Khóa luận Lao động trẻ em - Qua lăng kính gia đình - xã hội

Đối với những trẻ em gái còn đang đi học và vẫn muốn có tiền để không phải nghỉ học đồng thời giúp đỡ cha mẹ thì lao động giúp việc gia đình theo thời vụ là một giải pháp tốt nhất và có thể coi là an toàn nhất. Thời gian thích hợp để các em đi lao động giúp việc là khoảng thời gian nghỉ hè và những ngày nghỉ tết - thời điểm các em được nghỉ học. Đi giúp việc gia đình vào dịp 3 tháng hè đã không còn là công việc mới mẻ đối với nhiều địa phương hay nhiều gia đình ở nông thôn. Nhưng đi giúp việc gia đình vào dịp tết là một công việc nhiều thiệt thòi đối với bất cứ người lao động nào và còn thiệt thòi hơn nhiều nữa là đối với những trẻ em gái. Ở lứa tuổi mà đáng ra các em phải được vui chơi mà không phải lo lắng đến tiền bạc thì một số em phải quên đi cái niềm hạnh phúc được xum vầy với gia đình ngày tết. Đó quả là một quyết định can đảm, một sự hi sinh lớn lao.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lao động trẻ em - Qua lăng kính gia đình - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạnh phúc, một người con ngoan, các em đã cố gắng góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc gia đình và chứng tỏ vai trò của một người con ngoan, có hiếu. 3.2.2 Với bạn bè, thầy cô Thông qua mối quan hệ bạn bè các em có thể trao đổi, giao lưu và trau dồi, tiếp thu thêm nhiều nét văn hoá mới để mở rộng sự hiểu biết, hoàn thiện cách ứng xử trong xã hội và hoàn thiện chính bản thân mình. Ông cha ta đã từng có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Chính vì lẽ đó mà thông qua mối quan hệ bạn bè các em có thể bộc lộ rõ nét nhất những suy nghĩ, những trải nghiệm của bản thân, cách sống mà các em đã lựa chọn. Mối quan hệ bạn bè của các em ở trường, lớp vẫn không có nhiều thay đổi. Bởi trên thự tế, hai trong ba trường hợp mà tôi nghiên cứu thường rất ít khi kết bạn ở trên lớp, trường. Hầu hết mối quan hệ với các bạn học chỉ là mối quan hệ xã giao, không thân thiết. Các em có mặc cảm vì mình con nhà nghèo, vì mình phải đi giúp việc gia đình, sợ các bạn chê cười…Đó chính là sự thay đổi đầu tiên và lớn nhất mà tôi nhận thấy. Nhất là khi có người coi giúp việc gia đình là một công việc của người nghèo khổ đến nỗi phải đi hầu hạ người khác. “ Chị đừng nói cho các bạn ở lớp em biết là em đi làm ở Hà Nội nhé! Em xấu hổ lắm!” (Hoa). Đấy là câu nói của Hoa khi tôi đề nghị Hoa cho tôi cùng đi đến trường. Như vậy, em đi lao động giúp việc tại Hà Nội các bạn em ở lớp không hề hay biết “Em sợ chúng nó biết lại nghĩ này nghĩ nọ về em. Em không còn đi học thì không sao nhưng đang còn đi học thì ngại lắm!” (Hoa). Mặc dù, đối với phần đông các em phải đi lao động giúp việc là đã chấp nhận nhiều thiệt thòi nhưng các em vẫn lo lắng trước những điều không hay có thể xảy ra. Và điều mà các em lo lắng nhất là sợ mang tiếng xấu. Cũng vì lẽ đó mà các em cố gắng hạn chế những mối quan hệ không cần thiết ở trường. Điều này khiến các em không có nhiều bạn thân để có thể chia sẻ với nhau về cuộc sống ngoài trường học. “ ở trường em không có nhiều bạn đâu! Trong lớp em chỉ chơi thân với 3 đứa ở xóm trên thôi! Mà khi đi làm tết ở Hà Nội em cũng phải nói dối chúng nó là em đi chơi nhà cô ở Thái Bình” (Hoa). Khi được hỏi vì sao không muốn cho bạn bè ở trường biết mình đi giúp việc thì Hồng đã trả lời rằng: “ Em thấy ngại lắm! Em sợ phải nói ra việc mình đi làm cứ như là phơi bày chuyện nhà mình nghèo ra. Vả lại chuyện đi làm người ở cho người khác cũng chẳng hay ho gì!”