Khóa luận Kỹ thuật sản suất giống cá chép

MỞ ĐẦU 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÁ CHÉP VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NHÂN TẠO 4

1.1.1. Một số đặc điểm sinh thái của cá Chép 4

1.1.1.1. Phân loại 4

1.1.1.2. Phân bố 4

1.1.1.3. Hình thái 5

1.1.1.4. Đặc điểm sinh thái 5

1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.1.1.6. Đặc điểm sinh sản 6

1.1.1.7. Mùa vụ và tập tính sinh sản 6

1.1.1.8. Sức sinh sản 7

1.1.2. Khái niệm sản xuất giống cá nhân tạo 8

1.2. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁ CHÉP 9

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9

1.2.2. Tình hình nghiên cứu đối tượng trong nước 10

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ 11

CHƯƠNG 2 12

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP 12

2.1.1. Thời gian thực tập 12

2.1.2. Địa điểm thực tập 12

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12

2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.3.1. Nội dung nghiên cứu 13

2.3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép 13

2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm 13

2.3.1.3. Quy trình sản xuất 15

2.3.1.4. Thuyết minh quy trình 16

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.2.1. Phương pháp ngoài thực địa 34

CHƯƠNG 3 39

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 39

3.1. KỸ THUẬT CHO ĐẺ 39

3.1.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng 39

3.1.2. Tỷ lệ đẻ trứng của cá Chép 40

3.1.3. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá Chép 41

3.1.4. Tỷ lệ cá bột 42

3.2. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG 43

3.2.1. Ương cá bột lên cá hương 43

3.2.1.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giai đoạn cá bột lên cá hương 43

3.2.1.2. Kích thước và khối lượng 44

3.2.2.Ương cá hương lên cá giống 44

3.2.2.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giai đoạn cá hương lên cá giống 44

3.2.2.2. Kích thước và khối lượng 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

KẾT LUẬN 47

KIẾN NGHỊ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Tài liệu Tiếng Việt 49

Tài liệu internet 49

PHỤ LỤC 50

 

