Khóa luận Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai tò và tác dụng của LHQ ngày càng giảm xuống. Mặc dù vẫn là tổ chức quốc tế quan trọng nhất, nhưng Liên Hợp Quốc đang ngày càng trở nên hữu danh vô thực. Ra đừi và thay thế Hội quốc liên từ tháng 10/1945, với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc trên thế giới, tạo điều kiện cho việc giải trừ vũ khí, giảm thiểu ngân sách quân sự Tóm lai, Liên Hợp Quốc là một công cụ quan trọng để cộng đồng quốc tế điều hành công việc thế giới. Nhưng những năm qua, điểm lại hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là 2 thập niên gần đây thì thất vọng chỉ trích nhiều hơn là hài lòng. Liên Hợp Quốc ngày càng cho thấy rõ vai trò bất lực của mình trong vai trò duy trì hòa bình như ở Angola, Xômali hay ở Nam tư cũ. Thất bại trong nhiệm vụ của mình là đối phó với các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng không đưa ra được một chính sách nào để phòng ngừa đối với các cuộc tranh chấp đang nhen nhúm như ở Angiêri, Bắc Phi hay ở Brundi. Còn những cuộc tranh chấp đang trên đà giải quyết như ở Trung Đông hay Bắc Ai-len thì Liên Hợp Quốc gần như hoàn toàn vắng mặt. Trong những vấn đề khác như mở rộng khối NATO hay các chính sách ở Đông Nam Á, hay liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thì Liên Hợp Quốc cũng chỉ có một vai trò thứ yếu. Đứng về mặt thống kê, về mặt con số thì Liên Hợp Quốc có mặt ở mọi nơi vá ai cũng thấy sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Nhưng về mặt chính trị thì khác, vì phải thấy là các cuộc khủng hoảng rốt cuộc thường được giải quyết mà không có những tiếng nói của Liên Hợp Quốc.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong tòa án quốc tế có 15 thành viên thẩm phán. Những người này do Đại hội đồng và HĐBA tuần tự bầu ra theo danh sách ứng cử viên thống nhất. Người ứng cử phải được đa số phiếu tuyệt đối ở Đại hội đồng cũng như HĐBA mới được trúng cử. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm. Việc tổ chức quyền hạn và thủ tục công tác của Tòa án quốc tế đều được quy định tỉ mỉ trong “Quy ước của tòa án quốc tế”. Quy ước này là một bộ phận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngoài việc xét xử những vụ tố tụng quốc tế bằng tư pháp, tòa án quốc tế còn có trách nhiệm phát biểu những ý kiến tư vấn đối với các vấn đề pháp luật đã được giao cho nghiên cứu. Hiến chương cũng quy định Đại hội đồng hay HĐBA có thể nhờ tòa án quốc tế góp ý kiến trong phạm vi tư vấn đối với bất cứ vấn đề nào thuộc luật pháp. Những bản án xét xử bằng tư pháp và những ý kiến tư vấn của tòa án quốc tế đều phải là ý kiến chung của quá nửa số các thẩm phán có mặt tại phiên tòa hay phiên họp. Trong trường hợp có số phiếu ngang nhau đối với hai ý kiến khác nhau thì chủ tịch hoặc quyền chủ tịch bỏ phiếu quyết định. Ban thư ký: Ban thư ký là cơ quan hành chính- tổ chức của Liên Hợp Quốc, đặc biệt có trách nhiệm giúp cho việc hoàn thành những nghị quyết mà Liên Hợp Quốc thông qua, bảo đảm việc đăng lục và công bố các hiệp ước quốc tế, xuất bản các văn kiện của Liên Hợp Quốc. Đứng đầu ban thư ký là Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của HĐBA, nhiệm kỳ là 5 năm, hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại theo thủ tục quy định trong Hiến chương. Các cán bộ nhân viên trong Ban thư ký đều do Tổng thư ký bổ nhiệm. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo ban thư ký và làm báo cáo hàng năm lên Đại hội đồng về sự hoạt động của Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc còn có thể yêu cầu HĐBA chú ý đến những vấn đề mà ông xét thấy có nguy hại đến hào bình và an ninh thế giới. Tổng thư ký cũng thi hành những nhiệm vụ khác mà các tổ chức chính của Liên Hợp Quốc như Đại hội đồng, HĐBA… đã giao cho. Tổng thư ký và các nhân viên trong ban thư ký đều phải chịu trách nhiệm trước Liên Hợp Quốc. