Khóa luận Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương

Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát, ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan, những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc, mà tiêu biểu ở Thọ Xuân là lễ hội chùa Tạu.

Bên cạnh đó, những lễ hội mang ý nghĩa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng hết sức phong phú. Lễ hội này hầu hết là lễ hội làng, ở mỗi làng đều có thờ thần Thành Hoàng, Thành Hoàng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Lễ hội làng mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Thọ Xuân có những lễ hội như: Lễ hội Xuân Phả, lễ hội Làng Choán, lễ hội làng Trung Thôn, lễ hội làng Mỹ Lý Hạ, lễ hội làng Tuế Thôn, lễ hội làng Mạnh Chư, lễ hội làng Đại Lữ, lễ hội làng Bái Đô, lễ hội làng Hương Nhượng,

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân hết sức phong phú và đa dạng. Trong nội dung đề tài này, tác giả chỉ khái quát về hệ thống lễ hội của huyện và giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn huyện có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất có chợ Đường nổi tiếng nên khách mua thường gọi là bánh gai Tứ Trụ, lâu rồi thành quen. Xưa kia, bánh gai Tứ Trụ là thứ bánh chủ yếu dùng để tiến vua và có mặt trên mâm cỗ trong các ngày lễ tết. Giờ đây, nghề làm bánh gai vẫn được những người con làng Mía xứ Thanh duy trì, phát triển và còn được nhiều vùng miền trong nước biết đến. - Bánh răng bừa Bánh răng bừa cũng là một đặc sản của Thọ Xuân bắt nguồn từ một số xã nằm bên lở của sông chu như các xã Phú Yên, Thọ Minh, Xuân Minh, Xuân Lai,... Bánh cũng được làm giống như bánh lá. Nhưng có một số công đoạn khác nhau và hình dáng cũng khác nhau. Bánh răng bừa có dạng hình trụ, dài khoảng 15-20cm, bánh rất dẻo dẻo đến nỗi bạn có thể uốn nó thành một hình tròn. Ăn thường được chấm với nước mắm pha thêm một số gia vị khác, vị ngon thì khỏi nói rồi. - Bưởi Luận Văn Bưởi Luận Văn: Được trồng lâu đời tại thôn Luận Văn, xã Thọ Xương và sau đó được trồng ở xã Yên Bái của huyện Thọ Xuân, do quả bưởi ăn ngon nên giống được duy trì đến ngày nay và nhân dân đặt tên là bưởi Luận Văn. Nhiều vùng trong huyện Thọ Xuân và ngoài huyện thấy giống bưởi ăn ngon mang về trồng nhưng chất lượng cũng không bằng trồng ngay ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương và xã Yên Bái (huyện Thọ Xuân). Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng cây ăn quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thống nhất cao đánh giá giống bưởi Luận Văn là giống bưởi ngon, có vị đậm đà, không có vị the đắng, tép màu đỏ, dòn nhưng nhiều nước, hương thơm có thể sánh với bưởi Diễn, bưởi Năm roi, bưởi Phúc Trạch. 2.2. Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa 2.2.1. Hệ thống lễ hội ở huyện Thọ Xuân Hiện nay, huyện Thọ Xuân hiện có khoảng 29 lễ hội truyền thống ở các xã khác nhau trong địa bàn huyện. Mỗi lễ hội có ý nghĩa và chức năng riêng. Dưới đây là bảng thống kê lễ hội ở huyện Thọ Xuân. Bảng 2.2.1. Hệ thống lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân (2008) Stt Tên lễ hội Địa chỉ (xã) Thời gian (âm lịch) Nhân vật thờ 1 Lễ hội Lam Kinh Xuân Lam 21-22/08 Lê Lợi 2 Lễ hội Lê Hoàn Xuân Lập 07-08/03 Lê Hoàn 3 Lễ hội Xuân