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kỹ thuật sản suất giống cá chép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh của cá Chép Hungary , đẻ sớm và trứng ít dính của cá Chép Inđônêxia. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ Trong những năm 70 ÷ 80 của thế kỷ XX, khi các trại cá giống lần lượt xây dựng và đưa vào hoạt động, hầu hết các tỉnh (phía Bắc) ở nước ta đều có trại cá giống. Nguồn nhân lực kỹ thuật cũng như công tác giống bố mẹ đều được chuẩn bị lựa chọn tốt. Tuy nhiên, khi cơ chế thay đổi, nhiều cơ sở sản xuất cá giống không đủ sức trụ lại, vì thua lỗ do quản lý kém, trong khi nghề sản xuất cá giống lại cho thu nhập đáng kể, lại không phải đầu tư quá lớn. Phong trào “Nhà nhà làm cá giống” đã phát triển một cách tự phát, trong khi cơ quan quản lý chất lượng chưa lường được mặt trái của tình trạng này. Thực tế đó dẫn đến việc sử dụng cá bố mẹ trong cùng cơ sở sản xuất làm giống trong nhiều năm liên tục, hậu quả tất yếu sẽ là hiện tượng cận huyết và thoái hóa chất lượng giống. Hiện tượng này đã xảy ra ở các loại giống cá truyền thống và đang dần lập lại ở các đối tượng mang giá trị kinh tế cao. Trao đổi cá bố mẹ giữa các cơ sở và bổ sung nguồn cá giống ngoài tự nhiên là những giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng trên. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP 2.1.1. Thời gian thực tập Thời gian thực tập kéo dài từ ngày…08/03/2010 đến ngày…02/05/2010. 2.1.2. Địa điểm thực tập Đề tài được thực hiện tại “Trạm giống Thủy sản Nước ngọt Phú Ninh” thuộc thôn Trung Đàn, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trạm giống Thủy sản Nước ngọt Phú Ninh được thành lập năm 1978, và được xem là trạm sản xuất giống lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Với diện tích khoảng 6 ha mặt nước và địa thế gần hồ Phú Ninh, nên được thiên nhiên nơi đây ưu đãi rất thuận lợi cho sản xuất nuôi trồng. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất ở đây rất sạch và hầu như công tác nuôi trồng ở đây rất ít sử dụng hóa chất, nếu không muốn nói là không có. Đây là một trong những tiêu chuẩn lý tưởng của sản xuất giống sạch cần. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Chép bằng phương pháp bán nhân tạo, tức là cho cá đẻ bằng giá thể bèo. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 2.3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị Mương dẫn nước có độ dốc cao. Hệ thống bể: hệ thống bể chứa lọc nước để cung cấp vào bể đẻ và bể ấp. Bể ấp = bể đẻ. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ. Ao ương cá giống. b) Dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép Vợt lọc nước để lấy cá bột sau khi đẻ Lưới kéo cá bố mẹ Băng ca giữ cá Cân trọng lượng (dùng cân đòn 50kg) Que thăm trứng, chén dùng xem trứng Cối và chày sứ dùng nghiền thuốc kích dục tố, xi lanh và kim tiêm Sổ ghi chép 2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm Ao nuôi vỗ cá bố mẹ Ao ương Bể ấp + bể đẻ 1 bể Một số dụng cụ khác  Sơ đồ bố trí thí nghiệm AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ( 1 ) BỂ ĐẺ (2) AO ƯƠNG CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG (4) BỂ ẤP TRỨNG (3) 2.3.1.3. Quy trình sản xuất Cá bố mẹ trong ao Kéo bắt cá và cân trọng lượng Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái) Pha kích dục tố Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ Thả bèo Khoảng 10 tiếng sau tiêm Cá đẻ trứng dính vào giá thể Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể) 1 ngày sau Trứng bắt đầu nở 2 ngày sau Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn) Lòng đỏ trứng 2 ngày sau Ra ao Cải tạo ao Cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ Kéo bắt cá, thăm trứng và sẹ, cân trọng lượng Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái) Pha kích dục tố Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ Thả bèo Khoảng 10 tiếng sau tiêm Cá đẻ trứng dính vào giá thể Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể) 1 ngày sau Trứng bắt đầu nở 2 ngày sau Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn) Lòng đỏ trứng 2 ngày sau Ra ao Cải tạo ao Ương cá bột lên cá hương Ương cá hương lên cá giống Quản lý, chăm sóc Thức ăn, Phân bón Cá giống 2.3.1.4. Thuyết minh quy trình a) Nuôi vỗ Điều kiện ao nuôi vỗ cá bố mẹ Loại cá Diện tích Mức nước Lớp bùn Bờ pH Hàm lượng oxy Nhiệt độ Mật độ Cá cái 2.000m2 sâu 1,5m dày 0,15÷0,2m Cao 6,5 ÷8. 2mg/l 25÷270C 10kg/100m2 Cá đực 1.000m2 sâu 1,5m dày 0,15÷0,2m Cao 6,5÷8. 15kg/100m2 Quy trình nuôi vỗ Đối với loài cá chép, cá đực và cá cái được nuôi riêng, vì cá chép có thể đẻ ngay trong vực nước nó sống khi có điều kiện thuận lợi. Bảng 2.1. Tỷ lệ nuôi (%) nuôi ghép cá Chép Loài cá ghép Loài cá chính Trôi Ấn Mè trắng Mè hoa Chép Trắm cỏ Trôi Ấn 50 15 5 5 5 Trắm cỏ 20 15 15 5 10 Mè trắng 15 60 5 7 3 Thời gian nuôi vỗ: kéo dài khoảng 5 tháng. Được chia làm 2 giai đoạn: Nuôi vỗ tích cực Nuôi vỗ thành thục Nuôi vỗ tích cực Thời gian nuôi vỗ tích cực 3 tháng Tên Hàm lượng Cách thức áp dụng Thức ăn Cám gạo 0,35 kg/m2 ao Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời mát. + buổi sáng: 8 -9 h + buổi chiều: 3- 4h Phân bón Phân gà đã ủ hoai 12kg/100m2 Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần Đạm, lân Tỷ lệ: 2/1 Bổ sung khi cần. Bón khi màu nước chưa lên. Không được bón chung, vì dễ gây phản ứng mất đạm. Lá xanh Các loại lá cây có tính chất nhanh mục 15kg/ao/tuần Bó thành từng bó 5÷7kg, 1 lần/tuần. Rãi đều quanh ao, cách bờ 1,5m. Kiểm tra, chăm sóc Thường xuyên kiểm tra màu nước, đảo lá dầm, và vớt xác khi đã rục hết. Cuối giai đoạn nuôi vỗ, cần kéo lưới kiểm tra cá đã đạt yêu cầu nuôi vỗ tích cực chưa. Nuôi vỗ thành thục Thời gian nuôi vỗ thành thục 2 tháng Tên Hàm lượng Cách thức áp dụng Thức ăn Thóc mầm 1 % trọng lượng cá Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời mát. + buổi sáng: 8 -9 h + buổi chiều: 3- 4h Phân bón Phân gà đã ủ hoai Giảm ½ so với nuôi vỗ tích cực Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần Đạm, lân Bổ sung khi cần. Bón khi màu nước chưa lên. Không được bón chung, vì dễ gây phản ứng mất đạm. Lá xanh Các loại lá cây có tính chất nhanh mục Bó thành từng bó 5 -7kg, 1 lần/tuần. Rãi đều quanh ao, cách bờ 1,5m. Kiểm tra, chăm sóc Giống như nuôi vỗ tích cực. Chú ý kéo lưới kiểm tra định kỳ: + Tháng đầu: 15 ngày/lần. + Tháng thứ hai: 7 ngày/lần. Chế độ kích nước + Tháng đầu: 15 ngày thay nước/ lần. Mỗi lần bằng 1/3 lượng nước ao. + Tháng thứ hai: 7 ngày/ lần. 1/3 lượng nước ao. b) Chọn cá, thăm trứng và sẹ Chọn cá cái: Chọn những cá thể khỏe mạnh, bụng to, mềm, nếu ngửa bụng cá lên, buồng trứng xệ sang hai bên, lỗ sinh dục đỏ hồng. Lúc này sử dụng que thăm trứng để thử trứng. Tính đàn hồi của bụng cá mẹ là một trong những tiêu chuẩn đáng chú ý để chọn cá đẻ. Chọn cá đực: Chọn những cá thể khỏe mạnh. Khi vuốt nhẹ bụng cá gần phần phụ sinh dục có sẹ đặc quánh như sữa đặc trong lon chảy ra là được. Trước khi cho cá đẻ, rất hạn chế tiếp xúc lâu với cá bố mẹ để tránh stress cho cá. Bởi nếu cá bị stress, cá có thể không đẻ hoặc dẫn đến kết quả đẻ không cao. Thăm trứng Sử dụng que thăm trứng có độ dài 45 cm, dạng ống dài, một đầu bịt kín và một đầu hở. Bắt ngửa cá nằm trong băng ca. Dùng que thăm trứng đưa vào lỗ sinh dục. Lấy trứng từ hai bên buồng trứng cho ra chén có nước sạch. Quan sát thấy trứng tròn căng, rời