Khóa luận Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam

Qua 15 năm, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kểcho sựphát triển của

nền kinh tếnước ta. Thật khó có thểphân định rõ những gì là kết quảriêng ở

Việt Nam trong những năm qua do FDI mang lại. Song có thểkhái lược trên các

mặt sau đây :

­ Thứnhất, FDI đã góp phần quan trọng bổsung nguồn vốn đầu tưphát triển,

khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.

­ Thứhai, FDI giúp điều chỉnh cấu trúc kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, phát triển sức mạnh sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh và hiệu

quảkinh tế.

­ Thứba, FDI giữvai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh

tếquốc tếcủa Việt Nam

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam, số Tết Quý Mùi) Nhìn vào bảng trên ta thấy, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có số dự án lớn nhất, nhưng số vốn đầu tư và vốn thực hiện được lại không bằng hình thức liên doanh. Về đối tác Việt Nam, trong số các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động, DNNN tham gia chiếm 92% tổng số các doanh nghiệp với 96% số dự án và 99% số vốn đăng ký. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số dự án và số vốn đầu tư chiếm tỷ trọng không đáng kể. Như vậy, tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài ở nước ta chủ yếu là khu vực kinh tế Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm một tỷ lệ quá nhỏ bé, thể hiện sự hạn chế về năng lực tài chính và quản lý của khu vực kinh tế này, đây là một đặc điểm khác biệt cơ bản giữa nước ta và các nước trong khu vực khi tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài. 2.1.1.2. Về tình hình thực hiện vốn FDI ở Việt Nam thời gian qua Tính đến hết tháng 12/2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực, số vốn đã thực hiện của các dự án FDI là 20,739 tỷ USD trong tổng vốn FDI khoảng 39,104 tỷ USD. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, các nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường phát triển chưa đầy đủ... thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được ở mức như vậy là không thấp. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm các dự án sau khi được phê duyệt thường chưa đủ các điều kiện để triển khai ngay. Do đó, số vốn thực hiện trong năm chủ yếu là của các dự án đã được phê duyệt từ những năm trước đó. Nguyên nhân của vấn đề này là do: - Tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực buộc các nhà đầu tư 32 phải dừng hoặc chấm dứt không thể tiếp tục đầu tư. - Một số nhà đầu tư khi lập dự án tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt quá khả năng tài chính cũng như các điều kiện cho triển khai dự án. - Một số nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính, nên triển khai thực hiện dự án chậm, có khi mất cả khả năng thực hiện. Đến hết năm 2001 đã có gần 1775 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 58,13% tổng số dự án còn hiệu lực), 604 dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện (bằng 19,78% số dự án còn hiệu lực), 437 dự án chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện (bằng 14,3% số dự án còn hiệu lực), 237 dự án chưa triển khai không có khả năng thực hiện có thể bị rút giấy phép (bằng 7,76% số dự án còn hiệu lực). Có gần 800 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là hơn 6 tỷ USD (bằng gần 15% tổng vốn đăng ký và bằng gần 30% số dự án được cấp giấy phép). Có 127 dự án hết hạn thực hiện hợp đồng (bằng 3,4% số dự án được cấp giấy phép). 792 dự án đã bị rút giấy phép trước thời hạn (chiếm 14,77%). Bên nước ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị do đó trong giai đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản bị phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đối tác nước ngoài gần như nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Do trình độ cán bộ, nên rất ít liên doanh mà trong đó cán bộ của đối tác Việt Nam giành được tiếng nói chi phối các hoạt động này. Đến hết năm 2001, các đối tác nước ngoài đã đưa vốn vào thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam là 13.341 triệu USD (gấp gần 6 lần số vốn của Việt Nam tham gia vào hoạt động này). Đối tác Việt Nam góp vốn tham gia liên doanh chủ yếu bằng giá