. (Hồng). Huyện Quảng Xương gồm có 41 xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, Nhưng cả huyện trước đây chỉ có 4 trường phổ thông trung học và hiện nay có thêm 3 trường dân lập, bán công phổ thông trung học nữa. Điều này cho thấy một thực trạng đáng buồn là phần lớn các trẻ em của xã không thể học lên cấp III. Đối với Lan thì đi học luôn là mơ ước của em. Đang học dở lớp 6 thì phải bỏ học để lao động kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Em kể: “ Bạn học của em đều ở trong xã, trong làng em nên nhiều lắm! Nhưng chúng nó toàn rủ nhau bỏ học thôi! Bạn cùng lớp của em đã bỏ học gần hết rồi”. Vì bỏ học đã gần 2 năm nên bạn học cùng lớp của em cũng không còn. Em lại đi làm xa nhà liên tục nên bạn cũ chỉ còn vài người trong cùng làng mà em thỉnh thoảng có liên lạc qua thư. Những mối quan hệ bạn bè ngoài trường học thông thường cũng gắn liền với mối quan hệ bạn bè trên lớp khi mà các em còn đi học. Những người bạn thân cũng thường là bạn học của các em. “ Em chỉ có 3 đứa bạn thân học cùng lớp và cũng chơi với nhau ở nhà thôi! Nhà chúng nó ở cùng xã nhưng khác làng. ở làng em những đứa con gái bằng tuổi em đều bỏ học đi làm xa hết nên em cũng không có bạn để chơi. Mà bọn con trai ở đây thì không chơi được. Chúng nó toàn yêu đương linh tinh thôi!” (Hoa) Tuổi 15, 16 thì ở nông thôn đã có người đến hỏi làm vợ hoặc đặt quan hệ yêu đương. Vì vậy mối quan hệ bạn bè khác giới phức tạp hơn nên các em muốn tiếp tục học cao lên cảm thấy e ngại. “ Em muốn quyết tâm không là ruộng nữa nên không muốn lấy chồng ở quê đâu! Em sẽ cố gắng đi học ở thành phố rồi lấy chồng thành phố vì ở quê khổ lắm! ở thành phố thì nhà có nghèo cũng không phải làm ruộng” (Hồng). Như vậy, Hồng đã có thể lựa chọn cho mình một con đường đi, một mục đích của cuộc sống (Định hướng nghề nghiệp) là thoát khỏi cảnh làm ruộng- đồng nghĩa với việc cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo đói, thiếu thốn. Những gì mà em thấy được ở cuộc sống của người dân đô thị là “cho dù có nghèo cũng không phải làm ruộng”, không phải dầm mưa dãi nắng. Một công việc nhàn hạ, lương cao chính là mong muốn của em và đó cũng chính là “lực hút” để em quyết định ra Hà Nội làm công việc giúp việc gia đình. Mặc dù công việc này cũng chỉ là tạm thời. Các cụ ngày xưa vẫn thường nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” thì các em đi lao động ở Hà Nội cũng có thể học hỏi được nhiều điều thông qua những trải nghiệm về cuộc sống. Khi tới sống ở một môi trường mới thì các em cũng có những thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới. Nhưng mỗi em có cách tiếp nhận văn hoá mới khác nhau bởi mỗi con người đều có những suy nghĩ, những trải nghiệm cuộc sống khác nhau. “Nhiều bạn trai cứ tối đến là lại sang nhà em chơi làm em không có thời gian để học nữa. Mà em chỉ có buổi tối để học thôi! Nhiều hôm em phải trốn đi đến lúc chúng nó về dám về nhà. Không tiếp thì bị nói là kiêu này nọ còn tiếp thì mất thời gian quá! Em không có bạn ở trong làng này đâu, chỉ chơi với mấy đứa bạn học ở làng bên thôi! Em không muốn bạn bè yêu đương gì bây giờ. Em muốn học