Khóa luận Một số biện pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung Tâm Viễn Thông Điện lực Điện Biên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3

1.1 ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm về cán bộ quản lý doanh nghiệp 3

1.1.2 Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp 3

1.2 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ YÊU CẦU CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 4

1.3 LÝ LUẬN MÁC LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ 5

1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 5

1.3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ trong sự nghiệp cách mạng 8

1.3.3 Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 11

1. Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông 11

2. Một số quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 12

3. Ý nghĩa của đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQ Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 12

4. Mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 14

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 15

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN 15

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân cư 15

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 16

2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN VÀ CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 19

2.2.1 Công tác phát triển lưới điện và kinh doanh điện năng 19

1. Công tác phát triển và vận hành an toàn lưới điện. 19

2. Công tác kinh doanh điện năng 21

3. Công tác tổ chức hoạt động xã hội 22

2.2.2 Tình hình xây dựng, triển khai và phát triển Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên 23

1. Đặc điểm tình hình. 23

2.Triển khai và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 24

3. Nhận định đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội ở Điện Biên có liên quan mật thiết tới công tác phát triển viễn thông của Điện lực Điện Biên 27

4. Kết quả công tác doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh 29

5. Tình hình đội ngũ người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 30

6. Thực trạng về nội dung, chương trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 33

7. Thực trạng phương pháp và hình thức đào tạo 34

8. Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 35

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 37

3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 37

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 39

3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên và quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng. 39

1. Định hướng chung 39

2. Tổ chức thực hiện 40

3. Điều kiện thực hiện 40

3.2.2 Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 41

3.2.3 Đổi mới phương thức đánh giá chất lượng đào tạo và phương pháp đào tạo - bồi dưỡng 41

1. Xác định đối tượng đào tạo - bồi dưỡng 41

2. Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu phải phù hợp với chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị trường 42

3. Đổi mới về hình thức và phương pháp đào tạo 43

3.2.4 Đổi mới hình thức đào tạo (đa dạng hoá hình thức đào tạo) 46

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 48

3.2.6 Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các cấp cơ sở 49

3.2.7 Xây dựng chế độ chính sách khuyến khích và từng bước yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và sau khi được đi đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 49

3.2.8 Gắn đào tạo, bồi dưỡng với qui hoạch và sử dụng hợp lý cán bộ, tăng cường chất lượng đội ngũ, những người làm công tác đào tạo tai Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 51

3.2.9 Tận dụng các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu về số lượng và chất lượng của bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên có tính đến đội ngũ cán bộ quản lý dân tộc ít người 55

3.2.10 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý ở Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

I. KẾT LUẬN 60

II. KIẾN NGHỊ 62

1. Đối với EVNTelecom, Công ty điện lực I: 62

2. Đối với Sở Thông tin và truyền thông Điện Biên, Điện Lực Điện Biên 62

3. Đối với các sở ban, ngành và các trường đào tạo cũng như các ngành có liên quan: 63