Phả Xuân Trường 10/02 Long hải Đại Vương 4 Lễ hội Lê Thánh Tông Xuân Lam 29/01 Lê Thánh Tông 5 Lễ hội Làng Choán Xuân Lam 15/02 Lê Sao, Lê Bị, Lê Nhi 6 Lễ hội làng Trung Thôn Bắc Lương 10/03 Già Lam 7 Lễ hội làng Mỹ Lý Hạ Bắc Lương 10/03 Già Lam 8 Lễ hội làng Mỹ Lý Thượng Bắc Lương 10/03 Già Lam 9 Lễ hội làng Tuế Thôn Bắc Lương 15/03 Già Lam 10 Lễ hội làng Mạnh Chư Xuân Phong 10/02 Cao Sơn, Long Nguyên linh thánh 11 Lễ hội làng Đại Lữ Xuân Phong 15/03 Cao Sơn 12 Lễ hội làng Dừa Xuân Phong 15/03 Cao Sơn 13 Lễ hội làng Lư Khánh Xuân Khánh 06/06 Tam Lộ đại vương và Lê Phụng Hiểu 14 Lễ hội làng Thượng Vôi Xuân Hòa 24/03 Trần Thị Ngọc 15 Lễ hội Kỳ phúc Yên Trường Thọ Lập 10/02 Thiên vương chấn thủy Đại vương tôn thần 16 Lễ hội Cao Sơn Xuân Quang 15/03 Cao Sơn 17 Lễ hội làng Bái Đô Xuân Bái 09/02 Phạm Thị Thanh và ba vị khai quốc công (Lê Sao, Lê Triện và Lê Giao) 18 Lễ hội dòng họ Nguyễn Nhữ Lãm Thọ Diên 25/03 Nguyễn Nhữ Lãm 19 Lễ hội làng dòng họ Lê Văn Linh Thọ Hải 07/04 Lê Văn Linh 20 Lễ hội làng Hương Nhượng Thọ Hải Lê Khả Lãng 21 Lễ hội dòng họ Lê Văn An Thọ Lâm Tháng 4 Lê Văn An 22 Lễ hội làng Đống Nãi Tây Hồ 13/01 Cao Sơn 23 Lễ hội làng Hội Hiền Tây Hồ Tháng 3 Đinh Thời Dĩnh 24 Lễ hội làng Nam Thượng Tây Hồ 15/01 Long Nguyên linh thánh 25 Lễ hội đền Bà Am Tây Hồ Tháng 9 Định Thị Hoa 26 Lễ hội làng Phú Xá Xuân Lập 04/02 Lý Kim Ngô 27 Lễ hội dòng họ Tống Văn Mẫn Xuân Lập 20/09 Tống Văn Mẫn 28 Lễ hội làng Yên Lược Thọ Minh 23/10 Lương Công Đoán 29 Lễ hội chùa Tạu Xuân Trường 10/02 Thờ Phật “Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin - thể thao huyện Thọ Xuân” Theo cách phân loại lễ hội đã trình bày, lễ hội ở huyện có thể phân thành ba loại: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tự nhiên; lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội; lễ hội tôn giáo và văn hóa. Tuy nhiên, sự phân loại lễ hội chỉ mang tính tương đối do ranh giới giữa các lễ hội không phải lúc nào cũng rạch ròi. Do đó theo tôi, lễ hội ở huyện Thọ Xuân bao gồm: Lễ hội trong mối quan hệ với xã hội và lễ hội tôn giáo, văn hóa. 2.2.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội Trong cuộc sống, con người có nhiều mối quan hệ và quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ đặc biệt nhất. Văn hóa Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là truyền thống lâu đời của nhân dân ta và mãi được gìn giữ. Cái trục xuyên suốt của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn và đền đáp công ơn của con người đối với con người, đối với làng bản xóm thôn, đối với giang sơn đất nước. Trong đó đời sống của con người hiện tại đều được nảy sinh nhờ được chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi từ tất cả những cái tương ứng trong quá khứ. Cái hiện tại đó lại chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của cái tương lai,… Như vậy, các thế hệ sau bao giờ cũng biết ơn và đền đáp công ơn đối với các thế hệ trước. Sự đền ơn đáp nghĩa qua các thế hệ được củng cố vững chắc thêm nhờ tác động của tín ngưỡng, tôn giáo, càng làm cho sự đền ơn đáp nghĩa ở hiện tại thêm phong phú và sâu sắc. Trong lễ hội truyền thống của người Việt luôn luôn bao hàm truyền thống “uống nước nhớ nguồn này”. Huyện Thọ Xuân cũng có nhiều lễ hội diễn lại các tích