cao thêm nữa như các anh chị ngoài Hà Nội” (Hoa). Trong khi tiếp xúc với những điều kiện mới, hoàn cảnh mới Hoa cũng đồng thời có định hướng cho nghề nghiệp của mình sau này. “Học cao thêm nữa”, đối với Hoa chính là mục đích của cuộc sống sau này. Còn đối với Hồng thì bạn bè ngoài trường cũng rất quan trọng mặc dù em không muốn có bạn trai ở nông thôn “Đợt em đi làm ở ngoài Hà Nội em thấy chị- con của cô chú (người thuê lao động) có nhiều bạn lắm! Các anh chị ấy hay tụ tập ở nhà cô chú vui lắm! Em thích có nhiều bạn, Em cũng có nhiều bạn lắm, có cả bạn học cùng, có cả bạn quen ở ngoài nhưng bạn ở ngoài vẫn nhiều hơn” (Hồng). Như vậy, mối quan niệm về quan hệ bạn bè của trẻ em gái cũng đã có một số thay đổi. Đối với trường hợp của Lan (đã bỏ học đi giúp việc gia đình ở Hà Nội) thì do yếu tố công việc không thường xuyên có mặt ở nhà vì vậy mối quan hệ bạn bè dường như không có nhiều tiến triển. Còn đối với Hoa thì ngoài mối quan hệ với bạn bè trên lớp ra thì em không muốn có thêm bạn nữa vì một mặt em sợ mất nhiều thời gian của việc học tập; mặt khác trong làng em không có những người bạn cùng với lứa tuổi để quan hệ. Hồng thì mong muốn có nhiều bạn, được tiếp xúc với nhiều người để cuộc sống vui vẻ hơn. Đó chính là do đặc điểm tính cách của từng cá nhân và những suy tính, dự định trong tương lai. Những trải nghiệm cuộc sau khoảng thời gian lao động giúp việc tại Hà Nội đã được chứng minh thông qua suy nghĩ, hành động đối với quá trình kết bạn của các em tại quê nhà với những mục đích cụ thể, rõ ràng. Tại thời điểm diễn ra hoạt đông lao động giúp việc thì các đối tượng nghiên cứu vẫn còn đi học. Quá trình lao động giúp việc gia đình này mang tính chất là lao động theo thời vụ. Các em tranh thủ dịp được nghỉ học để lao động kiếm thêm tiền giúp đỡ gia đình. Vì vậy, muốn tìm hiểu cả về mối quan hệ giữa trẻ em và thầy, cô giáo của trẻ. Trên thực tế thì mối quan hệ với thầy, cô giáo và các em vẫn không có gì thay đổi. Bởi do từ trước trẻ em và các thầy, cô giáo chỉ tiếp xúc ở lớp, ở trường mà thôi. Ngoài giờ lên lớp thì học trò và giáo viên hầu như không có quan hệ giao tiếp. Trẻ em ở nông thôn do hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện học tập tốt như trẻ em ở thành phố. Ngoài giờ lên lớp, trẻ em còn phải làm nhiều việc khác để giúp đỡ gia đình. Các em hầu như không có thời gian để giành cho việc học tập. Vì vậy, trẻ em ít có dịp tiếp xúc với thầy cô giáo của mình ngoài giờ lên lớp. “Cô giáo em chỉ đến lớp dạy xong thì về. Em chưa bao giờ đi học thêm cũng chưa bao giờ đến nhà cô giáo” (Hồng). Do đặc điểm của điều kiện sống không thuận lợi nên việc học tập của trẻ em ở nông thôn không phải là việc quan trọng nhất đối với gia đình. Vì vậy, muốn tiếp tục đi học trong khi gia đình không có đủ tiền thì buộc các em phải tự mình kiếm tiền. Trong trường hợp này thì công việc lao động giúp việc là một công việc khá thuận lợi và có thể kiếm được nhiều tiền hơn những công việc khác. Mặt khác, cũng do ở nông thôn việc học tập của trẻ em không phải là việc quá quan trọng đối với nhiều gia đình. Vì vậy, giáo viên cũng không có nhiều điều kiện để tiếp xúc nhiều hơn với học sinh. Lâu dần, sự xa cách đó thành thói quen dẫn đến sự lãnh cảm của giáo viên đối với những gì đang xảy ra với học sinh của họ trong cuộc sống thường ngày. “ Các thầy, cô không chú ý đến chúng em đâu! Ngoài lúc ở trường thì chúng em làm gì thì họ cũng không quan tâm. Đó không phải là việc của họ mà!” (Hoa). “ Trong lớp em có nhiều bạn bỏ học lắm nên có thêm em nghỉ học nữa thì cũng chẳng sao!”