Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ

I. Khái niệm và phân loại du lịch quốc tế

1. Một số khái niệm

2. Phân loại du lịch quốc tế

II.Vai trò và những nội dung cơ bản của kinh doanh du lịch quốc tế

1. Vai trò

1.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước

1.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch

1.3. Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư

1.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà

1.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế

1.6. Các vai trò khác

2. Nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế

III. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế

IV. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng

1. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế

2. Các nhân tố ảnh hưởng

2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác

Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO

I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Thái Lan và Singapo

1. Vài nét về Thái Lan và du lịch Thái Lan

1.1. Sơ lược về Vương quốc Thái Lan

1.2. Sơ lược về du lịch Thái Lan

2. Vài nét về Singapo và du lịch Singapo

2.1. Sơ lược về Quốc đảo Singapo

2.2. Sơ lược về du lịch Singapo

II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo

1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch

2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch

2.1. Đường giao thông

2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí

2.3. Phương tiện vận chuyển trong du lịch

3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch

3.1. Hướng dẫn viên du lịch

3.2. Điều hành du lịch

3.3. Các đối tượng khác

4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch

4.1. Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch

4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch

4.3. Chiến lược sản phẩm du lịch

4.4 Chính sách giá

4.5. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch

4.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững

5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác

5.1. Lễ hội

5.2. Các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch

5.3. Phố đi bộ và chợ đêm

5.4. Phương thức thanh toán

5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch

5.6. Chính sách mùa siêu giảm giá

5.7. Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch

Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam

2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Singapo

2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của Việt Nam

2.2 Những đề xuất kiến nghị

2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch

2.2.1.1 Chính phủ

2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam

2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan

2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẳn. Singapo tự biết mình không có nhiều tiềm năng du lịch do vậy các chương trình du lịch cung cấp cho khách quốc tế có rất nhiều chương trình liên tuyến Singapo và Malaixia. Khách du lịch từ các quốc gia khác thường chỉ đi Malaixia thêm khi Singapo chứ ít khi có chiều ngược lại. Đây cũng là một thành công của Singapo- biết đa dạng sản phẩm của mình để thu lợi cao nhất có thể. Nói đến du lịch Thái Lan thì không ai không nghĩ đến các chương trình show nổi tiếng trong mỗi chương trình du lịch đến đất nước này. Đây là một đặc trưng riêng của Thái Lan. Các show của pê đê, show của các loài vật như voi, hổ, cá sấu, show ca múa nhạc dân tộc… Thái Lan còn là một trong ít nước cho phép có “sex show” phục vụ khách du lịch quốc tế. Đây cũng làm một trong những lý do thu hút khách du lịch quốc tế. Mặc dù “sex show” không bao giờ có trong chương trình du lịch thuần túy những nó được chào