liên quan đến các vị anh hùng có công với dân với nước như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Lê Thánh Tông, lễ hội Cao Sơn,… 2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo và văn hóa Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát,… ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan,… những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc, mà tiêu biểu ở Thọ Xuân là lễ hội chùa Tạu. Bên cạnh đó, những lễ hội mang ý nghĩa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng hết sức phong phú. Lễ hội này hầu hết là lễ hội làng, ở mỗi làng đều có thờ thần Thành Hoàng, Thành Hoàng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Lễ hội làng mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Thọ Xuân có những lễ hội như: Lễ hội Xuân Phả, lễ hội Làng Choán, lễ hội làng Trung Thôn, lễ hội làng Mỹ Lý Hạ, lễ hội làng Tuế Thôn, lễ hội làng Mạnh Chư, lễ hội làng Đại Lữ, lễ hội làng Bái Đô, lễ hội làng Hương Nhượng,… Lễ hội ở huyện Thọ Xuân hết sức phong phú và đa dạng. Trong nội dung đề tài này, tác giả chỉ khái quát về hệ thống lễ hội của huyện và giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn huyện có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. 2.2.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở huyện Thọ Xuân 2.2.2.1. Lễ hội Lam Kinh Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) do người anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo trong điều kiện đặc biệt, không giống như các cuộc đấu tranh ở các giai đoạn lịch sử trước, đó là đất nước mất quyền độc lập, chính quyền nằm trong tay quân xâm lược. Cả dân tộc trong sự kìm kẹp và đàn áp gắt gao của kẻ thù. Trong điều kiện vô cùng bất lợi ấy, khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có một vũ khí mạnh nhất là truyền thống yêu nước của dân tộc. Từ tính chất của phong trào đấu tranh vũ trang đã tạo ra một vùng văn hóa có sức sống bền vững với thời gian. Khởi nghĩa Lam Sơn được lưu truyền trong sử sách với nhiều bài học có giá trị đến muôn đời, như bài học về “tướng sỹ một lòng phụ tử”, đoàn kết một lòng yêu thương như cha con, bài học về dòng suối lá của Lê Lợi và Nguyễn Trãi khắc chữ “vi quân, vi dân” tức là vì quân, vì dân, cách dùng trí nhân, hào kiệt đại nghĩa. Lễ hội Lam Kinh gắn với vương triều hậu Lê, được tổ chức ở khu điện miếu Lam Kinh, nhưng sự ra đời và phát triển của lễ hội này, đến nay vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu. Qua những tài liệu và sách vở ghi chép, lễ hội Lam Kinh có quy mô lớn, gắn với việc khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi về bái yết sơn lăng (1428) và sau đó là các vua về sau theo lệ thăm viếng, tế lễ miếu điện Lam Kinh. Lễ hội Lam Kinh xưa được tổ chức vào ngày tháng hai âm lịch hàng năm chứ không phải ngày 21 - 22 tháng tám âm lịch như hiện nay vào ngày giỗ của Trung Túc Vương Lê Lai và Lê Thái Tổ. Lễ hội xưa kéo dài hàng tháng trời kể từ khi vua và các quần thần xa giá về Lam Kinh bái yết sơn lăng rồi sau đó trở lại Đông Kinh, chứ không phải hạn định về thời gian ba ngày vào tháng tám theo truyền miệng của dân gian. Lễ hội Lam Kinh là lễ hội cung đình, theo nghi thức tế lễ cung đình thời Lê do các đại thần soạn định theo điển lễ chứ không phải lễ hội