Khóa luận Khóa luận Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây

MỤC LỤC

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 1. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây

1.1. Tiềm năng làng nghề

1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tây

1.3. Thực trạng làng nghề ở Hà Tây

1.3.1. Tổng số lượng làng nghề

1.3.2. Tình hình phân bố làng nghề

1.3.3. Thành quả kinh tế- xã hội cao của làng nghề

1.3.4. Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề

1.4. Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển làng nghề

Chương 2. Thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây

2.1. Từ góc độ hiệu quả kinh tế

2.1.1. Làng nghề truyền thống và những cá nhân làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao

2.1.2. Làng nghề truyền thống đạt hiệu quả kinh tế thấp đang có nguy cơ mai một

2.1.3. Những làng nghề mới “ nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ

2.2. Từ góc độ văn ho

2.2.1. Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thốngthể hiện bản sắc văn hoá dân tộc

2.2.2. Sản phẩm làng nghề- văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể

2.2.3. Nét đẹp văn hoá làng nghề đang có nguy cơ mai một theo sự mai một của nghề

2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa

2.3. Từ góc độ xã hội

2.3.1. Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, góp ổn định an ninh trật tự xã hội

2.3.2. Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề

2.3.3. Vai trò tích cực của các tổ chức xã hội trong việc phát triển làng nghề

2.4. Từ góc độ môi trường

2.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và giải pháp khắc phục

2.4.2. Biểu dương những làng nghề giữ gìn tốt môi trường sinh thái

2.5. Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề

2.5.1. Hình thành hiệp hội làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề

2.5.2. Hình thành điểm công nghiệp làng nghề

2.5.3. Gắn du lịch với phát triển làng nghề

2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề

Chương 3. Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện

3.1. Các thể loại thường được sử dụng

3.1.1. Thể loại tin

3.1.2. Bài phản ánh

3.1.3. Phóng sự

3.2. Hình thức thể hiện

3.2.1. Chuyên trang và chuyên mục

3.2.2. Ảnh

3.2.3. Ngôn ngữ

3.2.4. Ngôn ngữ tít bài

3.3. Thông tin về làng nghề ở Hà Tây trên Báo Hà Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác

3.3.1. Về nội dung thông tin

3.3.2. Về hình thức thể hiện

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khóa luận Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là có bột mới gột nên hồ” mà khả năng của một người, một gia đình là có hạn. Khôi phục nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động ở địa phương, làm giàu cho gia đình và xã hội là việc làm có ý nghĩa, do đó cần sự nỗ lực của tất cả mọi người. Sản phẩm của làng nghề vừa mang giá trị kinh tế vừa thể hiện bản sắc văn hoá. Việc nhân cấy nghề, khôi phục nghề truyền thống cần có cách làm bài bản và sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản. Nếu chỉ dựa vào tâm huyết và cách làm nhỏ lẻ của một vài người thì kết quả sẽ hạn chế rất nhiều. Hà Tây là đất trăm nghề, phát huy thế mạnh của làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là việc làm cần thiết. Qua bài báo này, người dân Hà Tây và nhất là thế hệ trẻ làng nghề, những nhà chức trách, chính quyền địa phương sẽ nhận ra rõ hơn tấm lòng yêu say nghề của nghệ nhân cha ông mình, cảm động và trân trọng hơn những giá trị văn hoá làng nghề. Hiệu quả thông tin