Khóa luận Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi 3

1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh chi 6

1.2.1. Hình thái cấu tạo 6

1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Linh chi 7

1.2.3. Điểu kiện sinh trưởng & phát triển của nấm Linh chi 7

1.3. Thành phần hóa học của nấm Linh Chi 8

1.4. Thành phần các chất có hoạt tính & giá trị dược liệu của nấm Linh chi 9

1.4.1. Thành phần các chất có hoạt tính & công dụng 9

1.4.2. Giá trị dược liệu 10

1.5. Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới 12

1.6. Tình hình trồng nấm Linh chi ở Việt Nam 12

1.7. Tiềm năng phát triên nghề trồng nấm Linh chi 12

1.7.1. Tiềm năng về điều kiện nuôi trồng 12

1.7.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực 13

1.7.3. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ 13

Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị 14

2.1.1. Dụng cụ và trang thiết bị 14

2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất 15

2.2. Chuẩn bị giống nấm 17

2.2.1. Phân lập giống nấm 17

2.3. Kỹ thuật trồng nấm Linh chi 23

2.3.1. Yêu cầu nguyên liệu sử dụng trong trồng nấm 23

2.3.2 Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa 25

2.3.3. Trồng nấm Linh chi trên gỗ khúc 30

2.3.4. Một số bệnh trên nấm 32

2.3.5. Biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm 33

Chương 3: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NẤM LINH CHI

3.1. Các dạng tổn thất sau thu hoạch 35

3.1.1. Tổn thất về mặt số lượng 36

3.1.2. Tổn thất về chất lượng 36

3.1.3. Tổn thất về giá trị dinh dưỡng 36

3.1.4. Tổn thất về mặt kinh tế 36

3.2. Giai đoạn thu hái 37

3.3. Quá trình sơ chế nấm 37

3.3.1. Phương pháp phơi khô 38

3.3.2. Phương pháp sấy nấm bằng lò sấy (sử dụng hơi nóng) 39

3.4 Chế biến nấm 41

3.5. Một số sản phẩm từ nấm Linh chi 42

3.5.1. Rượu Linh chi 42

3.5.2. Nước giải khát Linh chi 43

3.5.3. Trà Linh chi túi lọc 47

3.5.4. Cao Linh chi 47

3.5.5. Bột bào tử nấm Linh chi 48

Chương 4: KẾT LUẬN

41. Kết luận 49

4.2. Kiến nghị 49

 