. Đó là câu trả lời của Lan khi tôi hỏi về thái độ của thầy, cô giáo của em khi em bỏ học để đi làm. Như vậy, do giáo viên và học sinh không có mối quan hệ gần gũi, nên hầu như không có thay đổi gì giữa quan hệ của trẻ em gái và thầy,cô giáo của mình. Nghèo đói đã khiến cho nhiều trẻ em không thể đến trường, nhiều trẻ em phải bỏ dở chuyện học hành để đi kiếm sống. Và cũng vì hoàn cảnh sống như vậy mà nhiều giáo viên không thể có điều kiện quan tâm, giúp đỡ học sinh. Đó chính là sự thiệt thòi rất lớn đối với trẻ em nông thôn. 3.2.3 Ngoài họ mạc Nhịp sống đô thị bận rộn khiến cho người dân nơi đây không có thời gian xây dựng mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Cuộc sống hiện đại với những căn hộ khép kín, biệt lập là cánh cửa đóng đối với mối quan hệ láng giềng. Đó là sự khác biệt rất lớn đối với những người dân sống ở nông thôn. Người dân sống ở khu vực nông thôn có nhu cầu giao tiếp rất cao. Và mối quan hệ hàng xóm láng giềng rất chặt chẽ. Như tôi đã nói ở phần trên, trong thời gian tôi đi điền dã tại Quảng Châu thì một ngày làm việc của tôi như thế nào, tôi đi đâu, nói chuyện với ai thì một người đi vắng cả ngày cũng sẽ biết rõ. Người dân sống ở nông thôn thường hay qua lại, giúp đỡ nhau. Tình cảm hàng xóm láng giềng rất thân thiết. Chính vì lẽ đó mà những người dân nông thôn khi ra sinh sống và lao động tại thành phố sẽ cảm thấy bị hạn chế các mối quan hệ xã hội. “ Hôm đầu tiên em ở nhà cô chú (người thuê lao động), lúc giặt ở trên gác em có nói chuyện với một chị ở nhà bên cạnh và bị cô nhắc rằng lần sau đừng có nói chuyện linh tinh với người lạ như thế! Lúc đầu em thấy lạ nhưng về sau mới hiểu là ở đây ai biết nhà nấy không như ở quê em. Như thế thì kể ra cũng buồn thật nhưng không sao! ở mãi rồi cũng quen. Bây giờ em không còn thói quen để ý đến hàng xóm xem họ làm gì nữa nên khi về quê em bị người ta nói là khinh người, không chịu để ý đến ai ” (Lan). Đó là câu chuyện của Lan sau khi em đã có một khoảng thời gian dài gần 2 năm sống và lao động tại Hà Nội. Do điều kiện môi trường lao động mà em buộc phải thay đổi những thói quen để thích nghi với điều kiện mới. Rồi lâu dần, cách sống mới đó đã trở thành quen thuộc. Nhưng cách sống này ở thành phố lại không thể áp dụng được ở nông thôn khiến Lan bị những người ở địa phương đánh giá không tốt khi vẫn giữ thói quen này ở quê. Thói quen ấy khiến Lan gặp một số khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng tại quê nhà. Do còn ít tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nên việc tiếp thu và vận dụng một văn hoá mới trong cuộc sống của bản thân như thế nào cho phù hợp là điều khó khăn với các em. Mặc dù vậy, mỗi người cũng đã có cách lựa chọn riêng cho tương lai của mình. “ ở ngoài ấy (Hà Nội) mọi người sống mà không cần có hàng xóm, không biết hàng xóm là ai. Như vậy, cũng có cái hay nhưng cũng có cái không hay. Em thích có hàng xóm để nói chuyện và giúp đỡ nhau chuyện nọ chuyện kia! Nhưng em lại không thích họ cứ để ý từng tí một rồi đi nói này nói nọ, phiền phức lắm! Nói chung là được cái nọ thì