đã thể hiện từ sự tác động, ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm và hành động của độc giả tiếp nhận thông tin. Và, trăn trở của cụ Biểu sẽ là trăn trở chung của tất cả mọi người, cụ sẽ không còn đơn độc trong cuộc khôi phục làng nghề. Với sự quyết tâm chung, sự đồng lòng đó, làng nghề với những giá trị văn hoá đẹp sẽ không bị mai một mà phát triển ngày thêm bền vững. Bởi lẽ, bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy những giá trị văn hoá dân tộc cũng là cách làm tăng trưởng kinh tế nông thôn. Đây cũng là phương thức làm tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam. 2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa. Gắn sự phát triển của ngành nghề TTCN với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hoá, khu phố văn minh là chủ trương đúng đắn. Rất nhiều làng ở Hà Tây được tỉnh công nhận hai danh hiệu: làng nghề CN-TTCN đồng thời là làng văn hoá. Một loạt các bài viết: Làng nón, làng văn hoá Phú Xuyên( HT, 26-6- 04); Đổi thay ở làng Trung Thượng ( HT, 21-8-04); Tìm đường đến ấm no ( HT, 11-9-04); Đời sống mới ở Đại Phu( HT, 5-3-05); Điểm sáng bên bờ sông Đáy( HT,6-3-05);....phản ánh sự kết hợp giữa nét đẹp và giầu, giữa phát triển kinh tế đồng thời phát triển văn hoá làng nghề. Tại các làng này, đời sống người dân cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần đều thật sự đổi thay. “ Đến Trung Thượng hôm nay, thấy đường làng, ngõ xóm đều được bê tông hoá thoáng thông, sạch sẽ, với đầy đủ hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống đèn đường phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện. Hệ thống đài phát thanh, tủ sách của thôn hoạt động thường xuyên phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền.”.( Bài Đổi thay ở làng Trung Thượng) và đời sống vật chất từ làm nghề thất đáng biểu dương: “Trung Thượng có 70% số lao động tham gia làm hàng bông.. Tổng doanh thu từ nghề truyền thống đạt 74% tổng thu nhập, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4 triệu đồng/năm”. Tiêu chuẩn làng nghề hay làng văn hoá không phải tự nhiên có được mà đòi hỏi một quá trình nỗ lực cố gắng không ngừng, làng nghề Đại Phu là một ví dụ tiêu biểu. Trong bài, nhân dân nơi đây vừa nỗ lực lao động sản xuất nghề “ nhà nhà lách cách tiếng chẻ lạt, đan hàng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn” vừa tiến hành nhiều biện pháp thiết thực để xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng: “ mở hội nghị bình xét thi đua giữa các cụ trong hội đạt gương sáng, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo.....thường xuyên tuyên truyền trên loa để các hộ gia đình tự liên hệ đối chiếu”.( Sức sống mới ở Đại Phu;HT, 5-3-05) . Với sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể người dân, làng nghề Đại Phu đã trở thành làng kiểu mẫu qua sự kết hợp hài hoà giữa xây dựng kinh tế giàu mạnh với xây dựng nếp sống văn hoá mới, đời sống văn hoá mới. Phấn đấu đạt danh hiệu làng nghề đồng thời là làng văn hoá là mục tiêu chung của tất cả các làng có nghề trong tỉnh. Bởi làng nghề và làng văn hoá có mối quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau. Kinh tế làng nghề phát triển chính là góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy truyền thống nhân nghĩa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; và ngược lại yếu tố văn hoá cũng có tác động tích cực trở lại, tạo nên sự phát triển bền vững, tạo nên nét đẹp riêng mà cũng rất chung mang đậm bản sắc Việt cho làng nghề. Thông qua các bài viết từ góc độ văn hoá, Báo Hà Tây đã giúp cho những người thợ thêm yêu nghề nghiệp truyền thống tổ tiên đồng thời thức tỉnh thế hệ trẻ, giúp họ nhận ra nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ trong làng nghề; giúp họ thêm trân trọng, nâng niu hơn những sản phẩm thủ công độc đáo, kết tinh từ bàn tay, khối óc, từ lòng yêu nghề, say nghề, từ khát khao sáng tạo theo quy luật cái đẹp để phục vụ làm đẹp cho đời, cho người. Cái đẹp độc đáo của sản phẩm làng nghề chính là kết tinh, hội tụ từ cái đẹp trong tâm hồn nghệ nhân. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình yêu làng nghề, yêu những truyền thống văn hoá làng nghề mà Báo Hà Tây đã tích cực thông tin, tuyên truyền còn khơi dậy niềm tự hào trong người dân làng nghề, để họ thấy vẻ đẹp của chính mình, của quê hương mình, hoà nhập mà không hoà tan, không làm mất đi bản sắc văn hoá riêng độc đáo. Từ đó, mỗi người ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà sâu sắc hơn là gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, để nét đẹp văn hoá làng nghề sẽ được mãi lưu truyền và toả sáng. 2.3. từ góc độ xã hội.( Khảo sát 35 tin, bài). Nhu cầu giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp đặc biệt trong thanh thiếu niên là vấn đề gay gắt, bức xúc, diễn ra hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi từng cá nhân và toàn xã hội phải có trách nhiệm quan tâm, giải quyết. Tỉnh Hà Tây có gần 2,5 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 1/2 dân số; trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm tới 76% tổng số lao động. Số người lao động có việc làm gần 98%, số người thiếu việc làm hơn 11%. Qua tỷ lệ trên ta thấy, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở nông thôn chiếm số lượng rất lớn. Thêm vào đó, việc sử dụng quỹ thời gian lao động của người có việc làm ở nông thôn còn thấp. Đây thực sự là áp lực không chỉ cho địa phương mà còn cho nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thành những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trình độ của lực lượng lao động ở nông thôn cũng là điều đáng lo ngại. Thực tế, mới chỉ có 10% lao động có trình độ kỹ thuật do đó chất lượng lao động của nông thôn không thể đáp ứng được yêu cầu của thành thị. Vì vậy, dòng người ở nông thôn đổ ra thành phố kiếm việc làm thì cũng chỉ là bán sức lao động với mức lương rẻ mạt, công việc bấp bênh, không ổn định. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?. Phát triển các ngành nghề TTCN, làng nghề là chủ trương đúng đắn của Nhà nước và chính quyền địa phương tỉnh Hà Tây. Đây chính là chìa khoá, là giải pháp tối ưu giải quyết tình trạng thất nghiệp -vấn đề nan giải, bức xúc - trong nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, hạn chế áp lực quá lớn về dân số và việc làm cho các thành phố lớn, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thu nhập kinh tế cao, làng nghề có cơ hội và điều kiện phát triển với đông đảo lực lượng lao động yêu và tâm huyết với nghề, nét văn hoá làng nghề nhờ đó cũng được bảo lưu gìn giữ. Một tiền đề vững chắc cho sự ổn định an ninh trật tự, hạn chế các tệ nạn xã hội. 2.3.1. Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội. Làng nghề phát triển kéo theo nhu cầu lực lượng lao động lớn để đáp ứng sản xuấtlà điều tất yếu. Ngay cả ở những nơi nghề nông là nghề chính, các nghành nghề TTCN vẫn đóng góp đắc lực trong vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân lúc nông nhàn. Đời sống khá giả, người dân thoát khỏi cảnh nghèo và cũng vì có nghề để làm, tránh “ nhàn cư vi bất thiện”, nên an ninh trật tự xã hội tại các làng nghề rất ổn định. Nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong rất nhiều bài viết. Thế mạnh làng nghề Trường Yên( HT, 7-9-04); Sôi động làng nghề Đông Phương Yên(HT, 16-4-04); Các xã vùng khu cháy giải quyết việc làm cho người lao động(HT, 11-1-05); Việc khuyến công ở Thanh Hải(HT, 25-1-05); Một doanh nhân năng động(HT, 8-3-05).... là những bài tiêu biểu. Trong các bài, yếu tố tạo việc làm, hiệu quả kinh tế cao và giữ gìn an ninh trật tự xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững của làng nghề. Các làng nghề TTCN, đặc biệt là nghề mây, tre, giang đan xuất khẩu rất thích hợp cho lực lượng lao động ở nông thôn, từ trẻ nhỏ tới các cụ già đều có thể cùng tham gia sản xuất:“ Nghề chủ đạo nhất là ngành nghề thủ công mây, giang đan thu hút đông số lượng người cùng tham gia. Hiện nay toàn xã có 5 công ty TNHH, 10 doanh nghiệp, 20 tổ hợp. Chỉ tính riêng một công ty, hay một doanh nghiệp thì trong xưởng thường xuyên từ 40-50 lao động”( Bài Thế mạnh làng nghề Trường Yên). Ngành nghề đã tạo việc làm cho khối lượng lao động lớn trong xã “có tổ hợp thu hút đến hàng ngàn vệ tinh lao động làm hàng gia công”. Nhờ vậy, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt: “toàn xã không có hộ đói, tỷ lệ hộ giàu, thu nhập hàng trăm triệu/năm đạt 8%, còn lại là số hộ trung bình và khá”. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề TTCN truyền thống của địa phương, Trường Yên đã giúp cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt trong từng hộ gia đình. Họ yêu nghề, gắn bó với nghề hơn, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao và an ninh trật tự được đảm bảo tốt . Cũng giống như Trường Yên, làng nghề ở Đông Phương Yên phát triển cũng góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu xã hội: xoá đói giảm nghèo, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho lao động dư thừa lúc nông nhàn. Các doanh nghiệp ở làng nghề đã “ tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động có thu nhập từ 550 ngàn tới 800 ngàn đồng/ tháng. Ngoài ra còn có 10 vệ tinh chuyên thu gom sản phẩm chủ yếu là hàng mây tre, giang đan giải quyết việc làm cho gần một ngàn lao động tại gia đình trong xã và các xã bạn”(Bài Sôi động làng nghề Đông Phương Yên). Xác định làng nghề là thế mạnh của tỉnh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, Báo Hà Tây luôn đi sát, kịp thời đưa thông tin phản ánh và biểu dương những chủ doanh nghiệp và những làng nghề đang nỗ lực không ngừng đưa các chỉ tiêu phát triển đó trở thành hiện thực. Trong bài “ Các xã vùng khu cháy giải quyết tốt việc làm cho người lao động”, tác giả bài viết phản ánh không khí lao động nhộn nhịp, thể hiện sự phát triển mạnh của tất cả các làng nghề trong xã: Nghề sản xuất chăn bông “ xưởng của anh Nguyễn Văn Đại sản xuất với số lượng1000 chăn/tháng. Vì vậy lúc nào cơ sở của anh cũng có từ 3-5 lao động làm thuê. Thu nhập lao động từ 300-900 ngàn đồng”; Nghề thêu “chủ yếu là chị em phụ nữ làm hàng quanh năm nhưng chỉ tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhiều em mới 13,14 tuổi đã tham gia phụ giúp gia đình”; nghề may áo dài truyền thống “ nghề cần nhiều lao động nên trong làng đã hình thành những nhóm hộ làm nghề”. Đa dạng hoá ngành nghề cũng là nhiều hơn, đa dạng hơn cơ hội việc làm cho người lao động. Đưa làng nghề phát triển nhằm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động, giảm thiểu nạn thất nghiệp lan tràn, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Những thành quả này được Báo Hà Tây thông tin, phản ánh một cách chân thực, chính xác, khách quan đã khẳng định rõ: Chủ trương, chính sách về đẩy mạnh phát triển làng nghề là hoàn toàn đúng đắn. Đây thực sự là bước đi cơ bản và cần thiết để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 2.3.2. Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề. Sản xuất làng nghề phát triển đồng nghĩa với lực lượng thợ chính, có tay nghề đòi hỏi càng nhiều. Một thực tế đặt ra, ở các làng nghề mai một, lực lượng trẻ kế cận thiếu trầm trọng và ngay ở các làng nghề rất phát triển đang hình thành điểm TTCN làng nghề thì lao động có nhiều nhưng thực sự có tay nghề cao cũng khan hiếm không kém. Do vậy, dạy nghề và đào tạo nghề là việc làm cần thiết, là giải pháp không chỉ trước mắt mà mang tính chiến lược lâu dài về nguồn lực lao động- yếu tố đầu tiên và căn bản nhất cho việc gìn giữ, phát triển mạnh làng nghề, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn bằng chính tiềm năng, nội lực của địa phương. Đồng thời đây cũng là một trong những nội dung của chương trình khuyến công, có tác dụng tốt trong việc khôi phục, phát triển làng nghề, thúc đẩy sản xuất CN-TTCN ở nông thôn phát triển. Bài viết “ Tiến tới xoá nghèo” cho thấy huyện Thanh Oai đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo và dạy nghề: “Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2004, huyện đã tổ chức mở 8 lớp dạy nghề mây, giang đan, nghề may, làm chổi chít....cho khoảng 500 lao động trong toàn huyện”. Với những việc làm thiết thực, hiệu quả này, vấn đề xoá đói giảm nghèo, tiến tới giàu có, thịnh vượng sẽ trở thành thực tế từ sự đầu tư tích cực cho lao động có tay nghề ở các làng nghề. Cùng với Thanh Oai, các huyện khác như Thường Tín cũng tích cực đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực: “ xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín đã khai giảng lớp học nâng cao tay nghề thêu cho 35 học viên là những người đã biết thêu, trong hai tháng học được nghệ nhân Nguyễn Đức Khoa, chủ tổ hợp thêu trong xã dạy thêu các bước cao cấp như: thêu chân dung, thêu nghệ thuật, tranh phong cảnh thiên nhiên, tranh tĩnh vật và các sản phẩm thêu hoa văn khác. Sau khoá học, các học viên sẽ là những hạt nhân để truyền dạy cho nhiều người dân trong xã nghề thêu tranh”.( Tin Xã Thắng Lợi- Thường Tín mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. HT12-4-05). Người giỏi truyền lại cho người biết nghề và từ người biết lại dạy cho người chưa biết, mới chập chững vào nghề. Hình thức đào tạo này mang tính cộng đồng cao để số lượng người làm nghề cứ nhân lên mãi. Đồng thời với việc nâng cao tay nghề cho những lao động đã có nghề, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín còn đặc biệt quan tâm tới việc dạy nghề cho trẻ em nghèo, khuyết tật. Chú ý tới công tác xã hội, tới cuộc sống của những trẻ em thiệt thòi này là việc làm đầy ý nghĩa. Có ý nghĩa hơn, khi không chỉ quan tâm đến tấm áo, manh quần cho các em trong một vài ngày lễ kỷ niệm nào đó mà tạo cho các em có một nghề nghiệp để lao động và có cuộc sống ổn định. ý nghĩa của việc cho cần câu hơn cho xâu cá cũng là ở đó. “Trong thời gian 3 tháng, các em được học thêu các hàng trắng, hàng màu, thêu chân dung, truyền thần và nâng cao tay nghề thêu”. Và việc dạy nghề cho các em đã có những thành công bước đầu thật đáng mừng: “ đầu tháng 9 – 2004 lớp dạy nghề cho trẻ em nghèo và khuyết tật đã kết thúc khoá học bước đầu, sản phẩm làm ra đã tiêu thụ được, giá trị ngày công trung bình từ 10.000 – 15.000 VNĐ”. ( Tin Thắng Lợi mở lớp dạy nghề cho trẻ em nghèo, khuyết tật). Thành quả này không chỉ có ý nghĩa