bán cho tất cả các khách du lịch quốc tế khi đến Thái Lan ( đặc biệt là ở thành phố biển Pattaya) Nói đến sản phẩm du lịch, chúng ta còn biết đến các sản phẩm hữu hình như hàng hóa phục vụ du lịch và đồ lưu niệm. Thái Lan và cả Singapo rất biết cách “ móc” tiền du khách quốc tế qua các sản phẩm du lịch. ở Thái Lan, đi đến bất cứ đâu, bạn cũng được chụp ảnh lưu niệm ngay khi bước chân vào điểm thăm quan. Và thật bất ngờ, chỉ ngay khi quay ra bạn đã có một khung ảnh xinh xắn, một tấm ảnh in trên đĩa, trên cốc hoặc trên cái trang trí cài áo… Du khách có thể mua và không mua, tuy nhiên thấy hình ảnh của mình trên những đồ lưu niệm này, hầu hết mọi người đều mua cho dù giá của nó cao hơn giá trị thực đến 2 hoặc 3 lần ( khoảng 100-300baht, tương đương 50-150 nghìn đồng/1 chiếc). Có người, sau chuyến du lịch tại Thái Lan có cả một bộ sưu tập 5-7 quà lưu niệm có hình của mình. Thử ước tính sơ qua số lượng khách du lịch Thái Lan hàng năm và nhân với số tiền họ bỏ ra chỉ riêng cho việc chụp ảnh đã có một con số khổng lồ. Đây quả là một cách làm du lịch rất hay và hiệu quả, ít nước nghĩ ra. Singapo thì có một cách bán quà lưu niệm cũng rất hay. Trên chuyến xe du lịch, bao giờ hướng dẫn viên và lái xe cũng mang theo rất nhiều quà lưu niệm đặc trưng của đất nước như ô, áo du lịch, những con thú, những khung ảnh, tượng, móc chìa khóa, hình trang trí… để bán cho du khách. Du khách trong lúc ngồi ô tô để đi đến điểm thăm quan họ sẽ có thời gian để cân nhắc việc mua quà lưu niệm. Qua những lời giới thiệu hấp dẫn và nhiệt tình của hướng dẫn viên, mặc dù những quà lưu niệm đó có thể đắt hơn giá trị thực tế của chúng trên thị trường nhưng vẫn bán rất đắt hàng bởi cách lời giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm và bản thân sản phẩm rất mang tính chất quốc gia. Các đồ vật, quà tặng, hàng hóa này luôn gắn với những biểu tượng của quốc gia hay của địa điểm du lịch. Mỗi điểm du lịch đều có sản phẩm du lịch đi kèm. Làm một phép so sánh thì thấy rằng Việt Nam còn chưa biết cách bán các sản phẩm du lịch đi kèm như hai nước trên. 2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch 2.1 Đường giao thông Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Hai nước Singapore và Thái Lan là những nước có nề kinh tế phát triển nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và du lịch rất được coi trọng. Họ có cả một quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ vậy mà du lịch của họ đạt nhiều kết quả. Đường giao thông của Thái Lan và Singapo đều được quy hoạch có hệ thống và rất hiện đại do vậy việc vận chuyển trong du lịch thường ít gặp khó khăn. Cũng cùng một quãng đường tương đương đoạn Hà Nội- Hạ Long của Việt Nam ( được coi là tuyến đường tốt trong du lịch) chúng ta phải đi xe hết khoảng 3-3.5h thì ở hai nước trên chỉ mất thời gian khoảng 2-2.5h. Đường đi đến các điểm du lịch không bao giờ khiến du khách phải phàn nàn vì đường xấu, khó đi, bụi và ô nhiễm như ở Việt Nam. Vì đường xá tốt, do đó tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông cao và rút ngắn thời gian trên ô tô của du khách nên chắc chắn du khách có nhiều thời gian hơn để thăm quan, để mua sắm và để tiêu tiền. Hơn nữa do đường tốt nên khách du lịch không thấy mệt dù đi quãng đường dài. 2.2 Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, ngoài việc chú trọng xây dựng khách sạn, Thái Lan và Singapo đặc biệt chú ý đến xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch (Khu du lịch Sentosa của Singapo và Vườn thú Safari-Công viên Đại dương của Thái Lan...) để giữ khách lưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần. Các nguồn vốn để thực hiện chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân. Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, họ coi trọng công tác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với quy hoạch kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đồng thời với quy hoạch phải lo dự án đầu tư để thực hiện đồng bộ. Singapo là đất nước có kinh nghiệm về quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch. Ở đây trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung, họ tiến hành quy hoạch từng vùng, trong quy hoạch từng vùng, từng khu vực thường là quy hoạch cả không gian (mô hình) và làm dự án cụ thể. Từ đó mới đề ra chính sách để đầu tư (đấu thầu, cho thuê trọn, cổ phần). Do vậy, những khu công nghiệp mới, các thành phố đều gắn với các điểm du lịch. Đảm bảo được tính đồng bộ trong quy hoạch xây dựng. Thực tiễn của các nước có Ngành du lịch phát triển lâu năm, cũng như một số nước có Ngành du lịch mới phát triển mạnh đều có sự ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Thái Lan là cường quốc du lịch ở Đông Nam Á cũng thực hiện ưu tiên đầu tư rất lớn cho du lịch, tạo ra nhiều bãi biển đẹp, cung cấp nhiều thực phẩm phong phú và các món ăn ngon. Chính phủ Thái Lan mạnh dạn đầu tư các khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác, hoàn thành sân bay mới để mở rộng thêm nhiều đường bay từ các quốc gia khác mặc dù sân bay quốc tế cũ của Thái Lan đã rất lớn và hiện đại. 2.3 Phương tiện vận chuyển trong du lịch * Phương tiện vận chuyển đường bộ Khách du lịch đến Thái Lan ai về cũng nhớ đến phương tiện giao thông tiện lợi và rẻ tiền ở đất nước này là xe “tuk tuk”. Giá xe rẻ chỉ bằng nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 và 1/4 giá đi xe taxi. Ai đi Thái Lan cũng đều rất hài lòng về dịch vụ vận chuyển này.Xe có chỗ ngồi thuận lợi, có mái che và rất thoáng mát, có thể tìm ở mọi nơi ở Bangkok và Chiangmai. Một cái hay khác khi sử dụng phương tiện giao thông này là bạn sẽ có một hướng dẫn viên miễn phí chỉ cho bạn các điểm thăm quan và mua sắm tại thành phố, đó chính là các lái xe. Lái xe ở Thái Lan đa số đều thông thao tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đôi khi có người còn nói tiếng Anh rất giỏi khiến các du khách thật sự kinh ngạc. Họ còn là những người quảng cáo cho các điểm dịch vụ phục vụ du khách quốc tế như các trung tâm vàng bạc, trung tâm mát xa, trung tâm sản xuất thuốc…. Rất nhiều trường hợp hành khách đi xe “tuk tuk” đã nghe lời giới thiệu của lái xe và đi mua sắm tại các điểm họ giới thiệu mặc dù có thể trước lúc được giới thiệu họ không có nhu cầu. Xe “tuk tuk” là phương tiện rẻ tiền tiết kiệm cho du khách, tuy nhiên đối với những khách hàng thuộc giới nhiều tiền cần dịch vụ chất lượng cao thì Thái Lan cũng có và đáp ứng. Đối với những ai thích ngắm cảnh từ Bangkok đi Singapo có tàu “ Tốc hành Phương đông” huyền thoại với giá vé rất cao 1200 USD/1 người. Đi tàu gợi cho du khách những cảm giác khó quên trong tác phẩm của đại văn hào Pháp Jiun Verne. Bạn sẽ được ở trong những cupe sang trọng theo kiểu thuộc địa những năm 20 suốt hai đêm một ngày. Thật không còn gì hấp dẫn hơn. Ở Singapo thì phương tiện vận chuyển trong du lịch phát triển hơn hẳn các nước trong khu vực. Di chuyển vòng quanh Singapo là một điều dễ dàng. Một mạng lưới giao thông công cộng hữu hiệu bao gồm taxi, xe buýt, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại đảm bảo việc di chuyển dễ dàng. Tàu điện ngầm đi đến hầu hết các trung tâm mua sắm và các điểm du lịch, thời gian vận chuyển nhanh, an toàn và giá thì rất rẻ so với mức thu nhập của người dân nước này và thậm chí còn rất rẻ so với Việt Nam. Đi các chặng trong thành phố từ 5-10km giá chỉ dao động tự 1-2 đô la Singapo ( tương đương từ 10-20.000 đồng Việt Nam). Gọi taxi ở Singapo cũng rất dễ dàng. Du khách có thể vẫy taxi vào