dân gian phổ biến thường gặp ở các làng quê. Sau triều Lê Sơ đến triều Lê Trung Hưng vai trò và ảnh hưởng của nhà Lê có phần suy giảm. Đất nước lâm vào cảnh binh đao, điện Lam Kinh bị đổ nát và hoang phế,… tất yếu dẫn đến lễ hội Lam Kinh thưa vắng dần và rơi vào quên lãng, không còn được tổ chức theo nghi lễ cung đình. Qua nhiều năm khôi phục, tổ chức lễ hội truyền thống khá quy mô, lễ hội Lam Kinh được chuyển giao cho chính quyền sở tại và nhân dân trong vùng tổ chức. Trong các ngày chính lễ tỉnh tổ chức dâng hương tại đền thờ Lê Lai ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), đền Lê Thái Tổ ở xã Xuân Lam (Thọ Xuân) và các lăng mộ trong khu di tích. Ngoài ra, thành phố Thanh Hoá cũng tổ chức các hoạt động văn hoá tại đền nhà Lê, tượng đài Lê Lợi tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Nhìn chung, phần lớn hoạt động lễ hội đều do chính quyền, nhân dân các địa phương tổ chức, cơ quan chức năng chỉ đảm nhiệm công tác quản lý lễ hội. Đây cũng là ngày hội hành hương về cội nguồn nhằm “ôn cố tri tân”, tôn vinh anh hùng, hào kiệt, người có công với nước. Như đã trình bày, lễ hội ở huyện Thọ Xuân được phân thành hai loại và lễ hội Lam Kinh là lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội. Lễ hội ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh, khẳng định công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Sao,… và nói lên truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Lễ hội Lam Kinh gồm có hai phần: Phần lễ và phần hội. * Phần lễ Lễ hội Lam Kinh là một tổng thể bao gồm: Lễ hội làng Tép ở xã Kiên Thọ kỉ niệm ngày hy sinh của Trung Túc Vương Lê Lai (diễn ra trong ngày 20/08 - 21/08 âm lịch); lễ hội đền vua Lê ở xã Xuân Lam diễn ra vào hai ngày 21/08 - 22/08 âm lịch); lễ hội Lam Kinh, chính lễ diễn ra vào 21/08 - 22/08 (âm lịch) tại khu di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam. Phần lễ của lễ hội Lam Kinh bao gồm: Lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước sắc, tế lễ, lễ rước kiệu, đại tế, lễ yết vị. - Phần lễ của lễ hội Làng Tép Ngày 20/08, tại đền thờ Lê Lai diễn ra lễ Mộc Dục. Các cụ trong ban thờ tự và lễ nghi của làng Tép tiến hành lau chùi, đánh bóng các đồ thờ, rửa tượng và các lực lượng thanh niên của các chi đoàn làng xã đến dọn vệ sinh khu đền. Công việc lau chùi này được giao cho những người có uy tín trong làng. Trước khi tiến hành lau dọn người ta phải thắp hương, dâng lễ. Nước lau chùi, rửa tượng phải là nước ngũ vị hương, trầm hương. Sau đó, trong gian tiền điện và hậu cung tiến hành lễ cáo yết. Cụ thủ Từ và ban nghi lễ xin phép mở hội (trước đây xin âm dương bằng 3 que nứa nhưng nay xin âm dương bằng đồng tiền) và ăn uống cộng cảm. Ngày 21/08, từ nhà ông Từ ra đền diễn ra lễ Rước Sắc. Đoàn rước gồm 30 người gồm thủ từ và các cụ trong ban tế lễ có đội chấp kích, cờ lọng, dàn nhạc cùng chiêng trống đi kèm. Tại đầu làng Tép diễn ra nghi thức đón đại biểu làng Cham - làng kết chạ với làng Tép. Tại gian tiền điện diễn ra tế lễ do đội Nam tế và trước sân đền mẫu do đội Nữ quan tế, đều do ông bà trong làng Tép đảm nhiệm. Sau rước kiệu Lê Lai ra đền vua Lê. Đội hình rước kiệu gồm 300 người, trong đó 100 cô gái mặc sắc phục Mường, 100 trai tráng mặc dân binh và lãnh đạo xã/làng và dân