khẳng định làng nghề đang được nhân rộng, phát triển mà còn thể hiện tính xã hội, cộng đồng . Dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho trẻ em nghèo và khuyết tật, giúp các em tự kiếm được đồng tiền bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Còn gì đẹp và có ý nghĩa và thiết thực hơn! Làng nghề phát triển thì yếu tố then chốt vẫn là con người yêu nghề, có kỹ thuật, tay nghề cao. Những hạt nhân được đào tạo bài bản tiếp tục truyền thụ lại cho những người khác để làng nghề sẽ không chỉ tồn tại mà ngày thêm phát triển. Một biện pháp phát triển làng nghề mang tính xã hội cao, đào tạo nghề cho người lao động sẽ giảm tình trạng thất nghiệp đang trở thành vấn nạn hiện nay. Khi đã có nghề trong tay, họ dễ dàng hơn trong việc tìm công việc ổn định ngay tại quê hương với nghề truyền thống của ông cha mình. 2.3.3 Vai trò tích cực của các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển làng nghề. Thực hiện chủ trương khuyến công phát triển làng nghề của tỉnh và nhà nước, Báo Hà Tây đã tích cực thông tin về vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác này nhằm nhân rộng và gìn giữ phát triển làng nghề. Thực tế tại địa phương các Ngành, Mặt trận, đoàn thể, Liên minh HTX, các huyện, thị xã và trường dạy nghề CN-TTCN mở được trên 220 lớp truyền nghề, đào tạo nghề cho trên 11.000 học viên; Đã hỗ trợ cho 32 dự án đổi mới công nghệ, quy hoạch chi tiết điểm công nghiệp làng nghề, thành lập thêm được 5 hiệp hội nghề nghiệp trong các làng nghề, 6 câu lạc bộ nữ doanh nghiệp huyện và vận động thành lập hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ toàn tỉnh. Vai trò của tổ chức Đoàn tại thôn xóm qua các bài “ Liệp Tuyết phát huy vai trò của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế”( HT, 26-10-04);và “Phát huy sức trẻ trong gìn giữ và phát triển nghề truyền thống” ( HT, 23-4-05) được thể hiện rất rõ. Tại các xã này, tổ chức Đoàn đã phát huy vai trò tập hợp của mình, động viên tuổi trẻ trong xã tích cực tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; dựa vào thế mạnh của từng cá nhân để tích cực tham gia lao động, làm giàu bằng nghề nghiệp quê hương. Trong bài “ Liệp Tuyết phát huy vai trò của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế”, cán bộ Đoàn, Hội thanh niên là nòng cốt trong phong trào phát triển kinh tế: “ Riêng gia đình đồng chí Tài, Phó chủ tịch Hội LHTN xã giúp nhiều địa phương bạn đào tạo nhân cấy nghề mới, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm không chỉ cho hộ gia đình trong xã mà mà còn cho hàng ngàn lao động tại các xã khác; đây là gương mặt thanh niên tiêu biểu của huyện Quốc Oai”. Cũng như làng nghề ở Quốc Oai, làng nghề Duyên Thái, Thường Tín có bước tiến không ngừng nhờ vào thế hệ thanh niên năng động: “ Có 80 thanh niên là chủ các cơ sở sản xuất tạo việc làm cho từ 5 đến 60 lao động. Ngòai ra còn huy động gần 300 lao động trẻ từ các địa phương khác tới tham gia sản xuất, thu nhập của lao động từ 400.000 – 700.000 VNĐ/ tháng”.( Bài Phát huy sức trẻ trong gìn giữ và phát triển nghề truyền thống ). Để góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề sơn mài, Đoàn xã động viên đoàn viên - là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh- mở các lớp đào tạo nghề truyền thống, tạo việc làm cho thanh niên. Hiện nay, thôn Hà Thái đã xây dựng Hiệp hội làng nghề sơn mài, trong đó phần lớn là thanh niên tham gia hội. Thanh niên Duyên Thái- Thuờng Tín biết yêu nghề, trân trọng nghề và có ý thức gìn giữ, nhân rộng nghề cha ông. Trong khi đó ở một số làng nghề