mất cái kia chị nhỉ!” (Hồng). Đối với mối quan hệ với hàng xóm láng giềng thì mỗi em có một sự lưa chọn khác nhau. Ngay cả cách thức quan hệ với hàng xóm của người dân đô thị cũng khiến các em có một cách đánh giá nhìn nhận riêng. Tuỳ và khả năng nhận xét, đánh giá của mỗi cá nhân mà họ tự lựa chọn cho mình một cách sống mà họ cho là phù hợp. Những điều mà các em tiếp thu được ở Hà Nội cũng chính là những kinh nghiệm cuộc sống có ảnh hưởng tới những suy nghĩ và hành động của các em tại quê nhà. Cách sống riêng biệt của người dân thành phố cũng khiến các em phải suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Khi các em cho rằng cách sống ấy hợp lý thì chắc rằng các em cũng sẽ muốn làm theo và có thể có cả khả năng ngược lại. Tuỳ vào cách đánh giá và lựa chọn riêng của mỗi người mà các em tự chọn cho mình một cách sống riêng. Tiểu kết: Những ảnh hưởng của thời gian đi giúp việc gia đình tại Hà Nội đã để lại không ít những hệ quả trong tư duy, tình cảm của trẻ em gái. Những ví dụ vừa nêu trên có thể cho thấy sự khác biệt về tâm sinh lý của mỗi trẻ. Do điều kiện lao động, nền tảng gia đình, đặc điểm tính cách, lứa tuổi khác nhau mà trẻ em có cách tiếp nhận luồng văn hoá mới- văn hoá đô thị khác nhau. Những gì mà các em có thể cảm nhận được trong quá trình làm việc cũng giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc sống: về gia đình, bạn bè, thầy cô…Đặc biệt là cũng từ đó mỗi em tìm được cho mình hướng đi tiếp theo trong cuộc sống. Những suy nghĩ hay quyết định trong định hướng nghề nghiệp cũng cho các em những lựa chọn mới. Như vậy, tác động của quan hệ lao động này không hề nhỏ đối với những trẻ em gái đang ở thời điểm tìm cách khẳng định mình. Và rõ ràng các em đang bị lạm dụng trên nhiều hình thức khác nhau: lạm dụng sức lao động, lạm dụng về tâm lý và phải hứng chịu cảnh bạo lực gia đình thường xuyên… Đặc biệt là các em không được quan tam chăm sóc đầy đủ về tinh thần. Chương 4 lao động trẻ em - qua lăng kính gia đình _xã hội Cùng với nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng tăng tạo cơ hội tăng thêm việc làm cho người lao động. Đặc biệt là với những người lao động ngoại tỉnh. Công việc giúp việc gia đình gần như là một công việc đặc thù của giới nữ. Giúp việc gia đình đòi hỏi sự khéo léo, đức tính cẩn thận, thật thà và có thể cả một chút sự chịu đựng. Có thể thấy rằng, thu nhập của trẻ em giúp việc gia đình không hề quá thấp so với mức thu nhập chung của thành phố mà còn cao hơn nhiều so với mức thu nhập ở nông thôn. Mặt khác, điều kiện lao động của công việc này thường nhàn hạ hơn nhiều so với nững công việc nặng nhọc ở quê nhà. Do đó, giúp việc gia đình giờ đây đã trở thành một nghề rất phổ biến, hấp dẫn đối với nhiều trẻ em gái ở khu vực nông thôn. Đối với hầu hết mọi người thì công việc này chỉ mang tính tạm thời bởi với họ khi không còn khó khăn nữa thì đó cũng là lúc họ không làm nghề này nữa. Đặc biệt là đối với trẻ em gái. Một mặt, nếu các em đã bỏ học thì các em cũng chỉ làm công việc này một thời gian để kiếm ít vốn làm ăn rồi lấy chồng vì ở nông thôn họ thường lấy chồng từ rất sớm (nếu con gái khoảng 22, 23 tuổi mà chưa lấy chồng thì đã bị coi là ế). Mặt khác, đối với những em lao động thời vụ để kiếm tiền trang trải việc học thì các em chắc chắn cũng không theo đuổi công việc này lâu dài. Cho dù không có ảnh hưởng trực tiếp những việc thanm gia lao động giúp việc của một nhóm trẻ em gái cũng đem lại một số tác được tới những người dân địa phương. Và về vấn đề này, họ cũng có cách đánh giá, nhìn nhận riêng. 