nhau và có màu trắng xanh là đươc. Hình 2.1. Thăm trứng cá và một đầu của que thăm trứng c) Tiêm kích dục tố cho cá Lý thuyết về kích dục tố Khi tuyến sinh dục của các loài cá nuôi đã đạt được mức độ thành thục hoàn toàn, trứng chín thì sẽ diễn ra hai quá trình tiếp theo, đó là rụng trứng và đẻ trứng. Theo Sakem và ctv (1975), khi tế bào trứng đã phát dục thành thục và tách khỏi màng follicle rơi vào xoang buồng trứng gọi là quá trình rụng trứng. Lúc này trứng ở trạng thái lưu động tự do. Sau khi trứng rụng, trứng từ xoang buồng trứng được đưa ra ngoài qua lỗ sinh dục của cá cái gọi là sự đẻ trứng. Khi tuyến sinh dục của cá bố mẹ phát triển đến cuối giai đoạn IV, nếu bị kích thích bởi một lượng hormone sinh dục có nồng độ nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sẽ xảy ra những chuyển biến về sinh lý trong cơ thể cá. Lúc này, dưới tác dụng của thần kinh thể dịch, đặc biệt là tác dụng của hormone sinh dục, tế bào follicle nhanh chóng thành thục. Tế bào lớp trong của follicle trở thành hình lập phương, phình to và nhanh chóng tiết ra dịch thể (noãn dịch) nhiều trong xoang buồng trứng, về sau các nang trứng thường tách ra và vỡ. Tiếp đó thể tích buồng trứng tăng lên rõ rệt, khoảng 35% (Vương Nghĩa Cường 1978). Ngoại cảnh Cơ quan ngoại cảm Thần kinh trung ương (Hypothalamus) Thần kinh chi tiết Tuyến yên (Hypophysis) Rụng trứng, tiết tinh Hệ tuần hoàn Kích dục tố Tuyến sinh dục Hướng tác động: Hướng phản hồi ngược lại: Hình 2.2. Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo Các loại kích dục tố dùng cho sinh sản cá Chép LH –RH A (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog) Đây là một loại kích dục tố tổng hợp, có tác động vào não thùy cá để chúng có thể tự sinh sản ra hormon sinh dục. Hormone LH-RHA còn gọi là Prolan A. Từ lâu các nhà nghiên cứu kích dục tố sinh sản đã biết rằng Hypothalamus (vùng dưới đồi) điều khiển sự làm việc của tuyến yên thong qua thần kinh thể dịch. Trong đó bao gồm hai hormone quan trọng là FSH – RH (Follicle Stimulating Hormone – Releasing Hormone) và LH – RHA (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog). Theo các nhà khoa học Trung Quốc, hormone này là một decapeptid gồm những acidamin như: Glutamine, Histidine, Trytophan, Serine, Tyrosine, Glycine, Leucine, Arginine, Proline và Lyzine. LH-RHa được chiết xuất từ hormon sinh dục các loài động vật. Chúng có nhiều nhiều nhóm tương tự : LH-RHa1, LH-RHa2, LH-RHa3. Sau khi tiêm LH – RHA cho cá chép thì hàm lượng kích dục tố trong máu tăng lên. DOM Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormone sinh dục, còn tiết ra một chất quan trọng khác có tác dụng ức chế quá trình tiết kích dục tố cơ bản (sản ra kích dục tố tự phát) mà còn ức chế cả sự tiết kích dục tố dưới ảnh hưởng của LH – GHA, đó là chất Dophamin. Để làm giảm tác dụng của chất ức chế, người ta tiêm thêm chất kháng Dopamin là Doperidom (DOM). Liều dùng Bảng 2.2. Liều lượng kích dục tố tiêm cho cá chép Loại kích dục tố Liều lượng Đơn Vị Tính DOM 5 mg/kg LRH – A 10 mcg/kg mg = miligam (phần nghàn gam); mcg = microgam (phần triệu gam) (Nguyễn Tường Anh (1999)) Kỹ thuật tiêm Đặt cá vào trong băng ca (đối với cá lớn) chìm dưới nước, lật ngửa cá và tiêm vào xoang gốc vây ngực ở phần da, kim tiêm tạo thành một gốc 450 so với thân cá. Tránh tiêm vào cơ vây, vì sẽ làm thối vây. Hình 2.3. Kỹ thuật tiêm cá d) Cho cá đẻ Sau khi tiêm kích dục tố cho cá xong, thả chung cá đực và cá cái vào một bể. Sau thời gian khoảng 9 – 10 tiếng, cá động hớn và rượt đuổi nhau. Cá cái đẻ trứng, cá đực phóng tinh trùng. Trứng đẻ ra bám vào rễ bèo. Những trứng được thụ tinh sẽ được ấp nở và phát triển. Những trứng không được