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH. 2.1 Khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến trang lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có rất nhiều chuyển biến sâu sắc. Trước hết, đó là thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy nhiên đây mới chỉ là thời kỳ quá độ. Các học giả Trung Quốc gọi đó là trạng thái “một siêu cường, nhiều cường quốc”. Mặc dù có những cách khái quát khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đều thống nhất ở chỗ là Mỹ hiện là cường quốc vượt trội, là cường quốc duy nhất có khả năng ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Trật tự thế giới trong tương lai sẽ phát triển theo xu thế là tiến tới một hệ thống đa cực, cân bằng về sức mạnh. Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu đang nổi lên, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước; vì có lợi ích đan cài nên các nước, đặc biệt là giữa các nước lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Các nước vừa và nhỏ cố gắng thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ hơn. Các quốc gia có xu hướng liên kết với nhau trên từng vấn đề, dựa trên cơ sở lợi ích tương đồng, coi trọng cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng. Cuộc chiến tranh lạnh đã cho các nước bài học sâu sắc trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, chiến tranh lạnh cũng chia đôi thế giới thành hai thị trường lớn gần như biệt lập nhau: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việc các cường quốc tăng cường chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và cuộc sống của nhân dân các nước này nói riêng. Trong khi đó, một số nước vì lý do chủ quan hoặc khách quan, lấy chiến lược cạnh tranh và phát triển kinh tế làm chính, đã thu được những thành tựu to lớn như Nhật Bản, các nước NICs… Vì vậy, sau chiến tranh lạnh tất cả các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển, hướng vào lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy không phải tiềm lực quân sự mà nền kinh tế phồn vinh mới chính là sức mạnh của mỗi quốc gia. Từ đó, những hoạt động kinh tế không còn giới hạn trong thị trường truyền thống mà nó ngày càng được mở rộng trên qui mô toàn cầu. Một thị trường thế giới, một nền kinh tế toàn cầu dần dần xuất hiện. Kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, mang lại những thay đổi có lợi cho các nước tư bản phát triển. Đồng thời khoa học công nghệ có bước đột phá, càng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Đó cũng là cơ sở thúc đẩy công cuộc toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh lạnh. Nói một cách khác, toàn cầu hóa kinh tế chính là mặt chủ yếu của công cuộc toàn cầu hóa hiện nay mà thành quả của nó là sự ra đời của WTO (1/1/1995). Nhân tố kinh tế có vị trí và tác dụng ngày càng lớn trong việc giao dịch quốc tế. Vì vậy, các nước đều tích cực điều chỉnh quan hệ với các nước khác để xây dựng một trật tự kinh tế có lợi cho mình. Lợi ích kinh tế là động lực chính cho quan hệ song phương và đa phương, là nhân tố thúc đẩy hợp tác và đấu tranh. Quan hệ quốc tế nhờ đó mà năng động linh hoạt hơn. Sau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh của sự hòa dịu, một loạt các điểm nóng trên thế giới bắt đầu được hạ nhiệt. Trước hết là ở những khu vực được coi là đối đầu căng thẳng nhất giữa Liên Xô và Mỹ. Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, khu vực Trung Đông luôn trong trạng thái không ổn định. Những cuộc chiến tranh đẫm máu đã xảy ra mà nguyên nhân chính là sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối Đông- Tây. Nhưng dần dần dấu hiệu hòa dịu đã xuất hiện. Tiến trình hòa bình đi được những bước đầu tiên sau khi các nước ngày càng nhận thức được rằng: chiến tranh không phải là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, sau chiến tranh lạnh cũng xuất hiện các mâu thuẫn mới làm nảy sinh nhưng nguy cơ mới, như mâu thuẫn giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo, mâu thuẫn giữa các nền văn minh, xuất hiện nguy cơ khủng bố. Những cuộc đụng độ, xung đột, bạo lực và căng thẳng diễn ra ở mức độ khác nhau ở một số khu vực. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp tài nguyên… bùng lên dữ dội. 2.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh Trong chiến tranh lạnh, Liên Hợp Quốc đơn giản là diễn đàn để các nước lớn, nhất là Mỹ và Liên Xô công kích nhau. Sự tham gia của Mỹ vào tổ chức này nhằm đảm bảo cho tổ chức này mạnh mẽ hơn, nhưng sự tham gia đó cũng là một phần trong việc thiết kế về mặt tổ chức. Liên Hợp Quốc đã không có được tầm cỡ như trong viễn cảnh ban đầu của nó là do chiến tranh lạnh và ưu tiên tiếp theo là những toan tính về quyền lực. Ngay từ trước khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký kết, căng thẳng Xô- Mỹ về tương lai của Ba Lan và những quốc gia Đông Âu khác đã lên cao. Rõ ràng là, thay vì là một thể chế thống nhất, Liên Hợp Quốc trong thời gian này đã trở thành một diễn đàn cho cuộc ganh đua giữa Mỹ và Liên Xô cũng như đồng minh của hai siêu cường này. Họ có quan điểm khác nhau về việc ai sẽ là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, rồi là việc nước nào sẽ tham gia vào Đại hội đồng. Cả Mỹ và Liên Xô đều dùng lá phiếu phủ quyết nhiều tới mức mà Hội Đồng Bảo An gần như tê liệt. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai tò và tác dụng của LHQ ngày càng giảm xuống. Mặc dù vẫn là tổ chức quốc tế quan trọng nhất, nhưng Liên Hợp Quốc đang ngày càng trở nên hữu danh vô thực. Ra đừi và thay thế Hội quốc liên từ tháng 10/1945, với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc trên thế giới, tạo điều kiện cho việc giải trừ vũ khí, giảm thiểu ngân sách quân sự…Tóm lai, Liên Hợp Quốc là một công cụ quan trọng để cộng đồng quốc tế điều hành công việc thế giới. Nhưng những năm qua, điểm lại hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là 2 thập niên gần đây thì thất vọng chỉ trích nhiều hơn là hài lòng. Liên Hợp Quốc ngày càng cho thấy rõ vai trò bất lực của mình trong vai trò duy trì hòa bình như ở Angola, Xômali hay ở Nam tư cũ. Thất bại trong nhiệm vụ của mình là đối phó với các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng không đưa ra được một chính sách nào để phòng ngừa đối với các cuộc tranh chấp đang nhen nhúm như ở Angiêri, Bắc Phi hay ở Brundi. Còn những cuộc tranh chấp đang trên đà giải quyết như ở Trung Đông hay Bắc Ai-len thì Liên Hợp Quốc gần như hoàn toàn vắng mặt. Trong những vấn đề khác như mở rộng khối NATO hay các chính sách ở Đông Nam Á, hay liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thì Liên Hợp Quốc cũng chỉ có một vai trò thứ yếu. Đứng về mặt thống kê, về mặt con số thì Liên Hợp Quốc có mặt ở mọi nơi vá ai cũng thấy sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Nhưng về mặt chính trị thì khác, vì phải thấy là các cuộc khủng hoảng rốt cuộc thường được giải quyết mà không có những tiếng nói của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đã và đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu và hoạt động của mình nhằm phát huy tác dụng hơn nữa. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mỗi năm khai mạc một lần, đại biểu của các nước đều tích cực đưa ra các sáng kiến, đề xuất những yêu cầu và đồng thời phát biểu ý kiến đối với những vấn đề trọng đại trên thế giới. Những chương trình thảo luận và những quyết nghị của đại hội mặc dù không mang tính cưỡng chế, nhưng nó cũng hình thành một sức mạnh to lớn về mặt đạo lý, có ảnh hưởng tích cực đối với trật tự trên thế giới. Trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế Liên Hợp Quốc đã góp phần giải quyết nhiều điểm nóng xung đột ở các châu lục trên thế giới, góp phần gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Bên cạnh đó, HĐBA Liên Hợp Quốc cũng thường xuyên mở những phiên họp để thảo luận và nghiên cứu việc ngăn chặn những cuộc xung đột ở các nơi trên thé giới, cố gắng thúc đẩy những điểm