làng xã. Cùng với một cỗ kiệu bát cống, cờ xí, chấp kích, bát âm, dàn cồng. - Phần lễ của lễ hội đền Vua Lê Ngày 20/08 (âm lịch), tại đền thờ vua Lê (xã Xuân Lam) cũng diễn ra các bước cơ bản giống ở đền Lê Lai nhưng ở đây là do các cụ trong ban thờ tự và lễ nghi xã Xuân Lam và làng Cham thực hiện. Trong gian tiền điện và hậu cung diễn ra lễ cáo yết - do các cụ thủ từ và ban nghi lễ xin phép mở hội. Ngày 21/08, từ nhà ông Từ ra đền diễn ra lễ Rước sắc. Đoàn rước có 30 người gồm thủ từ và các cụ trong ban nghi lễ có đội chấp kích, cờ lọng, dàn nhạc cùng cồng, chiêng, trống đi kèm. Tại đền vua Lê diễn ra tế lễ do đội tế Nam của xã Xuân Lam đảm nhiệm. Về lễ vật tế rất phong phú, đa dạng và mang đậm nét dân gian như: Xôi gà, xôi thủ lợn, hoa quả, bánh kẹo, nước, rượu, vàng hương, trầu cau,… Về trang phục có mũ quan, áo quan, giày hài màu xanh, riêng chủ tế mặc áo màu đỏ, đội hình có khoảng 17 đến 23 người tham gia đội tế. Tiếp sau đó, chủ tế tiến hành đọc các bài xướng và tiến hành các nghi lễ. - Phần Đại lễ Đại lễ diễn ra tại sân rồng Lam Kinh vào ngày 22/08. Không gian lễ hội được trang trí bởi cờ tổ quốc, cờ hội (hai lá cờ đại), hàng trăm lá cờ xí. Lễ đài (tại điện vua Lê Lợi và Thái Miếu) trải thảm đỏ, hai bệ giá đá, hai lư hương lớn, năm tấm vải lớn với những đề tự chữ Lê. Sắp đặt đội cấm vệ do 200 nam nữ mặc sắc phục Mường của xã Kiên Thọ cùng vũ khí, cờ tiết trên dọc theo bờ sông Ngọc và trên khu lễ đài, Thái Miếu. Phần đại lễ diễn ra vào giờ Sửu sáng ngày 22/08 (âm lịch) tại sân Rồng Lam Kinh được thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại mang đậm nét văn hóa thời Lê. Mở đầu Đại lễ là màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại). Đoàn rước kiệu Lê Lợi, kiệu bát cống, kiệu Lê Lai, quân kiệu, quân cờ xuất phát đền Lê Thái Tổ theo đúng nghi thức cổ truyền về trước sân điện Lam Kinh. Tại đây kiệu được rước lên kì đài trong âm vang màn trống hội, trống đồng: Màn trống hội cùng với cồng chiêng, xập xiềng do 49 người thanh niên trai tráng khỏe mạnh làng Cham và làng Tép đảm nhiệm để phối hợp với lễ rước kiệu. Đội hình rước hai kiệu Lê Lợi, Lê Lai gồm đến 18 người với trang phục áo đỏ, quần vàng, khăn vàng, trên kiệu có bài vị và ngai thờ. Đoàn kiệu Lê Lai đi trước, đến trước cầu dừng lại để đoàn kiệu Vua Lê lên trước. Hai đoàn kiệu chạy vòng (ngược kim đồng hồ) trong sân rồng rồi hạ kiệu trên điện vua Lê Lợi và sau đó hai đoàn rước xếp đội hình tại sân rồng. Tiếp theo diễn ra Đại tế gồm 45 người do ba đội tế Nam làng Cham, Làng Tép, Xuân Lam phối hợp. Điểm nổi bật trong phần lễ là nghi thức lễ với những bài chúc văn, tế cao mang đậm tính nhân văn qua các đời vua Lê Lợi truyền lại. Đây là những nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh trong lễ hội Lam Kinh. Người đọc văn tế - diễn văn khai mạc phải là người có đức có tài, tâm sáng được mọi người kính trọng. Văn tế tấu Đại lễ đã tóm lược quá trình phát tích của triều đại nhà Hậu Lê, những giá trị to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò của người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Văn tế cũng đã nêu lên những giá trị truyền thống giàu chất nhân văn của dân tộc Việt Nam như trọng nghĩa, dụng hào hiệp, thuận nhân tình, sẵn sàng xả thân giữ nước những cũng