Khóa luận Mối quan hệ giữa Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 4

Chương I: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 7

I. Khái niệm về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 7

1. Khái quát chung về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 7

2. Các mục tiêu chính của GSP 8

3. Các quy định chung trong các chế độ GSP 9

II. Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 9

1. Các nước được hưởng ưu đãi GSP 10

2. Hàng hoá được hưởng ưu đãi 14

3. Các bước tiến hành để được hưởng ưu đãi GSP 15

III. Mức độ ưu đãi 20

IV. Quy tắc xuất xứ của Nhật Bản 21

1. Tiêu chuẩn về vận tải 21

2. Tiêu chuẩn xuất xứ 22

V. Cơ chế bảo vệ 26

1. Giới hạn tối đa 26

2. Thực hiện giới hạn tối đa 27

3. Áp dụng linh hoạt khối lượng quốc gia tối đa và giới hạn tối đa. 27

4. Áp dụng giới hạn tối đa và khối lượng quốc gia tối đa 27

Chương II: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 30

I. Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua 30

1. Những tiến triển trong động thái tốc độ tăng trưởng thương mại về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật 30

2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt - Nhật 36

II. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 39

III. Những tồn tại trong việc dành ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 44

IV. Xu hướng phát triển quan hệ buôn bán giữa hai nước trong thời gian tới 49

1. Thuận lợi 50

2 . Khó khăn 53

3. Triển vọng 57

Chương III: Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản 59

I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 60

1. Định hướng phát triển cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý và có hiệu quả cao. 61

2. Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm sớm 65

3. Những giải pháp nhằm khai thác tốt thị trường Nhật Bản cho sự phát triển tương lai nền kinh tế Việt Nam 66

II. Các giải pháp ở tầm vi mô 67

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sách duy trì đồng yên yếu so với đồng đôla Mỹ (USD) để đẩy mạnh xuất khẩu. Hậu quả từ việc đồng tiền các nước này bị giảm giá mạnh so với đồng yên do khủng hoảng kinh tế gây ra đã khiến cho xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường các nước này bị giảm sút mạnh. Chính vì thế quan hệ thương mại Việt - Nhật cũng bị ảnh hưởng chung. Ngoài ra, chính sự sụt giá của đồng tiền các nước cũng đã làm cho tiền (đồng) Việt Nam bị nâng giá lên khoảng 32,3% so với baht, 20,1% so với ringgit... ngay từ thời điểm tháng 10/1997. Do vậy hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã bị giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực, nhất là khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam gần giống với hàng xuất khẩu của các nước khác trong khu vực sang thị trường Nhật Bản. Về nhập khẩu vào Việt Nam, do đồng yên Nhật tăng giá hơn so với các đồng tiền các nước trong khu vực, nên việc nhập khẩu hàng hoá cùng loại hoặc hàng hoá thay thế từ các nước Đông Nam á hoặc Hàn Quốc sẽ rẻ hơn trước, nên sức cạnh tranh của hàng hoá các nước này sẽ mạnh hơn so với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam. Như vậy là những phân tích, lý giải trên đây về diễn biến động thái tốc độ tăng trưởng và quy mô giá trị buôn bán Việt - Nhật thể hiện ở KNXNK, KNXK và KNNK trong những năm 1990 vừa qua về cơ bản đã cho thấy kim ngạch buôn bán Việt - Nhật kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đã tăng nhanh và tương đối ổn định. Thực tiễn cho thấy thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng hoá Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi mà hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã qua đi và kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi dần trở lại. Ngoài ra, trường hợp ngược lại đối với hàng Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, thực tiễn phát triển cũng đã cho thấy kể từ đầu thập niên 90 cho đến nay, KNNK của Việt Nam đối với các hàng hoá xuất từ thị trường Nhật Bản cũng đã tăng nhanh và tương đối ổn định, mặc dù có nhiều khó khăn xảy ra như đã đề cập đến khiến cho hoạt động nhập khẩu đẫ bị giảm xuống mạnh hơn so với sự giảm xuống của hoạt động xuất khẩu, song nếu nhìn vào xu thế phát triển vẫn có thể hy vọng rằng nhờ có đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, chúng ta sẽ có đầy đủ khả năng để tăng nhanh nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho sự thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt -Nhật Để thấy rõ thực trạng tiến triển động thái cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu của nước ta trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản những năm 1990, trước hết ta hãy phân tích diễn biến cơ cấu mặt hàng buôn bán giữa hai nước theo thứ tự thời gian từng năm sau đây (số liệu dưới đây lấy từ các số liệu thống kê đã công bố của Hải quan Việt Nam): a. Về cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Xem xét tỷ trọng giá trị xuất khẩu từng loại hàng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm, đã có diễn biến như sau: + Năm 1989: 50,95% là dầu thô; 17,4% là tôm đông lạnh; 9,3% là sắt vụn; 3,3% là than đá; 2,4% là gỗ... + Năm 1990: 64,4% là dầu thô; 16,4% là tôm đông lạnh; 3,3% là sắt vụn; 1,8 là gỗ; 1,6% là mực khô... + Năm 1992: 60,0% là dầu thô; 12,1% là tôm đông lạnh; 3,3% là áo khoác và áo gió nam; 2,3 % là than không khói ; 2,2% là cá mực đông lạnh... + Năm 1995: 35,3% là dầu lửa và dầu thô; 11,1% là tôm đông lạnh; 4,8% là cao khoác và áo gió nam; 4% là cá