khác, vấn đề nan giải là thiếu lực lượng trẻ tâm huyết với nghề, quyết theo đuổi, duy trì nghề . Thế hệ trẻ, những người tiếp nối, không có họ thì làng nghề mai một là điều khó tránh khỏi. Hành động thiết thực của Đoàn thanh niên Duy Thái trong việc gìn giữ làng nghề là điển hình sáng đáng biểu dương. Qua các bài Hội phụ nữ Phú Nghĩa tập hợp hội viên thông qua các mô hình câu lạc bộ( HT, 23-10-04); Hội LHPN Quốc Oai giúp nhau phát triển kinh tế ( HT, 21- 2-05); Hội CCB Tỉnh bốn giảp pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo( HT, 27-10-04).... vai trò của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội CCB cũng thể hiện rõ nét. “ Là xã có nghề mây tre, giang đan xuất khẩu nên hầu hết chị em phụ nữ đều có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó nên Ban Thường vụ Hội LHPN xã Phú Nghĩa thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác nguồn vốn và nâng cao chất lượng sử dụng các nguồn vốn giúp chị em được vay vốn để phát triển kinh tế”.( Bài Hội phụ nữ Phú Nghĩa tập hợp hội viên thông qua các mô hình câu lạc bộ).Với số vốn ưu đãi của Hội phụ nữ, từng chị em trong các hộ gia đình sẽ có điều kiện thuận lợi đầu tư , mở rộng sản xuất. Như vậy, giải quyết vấn đề vốn cho người lao động là việc làm thiết thực giúp ngành nghề phát triển. Báo Hà Tây cùng với việc khẳng định vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người dân, ổn định an ninh trật tự xã hội còn tuyên truyền mạnh mẽ cho những nội dung chính của chương trình khuyến công. Nhờ đó, bức tranh phát triển sôi động của làng nghề được hiện lên rõ nét với hướng đi lên bền vững từ sự quan tâm, đầu tư của tất cả các tổ chức xã hội và việc đào tạo tích cực cho nguồn lao động có tay nghề, cho thế hệ tương lai, tiếp nối duy trì và đưa làng nghề ngày thêm phát triển. 2.4. từ góc độ môi trường làng nghề. ( Khảo sát 30 tin, bài). Sản xuất làng nghề phát triển, giá trị kinh tế có bước đột phá rõ rệt, đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Song, một vấn đề nan giải đang nảy sinh mà các làng nghề phải đối mặt, đó là ô nhiễm môi trường. Một thực tế đặt ra: tại làng nghề càng phát triển, nhiều người tham gia sản xuất thì lượng phế liệu thải ra môi trường càng nhiều và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng nông thôn lạc hậu, không đáp ứng kịp với tốc độ sản xuất kinh tế: giao thông xuống cấp, hệ thống thông tin liên lạc thiếu thốn, nhưng rác thải thì tràn lan mà chưa có hệ thống xử lý hiện đại. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động, tới cảnh quan và tới sự phát triển bền vững của làng nghề. 2.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và giải pháp khắc phục. Môi trường sinh thái là vấn đề quan trọng cho sự phát triển vì trên hết, môi trường là tất cả những gì liên quan bao bọc chúng ta, là môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường sinh hoạt. Báo Hà Tây bên cạnh việc tuyên truyền, cổ vũ tích cực cho tốc độ phát triển kinh tế cao, cho nét đẹp văn hoá, xã hội của làng nghề thì thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như những bức xúc, nan giải trong khắc phục, giải quyết cũng luôn được chú trọng thông tin, phản ánh kịp thời, rõ nét, xác thực. Như một quy luật tất yếu của sự phát triển luôn có sự tồn tại của hai mặt đối lập, việc phát triển sản xuất làng nghề, ngoài mặt tích cực nhất là hiệu quả kinh tế cao thì mặt trái, mặt tiêu cực của nó là nạn ô nhiễm môi trường. Các làng nghề ở Hà Tây đang tồn tại một mâu thuẫn lớn: sản xuất càng phát triển thì môi trường càng bị huỷ hoại nghiêm trọng. Làng nghề