nóng đó cùng ngồi lại để có thể tìm ra biện pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trong vòng 50 năm qua, Liên Hợp Quốc đã xúc tiến hoàn thành 172 hiệp định hòa bình, phái đội duy trì hòa bình với tư cách là người thứ ba để đảm bảo khách quan công bằng, tạo nên vùng đệm giữa hai đối phương đang xung đột. Liên Hợp Quốc đã thành lập 49 lực lượng hoạt động gìn giữ hòa bình ở khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ La Tinh, Châu Phi. Liên Hợp Quốc đã góp phần đạt được gần 200 giải pháp hòa bình thông qua thương lượng chấm dứt các xung đột khu vực (như Nammibia, Cônggô, Ănggôla, Môdămbich, Campuchia, Đông Timo…). Hiện tại cũng có hàng chục ngàn binh lính và cảnh sát dân sự của 111 nước tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình ở hơn 17 điểm nóng trên khắp thế giới. Đã có hàng ngàn nhân viên giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc đổ máu để duy trì cho cuộc sống bình yên của nhiều dân tộc trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng đã chi hàng chục tỉ đôla cho hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, tạo ra sức mạnh cộng đồng quốc tế ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, đấu tranh đòi cắt giảm và giải trừ quân bị. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn tham gia giải quyết xung đột như: yêu cầu ngừng bắn, thực hiện giám sát, hòa giải, lập ra các ủy ban điều tra, môi giới trung gian và trực tiếp đề ra giải pháp. Năm 1991, tại khóa họp lần thứ 46 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định cử ra một điều phối viên chuyên lo về các cuộc bầu cử, giúp cho LHQ có những bước đột phá mới trong trong lĩnh vực viện trợ bầu cử đối với các nước hội viên. Về mặt tài giảm quân bị, tháng 1 năm 1946 Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên có liên quan đến việc sử dụng hòa bình nguyên tử năng lượng và hủy bỏ vũ khí nguyên tử cũng như các loại vũ khí có sức hủy diệt khác. Ủy ban tài quân của Liên Hợp Quốc đã thương thảo đối với các vấn đề khống chế những loại vũ khí nguy hiểm, lần lượt đề xuất và thông qua điều ước ngăn cấm một phần việc thí nghiệm hạt nhân (1963); điều ước không phổ biến rộng vũ khí hạt nhân (năm 1970) và đến năm 1995 lại quyết định điều ước này có giá tri mãi mãi; điều ước ngăn cấm đặt vũ khí hạt nhân dưới đáy biển (năm 1971); điều ước ngăn cấm vũ khí sinh vật (năm 1972), v.v… Về phương diện phi thực dân hóa, Liên Hợp Quốc đã có những thành tích to lớn. Năm 1960, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua “Tuyên ngôn độc lập” gửi đến các quốc gia và nhân dân thuộc địa nhằm thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Từ khi ra đời cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của từng nước thành viên với nhau. Liên Hợp Quốc đã dành 1/3 ngân sách cho hợp tác quốc tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện những điều kiện sống của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có sáng kiến và thực hiện nhiều dự án về phát triển nông nghiệp,công nghiệp, về bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng nước sạch,…ở trên 130 quốc gia. Tổ chức công nghiệp của Liên Hợp Quốc cũng xúc tiến thúc đẩy tăng cường đầu tư hỗ trợ hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ ở các quốc gia giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong việc hỗ trợ cho các chương trình phát triển xã hội thông qua các tổ chức như Chương trình phát triển (UNDP), ngân hàng thế giới (WB) triển khai các dự án về phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ,… cho vay vốn, tạo việc làm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, chăm lo phát triển tiềm năng của con người ở các nước thành viên. Liên Hợp Quốc còn góp phần rất tích cực vào việc bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử văn hóa của các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc thông qua tổ chức giáo dục khoa học văn hóa (UNESCO) tạo điều kiện giúp đỡ các nước sở hữu các di tích văn hóa thế giới trong việc giữ gìn, tu tạo và bảo vệ tốt các công trình đó. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của các quốc gia trên thế giới nhận được sự giúp đỡ này như Ai Cập, Italia, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Việt Nam,… Liên Hợp Quốc còn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cứu trợ, từ thiện nhân đạo. Thông qua cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Liên Hợp Quốc đã cung cấp viện trợ hàng hóa, thực phẩm, thuốc men, tiền,… cho hàng chục triệu người tỵ nạn, những người chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc xung đột hoặc thiên tai bất ngờ. Quỹ nhi đồng quốc tế hàng năm cũng chi khoảng 300 triệu đôla cho tiêm phòng dịch bệnh và chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ giáo dục cơ sở ở 138 quốc gia. Bên cạnh đó còn là chương trình nước sạch cho hơn 1,3 tỷ dân ở nông thôn, các vùng dân cư ở các quốc gia trên thế giới… Liên Hợp Quốc đã giải quyết những vấn đề mà không một nước nào- cho dù hùng mạnh đến đâu– có thể giải quyết một mình, thậm chí cả một châu lục. Cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương đã cho thấy các quốc gia có mối ràng buộc với nhau chặt chẽ như thế nào và thế giới này nhỏ bé ra sao. Ngoài những vai trò kể trên, Liên Hợp Quốc còn tham gia điều phối hoạt động chung của các nước, các tổ chức chính phủ vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội, tổ chức phối hợp hành động bảo vệ môi trường, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Do đó sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nước đều hy vọng 2.2 Những cố gắng trong việc cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc Liên Hợp Quốc đi về đâu? Liệu Liên Hợp Quốc còn thích ứng với thế giới phức tạp này nữa hay không? Phải cải tổ Liên Hợp Quốc như thế nào để có một vai trò hữu hiệu hơn trong tương lai? Đó là những câu hỏi như bao câu hỏi đã được đặt ra cho Liên Hợp Quốc khi đang bước vào tuổi “xưa nay hiếm”. Ý tưởng cải tổ Liên Hợp Quốc đã được nhen nhúm từ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1990 chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh, vì lúc đó bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều. Tính tới thời điểm này, Liên Hợp Quốc đã đi một chặng đường dài trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. 60 năm có quá nhiều đổi thay và biến động, tình hình thế giới ngày càng phức tạp mà sự thay đổi của Liên Hợp Quốc lại không tương xứng với những bất động của thời cuộc. Nguyện vọng chung của toàn thế giới là biến tổ chức quốc tế lớn nhất này thành một tổ chức đa phương hiệu quả hơn, thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hòa bình, an ninh thế giới và thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại. 2.2.1 Sự cần thiết phải cải tổ HHĐBA Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng với 10 nước thành viên không thường trực. Hai năm một lần các nhóm khu vực chọn ra 10 quốc gia để bổ sung làm thành viên của HĐBA. Trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng HĐBA có quyền ra lệnh cho các lực lượng của tổ chức quốc tế lớn nhất này và thông qua những quyết định mang tính bắt buộc đối với các nước thành viên. Chính vì quyền lực của HĐBA lớn đến như vậy nên trong những năm qua đã xảy ra hiện tượng “cửa quyền” của các thành viên của nó, đặc biệt là các thành viên thường trực với quyền phủ quyết một mình. Khó có thể nói rằng điều này lúc nào cũng ảnh hưởng tích cực tới hoạt động chung của Liên Hợp Quốc. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng những khó khăn của Liên Hợp Quốc thường bắt nguồn từ HĐBA khi thông qua nghị quyết mang tính khẩn cấp. Có thể nói, ngoài những nỗ lực từ phía Tổng thư ký, HĐBA chưa thông qua được một nghị quyết chung nào về can thiệp nhân đạo đối với tình trạng thanh lọc sắc tộc, tôn giáo ở một số quốc gia trên thế giới (Nam Tư, Ruanda). Thường thì HĐBA tập trung vào việc phản ứng nhanh đối với các sự kiện hơn là có biện pháp ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng. Nếu đặt nhiệm vụ đó vào hoàn cảnh bình thường, đương nhiên là tốt hơn so với việc bất động. Nhưng với nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và việc phổ biến vũ khí hạt nhân như hiện nay, thì sự phản ứng nhanh đơn thuần là chưa đủ. Nếu không có hành động nhanh chóng và thái độ kiên quyết nhằm can thiệp trước của HĐBA thì những nguy cơ tương tự sẽ xuất hiện từ các băng nhóm, nằm ngoài khuôn khổ của cộng đồng quốc tế truyền thông, mà cả áp lực ngoại giao, kinh tế lẫn quân sự đều không thể khiến chúng dừng tay. Đó là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà HĐBA phải đối mặt trong suốt toàn bộ lịch sử của mình. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Liên Hợp Quốc, vấn đề cải tổ HĐBA đã được đặt ra nhiều lần do tình hình thế giới thay đổi, so sánh lực lượng bên trong Liên Hợp Quốc biến động, những vấn đề an ninh mới và đặc biệt là số lượng thành viên tăng nhanh. Vấn đề cải tổ HĐBA được đặt ra vào những năm 60 của thế kỷ 20 khi số lượng thành viên của Liên Hợp Quốc đã tăng gấp đôi từ 51 thành viên sáng lập lên 113 nước ở Châu Á và Châu Phi do quá trình phi thực dân hóa. Các quốc gia thành viên mới này yêu cầu có thêm đại diện của họ tại HĐBA. Trước nỗ lực của các bên, đặc biệt là của Tổng thư ký Uthant ngày 31/8/1965, nghi quyết tăng số thành viên của HĐBA đã có đủ số nước phê chuẩn cần thiết để có hiệu lực. Theo đó, HĐBA đã tăng số lượng thành viên từ 11 lên 15. Từ những năm 60 cho đến nay, số thành viên Liên Hợp Quốc tiếp tục tăng lên nhanh chóng, từ 113 (1963) lên đến 191 (2004), trong đó đa số là các nước đang phát triển. Do đó, trên thực tế với thành phần như hiện nay HĐBA khó có thể phản ánh sự phù hợp những quan tâm và quyền lợi của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc, thiếu công bằng về tính đại diện địa lý của các nước thành viên. Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh không có các đại diện thường trực trong HĐBA. Nhiều nước cho rằng HĐBA với cơ cấu hiện nay không thể nào đại diện đầy đủ cho 191 thành viên của Liên Hợp Quốc, do đó các quyết định của nó thiếu sự nhất trí. Họ cũng cho rằng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện cho tất cả các nước thành viên lại không có quyền quyết định các vấn đề của Liên Hợp Quốc, trong khi đó 5 nước thường trực chỉ là thiểu số lại được trao quá nhiều quyền lực mang tính đặc lợi. Các nước ngày càng nhận thấy cơ cấu và cách điều hành của HĐBA thể hiện tính bất công, thiếu dân chủ. Từ đó mà nhu cầu cải tổ HĐBA được đặt ra ngày càng cấp bách. Nhiều nước muốn tăng cường dân chủ hòa bình và mở rộng thành phần HĐBA. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp HĐBA đã thể hiện khả năng hạn chế do chịu sự tác động của sự đối đầu Đông- Tây hay sự xung đột quyền lợi Bắc- Nam. Đa số các nước cho rằng việc cải tổ này sẽ giúp HĐBA hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời sẽ có đại diện địa lý cân bằng hơn. Cải cách HĐBA chỉ là một khiá cạnh của chương trình cải cách Liên Hợp Quốc rộng lớn hơn đang được một ủy ban cấp cao, do Tổng thư ký thành lập năm 2003, xem xét. Vấn đề là liệu cải cách HĐBA có cải thiện được uy tín của HĐBA hay làm thay đổi ấn tượng của một bộ phận trong cộng đồng quốc tế rằng Liên Hợp Quốc đang được điều chỉnh nhằm bảo vệ lợi ích của một quốc gia nhất định hay không? 