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8437 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng sinh khối của loài nấm dự định nuôi trồng. Trong thực tế nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thu hái được nấm. Nguồn giống như vậycó sẵn trong tự nhiên, bao gồm các bào tử nấm, do gió hoặc côn trùng, kể cả nước mang đến. Giống trong nuôi trồng còn có thể do nguyên liệu sử dụng đã nhiễm sẵn tơ nấm. Tuy nhiên cách làm trên thường nặng tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại. Kỹ thuật làm meo giống phát triển mạnh sau khi phương pháp nuôi cấy mô tế bào ra đời. Quá trình làm meo giống được thực hiện trong điều kiện vôt rùng tương đối nghiêm ngặt. 2.2.1. Phân lập giống nấm Quả thể Bộ sưu tập giống Bào tử Tơ nấm Giống gốc Giống sản xuất (giống thạch) Giống meo hạt Giống cọng Meo giống (meo giá môi) Môi trường hạt - Lúa - Bo bo Môi trường cọng - Rơm - Thân cây mì Môi trường giá môi - Rơm - Mạt cưa Môi trường thạch - Nước chiết - PGA Hình 2.6: Quy trình sản xuất giống Khởi đầu quá trình nhân giống, hay làm meo giống là phải có giống gốc. Giống gốc có thể bằng nhiều cách: - Thu nhận & gây nẩy mầm từ bào tử nấm. - Tách sợi nấm từ cơ chất có nấm mọc. - Phân lập từ quả thể nấm. Được sử dụng phổ biến vì thao tác dễ làm, đặc tính giống ít bị biến đổi. Việc phân lập được gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất 1 loại tơ nấm định làm giống, không bị tạp nhiễm. Môi trường thích hợp để phân lập nấm là môi trường PGA (khoai tây-glucose-thạch). Cách tạo môi trường phân lập - Khoai tây: 200g. Không mọc mầm, không biến màu xanh, tiến hành gọt vỏ & cắt nhỏ. - Đường glucose: 20g có thể thay bằng đường kính hoặc đường maltose. - Thạch: 20g - Nước sạch: 1lit Nấu khoai tây chín, nhuyễn lọc lấy nước bằng vải màn. Bổ sung đường, thạch và nước cho đủ 1 lit rồi đun cho tan hết thạch. Phân vào ống nghiệm (khoảng 1/3 ống nghiệm), đậy nút bông rồi hấp khử trùng 1atm trong 20 phút. Khi khử trùng nhớ xì hết không khí trong nồi ra mới tăng áp suất lên tới 1atm. Sau khi khử trùng xong, các ống nghiệm được xếp nghiêng chuẩn bị nuôi cấy nấm. Môi trướng cần giữ qua 24h để xem có bị nhiễm trùng hay không rồi mới sử dụng. Ngoài môi trường PGA còn có thể sử dụng môi trường PDA, môi trường giá đậu xanh… 2.2.1.1. Chọn mẫu làm giống - Chọn tai nấm trong nhà trồng nấm. - Tai nấm phát triển tốt, không dị dạng. - Không quá già hay quá non. - Tai nấm không quá ẩm Tiến hành - Rửa sạch tai nấm thật cẩn thận & loại bỏ các tác nhân gây nhiễm. - Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy bằng cồn 700 . - Chuyển ống môi trường PGA và những dụng cụ cần thiết vào trong tủ cấy. - Đặt tất cả mẫu vật vào tủ cấy. Bật đèn U.V và quạt thổi. Sau 10 - 15 phút, tắt đèn U.V, nhưng quạt thổi vẫn phải duy trì trong suốt quá trình phân lập, cấy chuyền giống. - Khử trùng tay và chai giống bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy để bắt đầu thao tác. - Cầm que cấy nghiêng 1 góc 45o, hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đỏ. Để cho que cấy nguội (khoảng 15 - 20 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của que cấy bị chạm vào bất cứ vật gì). Sử dụng tay, xé mẫu nấm làm 2 phần, dọc theo chiều từ mủ nấm đến cuống nấm (không được sử dụng dao để cắt). Sử dụng que cấy móc, cắt mẫu nấm thành mẫu nhỏ (2 mm x 2 mm) tại vị trí bên trong mô nấm. Lưu ý: vị trí lấy mẫu nấm, không tiếp xúc với bề mặt bên ngoài, phải hoàn toàn nằm bên trong mô nấm, tại tâm điểm của vị trí mô nấm được xé ra. Hơ lửa vòng quanh cổ chai. Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng chai ra hướng phía trước ngọn lửa. Thao tác phải nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị nhiễm. Nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong chai môi trường PDA. Trong quá trình thao tác cần lưu ý khi đưa mẫu nấm vào bên trong chai môi trường, cẩn thẩn không để mẫu nấm chạm vào bất kỳ vật gì. Hơ lửa xong quanh cổ chai lần cuối và dùng nút bông vặn kín miệng chai lại. - Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: Ngày cấy giống, loại nấm. Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Sau đó để ống nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 250C. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn ty màu trắng phát triển nhanh và không có biểu hiện nhiễm bệnh. Sau ba ngày, các mẫu cấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới. Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấm thuần khiết làm giống cấp 1. 2.2.1.2. Chuẩn bị meo giống hạt Công thức môi trường hạt: - Thóc hạt : 89%. Thóc sử dụng làm meo cần phải: được thu hoạch trong khoảng thời gian không quá 6 tháng, Hạt không có mầm bệnh: mốc đen, bị mọt, hạt không bị ẩm nhiều (W> 12%). - Cám gạo : 10% - CaCO3 : 1% - Nước đủ ẩm : 60 – 65% Lưu ý: Tùy thuộcvào điều kiện của nơi trồng nầm, mà người dân có thể sử dụng các nguyên liệu: lúa, bắp, đạt đậu xanh…..làm môi trường meo hạt. Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau - Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 24 giờ, loại bỏ hạt lép, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở bung ra thì ngừng lại. Vớt các hạt thóc đã hé miệng ra rổ, để cho nguội và ráo nước. 5 - 10% cám gạo hoặc 5 - 10% cám bắp. Trộn thật đều, rồi phân phối vào các chai thủy tinh. Lưu ý, độ cao của hạt cho vào chiếm ¾ chiều dài của chai thủy tinh. Cho nút bông vào chai thủy tinh & vặn chặt, sau đó cho vào nồi hấp áp suất. Gia nhiệt đến khi áp suất đạt 1atm thì giữ ổn định trong 2 giờ. - Chuyển các chai môi trường hạt đã hấp khử trùng vào phòng cấy. - Vệ sinh bề mặt ngoài các chai môi trường hạt đã tiệt trùng bằng cồn 70O. - Chuẩn bị ống môi trường PGA chứa đầy giống nấm. - Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trường hạt. Thời gian 10 - 15 ngày, tơ nấm sẽ phát triển và phủ kín chai môi trường hạt. Sau thời gian này, tơ nấm không phát triển hoặc phát triển chậm thì ta nên loại bỏ chai giống đó. Lưu trữ các chai hạt giống trưởng thành ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tơ nấm để phát hiện chai giống bị nhiễm. 2.1.1.3 Chuẩn bị meo giống cọng - Chọn cây khoai mì trưởng thành, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và chặt thành từng khúc khoảng 10 - 12 cm. Đem các khúc mì phơi thật khô và bảo quản để dùng cho sản xuất meo. - Cho tất cả các khúc mì khô vào thùng phuy chứa nước vôi với tỷ lệ 6 kg cọng mì cho 1 kg vôi, ngâm trong thời gian 12h. Lưu ý: cần phải cho tất cả các cọng mì tiếp xúc với nước vôi bằng cách sử dụng vật nặng, nắp đậy lên nhằm cho các cọng mì không thể trồi lên khỏi mặt nước. Hình 2.7: Cọng mì được ngâm trong nước vôi - Sau 12 giờ, vớt các khúc khoai mì ra rửa lại bằng nước sạch nhằm loại bỏ vôi còn bám trên cọng mì và để cho ráo nước. Hình 2.8: Cọng mì được vớt ra, rửa sạch & để ráo nước - Tiến hành cho cọng mì vô chai hoặc túi PP. Lưu ý phải xếp thật chặt, trung bình 1 chai thủy tinh có thể chứa từ 45 – 50 cọng mì. Hình 2.9: Cọng mì được cho vào chai thủy tinh - Tiến hành đậy nút bông & đưa môi trường cọng đi hấp khử trùng. Hình 2.10: Chai môi trường cọng hoàn chỉnh - Sau khi hấp xong, để nguội & chuẩn bị cấy giống. Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thủy tinh, chai nhựa, túi nilon… Dù trên môi trường hay bao bì nào thì cũng phải đảm bảo chất lượng: - Không nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài thấy nấm có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có maù lạ, không có các vùng loang lỗ… - Có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua, khó chịu là giống bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại… - Giống không già hoặc quá non : nếu thấy có mô sẹo hoặc cây nấm trong chai, màu chai giống chuyển sang vàng, nâu là giống quá già. Giống chưa ăn kín hết đáy bao bì là giống còn non. Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy bao từ 3- 4ngày 2.3. Kỹ thuật trồng nấm Linh chi Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp nên nguồn nguyên liệu để trồng nấm Linh chi khá phong phú: mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bã mía. 2.3.1. Yêu cầu nguyên liệu sử dụng trong trồng nấm 2.2.1.1. Nguyên liệu chính Mạt cưa: tươi hoặc khô của các loại cây mềm không có tinh dầu và không độc. Ở nước ta mùn cưa cao su rất phong phú. Các cây thân thảo: rơm rạ,… Thân gỗ: các loại cây thân mềm không có tinh dầu và không có độc. 2.3.1.2 Nguyên liệu bổ sung Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển tốt cần bổ sung vào nguyên liệu chính (chủ yếu là mạt cưa) các chất dinh dưỡng khác. Và trong sản xuất người ta bổ sung thêm vào cơ chất chủ yếu là đạm và khoáng. Tùy từng loại nấm, đạm cho vào phải cân đối với cacbon thì nấm mới phát triển tốt. Mối liên hệ giữa nguồn đạm (N) và cacbon (C) được biểu thị bằng tỷ lệ C/N. Thường tỷ lệ C/N trong giai đoạn nuôi tơ là 25/1 và trong thời kỳ ra quả thể là 30/1 – 40/1. Khuynh hướng hiện nay người ta thích sử dụng phân hóa học, do hàm lượng đạm cao. - Urê (CO(NH2)2), có chứa 42 – 46% nitơ. - Ammôn sunphat ((NH4)2SO4), có chứa 20 – 21% nitơ. Việc sử dụng phân bón hóa học làm tăng lượng đạm đáng kể nhờ sử dụng các amon có chứa nitơ. Khi nitơ được nấm biến dưỡng thì thành phần còn lại của hợp chất bị biến đổi và làm thay đổi pH của cơ chất. Ngoài ra, người ta còn trộn cám gạo hoặc cám bắp chứa 1,18% nitơ. Các loại bột cám ngũ cốc, bột bánh dầu được xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao, từ 15 – 20% so với tổng lượng cơ chất. Đây là nguồn cung cấp vitamine và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm Linh chi – loại nấm đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ, nhất là trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng. Các loại khoáng cần thiết cho nấm là: P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít. Khoáng được sử dụng dưới dạng các loại muối khoáng: - Supe lân (Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4), có chứa 14 – 20% P2O5. - Canxi cacbonat (CaCO3). - Magiê sunphat (MgSO4.7H2O). - P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít. Nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu trong trồng nấm. Nước sử dụng trong trồng nấm cần đảm bảo sạch & không bị ộ nhiễm. 