trị quyền sử 33 dụng đất và giá trị thiết bị, nhà xưởng hiện có. Tất cả nguồn vốn này thường được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9% bên nước ngoài góp 68,7%. Số vốn góp của bên Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng giá trị quyền sử dụng đất; 15% bằng giá trị nhà xưởng, thiết bị, và 11% là bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ. Số vốn của bên nước ngoài gồm 76,6% bằng tiền mặt và 15,4% bằng giá trị thiết bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ tư vấn, công nghệ... Nếu xét trên tổng thể hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (không phân chia theo hình thức đầu tư) thì tỷ trọng vốn nước ngoài đang chiếm phần lớn 85% trong tổng số vốn hoạt động. Không những thế, tỷ trọng vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng vốn của bên Việt Nam đã thấp lại đang có xu hướng giảm xuống đáng kể. 2.1.2. Những mặt tác động tích cực và các hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 2.1.2.1. Những tác động tích cực của hoạt động FDI ở Việt Nam Qua 15 năm, khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Thật khó có thể phân định rõ những gì là kết quả riêng ở Việt Nam trong những năm qua do FDI mang lại. Song có thể khái lược trên các mặt sau đây :  Thứ nhất, FDI đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.  Thứ hai, FDI giúp điều chỉnh cấu trúc kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển sức mạnh sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.  Thứ ba, FDI giữ vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 34  Thứ tư, cùng với đầu tư trong nước, FDI đã góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước, góp phần phân bố lại công nghiệp một cách hợp lý, xử lý môi trường tốt hơn, nâng cao hiệu qủa đầu tư và hiệu lực quản lý.  Thứ năm, FDI góp phần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.  Thứ sáu, FDI tạo ra tiềm lực kinh tế quan trọng cho việc phát triển kinh tế quốc gia.  Thứ bảy, FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập. Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đóng góp của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP thời kỳ 1990 - 2001 Chỉ tiêu 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 Tốc độ tăng GDP (%) 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 9,0 6,5 5,6 6,7 6,8 Tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP (%) - - 2,0 3,6 6,1 6,9 7,7 8,6 9,5 10,3 12,2 13,5 Nguồn: - Niên giám thống kê Việt Nam năm 1998 của NXB Thống kê Hà Nội 1999 - Báo cáo về tình hình FDI năm 1999- 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đều tăng lên nhưng với tốc độ khác nhau nên đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP. Tính trung bình trong thời kỳ 1990 - 1997 nông nghiệp tăng 4,4% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung là 8,2%, tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp giảm 9,6% trong vòng 5 năm (1990 - 1995). Thời kỳ 1996 - 1998 giảm 2% và từ chỗ là ngành có tỷ trọng cao nhất trong GDP trở thành ngành có tỷ 35 trọng thấp nhất. Nhóm ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao nhất, trung bình 12,8% một năm, tỷ trọng GDP tăng 7,4% thời kỳ 1990 - 1995; còn thời kỳ 1996 - 1999 tăng 12% và đã trở thành nhóm ngành có tỷ trọng đứng thứ hai. Nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá, bình quân 9% một năm, cao hơn tốc độ tăng chung, tỷ trọng trong GDP thời kỳ 1990 -1995 tăng 3,3% còn thời kỳ 1996 - 1999 tăng 1,9%. Tỷ trọng các ngành trong GDP của Việt Nam năm 1999 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 26%; Công nghiệp, Xây dựng 32,7% và Dịch vụ 41,3%. Riêng năm 1998 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm: 100% sản lượng khai thác dầu thô; 70% sản lượng xe có động cơ; 50% sản lượng thép; 49% sản lượng hàng điện tử dân dụng; 32% sản lượng giầy da xuất khẩu; 18% sản lượng thực phẩm, đồ uống; 16% sản lượng hàng may mặc; 14% sản lượng sản phẩm hoá chất  FDI góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Với lợi thế về vốn, công nghệ và mối quan hệ với thị trường quốc tế, khu vực có vốn ĐTNN có lợi thế trong xuất khẩu và đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2,5% năm 1991, 4,3% năm 1992 tăng lên 22,4% năm 1999. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn vừa qua nhiều doanh nghiệp FDI đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị sản xuất hoặc sản xuất thử nên khu vực này vẫn còn tình trạng nhập siêu. Hai năm 1995 - 1996 mỗi năm nhập siêu trên 1 tỷ USD, năm 1997 là 900 triệu USD, năm 1998 là 686 triệu USD và năm 1999 là 825 triệu USD. Tỷ trọng nhập siêu của khu vực FDI thường chiếm trên dưới 30% so với tổng nhập siêu của Việt Nam. Song xu hướng chung sẽ là tăng xuất khẩu tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu và sẽ có xuất siêu khi các doanh nghiệp 36 FDI đi vào hoạt động.  Khu vực FDI đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách. Nộp ngân sách của khu vực này năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995 là 195 triệu USD, năm 1996 là 263 triệu USD, năm 1998 là 320 triệu USD và năm 1999 là 271 triệu USD. FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách hàng năm là trên 1/4 tổng thu ngân sách của cả nước. Thu nhập bình quân của người lao động hiện nay ở khu vực này là 84 USD/ người/ tháng năm 1996, tạo ra khoảng 300 triệu USD thu nhập cho người lao động hàng năm. 2.1.2.2. Những hạn chế trong hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian qua Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong nhiều lĩnh vực, nhưng qua 15 năm hoạt động, FDI đã bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết:  Thứ nhất, tốc độ thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI đã bị chững lại và có xu hướng giảm từ 1997 đến nay. Cả năm 1997 chỉ có 331 dự án được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký là 4,649 tỷ USD, bằng 89% về tổng số dự án và chỉ tương đương 53% về số vốn đăng ký so với năm 1996 và số vốn thực hiện là 3,250 tỷ USD. Năm 1998, FDI đăng ký mới đạt 3,897 tỷ USD, thấp hơn năm 1997 khoảng 16% và vốn thực hiện chỉ đạt 1,900 tỷ USD giảm tới 42% so với năm 1997. Năm 1999, vốn FDI đăng ký chỉ bằng 40,2% so với năm 1998.  Thứ hai, cơ cấu vốn FDI chưa đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Vốn FDI vào lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp còn quá nhỏ bé. Vì vậy, việc phát huy lợi thế tiềm năng của đất nước là đất đai, lao động còn rất hạn chế. Vốn FDI phân bố mất cân đối lớn giữa các vùng và địa phương.  Thứ ba, việc chuyển giao công nghệ chưa đạt như mong muốn, chuyển giao công nghệ chưa gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề đáng kể mà FDI đã gây ra trong những năm qua. Trong quá trình góp vốn thực hiện không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải loại được nhập vào Việt Nam với 37 giá đắt hơn giá thị trường từ 15 đến 20%.  Thứ tư, người lao động bị khai thác và đối xử không đúng qui định của pháp luật. Các chủ đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật, sự yếu kém trong quản lý điều hành và thậm chí cả sự tha hoá của một số cán bộ phía Việt Nam để khai thác nguồn lao động. Thí dụ: - Vi phạm về trả lương: Theo qui định mức lương tối thiểu (trước tháng 5/ 1992) là 35 USD/ người/ tháng, sau đó đã điều chỉnh lên 45 USD. Thế nhưng đến nay nhiều chủ xí nghiệp vẫn trả lương dưới mức tối thiểu 35 USD cho công nhân lao động giản đơn và cho cả những người lao động kỹ thuật. - Vi phạm về ký kết hợp đồng và sử dụng lao động: Theo điều tra đến nay vẫn còn 30 - 40% doanh nghiệp chưa ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng với nội dung sơ sài, không rõ ràng để giới chủ lợi dụng gây thiệt thòi cho công nhân. Có hơn 10% số doanh nghiệp được kiểm tra vi phạm thời gian lao động và nghỉ ngơi của công nhân, đặc biệt trong các doanh nghiệp ngành may, giày da. - Vi phạm về nhân phẩm: Trong nhiều doanh nghiệp giới chủ tự đưa ra những kỷ luật hà khắc, vô đạo lý như: phạt tiền quá cao, không có chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ tang lễ... nhiều chủ doanh nghiệp còn xỉ nhục đánh đập công nhân. Những vi phạm của giới chủ đã là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc đình công của công nhân ở các doanh nghiệp FDI.  Thứ năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI chưa theo đúng yêu cầu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Năm 1999, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhóm mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản đạt 4,4 tỷ USD chiếm 38,2%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 4,243 tỷ USD, chiếm 36,8%, còn nhóm hàng công nghiệp nặng, khai thác dầu thô và than đá đạt 2,880 tỷ USD chiếm 25%. Như vậy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng khai thác lợi thế so sánh tĩnh và tài nguyên rừng, biển và sức lao động. Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến sâu còn rất khiêm tốn. Theo thống kê 38 chính thức của Bộ Thương Mại, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của FDI là 2,577 tỷ USD so với doanh thu 4,600 tỷ USD thì tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm 56% so với doanh thu. Nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì xuất khẩu dầu thô là 2,019 tỷ USD. Như vậy tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng còn lại 0,558 tỷ USD chỉ đạt 21,6%. Như vậy gần 80% sản phẩm (trừ dầu thô) của các doanh nghiệp FDI được tiêu thụ trên thị trường nội địa.  Thứ sáu, vấn đề tài chính và ngoại hối trong khu vực có vốn FDI còn có những vấn đề bất cập. Việc định giá quá cao các thiết bị máy móc, công nghệ chuyển vào Việt Nam dưới hình thức góp vốn, đã gây ra sự thiệt hại của bên Việt Nam. Nhiều dự án, đặc biệt là các dự án liên doanh bị thua lỗ, tình trạng trốn thuế kê giá để thu trước lợi nhuận chuyển về công ty mẹ, lãng phí, trong việc trả lương với mức không bị hạn chế cho người nước ngoài làm việc tại liên doanh với chức danh “chuyên gia”, trong việc quảng cáo nhằm tạo ra uy tín thương mại, chủ động đẩy “giá đầu vào” ... để thu trước lợi nhuận. Điều đó tất yếu dẫn tới thua lỗ, đến mất hết vốn pháp định của doanh nghiệp. Những điều trên là những thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước, kể cả đối với công tác lựa chọn đối tác trong hoạt động FDI. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỐI TÁC FDI Ở VIỆT NAM 2.2.1. Mục đích thực hiện FDI của các đối tác nước ngoài Theo nghiên cứu cho thấy, ngoài mục đích chung có tính nguyên tắc khi thực hiện FDI ra nước ngoài là thu lợi nhuận, các chủ đầu tư còn nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược riêng có phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước họ thông qua các hoạt động FDI. Ví dụ, mục đích của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á nói chung và đối với Việt Nam nói riêng là nhằm duy trì sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động rẻ và các yếu tố đầu vào khác. Theo kết quả một cuộc điều tra của Ngân hàng EXIMBANK (Nhật Bản) vào năm 1996 đối với một số 39 lượng lớn các công ty Nhật Bản có vốn FDI cho thấy mục đích FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu là nhằm vào việc đảm bảo cung cấp nguồn lao động rẻ (65,3%), tiếp đó là phát triển thị trường mới (61,1%), xuất khẩu sang nước thứ ba (28,4%), tái xuất khẩu về Nhật Bản (25,3%), phát triển thêm cơ sở sản xuất (24,2%), duy trì và phát triển thị phần (22,1%), cung cấp các chi tiết lắp ráp (12,6%), và cuối cùng là tránh rủi ro hối đoái (chỉ 8,4%). Mục đích này của Nhật Bản có sự khác biệt giữa các nước trong cùng khu vực. Trái với Nhật Bản và một số NICs nhằm chủ yếu vào nguồn lao động rẻ ở Việt Nam, đầu tư của các nước Âu - Mỹ vào Việt Nam chủ yếu là thu được lợi nhuận từ việc khai thác một cách triệt để thị trường tiêu dùng tiềm năng với số dân tương đối lớn. 2.2.2. Phương châm thực hiện FDI của các đối tác nước ngoài Phương châm chung của các nước thuộc Đông Á cũng như Đông Nam Á khi vào Việt Nam là thực hiện FDI theo cơ cấu ngành, tuỳ theo trình độ phát triển và thực lực của mỗi nước về vốn, trình độ công nghệ kỹ thuật cũng như chiến lược FDI của cả hai phía đối tác đầu tư. Đối với Nhật Bản phương châm thực hiện FDI theo cơ cấu ngành được thể hiện theo hướng đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào ngành chế tạo đối với những nước có cả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực dồi dào với giá rẻ, đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ đối với những nước phát triển hoặc những nước mới công nghiệp hoá với nền công nghiệp có trình độ cao. Các NICs Đông Á và ASEAN cũng có phương châm đầu tư theo cơ cấu ngành tương tự như Nhật bản. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện cùng một phương châm theo cơ cấu ngành nhưng chiến lược của các đối tác khác nhau cũng dẫn đến sự khác nhau tùy theo từng dự án đầu tư. Phương châm đầu tư theo cơ cấu ngành của các nước ASEAN vào Việt Nam 40 được tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, khai thác dầu mỏ, dịch vụ du lịch khách sạn và tài chính phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp chiếm một tỷ trọng lớn. Ngoại trừ Singapore là đối tác thường có những dự án FDI tập trung vào các ngành phát triển cơ sở hạ tầng, còn các đối tác ASEAN khác đều chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, khách sạn, nông và lâm nghiệp ở Việt Nam. Nhìn chung các nước Âu - Mỹ chú trọng đầu tư vào các nước đã phát triển để có được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất mà không chú ý nhiều đến những lợi thế sơ cấp về tài nguyên và lao động của các nước đang phát triển. Chính vì vậy phương châm cơ cấu ngành của các đối tác thuộc khối này vào Việt Nam cũng có sự khác biệt, phần lớn các dự án thường tập trung vào các ngành công nghiệp như khai khoáng, hoá chất mà không phải là vào ngành chế tạo và xây dựng như các đối tác Châu Á nêu trên. Những ngành công nghiệp tập trung nhiều kỹ năng tiếp thị của Mỹ như hàng mỹ phẩm cao cấp hay hàng tiêu dùng cũng nằm trong cơ cấu ngành mà đối tác này quan tâm. CocaCola và Pepsi Cola của Mỹ ở Việt Nam là những ví dụ điển hình. 2.2.3. Hình thức thực hiện và quy mô của các dự án FDI tại Việt Nam Mặc dù hình thức kinh doanh FDI của các nước là rất đa dạng nhưng nhìn chung các đối tác nước ngoài thực hiện kinh doanh FDI ở Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, hình thức 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó hình thức liên doanh với các đối tác Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các dự án có vốn FDI của Nhật Bản liên doanh với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam chiếm tới hơn 60% tổng số dự án và hơn 70% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. Với Đài Loan, tính đến hết năm 1995 là năm đỉnh điểm của FDI của Đài Loan vào Việt Nam, trong số 164 dự án đang hoạt động có tới 81 dự án liên doanh với các đối tác địa phương với tổng số vốn là 1287 triệu USD, chiếm 49% tổng số dự án và 67% tổng số vốn đầu tư. Các đối tác ASEAN cũng có hình thức 41 thực hiện FDI ở Việt Nam tương tự. Xu hướng chung gần đây nổi lên là các đối tác nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng số lượng các dự án dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Theo số liệu thống kê chính thức của JETRO, cơ quan đại diện về thương mại và đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam, năm 1994, Nhật Bản mới chỉ có 4 dự án FDI 100% vốn nước ngoài nhưng chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 1997 đã có tới 14 dự án dưới dạng này của Nhật Bản được cấp giấy phép ở Việt Nam. Các nước Âu - Mỹ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức liên doanh với các đối tác Việt Nam để bước đầu thăm dò và thử nghiệm môi trường đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý và rủi ro trong thị trường tài chính cũng như những khác biệt về cách thức kinh doanh và quản lý của mỗi nước. Về qui mô của các dự án FDI giữa các nước cũng có những đặc điểm khác biệt. Nhìn chung dự án của các nước Tây Âu và Mỹ thường có số vốn tương đối lớn, trong khi các đối tác trong cùng khu vực như Nhật Bản, NICs và ASEAN lại có dự án ở mức thấp hơn. Các dự án với qui mô vừa và nhỏ chiếm ưu thế trong kinh doanh FDI ở Việt Nam. Điều này được giải thích trên cơ sở sự khác biệt về cơ cấu đầu tư theo ngành của các loại đối tác này. Mỹ và các nước Tây Âu thường chú trọng vào các ngành có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao hoặc các ngành dịch vụ đòi hỏi chi phí quảng cáo tiếp thị lớn do vậy mà vốn đầu tư bình quân cho một dự án thường ở mức cao, trong khi Nhật Bản và một số đối tác ở Châu Á chủ yếu tập trung vào ngành chế biến cần nhiều lao động do vậy qui mô một dự án thường ở mức thấp hơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỰA CHỌN ĐỐI TÁC FDI TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 42 2.3.1. Những ưu điểm Cho đến nay hoạt động FDI tại Việt Nam đã được triển khai trên quy mô lớn, tương đối rộng khắp ở các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn của nền kinh tế quốc dân với các hình thức đầu tư phong phú và đa dạng và mang lại những kết quả quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Những ưu điểm của công tác lựa chọn đối tác FDI được thể hiện trước hết ở kết quả tích cực của hoạt động FDI qua 15 năm triển khai Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ở đội ngũ đông đảo và tiềm lực của các nhà ĐTNN và ở bản thân việc thực hiện quy trình lựa chọn đối tác FDI đã có những tiến bộ nhất định. Trên góc độ tạo lập được đội ngũ đông đảo các nhà kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam, thông qua công tác vận động và lựa chọn đối tác FDI, đến nay đã hình thành được một cộng đồng các doanh nghiệp nước ngoài phong phú, đa dạng và có tiềm lực trên nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, lĩnh vực tài chính, thương mại và có uy tín trong các hoạt động kinh doanh. Chính cộng đồng doanh nghiệp quốc tế này đã “ đưa” thị trường thế giới đến Việt Nam, đưa phong cách quản lý kinh doanh hiện đại đến cho các doanh nghiệp Việt Nam và là cầu nối quan trọng cho các hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Trên góc độ thực hiện quy trình lựa chọn đối tác FDI, các doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức hữu trách ở Việt Nam bước đầu đã làm quen với phương thức và tổ chức kinh doanh quốc tế, quan tâm đến các bước trong quy trình và nâng cao kỹ năng thực hiện các khâu trong đàm phán và lựa chọn đối tác ĐTNN. Mặc dù hãy còn nhiều khiếm khuyết nhưng về cơ bản công tác lựa chọn đối tác ngày càng được coi trọng và từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này. 2.3.2. Những khó khăn và hạn chế Những khó khăn và hạn chế trong công tác lựa chọn đối tác FDI cũng được thể hiện qua những yếu kém và hạn chế trong kết quả của hoạt động FDI, ở những 43 tác động tiêu cực của nó trong nền kinh tế quốc dân, ở những mặt hạn chế của đội ngũ các nhà ĐTNN đang hoạt động tại Việt Nam cũng như ở chính quá trình thực hiện các khâu cần thiết trong quy trình lựa chọn đối tác FDI. Trong phần này, khóa luận chỉ nêu khái quát một số yếu kém, bất cập trong bản thân quy trình và việc triển khai thực hiện quy trình lựa chọn đối tác FDI được vận dụng trong thực tế ở các ngành, các cấp, các địa phương. Những yếu kém, bất cập này liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, thể hiện tập trung ở một số nội dung chủ yếu sau đây: Một là, định hướng về yêu cầu cần đạt tới đối với việc lựa chọn đối tác FDI chưa rõ, còn dừng ở những quan niệm rất chung được nêu trong chủ trương, đường lối hoặc nghị quyết của các cấp, các ngành, trước hết ở cấp trung ương. Điều này gây nên sự lúng túng của đội ngũ cán bộ trong quá trình triển khai các hoạt động cụ thể. Hai là, tiêu chuẩn lựa chọn đối tác FDI chưa được nghiên cứu kỹ và chưa được thể hiện rõ ràng và thống nhất theo các tiêu chí phản ánh từng mặt trong tiềm lực của đối tác. Nhận thức về các tiêu chuẩn và căn cứ để lựa chọn đối tác mang tính chất cảm tính, nặng về mặt lượng, không được quán triệt thống nhất trong đội ngũ cán bộ chuyên môn. Mặt khác do thiếu thông tin và kinh nghiệm, quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn đối tác ĐTNN nhiều khi còn máy móc, mang tính hình thức, chủ quan. Ba là, công tác thu thập và xử lý thông tin còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ, chưa nhạy bén. Nguồn thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy hoặc đã lạc hậu. Bởi vậy thông tin thu thập còn ở tình trạng chung chung, không phản ánh được những vấn đề mấu chốt không những về tiềm lực mà cả ý đồ của đối tác. Thiếu cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm trong việc xử lý để chắt lọc được những thông tin có giá trị. Bốn là, về phương thức và tổ chức thực hiện quy trình lựa chọn còn chưa đạt trình độ mong muốn, thiếu sáng tạo. Kỹ năng tổ chức thực hiện các khâu trong 44 quy trình còn hạn chế, chưa phù hợp với đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế, gây nên tình trạng thiếu hiểu biết lẫn nhau, tốn nhiều thời gian và công sức để đi đến quyết định cần thiết trong hoạt động đầu tư. Điều này có thể do những khác biệt về quan niệm, về thói quen, về tác phong làm việc giữa bên Việt Nam với các đối tác nước ngoài, cũng có thể là do thiếu các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác tổ chức lựa chọn. Năm là,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa1.PDF
Tài liệu liên quan