thụ tinh sẽ bị phân hủy trong môi trường. e) Ấp nở Nguyên lý ấp nở: Trứng sau khi thụ tinh, được chứa ngay trong bể ấp để ấp nở. Đặc điểm sinh lý hô hấp của trứng là tự động, theo nguyên lý: O2 từ môi trường sẽ trao đổi với O2 trong trứng do có hàm lượng cao hơn, ngược lại CO2 từ trứng sẽ thoát ra môi trường nước do nồng độ CO2 trong nước thấp hơn. “Tạo môi trường (nước ấp) có nồng độ O2 cao và CO2 thấp, các chất thải của trứng và cá con sau khi nở (chủ yếu CO2) được dẫn khỏi môi trường bằng cách tạo dòng nước sạch chảy qua các hạt trứng. Như vậy về nguyên tắc, không cần khối lượng nước chảy nhiều mà cần nước giàu O2”. Một số yếu tố sinh thái có quan hệ đến quá trình phát triển của phôi Hàm lượng oxy hòa tan Lượng tiêu hao oxy của phôi cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong cùng một cơ thể tiêu hao oxy ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Hoạt động này cũng khác nhau khi ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. Lượng tiêu hao oxy của phôi cá thường cao ở giai đoạn trước và sau khi nở, đặc biệt là giai đoạn cá bột, sau đó giảm dần. Nhiệt độ nước Phạm vi thích ứng nhiệt độ nuôi đối với các loài cá khác nhau thì khác nhau. Tốc độ phát dục của phôi thai cá nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ. Nhiệt độ nước cao thì quá trình phát triển của phôi cá nhanh và ngược lại. Khi ấp trứng cá ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu được tỷ lệ nở cao và cá bột có chất lượng tốt. Nhiệt độ nước ấp còn là nguyên nhân của hiện tượng dị hình ở cá. Hiện tượng dị hình xuất hiện vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển phôi, thai phôi cong và các bộ phận đầu và đuôi bị cong. Khi nhiệt độ nước vượt quá ngưỡng thích ứng của phôi cá, phôi sẽ xảy ra hiện tượng dị hình. Đặc biệt khi nhiệt độ nước ấp càng cao, tỷ lệ dị hình càng tăng. Trong quá trình ấp trứng, nếu nhiệt độ tăng lên một cách từ từ trong phạm vi thích hợp, phôi cá phát triển tốt hơn ở nhiệt độ thích hợp ổn định. Dụng cụ ấp trứng Bể vòng Nguyên mẫu, dụng cụ ấp trứng, bể vòng được xây dựng đầu tiên tại trung quốc, vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX Hình dạng, kích thước Xây bằng gạch, hình vành khăn, đường kính trong từ 0,8÷1m, khoảng vành khăn công tác ấp trứng rộng khoảng 0,3÷0,5m và đường kính ngoài rộng khoảng 4÷5m. Nước ấp để ấp trứng được cấp vào phần vành khăn qua van điều tiết và hệ thống vòi phun (10 cái) đặt ở đáy vành khăn. Nước tiêu từ vành khăn được chọn lọc qua lưới, chảy vào lõi bể (hình trụ) rồi thoát ra ngoài theo ống tiêu đặt ngầm dưới đáy bể. Nhờ cấu tạo như vậy, nước trong vành khăn luôn chảy thành dòng liên tục, quay tròn. Hình 2.4. Bể vòng lúc có nước và lúc không thả nước Ưu điểm Có thể ấp trứng từ lúc thụ tinh đến khi tiêu hết noãn hoàng (sau khi nở 3 ngày) mà không phải di chuyển như khi ấp bằng bình Weis. Không cần tốn nhiều thời gian. Nước để ấp không cần phải xử lý kỹ như khi ấp bằng bình Weis. Nhược điểm Không di chuyển được khi cần thiết. Thu cá bột khó, tốn thời gian. Bảng 2.3. Các thông số kỹ thuật như sau Đặc điểm Lưu tốc Từ lúc cá đẻ trứng vào đến khi vỏ trứng mềm (2 -3 ngày) 0,15 ÷ 0,20m/giây Từ lúc vỏ trứng mềm đến 3 giờ sau khi nở 0,3 ÷0,4m/giây Sau khi nở 3 tiếng đến khi cá bơi ngang, ngược dòng nước 0,15 ÷0,20 m/giây (Nguyễn Tường Anh, 2005) Trong suốt thời gian ấp, không lúc nào được ngừng cấp nước, vì nếu nước đứng, cá sẽ chui ngược vào hệ thống ống tiêu nước. f) Ao ương Ra ao ương Sau khi cá nở một thời gian dinh dưỡng hết noãn hoàn thì được mang ra ao ương. Thả cá ra ao: Chọn lúc trời mát, nhiệt độ nước từ 250 - 280C, thả cá xuống nước từ từ để cá quen dần với môi trường ao rồi