2.3.2. Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa Mạt cưa Chế biến Đóng túi Khử trùng Cấy giống Nuôi ủ (20-25 ngày) Chăm sóc (2-3 tháng) Thu hái Phụ liệu Nước 100oC/8-12h Meo giống Độ ẩm 50-60% Hinh 2.11:Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa Nấm Linh chi là loại nấm phá gỗ nên việc trồng trên gỗ hay trên mạt cưa đều có ý nghĩa khác nhau Mạt cưa thường dùng là mạt cưa cao su. Tuy nhiên nếu không có , vẫn có thể dùng mạt cưa tạp để sản xuất. 2.3.2.1. Chế biến mạt cưa Chuẩn bị - Mạt cưa: cao su, gỗ tạp… - Túi nilon chịu nhiệt. - Bông nút, cổ nút… - Các chất phụ gia. - Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). Tiến hành - Mạt cưa vừa mới được mua về, nên ủ đống tự nhiên khoảng 15 đến 20 ngày mới sử dụng được. Nguyên liệu mạt cưa nên để nơi khô ráo và cách ly với khu sản xuất. Tiến hành tạo ẩm và bổ sung thêm phụ gia vào mạt cưa. Tỷ lệ các chất bổ sung vào mạt cưa. - Vôi: 1% - MgSO4 : 3 ‰ - DAP: 3‰ - Phân trùn: 5-10% Đảo đều sao cho độ ẩm cuối cùng đạt khoảng 50-60%, tiếp đó đưa cơ chất đã được trộn đều qua máy sàng mạt cưa để loại bỏ những mảnh gỗ còn sót lại có thể gây khó khăn cho việc đóng bịch sau này. Sau đó tiến hành cho cơ chất được sàng vào bịch nylon & nện nhẹ, đồng thời xoay tròn bịch để cơ chất được nén đều vừa đủ chặt. Mỗi bịch cơ chất có trọng lượng 1,2 – 1,5 kg. Buộc cổ bịch, dùng que nhọn có đường kính 1 – 1,5cm xuyên vào miệng bịch & cách đáy khoảng 1cm. Hấp các bịch cơ chất ở nhiệt độ 100oC khoảng 8-12h. 2.3.2.2. Cấy giống Chuẩn bị - Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). - Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng… - Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội. - Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ. - Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại. Tiến hành * Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ: - Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. - Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. * Phương pháp 2: - Sử dụng giống Linh chi cấy trên hạt. Ta dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. - Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu). Chú ý: - Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi. - Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. - Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang. - Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. 2.3.2.3. Nuôi ủ tơ Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ủ và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Thời gian ủ dài hay ngắn tùy thuộc vào kích thước bịch. Với bịch chuẩn thì thời gian ủ khoảng 20 – 25 ngày là tơ lan đầy. Trong quá trình ủ phải thường xuyên kiểm tra, nếu thấy có dấu hiệu là như có mốc xanh, mốc đỏ cần bỏ ngay bịch đó ra khỏi nhà ủ. Nếu không sẽ nhiễm sang các bịch xung quanh. Bịch sau khi cấy giống được chuyển vào nhà ủ tơ cho nấm mọc. Nhà ủ phải đạt các yêu cầu sau: - Phải sạch và thoáng mát. - Ít ánh sáng, nhưng không được quá tối. - Không bị dột mưa hay bị nắng chiều chiếu vào. - Không để chung với các đồ đạc sinh hoạt gia đình, sách vở hay trong nhà kho. - Không ủ chung với dàn nấm đang tưới hay mới thu hoạch xong. - Nhà ủ phải xịt thuốc diệt côn trùng, nền nhà rắc vôi. 2.3.2.4. Tưới đón nấm Bịch sau khi ủ trắng tơ được