mực đông lạnh; 3,3% là than không khói... + Năm 1996: 31,12% là dầu hoả và dầu thô; 9,6% là tôm đông lạnh; 4,1% là áo khoác và áo gió nam; 3,4% là than không khói, 2,3% là quần áo cho người lái xe tải trượt tuyết... + Năm 1997: 27,6% là dầu lửa và dầu thô; 11,0% là tôm đông lạnh; 4,5% là áo khoác gió nam; 3,6% là các loại giầy dép; 3,1% là than không khói... Trên đây là danh mục 5 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu từng năm của nước ta kể từ năm 1989 đến năm 1997, năm 2002 chúng ta có thêm mặt hàng dây điện và dây cáp điện. Một số mặt hàng mới của Việt Nam đã bắt đầu có mặt trên thị trường Nhật Bản dù khối lượng và giá trị còn nhỏ bé như hạt tiêu, đường kính... Cho đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu, nhất là hàng xuất khẩu chủ yếu còn khá hẹp, chưa có thay đổi nhiều so với những năm đầu thập niên 90, mặc dù nếu xét riêng về việc phấn đấu giảm tỷ trọng xuất các sản phẩm thô, tăng tỷ trọng xuất các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến thì ta cũng đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể, nếu những năm đầu thập niên 90, hàng xuất sang Nhật Bản của ta chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, chiếm đến 90% KNXK, trong đó riêng dầu thô đã đến 60%, thì hiện nay đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn tới trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế. Mặt hàng chủ yếu của ta xuất sang Nhật đến nay vẫ là dầu thô, thuỷ hải sản, dệt may, than đá, giầy dép, cà phê và một số hàng nông sản khác, ngoài ra là hàng tiêu dùng trong gia đình như dụng cụ gia đình, vali, cặp túi, xắc các loại... Hạn chế nhất trong xuất khẩu sang Nhật của ta hiện nay là chưa có sản phẩm kỹ thuật cao. Đến năm 2002 Việt Nam vẫn chỉ nhập khẩu những mặt hàng truyền thống như: Máy móc thiết bị, linh kiện điện tử và máy vi tính, sắt thép các loại và ôtô dạng CKD, SKD... về gia công lắp ráp và xuất khẩu. b. Về cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu Các mặt hàng khá đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung vào một số loại như máy móc thiết bị công nghiệp và xây dựng, nguyên nhiên liệu, hàng điện tử, ô tô và xe máy,... Điều muốn nhấn mạnh là rất nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam, nhưng hiện chưa thể vào thị trường Nhật Bản được như nông sản, hoa quả... Do vậy, tiếp tục khai thác thị trường này đang là một cơ hội lớn, song cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tóm lại, có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau khi đã xem xét thực trạng động thái tiến triển có cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu Việt - Nhật từ đầu thập niên 90 như sau: - Trước đây và kể cả cho đến những năm đầu thập niên 90, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu (đến 90%) là sản phẩm thô, trong đó dầu thô đã là sản phẩm xuất khẩu chủ lực số 1 kể từ năm 1988 đến nay. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam ngày càng gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu đã qua chế biến (khoảng 30%), tuy nhiên mới chỉ qua sơ chế, chưa có chế biến sâu và tinh. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đã ngày càng đa dạng hoá hơn để kịp thời phù hợp với lợi thế so sánh sẵm có của đất nước và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trườngNhật Bản, tuy nhiên sự tiến triển đó vẫn chậm. Mặt hàng đã có sự thay đổi (trước năm 1988 là than đá, cao su, gạo... nhưng hiện nay đã là dầu thô, thuỷ hải sản, hàng may mặc) nhưng loại hàng còn chậm thay đổi, vẫn chủ yếu là các sản phẩm thô, nhiều nhất là nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông - lâm - ngư nghiệp, nhưng chưa có hàng công nghiệp kỹ thuật cao do chính Việt Nam chế tạo. - Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam hầu như ít thay