bất cứ thời gian nào trên đường phố hoặc gọi đến trụ sở qua điện thoại. Nếu du khách muốn tự khám phá quốc đảo xinh đẹp này, họ còn có thể sử dụng xe buýt Singapore Explorer để đi lại mọi nơi trong 3 ngày. Vé này thường kèm tấm bản đồ thành phố rất hữu hiệu cho khách du lịch cùng với các chỉ dẫn về các điểm thăm quan trên đó. Như vậy, du khách đi du lịch Singapo tự túc ( không qua đại lý du lịch tại nước mình) vẫn có thể tự khám phá quốc đảo này mà không cảm thấy lo lắng về vấn đề di chuyển và các thông tin chỉ dẫn thăm quan. Đi du lịch Việt Nam hiện nay đối với du khách quốc tế quả là không dễ. Các phương tiện công cộng phục vụ khách du lịch hầu như không có, do đó khách thường lo ngại khi quyết định chuyến du lịch tự mình đi đến Việt Nam. * Đường hàng không Nói về phương tiện vận chuyển khách du lịch quốc tế đến thì quan trọng nhất là vận chuyển bằng đường hàng không. Hàng không quốc gia Thái Lan (Thai airways) và hàng không quốc gia Singapo (Singapore Airlines) là hai hãng hàng không lớn không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả trên thế giới. Hai hãng hàng không này khai thác rất nhiều đường bay quốc tế đến nước mình. Do vậy du khách tại các quốc gia phát triển trên khắp thế giới có thể đi du lịch Thái Lan và Singapo dễ dàng không phải quá cảnh qua bất cứ quốc gia nào khiến chi phí đi lại bị tăng cao. Đó là lý do tại sao khách du lịch đến hai đất nước này có số lượng khách cao và đa dạng như vậy. Ngành công nghiệp du lịch đường hàng không của Singapo đón được hơn 4 triệu hành khách mỗi năm, cao hơn cả số lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng tất cả các phương tiện các năm gần đây. Hơn thế nữa hai quốc gia này lại có những sân bay quốc tế có quy mô hoành tráng cũng nhất nhì Đông Nam Á. Sân bay quốc tế Changi của Singapo hiện nay nổi tiếng về sự hiện đại trong hoạt động và thiết kế đẹp, là sân bay tốt nhất thế giới về kiểm tra hành khách, khám xét hành lý và khai hải quan. Qua khảo sát 8 triệu hành khách về chất lượng phục vụ của 170 sân bay lớn tạp chí Skytrax ( Anh) đã công bố bảng xếp hạng hàng năm về các sân bay tốt nhất thế giới và trong năm 2007 sân bay Changi xếp thứ ba tren thế giới chỉ sau sân bay Chep lap kok của Hồng Kông và sân bay Incheon của Hàn Quốc. Sân bay phục vụ hơn 70 hãng hàng không bay đến hơn 160 thành phố của 53 quốc gia. Sân bay Changi được bầu là trung tâm mua sắm miễn phí và dịch vụ giải trí thư giãn tốt nhất. Ngoài việc có sân bay Changi đứng đầu thế giới với đội bay mới nhất và lớn nhất, đảm bảo độ an toàn cao nhất cho hành khách, hàng không Singapo còn quan tâm tới việc làm vừa lòng khách hàng về mặt ăn uống và giải trí trên máy bay. Trong sân bay thì có đầy đủ các dịch vụ phục vụ hành khách từ internet miễn phí, trung tâm thể dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi dành cho trẻ em, tàu điện skytrain phục vụ đi lại giữa hai terminal, dịch vụ giữ trẻ, các quầy dịch vụ cho thuê xe, đặt phòng, siêu thị 24/24h, dịch vụ thông tin khách hàng vv… đáp ứng được tất cả những yêu cầu của hành khách và làm hài lòng bất cứ vị khách nào. Còn Thái Lan thì có hai sân bay quốc tế. Sân bay cũ là sân bay Donmuang cũng đã rất lớn nhưng với tốc độ tăng trưởng và tần suất bay, năm vừa qua Thái Lan đã chính thức cho hoạt động sân bay quốc tế mới- sân bay Suvarnabhumi. Các nhà chức trách cảng Hàng không dự báo rằng trong thời gian từ 3-5 năm tới cảng hàng không Suvarnabhumi có thể đón 55 triệu lượt khách mỗi năm. Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng trong việc thu hút lượng khách quốc tế đến Thái Lan và Singapo là hai quốc gia này có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ đang đón khách quốc tế và khai thác các chuyến bay nội địa. Singapo thì có hàng không Tiger Airways, Thái Lan thì có 4 hãng hàng không giá rẻ là Bangkok Airways, Air Asia, Nok Air và One two go airlines. Vì giá của các hãng hàng không này khá hấp dẫn nên giá thành tổng đi tour đến Thái Lan và Singapo rẻ hơn rất nhiều so với đi đến Việt Nam- nơi mà giá vé máy bay vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực. 3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch Theo như người Nhật nói thì trong mọi hoạt động kinh doanh yếu tố con người là quan trọng nhất. Đó là một chân lý được mọi người thừa nhận. Để thu hút được khách du lịch quốc tế thì cần sự góp sức của toàn dân. 3.1 Hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch có thể nói là người quan trọng nhất để đưa nền văn hóa của nước mình giới thiệu cho các du khách quốc tế. Họ là đại diện của nước nhà đón khách do vậy khách có yêu quý đất nước họ đến hay không, có ấn tượng tốt và muốn quay trở lại hay không thì công sức lớn là từ người hướng dẫn viên. ở Singapo và Thái Lan để được trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp được cấp thẻ phải học rất vất vả và trải qua quá trình thi cử cũng rất khó khăn. Chính vì lý do đó họ có đội ngũ hướng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Hơn thế nữa đội ngũ hướng dẫn viên này rất biết cách chào mời và dẫn khách đến những nơi giải trí, những nơi bán hàng để làm giàu thêm cho những cơ sở kinh doanh đi kèm với du lịch ở đất nước mình. Hướng dẫn viên của Thái Lan đôi khi có thể đi cùng khách đến 12h đêm để giúp khách khám phá các show, xem boxing Thái, thưởng thức massage Thái, mua sắm đồ trang sức, đi các quán bar, nhà hàng...Về phần các dịch vụ ngoài chương trình họ nắm rất rõ và luôn làm hài lòng bất cứ yêu cầu nào của du khách miễn không vi phạm luật của quốc gia. 3.2 Điều hành du lịch Điều hành du lịch là những người thiết kế tour du lịch, đặt các dịch vụ cho khách và bàn giao mọi chi tiết về đoàn khách cho hướng dẫn viên trước khi đón một đoàn khách quốc tế vào đất nước mình. Điều hành của Thái Lan và Singapo có một điểm khá hơn điều hành Việt Nam là họ làm việc rất chăm chỉ bất kể thời gian là tối hay sáng sớm. Bất cứ khi nào có trường hợp cần giải quyết, bất cứ phát sinh nào xảy ra ho thường ngay lập tức đến gặp đoàn khách và giải quyết nhanh chóng. Điều hành Việt Nam thường chỉ làm việc trong giờ hành chính, và ít có thói quen đến gặp đoàn khách mà chỉ giao phó toàn bộ đoàn cho hướng dẫn viên. Như vậy có một điều dễ nhận thấy là điều hành tại Thái Lan và Singapo có sự nhiệt tình và chu đáo nhất định hơn điều hành Việt Nam. 3.3 Các đối tượng khác Người dân địa phương phải là những người hiếu khách, nhiệt tình, yêu mến du khách quốc tế để họ cảm thấy mình như một vị khách quý được đón tiếp chu đáo trên đất khách quê người. Đi đến bất cứ vùng đất lạ nào khác quê hương của mình, ai cũng muốn được an toàn và thoải mái để có thể tận hưởng tối đa thời gian và tiền bạc khám phá vùng đất mới. Có thể nói người Thái Lan và Singapo là những vị chủ nhà hiếu khách và nhiệt tình bật nhất ở Đông Nam Á. Tất cả thể hiện từ mọi khâu của hoạt động đón tiếp khách du lịch, có lẽ trong từng công dân hai nước này đều thấm nhuần những chính sách quốc gia về du lịch. Chỉ vừa đặt chân đến Singapo bạn đã bắt gặp nụ cười thân thiện của hải quan nước này- điều này hải quan Việt Nam chưa làm được. Hải quan Singapo hướng dẫn rất nhiệt tình, hỏi thăm và chào hỏi mỗi vị khách đến quốc gia này. Còn ở Thái Lan, nếu bạn đi theo các tour du lịch trọn gói đến đây, ngay khi ra khỏi sân bay, bạn sẽ được những cô gái Thái Lan đón chào bằng động tác vái chào, nụ cười thân thiện và vòng hoa lan truyền thống đeo trên cổ. Rồi họ còn chụp ảnh cho từng du khách ( tức nhiên sau đó họ cũng kinh doanh bán ảnh cho du