chuyển vào nhà trồng. Trại có diện tích 100m2 (5m x 20m) có thể chứa khoảng 10.000 bịch. Tưới đều đặn ngày 2 lần, tưới xả tràn dưới mặt đất và phun sương trên dàn trồng. Tuyệt đối không được tưới nước trực tiếp vào cổ bịch nấm. Thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sức sinh trưởng, phát triển của quả thể & năng suất của nấm Linh chi. Nếu tưới đón nấm sớm hoặc chậm sẽ dẫn đến hiện tượng quả thể kém phát triển, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của nấm. Căn cứ vào thời gian hệ sợi lan kín bịch & màu sắc của hệ sợi để có kỹ thuật tưới đón nấm thích hợp nhất & là cơ sở để tăng năng suất nấm. Hình 2.12: Trại trồng nấm Linh chi trên mạt cưa 2.3.2.5 Thu hái - Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi. Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45oC. - Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô. - Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2. Năng suất thu hoạch khoảng 1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh chi khô. Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng nước vôi đậm đặc. 2.3.3. Trồng Linh chi trên gỗ khúc Chuẩn bị gỗ Xử lý gỗ Cấy meo Nuôi ủ (6 tháng) Chôn gỗ xuống đất Chăm sóc (5-6 tháng) Thu hái Meo giống Hình 2.13: Quy trình trồng nấm Linh chi trên gỗ khúc 2.3.3.1. Chuẩn bị gỗ Gỗ dùng trồng nấm Linh chi bao gồm các loại cây lá rộng thân mềm, không có tinh dầu, có thể sử dụng cây rừng hoặc cây vườn. Tuổi cây từ khoảng 25-30 năm. Tốt nhất nên sử dụng cây gỗ Cao Su, Bồ Đề, So Đũa, Sung… Nên đốn cây vào mùa thu thời điểm cây chứa nhiều chất dự trữ nhất (vừa rụng lá, chưa ra hoa hoặc chuẩn bị mọc lá non, khoảng tháng 10 hàng năm). Chọn cây có đường kính không nhỏ hơn 20cm. 2.3.3.2. Xử lý gỗ Các cây gỗ được cưa thành từng khúc có chiều dài có thể thay đổi nhưng gỗ thường được cắt thành từng khúc dài khoảng 0,8-1,2m, loại bỏ những khúc có nấm mốc đã mọc. Cây khi cưa khúc phải xử lý đầu gốc bị cưa, nếu không sẽ bị nhiễm mốc. Có nhiều cách xử lý như: - Chất đống hoặc xếp gỗ sao cho đầu khúc gỗ hướng mặt ra ngoài nơi luồng gió qua lại, nếu vết cắt mau khô sẽ ít bị nhiễm. - Quét vôi lên vết cắt. Vôi có tác dụng làm vết cắt mau khô và diệt khuẩn, ngăn các loại nấm mốc lạ phát triển. - Đốt qua các đầu cắt bằng cách hơ lửa hoặc nhúng cồn thoa đều mặt cắt rồi đốt. - Cây tươi sẽ hạn chế sự phát triển của nấm. Vì vậy cần phơi khô thân cây khoảng 10 – 20 ngày trước khi cấy meo. Khi cấy meo cần ngâm thân cây trong nước vôi 1% trong 5h, vớt ra để dựng đứng thân cây trong 24h rồi mới cấy meo giống. 2.3.3.3. Cấy meo Kiểm tra chất lượng giống: - Chọn meo tốt, là meo có tơ trắng đều, không có màu sắc lạ. Thời gian bảo quản meo (kể cả khi tơ ăn đầy bịch) là từ 20 – 30 ngày. Phương pháp cấy nấm - Trước hết phải tiến hành đục lỗ. Dụng cụ đục lỗ có thể là búa đục lỗ, khoan…khoan các lỗ đều nhau trên thân cây. Vô meo rồi trét kín bề mặt lỗ bằng paraffin (sáp đèn cầy). Lưu ý vệ sinh sạch sẽ thiết bị cấy (kẹp INOX) và rửa tay bằng cồn 700. Các khúc gỗ sau khi được cấy meo sẽ được đem bảo quản trong phòng ủ từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau. Lưu ý nhà bảo quản phải được rắc vôi dưới sàn và thuốc diệt côn trùng. Các khúc gỗ được xếp chồng lên nhau và cách mặt đất bằng 2 cây gỗ đường kính khoảng 10cm. - Sau khi ủ, kiểm tra thấy tơ nấm mọc trắng khúc gỗ thì ta đem ra nhà trồng. Nhà trồng thiết kế mái vòm, lợp bằng tấm Mi-ca cách nhiệt. Nhà trồng cần được khử trùng thật kỹ trước khi đem gỗ khúc ra trồng. Các khúc gỗ được chôn một nửa xuống đất, một nửa để lộ thiên. Cần tưới nước dạng phun sương liên tục để bảo đảm thông số ẩm độ của nhà trồng. 