mới đưa hết ra ao khỏi dụng cụ đựng cá, tránh cá bị sốc và nhiễm bệnh. Lựa chọn ao ương Trước khi ương phải lựa chọn những ao tốt, đạt những tiêu chuẩn sau: Nguồn nước phải chủ động dẫn và tiêu dễ dàng Chất đáy phải thích hợp Diện tích và độ sâu vừa phải Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ Ánh sáng đầy đủ - Thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc Hình 2.5. Ao ương nuôi cá giống Bờ ao Cống cấp nước Mô phỏng một ao nuôi Cơ ao Độ sâu ao Lối lên, xuống ao Cống thoát nước Hình 2.6. Mặt cắt và kết cấu ao Ý nghĩa của công tác tẩy dọn ao Ao là môi trường sống của cá nuôi, nên điều kiện ao nuôi tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của cá nuôi, tức là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá, cho nên khi ương nuôi cá con, biện pháp cải tạo ao nuôi được đặt lên vị trí hàng đầu, được xem là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu suất nuôi. Thông thường sau mỗi vụ nuôi, các chất cặn bã, thức ăn dư thừa, phân bón…lắng xuống và tích tụ rất nhiều ở đáy ao và đây là nơi ẩn nấu của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời khi lấy nước vào ao cũng có thể đưa các loại địch hại, cá dữ và các sinh vật gây bệnh cho cá. Ao có nhiều chất hữu cơ lắng tụ, khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ nước nâng cao, hàm lượng oxy giảm đi, trong quá trình phân giải vật chất hữu cơ, sẽ sinh ra nhiều chất độc hại như: H2S,CH4…rất có hại cho sức khỏe của cá. Nếu ở đợt nuôi trước, cá đã bị các bệnh truyền nhiễm, nếu không tẩy dọn đúng kỹ thuật thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển ở đợt nuôi sau. Như vậy có nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng ao và nước có ảnh hưởng xấu đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cá. Nếu không diệt cá tạp và cá dữ thì cá nuôi sẽ là mồi cho các loại địch hại này hoặc chúng có thể cạnh tranh một phần lượng thức ăn của cá nuôi. Thao tác tẩy dọn ao nuôi mang lại những lợi ích sau : Tăng thêm nguồn vật chất dinh dưỡng cho cá Tăng thêm phạm vi hoạt động và thêm lượng cá thả Diệt trừ các sinh vật địch hại g) Ương nuôi cá Chép giống Bao gồm hai khâu công tác đó là: Ương nuôi cá bột lên cá hương. Ương nuôi cá hương lên cá giống. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá bao gồm: Thức ăn Nhiệt độ Oxy Bệnh tật Khoảng không gian sống của cá Sự vận động của nước Thức ăn Là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá cả về mặt số lượng và chất lượng. Cá chỉ có thể lớn được khi khẩu phần thức ăn đưa vào lớn hơn khẩu phần duy trì. Qua thực nghiệm cho thấy, nhịp điệu ăn thưa thì cá ăn nhiều hơn, nếu cho ăn thừa thãi thì cá cũng chỉ ăn đến một mức độ nhất định. Lượng thức ăn cá sử dụng còn phụ thuộc vào ngoại cảnh như nhiệt độ, nồng độ oxy, mật độ cá…Chất lượng thức ăn cũng quyết định đến sinh trưởng của cá, mỗi loại thức ăn có một hệ số chuyển hóa khác và ở các loài khác nhau cũng khác. Thức ăn của cá bao gồm hai loại: Thức ăn tự nhiên Thức ăn nhân tạo Thức ăn tự nhiên Thức ăn tự nhiên của cá chủ yếu được tạo ra bằng cách bón phân hữu cơ và phân vô cơ vào môi trường nước nuôi. Phân hữu cơ + muối vô cơ hòa tan Quang hợp Tảo phù du Vi khuẩn Động vật phù du Động vật đáy Cá Xác chết và chất thải của động vật và thực vật + vi khuẩn phân hủy Hình 2.7. Vòng tuần hoàn dinh dưỡng trong ao Phân hữu cơ Là phân mà trong thành phần có nguyên tố các bon (C) là chủ yếu. Phân hữu cơ bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như: phân lợn, phân gà…và phân xanh: lá dầm… Phân hữu cơ có thành phần hóa học phức tạp, gồm đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết như: N,P,K,các chất vi lượng, mùn cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn, động vật phù du, động vật đáy và cá… Tác dụng của phân hữu cơ lâu bền (do phân giải từ từ): Tăng cường thức ăn tự nhiên, làm nguồn thứ ăn gián tiếp cho cá sử dụng. Cải tạo đáy ao, làm đáy ao tơi xốp, tăng tính giữ nước, giữ các muối dinh dưỡng trong ao. Nói đến vấn đề gây nuôi thức ăn tự nhiên nhằm tạo nguồn thức ăn gián tiếp cho cá, chúng ta không thể không kể đến các loại vi tảo ( làm thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng và ấu thể ban đầu của các loại giáp xác và cá), các loại ấu trùng, luân trùng: Brachionus, Calyciflorus và Brachionus rubens (thức ăn của cá) và các loại động vật phù du (nguồn thức ăn cho ấu trùng của cá)…So với các loại thức ăn có giá trị như Artemia thì nguồn thức ăn này mang rất nhiều dưỡng chất cao cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cá con. Bảng 2.4. So sánh Axitamin tự do (FAA) trong thành phần động vật phù du hoang dã với ấu trùng Nauplius Artemia mới nở (loại AF) FAA Động vật phù du hoang dã Artemia Atpatic 2.1 1.2 Glutamic 2.0 3.6 Atparagin 1.5 1.3 Serin 3.8 2.3 Histidin 1.3 0.7 Glutamine 2.8 2.8 Glyxin 23.0 2.0 Treonin 2.1 1.3 Atginin 9.9 3.6 Alanin 9.1 4.4 Taurin 32.7 7.6 Tyrosin 1.5 1.1 Valin 3.8 2.1 Metionin 4.7 2.2 Trytophan 0.6 0.3 Phenylalanin 2.1 1.5 Isoleuxin 2.4 1.5 Leuxin 4.5 2.5 Lysine 6.6 3.9 Tổng FAA 116.6 45.9 (Sửa đổi từ Naess và Bergh, 1994) Thức ăn nhân tạo Thức ăn nhân tạo chủ yếu được bổ sung bằng cám gạo. Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng của cám gạo Thành phần Khối lượng/100g - Calori - Tổng số lipit - Chất béo bảo hòa - Chất xơ tiêu hóa được - Carbohydrat - Đường - Protein - Vitamin E - Vitamin B6 - Canxi - Kali 316 KJ 21g 4 g 21g 28 g 0,9 g 13,3 g 4,9 mg 4,1 mg 57 mg (Nguồn: theo www.Nutritiondata.com) Hệ số chuyển hóa thức ăn bề ngoài = Thức ăn bổ sung được cá sử dụng Tăng trọng của cá  Hệ số thức ăn thực sự = Thức ăn bổ sung được cá sử dụng Tăng trọng của cá – tăng trọng do thức ăn tự nhiên Nhiệt độ Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ quá trình trao đổi chất nên ảnh hưởng đến sinh trưởng, nhiệt độ nâng cao dẫn đến tăng nhu cầu năng lượng duy trì và tăng hoạt động, đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn. Tồn tại một số giới hạn nhiệt độ thấp, khi trên mức đó, cá vẫn có sự sinh trưởng, ở giới hạn cao nhất, trên mức đó cá sẽ bị chết. Trong khoảng giới hạn nhiệt độ, có một khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng gọi là khoảng nhiệt độ thích hợp Oxy Oxy là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sinh trưởng của cá, ở tất cả các lứa tuổi của cá đều đòi hỏi lượng oxy cao. Bệnh tật Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá và thậm chí có thể làm chết cá. Khoảng không gian sống Khoảng không gian sống thong qua 2 chỉ tiêu: Tổng thể tích của khối nước chứa cá Mật độ cá Cá sống ở mặt nước rộng nhanh lớn hơn cá sống ở mặt nước hẹp. Ương nuôi cá bột lên cá hương (2,5 – 3 cm) Đặc điểm giai đoạn Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng, sau khi nở khoảng 3 – 4 ngày. Sau khi đưa ra ao cá được nhận thêm một số thức ăn bổ sung bên ngoài. Bảng 2.6. Đặc điểm của cá chép giai đoạn cá bột lên cá hương Thời gian (ngày) Đặc điểm Sau khi nở 3 – 4 ngày - Cá đã hết noãn hoàng. Sử dụng thức ăn là các sinh vật đáy nhỏ, cám gạo… 8 – 10 - Các vây hình thành rõ ràng, hàm trên xuất hiện răng sừng, cá bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là ấu trùng cỡ nhỏ, và ấu trùng muỗi lắc (Chironomus) cỡ nhỏ. 15 – 25 - Toàn thân có vẩy bọc, mồm xuất hiện chồi râu, bắt mồi hoàn toàn chủ động, thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ, cá bắt đầu