4. Đối với Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 63

5. Đối với cán bộ quản lý ở Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung Tâm Viễn Thông Điện lực Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h có truyền thống cách mạng đoàn kết tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể các cấp đã có nhiều chủ trương biện pháp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người mới theo nghị quyết trung ương VI lần 2 khoá VIII gắn cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo nghị quyết trung ương VI lần 2 khoá VIII. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp các ngành triển khai sâu rộng cuộc vận động xây dựng "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở địa bàn dân cư" đã phát động thực hiện lồng ghép với các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo xây dựng nếp sống văn minh, bản làng văn hoá đẩy mạnh hoạt động và phát triển văn hoá, bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người. Việc giữ gìn phát huy lịch sử truyền thống cách mạng di sản văn hoá dân tộc, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Điện Biên Phủ được tỉnh quan tâm đặc biệt. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, của nhà nước nhiều chương trình, dự án đầu tư cho vùng khó khăn nói chung và Điện Biên nói riêng theo chủ trương phát triển vùng cao, vùng khó khăn của Đảng được thực thi. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội được đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống cho nhân dân. Điện Biên là tỉnh có nhiều di tích lịch sử tự nhiên rộng, có cánh đồng Mường Thanh nổi tiếng, đất đai màu mỡ và tưới tiêu chủ động, có nhiều suối có độ dốc lớn với tốc độ dòng chảy cao nên có thể phát triển các cây trồng công nghiệp và lương thực với chất lượng cao, phát triển công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện vừa và nhỏ. Điểm yếu Điện Biên là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển tỉ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp không đồng đều giữa các vùng còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng những khó khăn để chống phá ta trên nhiều mặt. Nhận thức về giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của một bộ phận cán bộ Đảng viên, nhân dân còn hạn chế. Một số di tích, trường ca, lễ hội phong tục văn hoá truyền thống của các dân tộc chưa được khai thác và phát huy giá trị. Môi trường văn hoá tuy đã được xây dựng nhưng phát triển không đều, chất lượng còn thấp, chệnh lệch về mức hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, khu vực, các tầng lớp nhân dân còn có khoảng cách lớn. Tuy đất đai tự nhiên rộng địa hình đồi núi trọc, đất đai khô cằn độ dốc lớn chiếm 3/4 cùng với khí hậu khắc nghiệt nắng nóng gió lào, biên độ giao động khí hậu lớn trong ngày do vậy việc phát triển chăn nuôi trồng trọt gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế của tỉnh. So với mặt bằng chung của cả nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn còn yếu kém. Về đường giao thông, mặc dù hầu hết các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được kiên cố hoá song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do cấp đường còn thấp, giao thông đến trung tâm xã, các vùng kinh tế trọng điểm hầu hết là đường đất đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa. Về thuỷ lợi còn nhiều công trình lớn chưa được đầu tư xây dựng, các công trình đã có hầu hết mới chỉ kiên cố hoá được đầu mối, hệ thống kênh dẫn hầu hết mới là kênh đất, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đến hết năm 2009 mới có 87/98 xã phường có điện lưới quốc gia, tỉ lệ dân số sử dụng điện mới đạt 60% mới có 25/93 xã, phường có diện tích trụ sở làm việc theo quy định. Mới có 70% dân số đô thị và 53% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt. Hệ thống khám chữa bệnh tuy đã được quan tâm đầu tư, chất lượng khám chữa bệnh tuy được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, số giường bệnh trên vạn dân còn thấp so với cả nước, toàn tỉnh chưa có trạm xá đạt chuẩn. Một số huyện chưa có bệnh viện hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Trường học chưa được đầu tư đồng bộ nhất là các hạng mục thư viện, thí nghiệm, nơi sinh hoạt cho học sinh bán trú… Cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá, thông tin thể thao còn nhiều bất cập một số xã chưa có nhà văn hoá, chưa có thư viện, sân bãi phục vụ cho hoạt động văn thể và thiếu các thiết bị, dụng cụ thể thao trang thiết bị của một số trạm được xây dựng từ năm 1993 nhưng chưa được nâng cấp cải tạo nên chất lượng phát sóng thấp. Với những bức xúc như trên, yêu cầu tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm tới còn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đã được đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI quyết định. 4. Kết quả công tác doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh Đăng ký thành lập mới (đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009): 36 DN với tổng số vốn 65.296 triệu đồng Trong đó: - D. nghiệp tư nhân: 18 DN với tổng số vốn 21.029 triệu đồng - Công ty TNHH 1 TV: 2 DN với