4.1 Suy nghĩ của cha mẹ Việc trẻ em gái đi giúp việc gia đình tại những thành phố lớn đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sự hình thành nhân cách của trẻ. Không những nó ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em mà nó còn ảnh hửơng tới cả những người trong gia đình trẻ ở quê nhà. Nói cách khác thì hiện tượng này cũng có ảnh hưởng tới cả xã hội nông thôn. Nếu như trẻ em gái ra đi với gánh nặng kinh tế gia đình trên vai thì những người ở nhà phải lo lắng cho họ và gánh vác những công việc mà họ từng đảm nhận khi còn ở quê nhà. Cũng vì vậy, nhiều gia đình vốn đã thiếu nhân lực, càng thiếu người lao động hơn. Mỗi người trong gia đình lại phải cùng nhau chia sẻ thêm những công việc của người ra đi để lại. “ Không biết hè này em có đi làm được nữa không! Em trai em năm nay cũng thi chuyển cấp nên nhà thiếu người để làm việc” (Hoa). Quyết định cho phép trẻ em gái ra đi được đưa ra cũng có ý kiến khác nhau giữa những người trong gia đình. Và đôi khi quyết định này dẫn đến mâu thuẫn giữa những người trong gia đình. Đặc biệt khi thời điểm mà các em đi làm lại là những khoảng thời gian cần có các em trong gia đình: ba tháng hè- thời điểm mùa vụ và những ngày tết cổ truyền Việt Nam - thời điểm cả gia đình đoàn tụ. Những người trong gia đình ở quê nhà chắc rằng sẽ không thể hình dung được hết những khó khăn mà con cái họ đã và đang găp phải. Và họ luôn cảm thấy lo lắng cho đứa con của mình đang đi làm xa nhà, một mình nơi đất khách quê người trong khi vẫn đang còn nhỏ tuổi. Đặc biệt là sự lo lắng của người mẹ. “ Cô cũng chẳng muốn cho cháu đi Hà Nội làm đâu! Con đi xa nhà lo lắm! Nhưng vì không có tiền nuôi nó nên cũng đành để nó đi. Có mỗi mấy ngày tết mà để nó đi, buồn lắm! Tết đó, bố nó về biết nó đi làm liền đánh cô một trận rồi bắt cô gọi nó về không cho nó đi làm. Cô phải đi gọi điện ra nhà chủ cho nó và khi nó gặp bố và bảo với bố rằng nó muốn đi làm và nó không về thì bố nó mới không nói gì nữa. Dạo này bố nó không còn đánh cô nữa và cũng có vẻ muốn để cho nó làm ngoài ấy!” ( Mẹ Lan). Và niềm vui về những thành quả lao động của Lan đã giúp cha mẹ em hoà hợp với nhau hơn. Đồng thời những trải nghiệm cuộc sống mà em tiếp nhận được trong khoảng thời gian sống xa gia đình đã giúp em trưởng thành hơn và chín chắn hơn so với tuổi. “ Giờ nó lớn lên nhiều rồi! Nó cũng đã hiểu mẹ nó sống khổ như thế nào vì bố nó. Giờ nó cũng biết nói chuyện phải trái với bố nó mà bố nó không nói gì được đấy!” (Mẹ Lan). Nhưng bà nội của Lan thì lại nghĩ khác: “ Vì nhà không có tiền nên mẹ nó để cho nó đi làm. Tôi ở nhà nóng ruột lắm! Cháu nó còn bé lại phải đi xa nhỡ có việc gì thì chết! Không có tiền thì có chết đâu, ông bà nó vẫn sống vậy mà! Nhưng nghe nói chủ nhà cũng tốt, việc lại không vất vả như ở nhà thì tôi cũng yên tâm hơn…”. Tôi nhận thấy vẻ không hài lòng của bà về việc con dâu cho cháu của bà đi giúp việc ở Hà Nội. Có lẽ bà nghĩ rằng con dâu bắt con đi làm để kiếm tiền cho mình. Như vậy, những gì mà Lan có được không chỉ là những khoản tiền do chính sức lao động của em làm ra mà còn