2.2.2 Sự mở rộng thành phần Hội đồng bảo an và quyền phủ quyết Cải tổ HĐBA là một vấn đề toàn diện, bao gồm các vấn đề về mở rộng thành phần HĐBA, quyền phủ quyết, thủ tục bỏ phiếu, tăng cường tính minh bạch, cải tiến phương pháp làm việc và quy trình ra quyết định…Tuy nhiên vấn đề mở rộng thành phần HĐBA và quyền phủ quyết là hai vấn đề vướng mắc chính trong cải tổ HĐBA vì đây là những vấn đề mà các nước thành viên khó đạt được sự nhất trí. Mở rộng thành phần Hội đồng bảo an Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Liên Hợp Quốc, vấn đề mở rộng HĐBA đã được đặt ra nhiều lần do tình hình thế giới có nhiều thay đổi, so sánh lực lượng bên trong Liên Hợp Quốc biến động và đặc biệt là số lượng thành viên tăng nhanh. Từ những năm 60 cho đến nay, số thành viên Liên Hợp Quốc tăng lên nhanh chóng. Do vậy, trên thực tế với 191 thành viên như hiện nay, HĐBA khó có thể phản ánh phù hợp những quan tâm và quyền lợi của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Nhu cầu cải tổ được đặt ra cấp bách còn do các nước ngày càng nhận thấy cơ cấu và cách điều hành của HĐBA thể hiện tính bất công, thiếu dân chủ và đặc biệt các nước thành viên thường trực có đặc quyền quá lớn. Đây chính là nguyên nhân mà nhiều nước muốn tăng cường dân chủ hóa và mở rộng thành phần HĐBA. Ngay từ năm 1970, một nhóm các nước thành viên Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh đã đề nghị tăng số thành viên không thường trực của HĐBA từ 10 lên 16 thành viên, nghĩa là tăng tổng số thành viên HĐBA từ 15 lên 21 nước. Theo đề nghị này các ghế không thường trực được phân chia như sau: 5 ghế cho nhóm các nước Châu Phi, 4 cho nhóm nước Châu Á, 3 cho nhóm nước Châu Mỹ Latinh, 2 cho các nước Tây Âu và các nước khác (không thay đổi), 1 cho nhóm Đông Âu ( không thay đổi), ghế thứ 16 sẽ luân phiên giữa một bên là nhóm Mỹ Latinh và bên kia là nhóm Châu Phi, nhóm Tây Âu và các nươc khác và nhóm Đông Âu. Việc đề nghị này không yêu cầu thay đổi số thành viên thường trực có thể được hiểu là các nước đề xuất nhận thức được rằng sẽ rất khó có thể sửa đổi Hiến chương nếu làm ảnh hưởng đến địa vị hiện tại của các thành viên thường trực. Mặc dù, từ năm 1979 đến năm 1990 vấn đề đại diện công bằng và tăng số lượng thành viên HĐBA đều được đề cập tại các khóa họp của Đại hội đồng, nhưng vấn đề này duờng như bị chìm xuống và ít được nhắc đến, một phần nguyên nhân là do các nước P5 muốn bỏ qua vấn đề này nhằm tránh ảnh hưởng đến địa vị đặc quyền của mình. Hiện nay cũng nổi lên hai nhóm nước với hai đề xuất mở rộng thành phần HĐBA là nhóm G4 (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Đức và Braxin), với phương án mở rộng HĐBA từ 15 lên 25 thành viên, thêm 6 ghế thường trực không có quyền phủ quyết (bao gồm 2 ghế cho Châu Phi) và 4 ghế không thường trực (1 ghế cho Châu Phi) và Liên hiệp Châu Phi (gồm 53 nước) với phương án là mở rộng HĐBA từ 15 ghế lên 26 ghế- thêm 6 ghế thường trực có quyền phủ quyết bao gồm 2 ghế cho Châu Phi và 5 ghế không thường trực với 2 ghế dành riêng cho Châu Phi. Như vậy, cho đến nay có rất nhiều kiến nghị và phương án mở rộng HĐBA song các nước sẽ khó đạt được một sự nhất trí về việc là sẽ mở rộng theo hướng nào, ngay giữa những nước có chung quan điểm với nhau vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, ví dụ như các tiêu chí và cách thức bầu thành viên không thường trực, cách thức chọn lựa các thành viên thường trực mới. Nếu nhìn tổng quát hơn, cuộc tranh luận về việc mở rộng thành phần HĐBA thể hiện sự xung đột quyền lợi Bắc- Nam, phản ánh cả mâu thuẫn giữa các nước lớn như Trung Quốc mâu thuẫn với phương án của nhóm G4. Các nước đang phát triển có tỷ lệ đại diện tương đối thấp tại HĐBA muốn tăng thêm nhiều ghế mới, nhằm cải thiện sự đại diện chi khu vực của mình, nhấn mạnh cần áp dụng nguyên tắc phân bố công bằng về địa lý; trong khi các nước phát triển muốn hạn chế số lượng ghế mở rộng do không muốn để việc tăng thêm thành viên làm suy giảm ảnh hưởng của mình và nêu lý do muốn bảo đảm tính hiệu quả cho hoạt động của HĐBA và nhấn mạnh tiêu chuẩn về đóng góp vào sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Vấn đề quyền phủ quyết (Veto) Trong HĐBA 5 nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết là vì đây là nhóm nước thắng trận trong đại chiến thứ 2 và đóng vai trò quan trọng vào năm 1945, vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc40v49.doc