2.3.4.4. Thu hái - Sau một thời gian, mầm nấm mọc lên từ thân cây gỗ dưới đất tạo thành cuống nấm, sau đó tăng trưởng tạo quả thể. Quả thể (tai nấm) tăng trưởng đến tháng 10 thì thu hoạch. Tai nấm loại này rất lớn, có thể đạt đến 200 – 400g/1 tai nấm. Như vậy thời gian ủ tơ qua mùa đông là 6 tháng, thời gian để hình thành và tăng trưởng quả thể là khoảng 5 – 6 tháng. Chu kỳ sản xuất là từ 11 – 12 tháng. Hình 2.14: Nấm Linh chi trồng trên gỗ khúc 2.3.4. Một số bệnh trong quá trình trồng nấm Nấm Linh chi cũng như bất kỳ loại vật nuôi hay cây trồng đều có thề mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Kết quả sẽ dẫn đến giảm chất lượng và sản lượng nấm, nghiêm trọng hơn là gây thất thu cho người tiêu dùng. Bệnh chủ yếu có 2 dạng: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm. Bệnh sinh lý: xảy ra thường xuyên trong quá trình nuôi trồng. Chủ yếu do các nguyên nhân: - Yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, pH, nồng độ CO2, O2, độ ẩm môi trường… - Điều kiện nuôi trồng không thuận lợi. - Chất lượng dinh dưỡng cơ chất trồng nấm. Bệnh nhiễm: - Yếu tố gây bệnh đa dạng, chủ yếu: vi sinh vật, nấm mốc, nấm nhầy, nấm dại… - Các loại côn trùng: bọ nhảy, ruồi, tuyến trùng, nhện mạt, gián, bướm… 2.3.5. Biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm 2.3.5.1. Chọn địa điểm trồng Địa điểm nuôi trồng phải sạch sẽ, tránh xa các nguồn gây bệnh: cống rãnh, nhà máy… 2.3.5.2. Hợp lý hóa qui trình sản xuất Quy trình sản xuất cần được tính toán sao cho thuận lợi nhất cho quá trình nuôi trồng và chăm sóc. Bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm, phòng cấy, phòng ủ và nơi nuôi trồng cần tính toán để không lây nhiễm lẫn nhau. Nhà trồng cần tính toán sao cho phù hợp với từng địa điểm nuôi trồng và đảm bảo thông thoáng, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh. 2.3.5.3. Xử lý môi trường và nguyên liệu Môi trường và nguyên liệu cần phải đảm bảo vệ sinh, hạn chế các nguồn gây nhiễm vào nấm. Quá trình xử lý nguyên liệu cần phải kỹ càng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của cơ chất. 2.3.5.4. Ngăn chặc bệnh lây lan Trường hợp bệnh xảy ra phải cô lập ngay khu vực bệnh, cách ly nguồn bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp. Theo dõi nấm thường xuyên. Bình thường chưa thấy bệnh xảy ra cũng phải có kế hoạch chăm sóc định kỳ để có thể phát hiện sớm mầm bệnh kịp ngăn chặn trước khi lây lan. Chương 3: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NẤM LINH CHI Giai đoạn sau thu hoạch gồm các khâu: - Thu hái. - Sơ chế. - Vận chuyển. - Chế biến. - Tiếp thị. - Mua bán. Như vậy: giai đoạn sau thu hoạch chính là cầu nối giữa người sản xuất & người tiêu dùng. Các công nghệ liên quan đến những hoạt động này nói chung là “Công nghệ sau thu hoạch”. Công nghệ sau thu hoạch được hiểu là hệ thống các công cụ, các phương tiện & giải pháp để biến đổi các loại nông sản thô thành các sản phẩm phục vụ trực tiếp & gián tiếp cho nhu cầu con người. Công nghệ sau thu hoạch góp phần ổn định cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường cho nông sản & tạo nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Nếu quan tâm đúng mức đến công nghệ sau thu hoạch sẽ khắc phục được hiện tượng “mất mùa trong nhà”, tạo việc làm cho người lao động & tăng thu nhập cho xã hội. 3.1. Các dạng tổn thất sau thu hoạch Tổn thất sau thu hoạch là tổn thất của sản phẩm thực phẩm từ khi thu hoạch đến tay người sử dụng sản phẩm đó. Các đối tượng phải chụi tổn thất bao gồm: nông dân, người phân phối, nhà sản xuất, người tiêu dùng. Thường tổn thất hay được hiểu là các dạng mấ t mát, hao phí, thối hỏng, hư hại… của nông sản. Các dạng tổn thất sau thu hoạch này có thể phân thành 4 dạng tổn thất chính: tổn thất về khối lượng, tổn thất về giá trị dinh dưỡng, tổn thất về giá trị cảm quan & trên hết là tổn thất về mặt kinh tế. 3.1.1. Tổn thất về mặt số lượng Trong bảo quản lương thực thì khối lượng là một thông số quan trọng. Khi bảo quản, ta mong muốn cho thông số này ít thay đổi nhất. Sự tăng hay giảm về khối lượng hay thể tích lương thực trong quá trình bảo quản đều bất lợi. Các nguyên nhân chính gây ra thất thoát về mặc số lượng là do công trùng, vi sinh vật, chim, chuột & các rơi vãi trong quá trình vận chuyển & chế biến. Cần lưu ý một điều là khối lượng sẽ giảm đi khi ta sấy khô lương thực, nhưng sự giảm khối lương này không tính là tổn thất vì đó là điều kiện bắt buộc để bảo quản lương thựcđược lâu. Do đó, trong khoa học, xét về tổn thất khối lượng là xét trên chất khô của hạt lương thực chứ không xét trên khối lượng chung toàn khối. 3.1.2. Tổn thất về chất lượng Chất lượng của lương thực ở đây được hiểu là chất lượng vật lý, hóa học, cảm quan. Chất lượng sẽ được kiểm tra dựa trên hình dạng, kích thước, màu, mùi, độ sạch, sẽ không lẫn sâu mọt, vi sinh vật & tạp chất lạ. Nguyên nhân chính gây tổn thất về mặt chất lượng là trong quá trình bảo quản đã không thực hiện đúng các điều kiện công nghệ đã được khuyến cáo. Các biến đổi về chất lượng thường khá trầm trọng, đặc biệt các biến đổi về mặt hóa học sẽ dẫn đến dạng tổn thất thứ ba, tổn thất về mặt dinh dưỡng. 3.1.3. Tổn thất về giá trị dinh dưỡng Khi hạt đã bị biến đổi về mặt hóa học, thì giá trị dinh dưỡng cũng sẽ bị biến đổi. Năng lượng cung cấp trên một đơn vị khối lượng giảm. Khả năng tiêu hóa cũng sẽ giảm. Đặc biệt, cùng với sự tăng trưởng của vi sinh vật hay quá trình oxy hóa dưới sự có mặt của oxy có khả năng sinh ra chất độc cho người sử dụng. 3.1.4. Tổn thất về mặt kinh tế Các tổn thất trên sẽ dẫn đến các tổn thất về mặt kinh tế như: giảm giá sản phẩm, giảm uy tín trên thương trường, mất cơ hội buôn bán… Đồng thời còn tổn thất về mặt xã hội như an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái. 3.2. Giai đoạn thu hái Thu hái là một giai đoạn khá quan trọng trong công nghệ sau thu hoạch nấm Linh chi. Yêu cầu khi thu hái nấm Linh chi: - Thời điểm thu hái: khi vòng trắng quanh quả thể không còn nữa là nấm đã đến tuổi thu hái. - Phương pháp thu hái: cố định vùng cổ nấm dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi, không chừa lại thịt nấm. Vệ sinh bề mặt cắt: - Dùng nước vôi đặt với nồng độ 3-5%. Sau đó tẩm bông thoa đều vào vết cắt. - Dùng cồn sát trùng. Mục đích: - Chống nấm mốc phát triển ở vùng cắt. Tác dụng làm vết cắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung khoa luan.doc
  • docdia cd.doc
  • docloi cam doan.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctrang bia.doc