cả những trải nghiệm về con người, về cuộc đời. Bố mẹ của Lan cũng dần cảm thấy yên tâm hơn khi thấy con mình từng bước trưởng thành. Nhưng cho dù thế nào thì nỗi lo của người mẹ giành cho con cũng không bao giờ cạn. Mẹ Lan vẫ cảm thấy lo lắng trước những cám dỗ, trước những rủi ro mà con mình có thể sẽ gặp phải trong quá trình kiếm sống xa nhà. “Nếu có tiền đủ nuôi mấy chị em nó thì cô cũng không để nó đi nữa đâu! Bà nội nó không muốn cho nó đi làm vì nó còn bé quá! Ngoài ấy nó lạ nước lạ cái, cô lo nó dễ hư hỏng! Giờ thì nhà cũng đã trả được gần hết nợ rồi nên cô muốn để cho nó đi làm ít năm nữa kiếm ít vốn rồi nghỉ” (Mẹ Lan). Con đi làm xa nhà đã khiến bố mẹ lo lắng nhưng họ còn hoang mang hơn trước những tệ nạn xã hội mà rất có thể con em cũng sẽ sa chân vào. Những tin đồn không tốt mang lại cảm giác bất an cho những người trong gia đình vì họ không thể hình dung hay tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống và làm việc của con. “ Nó đi làm có 10 ngày tết về mà béo ra trông thấy, lại còn trắng trẻo nữa! Có hai bộ quần áo nhà chủ cho, nó mặc vào trông cứ như người thành phố ấy! Nó đi hôm nay thì ngày mai hàng xóm người ta nói rằng cẩn thận kẻo người ta bán sang Trung Quốc mất con! Chú cũng lo lắm nhưng nó đi có mấy ngày tết chẳng nhẽ lại đi theo ra xem thế nào?” (Bố Hồng). Với bố của Hồng, mặc dù ông có lo lắng khi cho Hồng đi giúp việc ngày tết nhưng khi con trở về thì ông có vẻ hài lòng. Theo tôi, điều làm cho ông hài lòng có lẽ là do thấy con được ăn ngon, mặc đẹp - điều mà ông không thể mang lại cho con. Ngoài việc Hồng được ăn ngon mặc đẹp ra thì Hồng còn kiếm được một khoản tiền đủ để đóng tiền học cả năm. Với khoản tiền này ông có thể bớt đi một chút gánh nặng. “ Nó làm 10 ngày được 450 nghìn đấy! Đủ tiền một năm học cho nó. Nó bảo ở ngoài ấy người ta sống sướng lắm nên nó mong sau này đươc lấy chồng thành phố. Chú bảo nó vậy thì học cho giỏi vào rồi ra thành phố mà sống! Chú muốn chúng nó học hành tử tế. Cho dù khó khăn đến đâu thì bố con cùng khắc phục” (Bố Hồng). Hâù hết những gia đình có trẻ em gái làm công việc giúp việc gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp. Nghề nghiệp của bố mẹ các em đem lại mức thu nhập thấp. Trong khi đó, số tiền cần thiết để chi trả cho mọi sinh hoạt trong gia đình lại cao hơn nhiều. Theo các nhà nghiên cứu thì có ba vấn đề luôn đi kèm với nhau đó là: tăng dân số, nghèo đói, bệnh tật (15 ). Vì vậy, đối với một gia đình đông con lại nghèo đói thì việc đảm bảo một mức sống ổn định quả là một việc làm khó khăn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng khiến những gia đình làm nông nghiệp ngày càng khó có thể tiếp cận được với những dịch vụ hiện đại. “Nhà cô làm ruộng tuy cũng đủ ăn nhưng phải nuôi thêm mấy con lợn, gà và cả chó nữa thì mới đủ tiền cho 3 chị em chúng nó đi học. Nhưng giờ tiền học ngày càng nhiều, cô chú không thể kiếm đủ tiền cho chúng nó đi học như trước nữa! Cô muốn cái Hoa nó nghỉ học để giúp cô ở nhà hoặc kiếm việc làm để có ít vốn sau này lấy chồng nhưng nó không chịu. Nó thích đi học! Nhất là khi nó đi giúp việc ở Hà Nội về nó bảo là phải học để sau này không phải làm ruộng nữa! Thế mà nhiều người cứ trông nó lại nói không giống con nhà làm ruộng!” (Mẹ Hoa). ở đây, chúng ta cần đề cập đến vấn đề học tập của trẻ em gái ở nông