nhập khẩu). Đến năm 2002 chúng ta nhập khẩu 361,105 tấn phân bón trị giá 48,406 triệu USD. 7) Sắt thép Sắt thép là nguyên vật liệu xây dựng quan trọng. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu sắt thép ngày càng tăng để phục vụ cho các công trình xây dựng. Năm 1996 ta nhập từ thị trường Singapore 19,8 triệu USD , năm 1997 tăng lên là 24,9 triệu USD và năm 2000 lên tới 33,9 triệu USD. Năm 2002 Singapore xuất sang chúng ta 85 tấn sắt thép các loại tổng trị giá là 41,404 triệu USD. 8) Xi măng Xi măng cũng là mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng các công trình, do vậy nhu cầu xi măng ở Việt Nam cũng rất lớn và ngày càng tăng. Năm 1997 ta nhập khẩu từ Singapore 222.963 tấn trị giá 12,2 triệu USD. Năm 1998 tăng lên 19,3 triệu USD. 9) Nguyên phụ liệu thuốc lá Là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore nhưng hiện đang nằm trong danh mục cần giảm dần. Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu đạt 297,9 triệu S$. Năm 1996 giảm còn 234,9 triệu S$ và năm 1997 giảm còn 150,6 triệu S$. Ngoài các mặt hàng kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng: Tân dược Nguyên phụ liệu dệt may da Săm lốp Đồ uống Nhôm Hạt nhựa Nhựa đường Các hoá chất co bản Bột mỳ…. Tuy nhiên kim nghạch nhập khẩu những mặt hàng này không đáng kể trong tổng kim nghạch nhập khẩu từ Singapore (xem phụ lục). 2. Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 2.1 Thực trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam Singapore là nhà đầu tư hàng đầu trong 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Singapore vào Việt Nam tăng một cách ổn định. Chúng ta xem xét bảng sau: Bảng7: Đầu tư của Singapore vào Việt Nam Đơn vị: tỷ USD Năm Số dự án Số vốn 1993 54 0,43 1994 74 1,24 1995 116 1,50 1996 155 5,07 1997 172 5,29 1998 176 6,28 1999 193 6,41 2000 225 6,67 2001 239 6,91 2002 266 7,24 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê- Bộ Thương Mại Năm 1993 với 54 dự án đầu tư ở Việt Nam với số vốn là 0,431 tỷ đô la Mỹ, Singapore đứng vị trí thứ sáu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Năm 1994, với số dự án là 74 và số vốn là 1,24 tỷ đô la Mỹ, Singapore vươn lên vị trí thứ 3 thì đến năm 1997 với 172 dự án trị giá 5,299 tỷ đô la Mỹ đã đưa Singapore lên hàng thứ nhất. Và mặc dù nền kinh tế Singapore chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997,1998 nhưng đầu tư của Singapore vào Việt Nam vẫn tăng đáng kể. Theo số liệu của ban quản lý dự án (DPM) trong 7 tháng đầu năm 2000, cùng với 7 dự án đầu tư mới của Singapore trị giá hơn 9,2 triệu đô la Mỹ được cấp giấy phép đã nâng tổng dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam tăng lên 240 dự án với số vốn là 6,7 tỷ. Tính đến 31/12/2002 Singapore có 266 dự án có tổng vốn 7245 triệu USD trong đó vốn đầu tư thực hiện 2626 triệu USD. Và với mức đầu tư như vậy Singapore trở thành một trong 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Bảng8: 10 nước có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam giai đoạn 1988-2002 (chỉ tính những dự án có hiệu lực) Đơn vị: tỷ USD STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư(USD) 1 Singapore 263 7,2421 2 Đài Loan 927 5,136 3 Nhật Bản 369 4,284 4 Hàn Quốc 475 3,626 5 Hồng Kông 262 2,899 6 Pháp 126 2,098 7 Bristish Virgin Islands 156 1,801 8 Hà Lan 44 1,658 9 Nga 40 1,507 10 Anh 49 1,217 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Như vậy Singapore không chỉ là một trong 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam mà còn vượt qua Hồng Kông, Nhật bản, Pháp để vươn lên hàng thứ nhất. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2003 Singapore vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 296 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 7,7 tỉ USD . Và nguồn vốn mà Singapore đầu tư có ý nghĩa quan trọng trước hết là tạo ra công ăn việc làm cho người lao động tại Việt Nam, sau đó là góp phần bổ sung nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nói về vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam không thể không đề cập đến con số vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Singapore tại Việt Nam . Bảng9: Tổng số dự án FDI của asean vào Việt Nam giai đoạn 1988- 2001 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: tỷ USD STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư(USD) 1 Singapore 239 6,800 2 Đài Loan 713 4,875 3 Nhật Bản 316 4,024 4 Hàn Quốc 307 3,223 5 Hồng Kông 220 2,857 6 Bristish Virgin Islands 122 1,826 7 Hà Lan 43 1,718 8 Pháp 116 1,665 9 Nga 37 1,486 10 Anh 31 1,131 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Có thể thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp này khá lớn. Nói cách khác, đây là nguồn vốn quan trọng góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn để phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế trong đó Singapore đã đóng góp 6,8 tỷ USD cho Việt Nam tính đến hết năm 2001. Hình thức đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam dưới 3 hình thức chính: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ở Việt Nam, nhà nước không hạn chế mức cao nhất phần vốn góp của bên nước ngoài nhưng không dưới 30% tổng số vốn. Quyền lợi và nghĩa vụ hai bên phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Trong các xí nghiệp liên doanh với Singapore, phía Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt đất, mặt nước, bất động sản… Điển hình của hình thức đầu tư này có tập đoàn Straist Steamship Land Limited. Đây là một tập đoàn lớn và lâu đời của Singapore. Trước đây tập đoàn này hoạt động chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải biển và sửa chữa tàu biển. Ngày nay hoạt động kinh doanh của công ty phát triển và mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, xây dựng nhà kho bến bãi, sửa chữa lắp ráp cơ khí… Tập đoàn Straist Steamship Land Limited là một trong những tập đoàn hoạt động sôi nổi nhất ở Việt Nam. Năm 1995 vốn tài sản của công ty này là 1,9 tỷ USD. Vốn trong các dự án tại Việt Nam năm 1995 đã là 470 triệu USD. Tại thành phố hồ chí minh, Straist Steamship Land Limited đã liên doanh với công ty First Pacific Davies của Hồng Kông cùng hai công ty Việt Nam (công ty vận tải đường thuỷ số 2 & công ty quản lý và kinh doanh nhà ở) để tạo thành liên doanh 3 bên Singapore- Hồng Kông- Việt Nam xây dựng khu trung tâm thương mại Sài Gòn trên đường lê lợi- thành phố hồ chí minh. Tập đoàn Liang Court Group phát triển dự án đầu tư ở hà nội năm 1994, xây dựng khu nhà ở cho thuê Regency West Lake gồm 67 căn hộ chủ yếu là để cho thuê dài hạn. Ferland Invesment – công ty con của Straist Steamship Land Limited đã liên doanh với công ty phát hành sách Hà Nội xây dựng trung tâm quốc tế 8 tầng tại Tràng Tiền. Toà nhà này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/1995. Ferland Invesment còn liên doanh với công ty khách sạn và du lịch công đoàn hà Nội đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ tổng hợp Hoàng Viên tại Quảng Bá, Hồ Tây trị giá hơn 70 triệu (phía đối tác Singapore cung cấp 51 triệu USD chiếm 70% tổng vốn đầu tư). Dự án cung cấp khoảng 300 phòng nghỉ tiêu chuẩn quốc tế, 20 biệt thự và 155 căn hộ cao cấp. Một ví dụ khác là hãng Hotel Propertise của Singapore đã liên doanh với hãng hàng không Việt Nam xây dựng khách sạn 302 buồng tại Hà Nội với số vốn khoảng 259 triệu USD. Công ty Burton engine

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore.doc
Tài liệu liên quan