tổng số vốn 3.167 triệu đồng - CTTNHH 2 TV trở lên: 7 DN với tổng số vốn 11.250 triệu đồng - Công ty cổ phần: 9 DN với tổng số vốn 29.850 triệu đồng Đăng ký hoạt động cho 4 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện Đăng ký thay đổi, bổ sung cho 65 lượt doanh nghiệp, trong đó có 14 DN đăng ký bổ sung vốn với tổng số vốn tăng thêm là 121.185 triệu đồng, 1 DN đăng ký giảm vốn với tổng số vốn giảm là 5.000 triệu đồng Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 5 DN, trong đó có 2 DNTN do giải thể, 3 DNNN (3 lâm trường) do chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của 11 chi nhánh và văn phòng đại diện do không còn hoạt động và không đăng ký lại trụ sở giao dịch từ tỉnh Lai Châu (cũ) thành tỉnh Điện Biên. Kết quả đến nay toàn tỉnh có 330 DN với tổng số vốn đăng ký 1.186.074 triệu đồng và 51 chi nhánh, văn phòng đại diện của các DN ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương. Trong đó có: - 7 DNNN Vốn ĐK: 104.972 triệu đồng - 200 DNTN Vốn ĐK: 575.233 triệu đồng - 66 CTTNHH 2 TV trở lên Vốn ĐK: 213.803 triệu đồng - 20 CTTNHH 1 thành viên Vốn ĐK: 55.522 triệu đồng - 37 CT cổ phần Vốn ĐK: 236.544 triệu đồng Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2009 - 2010 trình UBND tỉnh để thông qua Ban Đổi mới sắp xếp DNNN tỉnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và đôn đốc Công ty văn hóa tổng hợp thực hiện các trình tự thủ tục chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu theo quyết định của UBND tỉnh. Nhìn chung công tác doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh thời gian vừa qua đã được thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. 5. Tình hình đội ngũ người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số đơn vị của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên và làm việc trực tiếp với, ban giám đốc điều hành của Trung tâm cũng như nghiên cứu các văn bản báo cáo của Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên từ năm 2006 - 2009 cho thấy thực trạng về đội ngũ người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Về nguồn gốc người làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho trung tâm viễn thông điện lực Điện Biên Từ cán bộ quản lý, giảng viên trong các trường đào tạo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị: Toàn tỉnh hiện nay có 1 trường dạy nghề, 1 trường cao đẳng sư phạm, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp (trường y và trường kinh tế kỹ thuật tổng hợp) 1 trung tâm bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học chiếm đa số 87%, trình độ thạc sỹ chiếm 0,85% còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp lâu năm.Trình độ về lý luận chính trị: 18,34% cao cấp 38,6% trung cấp còn lại là trình độ sơ cấp, lý luận chính trị. Hầu như trong thời gian qua các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và rung tâm viễn thông điện lực Điện Biên nói riêng chưa mời giảng viên ở các trường trên tỉnh về các cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của doanh nghiệp mình. Từ cán bộ quản lý trong Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên - Từ cán bộ quản lý của Điện lực Điện Biên thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cho Trung tâm viễn thông Điện lực. Hiện nay điện lực Điện Biên có 10 phòng ban và 9 đơn vị chi nhánh điện cùng với 3 đơn vị phụ trợ và 1 Trung tâm viễn thông. Trong 23 đơn vị có 42 người làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đa phần các đơn vị phòng ban đều có cán bộ quản lý đào tạo bồi dưỡng không chuyên trách. Trong số 42 người làm công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng trên có 100% cán bộ làm công tác quản lý và đào tạo là đảng viên 25% là cao cấp lý luận chính trị, 55% là trung cấp lý luận chính trị còn lại là sơ cấp. Về trình độ: 85% là tốt nghiệp đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp lâu năm. Về độ tuổi: - Từ 35 – 40 tuổi chiếm 70% - Từ 40 – 50 tuổi chiếm 47% - Từ 50 – 60 tuổi chiếm 23% Về nam, nữ: Nam giới chiếm 82% còn nữ giới chiếm 18% Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì: Đa số cán bộ làm công tác quản lý đạo tạo, bồi dưỡng ở các phòng ban được lựa chọn đều chỉ dựa qua hoạt động thực tiễn chuyên môn, có uy tín đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Có một số kinh nghiệm về quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ qua hệ thống các trường Đảng và nhà nước để đạt được tính chuyên nghiệp. Qua độ tuổi cho thấy: Cán bộ làm công tác đào tạo quản lý, bồi dưỡng ở các phòng ban đơn vị của Điện lực Điện Biên có tuổi đời dưới 40 và trên 50 chiếm tỉ lệ thấp còn đa phần là độ tuổi dưới 50 trong khi đó không có cán bộ làm công tác đào tạo bồi dưỡng ở độ tuổi 25. Do vậy ưu điểm của đội ngũ quản lý đào tạo, bồi dưỡng là họ có kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ có trải nghiệm trong thực tiễn công việc, có uy tín với đồng nghiệp, có hiểu biết sâu sắc xã hội và doanh nghiệp Điện lực và Trung tâm viễn thông nhưng ở họ cũng bộc lộ không ít nhược điểm: Làm việc thiên về kinh nghiệm ít nhạy bén, sức bật hạn chế, đặc biệt hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với