khách nếu du khách có nhu cầu muốn mua) rồi hướng dẫn lên xe và sắp xếp hành lý cho du khách. Quả là một khâu đón tiếp trang trọng và chuyên nghiệp, vừa làm hài lòng khách, vừa có thể lấy được tiền ngay khi khách đặt chân đến mảnh đất này. Trong những ngày thăm quan ở Singapo, nếu chẳng may du khách bị lạc đường hoặc lạc đoàn chưa biết cách tìm đường về, du khách có thể hỏi thăm bất cứ người dân nào của quốc đảo này bạn sẽ được chỉ dẫn nhiệt tình và họ còn cho bạn mượn điện thoại miễn phí để liên hệ với hướng dẫn, khách sạn hay người thân. Trong chuyến thăm quan của du khách ở Thái Lan, đến đâu bạn cũng gặp những người bán hàng thân thiện. Bạn có thể mặc cả giá hàng hóa, được chọn lựa hàng hóa thoải mái mà không mua người bán vẫn rất niềm nở đón tiếp với nụ cười luôn nở trên môi 4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch 4.1 Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch - Có một việc làm mà chính phủ hai nước Thái Lan và Singapo đã làm triệt để để không gây phiền toái đến khách quốc tế đó là tại các điểm thăm quan không bao giờ có trường hợp khách bị chèo kéo để sử dụng dịch vụ và ăn xin như ở các điểm du lịch ở Việt Nam. Đây là một yếu tố khiến khách du lịch quốc tế hài lòng và đánh giá cao. - An ninh du lịch và an toàn cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của du khách quốc tế. Singapo hiện nay được coi là một trong những điểm thăm quan an toàn nhất thế giới. Các biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quan trọng, những nơi nhạy cảm khác nhằm đảm bảo Singapo vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong tương lai. - Vấn đề an toàn giao thông cũng được du khách quan tâm khi đi du lịch tại nước ngoài. Tại Singapo, các phương tiện giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi người có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Người tham gia giao thông, đặc biệt là du khách thường hay đi bộ để thăm quan có thể yên tâm sang đường vì ở bên Singapo có một sáng kiến rất hay được áp dụng cho khách đi bộ: Khi người đi bộ muốn sang đường, họ chỉ cần ấn nút trên cột đèn tín hiệu là xe đoàn xe ô tô sẽ dừng và người đi bộ có thể qua đường. Thật là hiện đại! 4.2 Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch Thái Lan và Singapo đều tự nhận thức được rằng muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm. Nhà nước Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đã đưa ra chính sách rất hợp lý, đó là chương trình “ Amarzing Thailand” giảm giá mạnh các dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lượng lớn chưa từng có khách du lịch đến thăm quan và mua sắm tại đất nước này. Chính thành quả của hoạt động du lịch này đã khiến Thái Lan thoát nhanh khỏi khủng hoảng kinh tế và được các quốc gia trên thế giới ca ngợi và đưa ra làm bài học trong các trường đào tạo về du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra nhận xét trên báo chí: Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do nhà nước đã quan tâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành kinh tế quan Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Singapo, của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh nghiệp, Singapo được dự kiến xây dựng đất nước thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của ngành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược: - Xác định lại vị trí của ngành du lịch. - Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phát triển du lịch như một ngành công nghiệp. - Quy hoạch không gian phát triển du lịch. - Hợp tác cùng có lợi. - Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch. Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiến lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21. 