chuyển xuống sống ở tầng đáy là chủ yếu. Chăm sóc, quản lý cá Bảng 2.7. Thống kê công tác chăm sóc cá bột lên cá hương Thời gian ương Thức ăn Phân bón Lá dầm Tuần đầu Cám gạo Bón theo sự thay đổi màu nước 7 bó Tuần hai 7 bó Bảng 2.8. Lượng thức ăn cho cá bột lên cá hương Thời gian Lượng thức ăn mỗi ngày (kg/1 vạn cá) Tuần thứ nhất 1.0 – 2.0 Tuần thứ hai 3.0 – 4.0 Bảng 2.9. Lượng phân bón cho ao ương cá bột lên cá hương Loại phân bón Khối lượng phân bón ( kg/100m2/tuần) Phân chuồng 10 – 15 Phân xanh 10 – 15 Phân vô cơ - Vôi bột 1 - 2 Chú ý: Trong tuần đầu, thức ăn khi cho cá ăn phải được nấu chín, hòa nước và tạt quanh ao. Hằng ngày phải kiểm tra tình hình hoạt động của cá, số lượng thứa ăn cần thiết cho cá sử dụng có đầy đủ không, các loại địch hại có ảnh hưởng đến sự sống còn của cá hay không. Thông qua màu nước và hoạt động của cá để xử lý kịp thời khi có sự thay đổi về thời tiết. Ương nuôi cá hương lên cá giống (8 – 10cm) Đặc điểm giai đoạn Cá hương là giai đoạn cá dinh dưỡng hoàn toàn bằng thức ăn bên ngoài, lấy từ môi trường. Cá đạt kích cỡ 2÷3 cm sau 20÷30 ngày tuổi (tùy điều kiện nuôi dưỡng), có thể dần dần hoàn thiện các bộ phận như vây, vẩy…So với cá trưởng thành, ở giai đoạn cá bột lên cá hương có sự biến đổi rất lớn, các thay đổi này diễn ra một cách từ từ, không phân biệt được rõ rang các giai đoạn khác. Dinh dưỡng Ban đầu dinh dưỡng chủ yếu là luân trùng cỡ nhỏ - Rotifer, động vật phù du…sau đó là động vật phù du cỡ lớn. Khi chuyển sang kích thước 2.5 ÷3 cm cá bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn như cá trưởng thành. Tốc độ sinh trưởng Giai đoạn cá hương, tốc độ sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt là sự tăng trưởng khối lượng, nhu cầu thức ăn rất lớn. Khi chuyển sang giai đoạn cá giống là thời kỳ cá bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn như cá trưởng thành. Cá ăn sinh vật đáy. Lúc này cơ thể hoàn thiện như cá trưởng thành (trừ tuyến sinh dục chưa phát triển). Chăm sóc, quản lý cá Bảng 2.10. Thống kê công tác ương cá hương lên cá giống Thời gian ương Thức ăn Phân bón/tuần Lá dầm Tuần đầu + 2 Thức ăn xanh (60%) + cám gạo (20 %) Bón làm 2 lần. Mỗi lần: 30 – 40 kg/100m2 5 – 7 bó/ tuần/ lần Tuần thứ 3 + 4 Thức ăn xanh (60%) + cám gạo (20 %) Tuần thứ 5 + 6 Thức ăn xanh (60%) + cám gạo (20 %) Bảng 2.11. Lượng thức ăn cho cá hương lên cá giống hằng ngày Khối lượng cá thể (g) Khẩu phần ăn (% tổng khối lượng cá/ ngày) 8 – 70g/con 10 70 – 150g/ con 5 > 150g/ con 3 Bảng 2.12. Lượng phân bón cho ao ương cá hương lên cá giống Loại phân bón Khối lượng phân bón ( kg/100m2/tuần) Phân chuồng 10 – 15 Phân xanh 10 – 15 Phân vô cơ Vôi bột 1 - 2 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Phương pháp ngoài thực địa a) Phương pháp cân, đo kích thước cá Phương pháp cân: Đối với cá bố mẹ: Sử dụng cân tay Đối với cá hương: Sử dụng cân điện tử Phương pháp đo: Sử dụng thước thẳng đơn vị cm. b) Phương pháp pha kích dục tố Kích dục tố được pha với dung dịch nước muối sinh lý 6 - 7 %, trong điều kiện không có sự giao động không khí mạnh (gió) nhằm tránh hiện tượng thăng hoa của các thành phần của thuốc. c) Phương pháp xử lý giá thể (bèo) trước khi vào cho đẻ Bèo được vớt ngoài tự nhiên, ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó rửa sạch và loại bỏ lá già. Mật độ bèo dùng ấp trong bể: 0,2 - 02,3 m3/kg cá. Hình 2.9. Bèo làm giá thể d) Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản Hệ số thành thục Tỷ lệ chênh lệch Tổng trọng lượng trước khi đẻ - = x 100 Trong đó : Tỷ lệ chênh lệch = Tổng trọng lượng cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docky thuat san xuat giong ca chep.doc
Tài liệu liên quan