đổi, vẫn là hàng chế tạo và nguyên vật liệu xong có xu hướng ngày càng đa dạng hơn về loại hàng. Hàng tiêu dùng giảm dần về tỷ trọng và hàng máy móc, thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu tăng tỷ trọng lên dần nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa nhập được những dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất. - Với một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu như hiện nay là phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế hai nước, cụ thể là phản ánh đúng trình độ phát triển, lợi thế so sánh và nhu cầu mua- bán, trao đổi mậu dịch của mỗi nước. Chính vì thế quan hệ thương mại Việt - Nhật kể từ năm 1988 đến nay và nhất là từ năm 1992 trở lại đây đã phát triển ngày càng mạnh mẽ sôi động hơn là xuất phát trước hết từ nhu cầu lợi ích kinh tế đôi bên cùng gặp nhau, sau đó mới đến các lý do chủ quan về nhu cầu chính trị, ngoại giao đôi bên và các điều kiện thuận lợi khách quan của môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh từ đầu thập niên 90 đến nay. Mặt khác, cũng chính vì với một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu Việt - Nhật như hiện nay là phản ánh đúng thực trạng trình độ phát triển, lợi thế so sánh và nhu cầu mua - bán, trao đổi mậu dịch, nên hiện tượng Việt Nam ngày càng xuất siêu sang Nhật là bình thường, không phản ánh đó là “thế mạnh” của Việt Nam hoặc “thế yếu” của Nhật Bản trong hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ trở thành bất bình thường, mang lại thua thiệt kinh tế cho Việt Nam ngày càng lớn hơn nếu như cứ kéo dài mãi tình hình xuất siêu các sản phẩm thô chưa qua chế tạo, chế biến, hoặc mới chỉ sơ chế. Vấn đề này giải quyết thế nào cho có hiệu quả, đó chính là cần thiết có một chiến lược phát triển mạnh xuất khẩu với việc hoạch định và thực thi khẩn trương một chính sách cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu năng động và hợp ký theo hướng có hàm lượng chất xám ngày càng tăng hơn và các sản phẩm thô ngày càng giảm đi. II. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam được xếp vào các nước đang phát triển, nên khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được Nhật Bản cho hưởng thuế quan phổ cập GSP. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết mức độ ưu đãi mà bạn cho hưởng vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là hàng hoá của Việt Nam phải đang rất cố gắng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản như: nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng đòi hỏi khó tính của thị trường bởi vì dù có được hưởng ưu đãi nhưng chất lượng không đáp ứng được thì cũng không thể tiêu thụ được; tăng cường nắm bắt thông tin nhất là thông tin những thay đổi về ưu đãi như các quy định về giới hạn trần (ceiling) hoặc những mặt hàng bị loại ra khỏi diện ưu đãi trong khi đó người xuất khẩu không biết … Với những lý do trên mà hàng năm Việt Nam cũng mới chỉ sử dụng khoảng 50% các khoản ưu đãi của Nhật Bản dành cho. Nói đi cũng phải nói lại, các mặt hàng mà Nhật Bản dành ưu đãi GSP diện mặt hàng có lợi ích thiết thực không nhiều (xem phụ lục: Danh mục các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản). Đó là các mặt hàng chủ yếu có mức thuế ưu đãi GSP giảm khoảng 50% so với MFN, các mặt hàng tập trung chủ yếu vào sản phẩm thô nông hải sản như: tôm, cá, cà phê, chè, và các loại vật liệu tự nhiên như tre, cọ sợi ... Nếu so với ưu đãi thuế quan phổ cập của EU hay Mỹ dành cho hàng hoá Việt Nam thì mức ưu đãi của Nhật Bản chưa nhiều về chủng loại hàng hoá cũng như là mức thuế còn cao. Ví dụ, trong danh mục các mặt hàng cho hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU gần 30 chương (Nhật Bản là 6 chương) chủng loại mặt hàng lên tới 7000 chủng loại hàng hoá trong đó có 3300 mặt hàng không