sẵn hòa hiếu bang giao. Ngay sau khi tế lễ, hội đồng họ Lê ở Thanh Hóa còn tổ chức vinh danh những học sinh họ Lê đạt thành tích suất sắc trong học tập và thi cử trước anh linh của tổ tiên vào ngày húy kỵ của đức vua Lê Thái Tổ, đây là việc làm có ý nghĩa thiêng liêng đối với dòng tộc họ Lê. Hành động này chính là sự kế thừa truyền thống khuyến học, khuyến tài của cha ông ta. Sau Đại lễ, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước cùng các vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thanh Hóa về dự lễ hội sẽ dâng hương tại đền thờ vua Lê Thái Tổ. Cuối cùng, lễ yên vị được tiến hành sau ngày Đại lễ. Hai kiệu vua Lê và kiệu Lê Lai được đưa về đền vua Lê và đền Tép làm lễ yên vị. * Phần hội Phần hội được nối tiếp trong Đại lễ với các chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mười năm chống giặc Minh (Hội thề Lũng Nhai, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, giải phóng thành Đông Quan), vua Lê Thái Tổ đăng quang, miền ở xứ Thanh như trò Xuân Phả (xã Xuân Trường - Thọ Xuân), múa rồng (Xuân Lập - Thọ Xuân), trống hội (thị trấn Lam Sơn), dân ca dân vũ Đông Anh (Đông Sơn), dân ca sông Mã, ca trù,… Tại đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai ở làng Tép cũng diễn ra các trò diễn dân gian như ném còn, bắn nỏ, múa phồn phông, thi bắn nỏ, quay vòng, đi cầu thùm, bắt vịt, bịt mắt bắt dê, đập niêu và biểu diễn tích Lê Lai cứu chúa do chi đoàn thanh niên và đoàn văn công tỉnh biểu diễn. Ngoài ra, phần hội còn diễn ra ở nhiều nơi xung quanh vùng đất Xuân Lam với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú, sinh động như: Giải thi đấu võ, vật dân tộc, hội trại của các làng văn hóa thuộc huyện Thọ Xuân. Nhân dịp này, bảo tàng tổng hợp tỉnh đã tổ chức trưng bày các hình ảnh tư liệu Thanh Hóa được tổ chức các gian hàng giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch tỉnh Thanh Hóa. Buổi tối cùng ngày, tại khu đền thờ vua Lê Thái Tổ, cụm di tích Lam kinh, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, các đoàn văn công chuyên nghiệp, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, chi hội di sản văn hóa Lam kinh đã tổ chức biểu diễn nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, thu hút đông đảo quần chúng. Đến với lễ hội Lam Kinh là đến với không gian văn hóa Lam Sơn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây không chỉ quảng bá bề dày truyền thống văn hóa tỉnh Thanh Hóa mà còn là ngày hội của quần chúng, là cơ hội để quần chúng tham gia, hưởng thụ, sáng tạo. Có nhiều trò diễn dân gian đặc trưng các vùng miền ở xứ Thanh được diễn ra trong lễ hội. Trong số đó phải kể đến trò Xuân Phả, một trò diễn nghệ thuật dân gian tiêu biểu của vùng, trò diễn này sẽ được giới thiệu trong lễ hội làng Xuân Phả. 2.2.2.2. Lễ hội Lê Hoàn Xuân Lập từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất của các bậc anh hùng, trong đó Lê Đại Hành là một trong những vị tướng tài ba, được người đời sau hết lời ca tụng và thêu dệt nên những huyền thoại. Tháng 7 năm 980, Lê Hoàn chính thức lên ngôi vua. Trong suốt 24 năm ông trị vì, đất nước luôn bình yên, cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc bởi nhiều cải cách được coi là những tiến bộ vượt bậc so với các triều đại phong kiến. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi, xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua “trọng nông” trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con. Ông còn khuyến khích nhân dân mở rộng sản xuất tiểu - thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn, đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Lê Hoàn còn nổi tiếng là vị vua nhân đức và biết sử dụng nhân tài. Lê Hoàn mất năm 1005, thọ 64 tuổi. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ghi ơn những công lao to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) quê hương ông. Đền thờ Lê Hoàn hiện được xem là ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, qua sự khắc nghiệt của thời gian, đến nay, đền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập đã được tu bổ, tôn tạo khá khang trang, nhưng vẫn bảo tồn nguyên dáng vẻ cổ kính. Các con giống trên nóc đền không bị mối mọt, rêu mốc do làm từ đất sét trắng nung trấu và được nhúng vào dầu sở. Trong đền có tượng Lê Hoàn, Thái hậu Dương Vân Nga, ông Hoàng Khảo (cha đẻ Lê Hoàn), bà Đặng Thị (mẹ đẻ Lê Hoàn),... Nghệ thuật trang trí trong đền hết sức tinh xảo với những họa tiết hoa văn độc đáo. Hai đầu trên các mái đường có hình rồng chầu, kệ hoành cửa trước tiền đường chạm khắc nhiều con vật linh thiêng. Hậu cung có bài vị, hộp sắc, kiệu rước và các đồ binh khí cùng nhiều hiện vật quý hiếm: 2 chiếc trống đồng, một có hoa văn hình ngôi sao 16 cánh, một có hoa văn hình ngôi sao 10 cánh, chiếc đỉnh đồng chu vi 1,5m; bình hương bằng đồng đen chạm rồng bên dưới khắc hai chữ “thiên cổ”. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được chiếc đĩa đá màu hồng của vua nhà Tống tặng Lê Hoàn gọi là “ngọc tuyết”. Trong đền hiện có 14 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Phía trước là hai tấm bia đá lớn trang trí hoa văn hình rồng chầu nguyệt, đường nét thanh thoát, khỏe khoắn. Nét độc đáo của ngôi đền còn ở chỗ tất cả các chạm trổ đều mang dáng dấp của sen. Cũng giống như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hoành tráng, với quy mô cấp tỉnh, nhằm tưởng nhớ tới người anh hùng dân tộc Lê Hoàn - người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Lễ hội Lê Hoàn diễn ra hàng năm từ ngày 7 - 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập của huyện Thọ Xuân. Các trình tự của lễ hội Lê Hoàn diễn ra trình tự giống lễ hội Lam Kinh, phần lễ tiến hành qua các lễ: Lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước sắc, tế lễ, lễ rước kiệu, đại tế, lễ yên vị. Các lễ này tiến hành trong ba ngày liên tiếp. Ngày 07/03 là ngày khai hội, dân làng tổ chức rước kiệu Thân mẫu và bố nuôi của Vua về đền thờ Lê Hoàn. Ngày 08/03 là ngày chính kỵ. Trong đền làm lễ Đại tế. Bên ngoài tổ chức các trò chơi dân gian như: Thi vật, bắn nỏ, đua thuyền,... Ngày 09/03 là ngày lễ tạ rước kiệu từ đền Lê Hoàn về làng và tan hội. Với một ý nghĩa xuyên suốt là “uống nước nhớ nguồn”, phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương rước kiệu tưởng nhớ công đức của Lê Hoàn và các tướng lĩnh. Sau lễ mít tinh kỷ niệm là màn nghệ thuật sân khấu hóa, nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành trong việc dẹp nội loạn, chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi, xây