thôn. Đối với nhiều gia đình ở nông thôn thì một người con gái không cần phải học nhiều vì đằng nào rồi cũng phải lấy chồng rồi lại làm nông nghiệp! Mẹ của Hoa cũng có những suy nghĩ như vậy. Chắc rằng mẹ của Hoa cũng mong muốn con gái có được ít vốn để giành khi lấy chồng cũng như nhiều người mẹ khác ở nông thôn hiện nay trước thực tế cuộc sống. Với điều kiện kinh tế khó khăn, trẻ em gái khó có thể tiếp tục học lên cao huống gì là điều kiện để học tốt! Vì vậy, việc tiến thân bằng con đường khoa cử là quá xa vời với phần đông trẻ em gái ở nông thôn. “ Kể cả nó học được lên đến đại học thì cũng chẳng xin được việc làm vì gia đình không có khả năng. Vậy thì học nhiều để làm gì?” (Bố Hoa). Mặc dù vậy, Hoa vẫn nuôi mơ ước được học đại học và luôn cố gắng vì mơ ước ấy trong hoàn cảnh khó khăn. Đối với Hồng thì việc tiếp tục học cao hơn nữa có lẽ vẫn thuận lợi hơn vì bố của em rất ủng hộ việc học tập của em. Vấn đề ở đây là liệu gia đình em có đủ khả năng để cho em tiếp tục học tập trong khi càng học lên cao thì chi phí cho học tập cũng ngày càng cao. Chỉ có Lan là không may mắn trong ba trường hợp nghiên cứu này. Sau khi đi giúp việc gia đình lần đầu tiên vào dịp tết năm 2003- khi em mới 13 tuổi, sức hút lớn từ nguồn thu nhập không hề nhỏ so với nguồn thu nhập của gia đình, cộng với hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn đã khiến Lan phải quyết định từ bỏ việc học tập để cùng mẹ gánh vác việc gia đình. Như vậy, sự ra đi của trẻ em gái cũng gây những xáo trộn không nhỏ đối với gia đình của các em. Mỗi thành viên trong gia đình có những suy nghĩ khác nhau về công việc của trẻ. Nhưng một điều chung nhất giữa họ là sự lo lắng cho con cái mình trước những khó khăn mà các em đã, đang và sẽ gặp phải trong cuộc sống, trong công việc. Đặc biệt khi các em phải lao động kiếm sống xa gia đình trong lúc còn nhỏ tuổi. 4.2 Bạn bè nhìn nhận Trong khi còn quá trẻ để có thể xa gia đình và làm việc tại một thành phố lớn có thể là điều mà nhiều trẻ em gái không thể thực hiện được. Vì vậy, đối với từng em sẽ có những cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này rất có thể sẽ khác nhau. Bạn bè của Lan đều đã nghỉ học để đi làm và giúp đỡ gia đình nên cách nhìn nhận về vấn đề công việc của Lan rất linh hoạt. “ Em cũng nghỉ học rồi vì em học dốt quá! Em cũng đang xin bố mẹ cho em đi làm giống Lan nhưng bố mẹ em chưa đồng ý. Chúng nó đều đi hết cả nên ở nhà chán lắm!” (Bạn gái Lan - 17 tuổi). Em gái này coi công việc của Lan cũng bình thường như bao công việc khác và em cũng muốn đi giúp việc gia đình không phải vì mục đích kiếm tiền hay những lực hấp dẫn khác mà vì ở nhà không có bạn để chơi. “ Em cũng thích đi làm giúp việc gia đình! Nó (Lan) nói là công việc này nhàn lắm mà lại được ăn ngon, mặc đẹp nữa! Nó đi làm có một thời gian về mà trắng hẳn ra, có quần áo đẹp và lại có tiền nữa. Mà em thấy nó khác lắm, ăn nói đâu ra đó cứ lịch sự như người thành phố ấy!” (Bạn gái Lan - 16 tuổi). Sức hấp dẫn của công việc giúp việc gia đình này quả là không nhỏ đối với một trong số các bạn gái của Lan. Và qua thăm dò, tôi còn nhận thấy rằng không ít người bị thu hút bởi nghề giúp việc gia đình với những mặt ưu điểm cơ bản rất cần cho những cô gái nông t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25099.DOC
Tài liệu liên quan