nhạy cảm được miễn thuế, 3700 mặt hàng nhạy cảm được giảm 3,5% thuế. Ngoài ra, nếu quốc gia xuất khẩu áp dụng tốt quy chế bảo vệ quyền của người lao động sẽ được giảm bổ sung 5% thuế, bảo vệ tốt môi trường cũng được giảm thêm 5%. Theo số liệu của phái đoàn uỷ ban châu âu, năm 2001, Việt Nam xuất qua EU 4,4 tỷ euro, trong đó có 59% hàng hoá được hưởng GSP. Những mặt hàng Việt Nam xuất qua EU được hưởng GSP cao là: giày dép 77%, sản phẩm khác làm từ da 80%, thuỷ tinh, sành sứ 77%… Việt Nam là nước được hưởng ưu đãi GSP đứng thứ 7 ở châu âu. Theo ông Ivano Casella - chuyên gia về GSP của cơ quan chuyên gia về GSP của cơ quan chuyên trách về thương mại thuộc uỷ ban châu âu cho biết, GSP áp dụng trong giai đoạn 2002 - 2004 dành cho các nước và vùng lãnh thổ được thụ hưởng chế độ này được ưu đãi lớn hơn so với giai đoạn trước: chỉ chia 2 nhóm hàng hoá và mở rộng phạm vi áp dụng cho thêm nhiều loại sản phẩm. Nếu mức thuế ưu đãi theo GSP mới cao hơn mức thuế ưu đãi tính theo GSP cũ (áp dụng trong giai đoạn 2000 - 2002), thì được tính theo mức thuế ưu đãi cũ. Tuy nhiên, ông Casella cảnh báo, đồng thời với việc thực hiện GSsP, EU đang có chủ trương đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan, tiến tới xoá bỏ chế độ hạn ngạch đối với các nước thành viên của WTO (tổ chức thương mại thế giới) vào cuối năm 2004 và chấm dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP vào cuối năm 2004. Do vậy trong 2 năm tới sự cạnh tranh trên thị trường này trở nên khốc liệt. Nếu lại so sánh với ưu đãi GSP của Mỹ thì quả thật phải nói rằng danh mục hàng hoá vô cùng đa dạng chi tiết từ các mặt hàng thuỷ hải sản, sản phẩm nông nghiệp chưa hoặc đã qua chế biến đếm các sản phẩm công nghiệp nhẹ như: may mặc, gốm sứ,…, mức thuế suất hầu như là miễn thuế, hoặc mức thuế thấp như sợi dệt gốc thực vật, thảm,… Tuy nhiên ngược với biểu thuế của Nhật Bản, biểu thuế ưu đãi của Mỹ danh mục Quần áo và hàng may sẵn, không thuộc loại hàng dệt kim, đan hoặc móc có mức thuế GSP cao hơn mức thuế MFN. Nói như vậy không có nghĩa thị trường Nhật Bản kém hấp dẫn hơn thị trường EU cũng như thị trường Mỹ, điều quan trọng là phải biết khai thác những ưu đãi đó như thế nào. Trong những năm vừa qua quan hệ thương mại Việt - Nhật đã ngày càng khẳng định hơn vị trí, vai trò quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam với sự tăng trưởng liên tục của các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, tốc độ tăng của xuất khẩu luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nhập khẩu. Đáng lưu ý trong các mặt hàng xuất khẩu, có tôm đông lạnh và mực, hàng may mặc, cà phê, than đá đang là những mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất. Tôm đông lạnh Việt Nam chiếm tỷ phần xấp xỉ 10% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã trở thành thị trường lớn nhất đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam, lại là thị trường phi hạn ngạch nên tiềm năng của thị trường này cho hàng may mặc của Việt Nam là rất lớn. Than đá Việt Nam xuất sang Nhật gần đay đạt mức cao kỷ lục tới hơn triệu tấn/năm. Thị trường cà phê, giày dép của Nhật Bản cũng hứa hẹn nhiều triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Có một số mặt hàng của Việt Nam trong vài năm gần đây đã có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả, đáng chú ý là hàng may mặc, khăn lau tay, một số hàng thuỷ sản như tôm và mực. Năm 1998, Việt Nam đã vươn tới vị trí một trong bốn nước xuất khẩu hàng đầu sang Nhật về một số mặt hàng như than đá (đứng thứ hai), mức (thứ hai), tôm (thứ tư), sơ mi nam làm từ sợi tổng hợp hoặc nhân tạo HS 6205.30 - 010,090 (thứ tư), quần áo nữ HS 6211.49 - 210 (thứ hai)... Phần lớn các đối thủ cạnh tranh các mặt hàng này của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản là các