dựng nền an ninh - quốc phòng vững mạnh, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội,... Những việc làm thuận lẽ trời, hợp lòng dân của nhà vua Lê Đại Hành đã góp phần làm rạng rỡ trang sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước của dân tộc ta. Đồng thời, đã tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu giờ khắc lên ngôi của vị anh hùng dân tộc: Thái hậu Dương Vân Nga khoác Hoàng bào lên vai vị Thập đạo tướng quân tài ba. Sự kiện ấy cũng là sự kiện mở đầu cho sự ra đời của vương triều Tiền Lê trong lịch sử dân tộc. Trong lễ hội “Trại binh thời Lê Hoàn” sẽ được các làng văn hóa tiêu biểu huyện Thọ Xuân tái hiện lại. Ngoài ra, còn có diễn tích cày ruộng, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành - người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987 và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian; hoạt động thể dục - thể thao khác, như thi đấu vật dân tộc, bóng chuyền, cờ tướng, kéo co,... Đặc biệt, nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những sinh hoạt dưới triều Lê Hoàn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ cũng sẽ được tái hiện lại. 2.2.2.3. Lễ hội làng Xuân Phả Làng Xuân Phả nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Làng Xuân Phả cách thành phố Thanh Hóa 40km về phía Tây. Xưa kia, trên mảnh đất này, người Việt đã cư trú hàng ngàn năm rồi dần dần quy tụ thành một cộng đồng dân cư gồm 15 dòng họ,… Quá trình dựng làng lập ấp của cộng đồng dân cư Xuân Phả cũng là quá trình hun đúc, vun đắp khối đoàn kết cùng những truyền thống lịch sử, văn hóa. Không biết trò Xuân Phả ra đời từ khi nào. Truyền thuyết kể rằng: Trò Xuân Phả ra đời từ thời Đinh, lại có nhà nghiên cứu cho rằng, trò diễn này ra đời vào thế kỉ XV,… Song, dù ra đời ở thời gian nào, trò Xuân Phả luôn là niềm tự hào của người làng Xuân Phả, là vốn văn hóa nghệ thuật riêng mà cha ông đã truyền lại cho người Xuân Phả từ đời này qua đời khác. Nó đã đi sâu vào đời sống tinh thần thiêng liêng của họ. Và hàng năm, đến hẹn lại lên, vào ngày 10 - 11/2 âm lịch, trò Xuân Phả lại diễn ra tưng bừng. Trong hội làng có diễn các trò: Kéo hội, chạy giải, trò chèo múa mạn,… Đây là loại lễ hội thể hiện hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhân dân được lưu truyền từ xa xưa. * Chuẩn bị hội làng - Chuẩn bị đạo cụ Hầu hết các đạo cụ diễn trò chế bằng nguyên liệu sẵn có như tre, trúc, gỗ vông, rễ cây si. Các loại nhạc cụ gồm trống, nhị, hồ, thanh la, não bạt,… Trống có đường kính mặt khoảng 60 - 65cm nhưng phải có tiếng và âm phù hợp với loại hình trò diễn. Mõ có hình dáng cong cong lưỡi liềm, dài khoảng 20cm được chế từ gốc tre già, mặt ngoài được làm nhẵn, bên trong đục rỗng để có độ cộng hưởng âm. Khi dùng dùi tre gõ nghe tiếng “cốc” rất giòn. Các loại đạo cụ diễn trò hấp dẫn với những lốt voi, lốt hổ, lốt ngựa, lốt kỳ lân, mặt nạ, mũ da bò, mũ nan, siêu đao, mái chèo thuyền, sênh, quần áo, cờ lẹm, cờ chạy giải,… - Lực lượng cho lễ hội Từ ngày mồng bốn tháng hai, các đội trong làng họp, chọn một số người khỏe mạnh từ 25 - 40 tuổi với tiêu chuẩn có kỹ thuật múa hát, trong năm không có đại tang hay tiểu cớ, hòa thuận trong gia đình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương.doc
Tài liệu liên quan