nhiệm vụ yêu cầu đổi mới doanh nghiệp trong xu thế hội viên quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay nếu chỉ chú ý đến sự nhạy bén, sức bật so với yêu cầu đổi mới mà bỏ qua kinh nghiệm quản lý trong doanh nghiệp Điện lực và Trung tâm viễn thông sẽ là xa vời thực tiễn do đó đòi hỏi các nhà quản lý phải chú ý đến đặc thù của từng đối tượng có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho phù hợp vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo đổi mới theo xu thế thời đại. Qua tỉ lệ về giới tính đối với đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho thấy tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới chứng tỏ quy hoạch cán bộ nữ trong doanh nghiệp Điện lực và Trung tâm viễn thông chưa cụ thể, tỷ lệ tham gia làm cán bộ quản lý của nữ giới còn thấp. Số cán bộ có thâm niên từ 5 đến 10 năm chiếm tỉ lệ 23,3% Số cán bộ có thâm niên dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 53,5% Như vậy số cán bộ có thâm niên quản lý từ 5 năm ở doanh nghiệp điện lực và trung tâm viễn thông chiếm tỉ lệ không lớn 46,5% phần đông trong số này họ đều là cán bộ phòng ban được giao thêm nhiệm vụ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm là kinh nghiệp nghề nghiệp và quản lý thì hạn chế của họ là khả năng đi đào tạo nâng cao sẽ gặp khó khăn. Đối tượng này để phát huy và vận dụng hết khả năng của họ buộc lãnh đạo Điện lực và Trung tâm viễn thông phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng có thâm niên dưới 5 năm đây là đối tượng mới được đề bạt, có hạn chế về kinh nghiệm quản lý nhưng chuyên môn khá vững vàng. Đáng lưu ý trong số này tuổi đời của họ đều trên 30 điều này nói lên tính quy hoạch của những năm trước đây đã có, song ít chú ý đến đội ngũ kế cận và cũng đặt ra cho lãnh đạo Điện lực và Trung tâm viễn thông phải chú trọng trong quản lý bồi dưỡng đào tạo đội ngũ những người quản lý làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Từ cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. Trên địa bàn Điện Biên, Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên mới được thành lập từ những năm 2006 trở lại đây do vậy đang trong giai đoạn hoàn chỉnh kiện toàn bộ máy quản lý nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho Trung tâm viễn thông phần chính đều dựa vào đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo bồi dưỡng của Điện lực Điện Biên trong đó có sự phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thông.Hiện nay lực lượng thường xuyên tham gia lên lớp cho cán bộ quản lý tại Trung tâm và ở các đơn vị chi nhánh điện (bộ phận điều hành Viễn thông) có 8 người trong đó có 01 Trưởng trung tâm,01 Phó trung tâm,03 Trưởng phòng ban và 03 Chuyên viên chính.độ tuổi ngoài 50 tuổi có 02 người chiếm 25% ;độ tuổi 30-40 tuổi có 02 người chiếm 25%; còn lại là độ tuổi dưới 28 tuổi có 4 người chiếm 50%. Mọi đặc điểm về đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cũng giống như đội ngũ làm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Điện lực Điện Biên. Hiện nay, đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới,cơ chế thị trường cạnh tranh của viễn thông ngày càng khốc liệt cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng phát triển đòi hỏi Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên muốn trụ vững, kinh doanh phát triển theo kịp tiến trình xã hội đang phát triển thì nguyên tắc vàng về yếu tố con người trong đó cán bộ quản lý của Trung tâm phải đặt lên hàng đầu, chắc chắn không xa nữa Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên sẽ phải nghiêm túc chú trọng tới đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác đào tạo bồi dưỡng cho Trung tâm bởi vì đây là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vu Viễn thông hiện nay. 6. Thực trạng về nội dung, chương trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. Những năm qua số lượng học viên của Trung tâm viễn thông theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mở tại tỉnh tăng nhanh tốc độ trung bình 30,8% /năm. Trước năm 1997 toàn tỉnh chỉ mở được 1 lớp tại chức ngành luật, sau khi có NQTW2 (Khoá VIII) đến năm 2009 đã liên tục mở các lớp đại học tại chức chuyên ngành: Tài chính, quản trị doanh nghiệp, giao thông, tin học... số lượng học viên tăng 1,85 lần, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, viên chức trong tỉnh nói chung và cho Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói riêng. Mạng lưới các trường chuyên nghiệp trong tỉnh được sắp xếp lại theo đúng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ của tỉnh. Tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên theo nhu cầu thực tế mà Ban Giám Đốc điều hành quyết định tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng sự vận động nhanh của Trung tâm trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Mặc dù đạt được một số kết quả song nhìn chung chương trình của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại địa phương còn yếu về chất lượng, cơ cấu mất cân đối hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Những nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng nề về lý thuyết nên tính ứng dụng thực tiễn không cao, nhiều học viên học xong phấn lý thuyết về chuyên môn nhất định rồi và thi đạt điểm cao song khi trở về với thực tế tiếp xúc với công việc chuyên môn thì rất ngỡ ngàng làm việc lúng túng khi được phỏng vấn tại sao vậy thì đồng chí cho biết học lý thuyết thì biết vậy còn về thực tế nó khác xa với lý thuyết quá. Ngoài tính lý thuyết xa rời thực tế ra, còn phải nói đến sự vận dụng sáng tạo của cán bộ trong hoạt động thực tiễn còn rất hạn chế. Nhiều cán bộ áp dụng cứng nhắc những công thức những nguyên tắc quản lý đã học hoặc văn bản hướng dẫn chung, mà lại quên đi môi trường thực tế hiện tại nên công việc rất trì trệ và hiệu quả công việc không cao. Do vậy tính sáng tạo của cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo quản lý rất quan trọng, sự vận dụng sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả mà chúng ta mong muốn. 7. Thực trạng phương pháp và hình thức đào tạo Khi trưng cầu ý kiến về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên về phương pháp và hình thức cho thấy kết quả phỏng vấn rất thấp chỉ đạt 39,5%. Sở dĩ có lý do như vậy là vì: Đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông nói riêng và Điện lực Điện Biên nói chung chưa đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn còn rất hạn chế đa số yếu về trình độ lý luận, kiến thức pháp luật hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính thiếu tính chuyên nghiệp. Phương pháp giảng dạy đào tạo bồi dưỡng chậm được đổi mới theo lối mòn có trước đó là thầy giảng học viên ghi, những phương pháp rất khoa học và hiệu quả áp dụng cho đối tượng là cán bộ quản lý như: Phương pháp các trò chơi kinh doanh, tình huống, phương pháp hội nghị thảo luận, phương pháp mô hình ứng xử, phương pháp thực tập thì rất ít được ứng dụng. Do đó tình trạng sau khi học xong trả xong bài thi tự luận một thời gian sau các học viên như trở lại trạng thái kiến thức ban đầu. 8. Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. a. Điểm mạnh 86,7% cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh vững vàng, tin tưởng tuyệt đối và chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo của Đảng, chủ chương chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý làm công việc đào tạo, bồi dưỡng có thâm niên công tác lâu năm đã thể hiện rất rõ, bản lĩnh kinh nghiệm trong quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, lành mạnh có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có uy tín trong đồng nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý luôn có tinh thần đoàn kết cao, cởi mở trong cuộc sống, đồng thuận trong công việc, dân chủ bàn bạc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có nghị quyết TW2 (Khoá VIII) về phát triển đào tạo, bồi dưỡng và chương trình hành động nghị quyết TW2 (khoá VIII) của tỉnh uỷ, sự phối hợp các cấp các ngành đã góp phần thúc đẩy công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của tỉnh nói chung và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói riêng cùng phát triển. Các cấp uỷ đảng, chính quyền đoàn thể của điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên, nhận thức rõ hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đã khắc phục khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, khơi dậy được nhu cầu học tập của cán bộ trong Trung tâm viễn thông và các đơn vị trực thuộc. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế xã hội an ninh quốc phòng của tỉnh có bước phát triển mới tạo điều kiện thuận lợi để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển, một số chính sách mới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty điện lực 1 đã góp phần ổn định đời sống động viên đội ngũ người làm công tác đào tạo- bồi dưỡng của Trung tâm viễn thông , tạo cho họ niềm tin phấn khởi ,say mê trong công việc. b. Điểm yếu kém, nguyên nhân Nhận thức của các phòng ban trong Điện lực và Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên còn có những mặt chưa thực sự sâu sắc, toàn diện chưa thấy được tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thậm chí có nơi coi việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý là trách nhiệm riêng của trung tâm viễn thông và chuyên ngành giáo dục đào tạo. Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới có những bất cập trên các mặt, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, năng lực trách nhiệm quản lý, sự phối hợp, phân công, phân cấp trong việc quản lý chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chặt chẽ. Điều kiện địa lý và nền kinh tế của tỉnh trong đó có Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên đơn vị đứng chân trên địa bàn nên còn nhiều khó khăn chung. Đội ngũ người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất còn thiếu, mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập, điều kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu dân trí, nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và của Tập đoàn Điện lực, Công ty Điện lực 1 là trách nhiệm lớn ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộn quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN 3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN Thực hiện nghị quyết 03/2000/NĐ - CP ngày 03/12/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các doanh nghiệp cũng như sự đóng góp thuế với nhà nước. Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên đang thực hiện phân cấp, phân quyền, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đảm bảo quản lý thống nhất của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về vấn đề cán bộ có nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [27-25]. Chất lượng cán bộ quản lý được tạo nên bởi nhiều nhân tố, bao gồm số lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ, phương thức quản lý, cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức, trình độ học vấn, trình độ lý luận, phẩm chất chính trị... Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thông thì phải có một cơ cấu hợp lý đó là sự cân đối, phù hợp với cơ cấu học vấn, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu chuyên môn đào tạo, cơ cấu loại cán bộ, giống như với các doanh nghiệp miền núi ở tỉnh Điện Biên phải tính đến cả cơ cấu dân tộc. Trước hết phải có tính đồng bộ về chất lượng cán bộ quản lý giữa ban giám đốc của Trung tâm với cán bộ quản lý các phòng ban, phân xưởng, đội tổ sản xuất giữa cán bộ Đảng chính quyền với các tổ chức đoàn thể. Sự đồng bộ về chất lượng không có nghĩa là chất lượng cán bộ quản lý của tất cả các đơn vị đều như nhau, mà sự đồng bộ thể hiện chất lượng cán bộ từng vị trí từng đơn vị công tác đều tương xứng với tầm công việc được giao. Tính đồng bộ còn thể hiện ở cán bộ quản lý được trang bị đồng bộ cả kiến thức chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ. Trong công tác quản lý bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên bên cạnh tính đồng bộ phải chú ý tính toàn diện, tính toàn diện cũng là nguyên tắc đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu: Phân tích tình hình đội ngũ, lựa chọn, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, kiểm tra, chính sách đãi ngộ. Tính toàn diện còn thể hiện ở việc cán bộ quản lý được bồi dưỡng và đào tạo sao cho vừa có vốn văn hoá chung rộng, vừa có chuyên môn quản lý, vừa có đức, vừa có tài. Tính toàn diện và đồng bộ, thực hiện dựa trên nguyên tắc đổi mới khi thực hiện đổi mới phải thực hiện: Đổi mới không lệch hướng: Vì việc đổi mới thường dỡ bỏ cái cũ để hình thành và hoàn thiện cái mới. Cái tiến bộ, nếu đổi mới không dựa trên sự kế thừa tốt đẹp của cái đã có thì dễ đi lệch hướng chỉ chú trọng những cái mà ta cho là đang yếu đang thiếu hụt không biết nhân lên cái tốt đẹp mà ta đã có. Đổi mới phải có bước đi, lộ trình không nên xáo trộn. Đổi mới nếu không có bước đi lộ trình rõ ràng thì sẽ dẫn tới sự xáo trộn rất nguy hiểm không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn mất tính khoa học dễ gây nên tính bè phái cực đoan thôn tính lẫn nhau rất dễ đưa tới bờ vực thẳm đổ vỡ. Một bài học đau xót rút ra từ sự sụp đổ hệ thống XHCN ở Đông Âu đã cho thấy sự đổi mới không có bước đi lộ trình dẫn đến sự hỗn loạn làm sụp đổ phe XHCN vẫn được coi là thành trì Cách mạng của thế giới. Đổi mới phải thận trọng có thử nghiệm, bên cạnh việc quản lý chất lượng đồng bộ, toàn diện cũng như thực hiện đổi mới không chệch hướng có bước đi lộ trình không xáo trộn và thận trọng có tính thử nghiệm trước khi thực hiện chính thức thì trong việc quản lý bồi dưỡng và đào tạo ta phải chú ý đến tính trọng tâm, trọng điểm vào các điểm sau: Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, trước mắt nâng cao trình độ học vấn mà trọng tâm là tăng số lượng cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học phấn đấu trong vài năm tới trong đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên phải là đại học hoặc thạc sỹ trở lên. Mỗi cán bộ quản lý phải có trình độ về lý luận chính trị có tri thức về ngoại ngữ và tin học sao cho ngang tầm với yêu cầu. Lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ đặc biệt là lựa chọn bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên và sử dụng đội ngũ này thật có hiệu quả. Quản lý, kiểm tra, đặc biệt là kiến thức pháp luật, việc quản lý nhân sự, về tổ chức bộ máy, quản lý tài chính đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Có chính sách cán bộ, nhất là chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý có tài năng, năng lực đạo đức cách mạng thực sự. Đối với tỉnh miền núi, do vậy cần chú ý đến đội ngũ cán bộ quản lý là người dân tộc cần tập trung phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng họ có hiệu quả. Hiện nay, trong công tác cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý, chúng ta chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng và đào tạo về chuyên môn quản lý trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý tại Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên. Chính sự thiếu đồng bộ và toàn diện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức trong Trung tâm thể hiện ở điểm đem lại lợi nhuận, doanh thu còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32955.doc
Tài liệu liên quan