nưóc Châu á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, ấn độ... và một số nước khác như ôxtrâylia (về than đá), Pháp (về quần áo nữ)... Rõ ràng là hàng hoá Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, một thị trường có sức tiêu thụ rất mạnh nhưng cũng đã từng nổi tiếng là khó tính. Không những thế, nhìn về triển vọng, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản còn có khả năng tiếp tục phát triển khả quan hơn nữa, khi mà nền kinh tế Nhật Bản kể từ năm 1999 đã bắt đầu đang phục hồi trở lại. Nhu cầu tiêu dùng của người Nhật đối với các hàng hoá tiêu dùng Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng hơn, nếu họ quen sử dụng; còn đối với các hàng hoá tiêu dùng cho sản xuất của Việt Nam vẫn xuất sang Nhật như dầu thô, than đá, sắt thép... thì thực tiễn đã cho thấy đó là những hàng hoá nguyên vật liệu thiết yếu dùng cho sản xuất công nghiệp mà nền kinh tế Nhật Bản luôn luôn cần đến. Như ý kiến của các chuyên gia Bộ Thương mại Việt Nam, mặc dù năm 1998 là thời gian mà nền kinh tế Nhật Bản đã chạm tới “đáy” của sự suy thoái, với tốc độ tăng trưởng -1,8%, đạt “kỷ lục” chưa từng có kể từ 5 thập niên lại đây, song trong quan hệ thương mại với nước ta khi đó, Nhật vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu, chiếm tới 60 - 70% tổng doanh thu xuất khẩu các sản phẩm dầu thô, than đá và hàng may mặc, hàng thuỷ hải sản của ta. Bảng 3 : Những mặt hàng mà Việt Nam thuộc bốn nước xuất khẩu hàng đầu sang Nhật Bản trong năm 1998 Mặt hàng Mã HS Xếp hạng %thị phần Triệu yên No.1 (%thị phần) No.2 No.3 No.4 Than gầy 2701-11-000 2 41,7 7.594 Trung quốc Việt Nam Hàn Quốc úc Quần áo nữ hoặc lụa 6211.49-210 2 41,5 5.509 Trung quốc Việt Nam Thái lan Pháp áo nam có mũ, chống gió 6201.93-100,200 2 9,4 5.140 Trung quốc Việt Nam Hàn Quốc Mỹ khăn bông dùng làm bếp và vệ sinh 6302.60-000 2 14,4 4.765 Trung quốc Việt Nam Inđônexia Đài Loan áo lót phụ nữ 2 9,0 3.396 Trung quốc Việt Nam Thái lan Hàn Quốc Mực đã chế biến, bảo quản 1605.90-219 2 24,6 1.507 Trung quốc Việt Nam Thái lan Hàn Quốc Mực đông lạnh, khô,muối 0307.49-190,200 3 17,4 4.040 Thái lan Trung quốc Việt Nam Maroc Quần nam 0306.13-010,090 3 4,2 2.484 Trung quốc Mỹ Việt Nam Philippin Tôm đông lạnh 0306.13-000 4 8,6 28.920 Inđônêxia ấn độ Thái lan Việt Nam áo sơ mi nam 6205.30-010,090 4 6,4 1.862 Trung quốc Inđônêxia Thái lan Việt Nam Bộ dây đánh lửa xe hơi 8544.30-010 4 8,2 6.269 Philippin Trung quốc Mỹ Việt Nam Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam III. Những tồn tại trong việc giành ưu đãi thuế quan phổ cập của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua Cho đến kết thúc năm 1998, động thái tiến triển KNXNK Việt - Nhật đã liên tục phát triển trong xu thế khả quan, năm sau đều tăng trưởng cao hơn năm trước. Từ năm 1999 đến năm 2002, tình hình đặc điểm khác trước. Đó là sự tăng trưởng không đều, khi thì chững lại, tăng không đáng kể, thậm chí có năm đã bị suy giảm tương đối cả về quy mô kim ngạch và tốc độ tăng trưởng, nhưng cũng có năm lại tăng trưởng rất mạnh. Đáng chú ý, nếu như hai năm 1997-1998 là hai năm kinh tế Nhật bản vốn đã khủng hoảng từ trước lại chịu tác động bất lợi trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, song quan hệ thương mại Việt - Nhật vẫn tiếp tục được phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng khả quan, thì đến năm 1999, với KNXNK đạt được về phía Việt Nam là 3,262 tỷ USD đã giảm 18% so với năm 1998. Năm tiếp theo, năm 2000 lại là năm tăng rất mạnh KNXNK Việt - Nhật, đạt 4,871 tỷ USD, vượt 49,3% so với năm 1999. Đến năm 2001, đạt 4,724 tỷ USD bị suy giảm 3,1% so với năm 2000. Và mới đây, năm 2002 đã đạt 4,592 tỷ USD, giảm 2,8% so với KNXNK đã đạt của năm 2001. Việc suy giảm KNXK có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần chính là những tồn tại trong việc giành ưu đãi. Trước hết phải xem nguyên nhân bên trong chính bản thân nền kinh tế Nhật. - Trong thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào cuối những năm 1980 do việc đồng yên lên giá đột nhột và sự sụp đổ của nền kinh tế “bong bóng”, các công ty Nhật Bản phải di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là di chuyển sang các nước trong khu vực châu á, mà chủ yếu là Đông á (bao gồm: Đông á và Đông Nam á), vì các nước này có vị trí địa lý gần với Nhật Bản, do đó cắt giảm được chi phí và tăng được sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Bối cảnh khu vực và nền kinh tế Nhật bản như vậy, trong khi đó tại thời điểm này, Việt Nam do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó có sự yếu kém về trình độ của lực lượng lao động và cơ chế quản lý bấy giờ, chưa thể đổi mới kịp mặc dù từ cuối năm 1986 trở đi, Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới. Mặt khác, cũng thời gian này do còn ảnh hưởng của áp lực cấm vận kinh tế thương mại do Mỹ đề ra đối với Việt Nam nên các công ty Nhật Bản chưa thể thúc đẩy nhanh việc đầu tư, di chuyển sản xuất vào Việt Nam, và do đó trong thời gian này, và ngay cả đến giữa thập niên 90, mặc dù làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản đã bắt đầu mạnh mẽ tràn vào Việt Nam, song họ vẫn chưa thể cho ra ngay được các sản phẩm để xuất khẩu mà thường phải một số năm sau đó trở đi... Chính vì thế đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng KNXK của các công ty Nhật Bản và liên doanh Nhật - Việt có ở Việt Nam. Trong khi đó, theo số liệu đã công bố của JETRO cho biết, hiện nay các nước đang phát triển đã cung cấp tới hơn 50% lượng hàng nhập khẩu vào Nhật Bản (riêng khu vực châu á khoảng 36%), phần nhiều trong số này được sản xuất tại các nhà máy chuyển giao từ Nhật. Chính vì bắt kịp với làn sóng di chuyển sản xuất này của các công ty Nhật bản nên một số nước Đông á, như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin... Với điều kiện địa lý, trình độ phát triển sản xuất, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và giá nhân công lao động tương tự hoặc cao hơn không nhiều so với Việt Nam, nhưng hiện đã là những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, ngay cả đối với những mặt hàng mà Việt Nam hiện đang có thế mạnh. - Do tác động khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực mà khởi đầu là Thái Lan (tháng 7/1997) sau đó lan sang một số nước Đông á khác từ cuối năm 1997 và kéo dài cả năm 1998 đã gây khó khăn nghiêm trọng cho nền kinh tế Nhật Bản vốn đang còn trong suy thoái kéo dài từ đầu thập niên 90. Tình hình đó còn gây ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và đầu tư của người Nhật, làm giảm nhu cầu trong nước, do vậy xuất khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam sang Nhật Bản bị giảm sút. Hơn nữa, kể cả trong hai năm 1997/1998, để khôi phục nền kinh tế, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì chính sách động yên yếu so với đồng đô la Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu, song có thực tế là đồng tiền của một số nước Đông á như Thái Lan, Malaixia, Hàn Quốc còn bị mất giá cao hơn so với đồng yên Nhật, trong khi đó tiền đồng Việt Nam vẫn mạnh giá hơn tiền của các nước này khiến cho tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản trong 1998 đã giảm sút hơn, tình trạng lặp lại đối với năm 2002. - Một hạn chế, bất cập khác về phía Nhật Bản là cho đến nay vẫn chưa ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam, chính vì thế, Nhật Bản đã quá chậm trong việc dành cho Việt Nam các chế độ, chính sách ưu đãi thương mại đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước. Mãi đến cuối tháng 5/1999, Nhật Bản mới dành cho Việt Nam chế độ MFN, nhưng