Lưu Thượng được người tiêu dùng biết tới với những sản phẩm như lẵng hoa, túi xách... có giá trị thu nhập cao nhưng bài viết “ Ô nhiễm môi trường ở làng nghề Lưu Thượng” đã có góc nhìn mới về vấn đề đang nảy sinh từ chính sự phát triển năng động của làng nghề: Môi trường làng nghề Lưu Thượng đang bị ô nhiễm, chủ yếu là do nguồn nước thải ngâm cỏ tế “ nguồn nước thải này không được xử lý đổ ngay tại cống, rãnh, trong khi hệ thống cống rãnh của làng chưa có qui hoạch và đầu tư xây dựng đúng mức nên vừa mất mỹ quan vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người dân”. Làng nghề muốn phát triển bền vững thì không thể coi nhẹ yếu tố môi trường. Bởi một lẽ hết sức giản đơn, phát triển nghề đồng nghĩa với phát triển kinh tế, đưa bộ mặt làng xã đổi thay trên cả hai phương diện: giàu và đẹp, thịnh vượng và văn minh văn hoá. Hai yếu tố này có quan hệ khăng khít với nhau. Phát triển kinh tế càng cao mà xem nhẹ yếu tố vệ sinh môi trường thì hậu quả người lao động phải gánh chịu càng lớn bấy nhiêu. Tác giả bài báo đã chỉ rõ đồng thời cũng nêu những biện pháp làng nghề đang thực thi để giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm đó “ Nhận thức rõ điều này, người dân và chính quyền thôn Lưu Thượng cùng bắt tay vào quy hoạch đường làng ngõ xóm cũng như đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước. Đến nay toàn bộ 5 km đường làng Lưu Thượng đã được bê tông hoá, đồng thời hệ thống cống rãnh đã được cho chảy ngầm, xây dựng thêm 400 m mương sau làng để xử lý nước thải. Bên cạnh đó để đảm bảo vệ sinh chung Lưu Thượng còn đầu tư mỗi xóm một thùng thu gom rác thải”. Đây mới chỉ là những biện pháp giải quyết mang tính tạm thời nhưng cũng đã có những thành công nhất định. Giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm này cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức hơn của chính quyền và của chính mỗi người dân. Hơn lúc nào hết ta nhận thấy, bảo tồn và phát triển làng nghề bên cạnh tình yêu nghề còn cần đến thật nhiều ý thức bảo vệ môi sinh, bảo vệ cảnh quan làng nghề. Những yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển lâu dài và ổn định. Chỉ nghe tới tên Làng Vạn Phúc thôi, trong tâm tưởng mỗi người chúng ta đã hiện ra những dải lụa mượt mà óng ánh sắc màu. Nhưng để có vàng, xanh, hồng, tím...làng nghề đang phải đối mặt với ô nhiễm từ chính công đoạn nhuộm để làm ra những sắc màu huyền diệu đó. Bài “ Ô nhiễm nguồn nước thải ở làng nghề Vạn Phúc”( HT, 5-6-04), đã chỉ rõ: “Khâu nhuộm vải gần như thủ công, phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ. Thuốc nhuộm thường mua của Trung Quốc trên thị trường tự do nên càng không thể kiểm soát được lượng hoá chất. Nghiêm trọng hơn là hàng ngày, hàng giờ người dân phải sống chung với nguồn nước thải bị ô nhiễm bởi nước tẩy nhuộm hàng nghìn mét vải lụa mỗi ngày thoát ra từ cơ sở sản xuất chảy thẳng xuống cỗng rãnh không qua xử lý”.. Nếu như với làng lụa Vạn Phúc, vấn đề nhức nhối chính là ô nhiễm từ nguồn nước thải của khâu nhuộm thì các làng nghề chế biến phải đối mặt với ô nhiễm do chất hữu cơ bị phân huỷ và lượng rác thải quá lớn. “Mương, máng, cống rãnh, ao hồ... đâu đâu cũng thấy một màu nước đen kịt, bốc mùi hôi khó chịu. Ngay từ đầu làng là một vùng ngập nước xú uế, rác thải và bụi”(Bài toán môi trường ở làng nghề Hoà Bình, Báo Hà Tây 9-3-05). Nghề mây, tre, giang đan là nghề tưởng như ít ô nhiễm nhất nhưng môi sinh làng nghề cũng không khả quan hơn. Trong bài “ Trăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLàng nghề ở Hà Tây.doc
Tài liệu liên quan