4.3 Chiến lược sản phẩm du lịch Hai nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt, giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy, đặc biệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật. Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng, công ty du lịch (lữ hành), doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyên môn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của nước ngoài là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) thành lập năm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ hành, 95 cơ quan du lịch quốc gia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch; ngoài ra còn có 16.000 hãng lữ hành, khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới… Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một đông. Tại Băngkok (Thái Lan) có các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số người nước ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà. 4.4 Chính sách giá Để so sánh giá của chương trình du lịch trọn gói thì Việt Nam có thể lấy Thái Lan để so sánh vì Thái Lan và Việt Nam gần giống nhau hơn về tiềm lực kinh tế , mức sống cũng như giá của sản phẩm du lịch. Singapo có lẽ khó so sánh hơn vì Singapo đang là nước phát triển hơn và mức sống của họ cũng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Mặc dù Thái Lan có mức sống cao hơn và là nước phát triển hơn Việt Nam nhưng giá tour đi Thái Lan so với giá tour khách quốc tế vào Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều. So sánh một cách tương đối thì giá tour đi Việt Nam phải đắt gấp rưỡi, có khi gấp đôi giá tour cho khách quốc tế vào Thái Lan dựa trên độ dài tour và dịch vụ cung cấp tương đương. Còn về tour đi Singapo thì nếu tính toán trên mức sống của người dân Singapo và người Việt Nam thì giá tour tại Singapo cũng vẫn rẻ hơn Việt Nam. Chính vì vậy khách quốc tế mới chọn Thái Lan và Singapo để đến du lịch nhiều hơn là chọn Việt Nam. Tại sao họ làm được vậy. Có lẽ đây cũng là một cách làm hay để Việt Nam học tập chăng? Giá tour của Thái Lan và Singapo luôn được bán ra cho các đối tác nước ngoài để đưa khách nước ngoài vào rẻ hơn giá trị thực tế của các dịch vụ cung cấp. Họ dám làm như vậy vì trong bất cứ chương trình tour nào họ cũng cài thêm các điểm mua sắm bắt buộc. Và chính tiền hoa hồng từ việc mua sắm của khách là số tiền họ bù vào việc giá tour bán rẻ của họ. Du khách được đưa đến các điểm thăm quan dù họ có mua sắm hay không thì bên công ty du lịch đón khách vẫn được một khoản tiền nhất định. Giữa các nhà cung cấp dịch vụ đi kèm du lịch và các công ty du lịch ở Thái Lan và Singapo có sự quan hệ chặt chẽ và cùng nhau tìm cách “móc” thật nhiều tiền từ du khách quốc tế mà vẫn làm du khách hài lòng. Lý do làm du khách vẫn hài lòng khi mua sắm là những điểm mua sắm này họ luôn luôn có những màn trình diễn và có những dịch vụ đi kèm hấp dẫn để làm thỏa mãn du khách chứ không phải họ chỉ có bán hàng hóa không thôi. Ví dụ như ở Thái Lan, khi dẫn vào thăm quan “Trại rắn” nơi bán các sản phẩm làm từ rắn họ có show trình diễn về cách bắt rắn, lấy nọc độc của rắn, giới thiệu các loại rắn để khách tìm hiểu thêm về thế giới loài rắn. Còn ở “ Trung tâm đồ da” thì họ giới thiệu cho du khách biết về da của các loài như cá sấu, rắn, voi, bò, trâu… khác nhau thế nào, và còn dạy về cách phân biệt thế nào là da giả và da thật. ở Singapo thì khách hay được dẫn đi mua sắm vàng bạc đá quý và dầu gió. Tại nơi giới thiệu đồ trang sức các hướng dẫn viên hoặc nhân viên trung tâm sẽ giới thiệu cho khách về các khai thác các loại đá quý, ngọc quý… tư vấn về độ tuổi và tuổi tương ứng với các con giáp thì nên dùng loại đá, ngọc, vàng, bạc n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL (173).doc