chỉ đối với thuế xuất nhập khẩu. Mặc dù, phía Nhật có dành cho hàng hoá của Việt Nam chưa nhiều. Trong khi đó những năm trước đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn mức thuế mà Nhật bản đã dành cho hàng hoá Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Chính vì thế đã làm hạn chế đáng kể sự tăng trưởng xuất khẩ của hàng hoá Việt Nam vào Nhật Bản trong gần suốt cả thập niên 90 vừa qua đến bây giờ. - Về phía Việt Nam, cho đến nay vẫn còn tồn đọng khá nhiều hạn chế, bất cập mà chúng ta cần phải nỗ lực khắc phục khẩn trương hơn nữa. Đương nhiên cũng có những vấn đề đòi hỏi phải có sự nỗ lực cùng giải quyết song phương cả phía ta và phía Nhật. Dưới đây, xin đưa ra một số hạn chế bất cập được coi là bức thiết cần giải quyết càng sớm càng tốt. + Trước hết, đó là vấn đề chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. Phải thừa nhận rằng chúng ta đã có rất nhiều cố gắng về vấn đề này, vì thế càng ngày trong danh mục hàng xuất khẩu Việt Nam càng có thêm những mặt hàng chiếm được uy tín cao về chất lượng. Ngày 26/1/2000, trong buổi toạ đàm với hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam về chủ đề “đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” do Văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội tổ chức, ông Matsumoto, Cố vấn phát triển thương mại của JETRO đã có sự đánh giá về chất lượng các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Ông cho biết, nếu dựa vào thang điểm từ 0 đến 100 điểm thì Việt Nam đã có một số hàng đạt chất lượng cao như: hàng may mặc được trên 80 điểm, hàng thực phẩm hải sản đồ ăn uống khác được xếp thứ 20 trong tổng số 120 nước; đặc biệt tôm, mực, bạch tuộc chiếm vị trí rất tốt, đứng thứ 5, dưa chuột muối đứng thứ 2 sau Trung Quốc; gừng muối đứng thứ 4. Các mặt hàng đã được xếp loại trên đều được đánh giá đạt từ 70 - 80 điểm. Nhoài ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thêu ren, đặc biệt là sơn mài cũng được người Nhật Bản ưa thích và đánh giá cao... Thế nhưng qua thực tiễn xuất khẩu sang Nhật những năm qua, ta vẫn phải chấp nhận một thực tế là nhìn chung chất lượng hàng hoá của ta là chưa được, còn thua kém nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là ngay cả chất lượng quảng cáo, thông tin trên bao bì cũng như kỹ thuật đóng gói còn đơn điệu, kém hấp dẫn và độ dài thời gian bảo hành sản phẩm còn chưa chuẩn xác như quảng cáo giới thiệu trên các bao bì hàng hoá. Liên quan về vấn đề chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam., theo Giáo sư Furuta Moto và ông Hiroshi Miyauchi, chưa hẳn tất cả hàng xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Nhật Bản đều có chất lượng cao nhưng chưa đều; ngoài ra một trong những nguyên nhân quan trọng khiến hàng Việt Nam còn ít xuất hiện ở thị trường Tokyo mà chủ yếu chỉ có ở Osaka hoặc một số tỉnh thành khác, đó là vì nhiều người Nhật Bản chưa có thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam, trong khi đó họ có thói quen với hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.. nhất là hàng Trung Quốc hiện đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường Nhật Bản. Có hai nguyên nhân chính khiến cho ngay từ thời điểm ban đầy có mặt ở thị trường Nhật Bản, hàng Trung Quốc đã được người Nhật Bản làm quen rất nhanh, đó là khâu quảng cáo, giới thiệu trên vỏ bao bì và chất lượng, hình thức bên ngoài bao bì rất đẹp và một nguyên nhân khác nữa rất quan trọng đó là giá rẻ (rẻ hơn cả hàng Việt Nam) và đương nhiên là qua thực tế tiêu dùng, hàng Trung Quốc đã được kiểm nghiệm đánh giá là có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ. Từ đó đặt ra, bên cạnh vấn đề chất lượng cao, Việt Nam cần chú ý nhiều hơn nữa đến khâu thông tin, quảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB9.doc
Tài liệu liên quan