Khóa luận Một số biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên khách sạn du lịch Công Đoàn Hạ Long

Cùng với việc Vịnh Hạ Long được nằm trong danh sách bầu chọn 7kì quan thiên nhiên Thế Giới là chiến dịch quảng bá sâu rộng về Vịnh Hạ Long trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành du lịch. Để khuyến khích du lịch phát triển, từ năm 1998 đến nay, hàng năm tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức Lễ hội du lịch vào mùa hè, nhân dịp các ngày lễ lớn (30-4 và 1-5) tại TP Hạ Long. Lễ hội du lịch Hạ Long 2008 tập trung tuyên truyền bầu chọn cho Vịnh Hạ Long Là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Điều này khiến nhiều người biết đến Vịnh Hạ Long hơn, trong đó có người dân Trung Quốc. Theo bảng xếp hạng của New7wonders, đến 30/5/2009, Vịnh Hạ Long vẫn đứng đầu trong số 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên khách sạn du lịch Công Đoàn Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại đây, Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, được xếp vào hàng ngũ các nước có tốc độ phát triển cao. Theo tạp chí New Word thì ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc đứng đầu thế giới, tổng thu nhập quốc dân cao, đồng tiền Trung Quốc đứng vững trên thị trường. Thu nhập dân cư các vùng kinh tế ven biển phía Nam khá gần miền Bắc Việt Nam như Quảng Đông , Quảng Tây, Hải Nam tăng đáng kể. Nhu cầu du lịch ngày càng lớn là một thực tế. Trung Quốc - một quốc gia đông dân cư sẽ trở thành nước cung cấp nguồn khách lớn. Đây thực sự là một thị trường tiềm năng lớn. 2.3.1.3 Đặc điểm tâm lý xã hội Tâm lý xã hội của khách du lịch là một nhân tố trừu tượng, vô hình nhưng lại rất quan trọng trong việc kinh doanh du lịch. Khi hiểu và nắm bắt được tâm lý của khách thì mới thể thực hiện tốt từ việc tiếp xúc ban đầu đến việc cư xử, đối đãi khách, phục vụ khách trong cả chương trình du lịch.Từ đó mới có thể để lại ấn tượng tốt và thu hút khách đến vào những lần sau.Mặc dù tâm lý bên trong của con người là cả một thế giới bí ẩn, nhưng xét cho cùng đều mang đặc trưng tính cách dân tộc, cộng đồng. Để khai thác tốt thị trường khách du lịch Trung Quốc. phải đi sâu tìm hiểu kĩ các đặc điểm tâm lý, những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Trung Quốc. Vì các đặc điểm đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu , thị hiếu của khách, từ đó có những biện pháp kinh doanh phù hợp. Trung Quốc là một nước ở phương Đông thuộc nền văn minh lúa nước nên xét về một cách khái quát người Trung Quốc cũng giống người Việt Nam và một số nước khác là nhu hoà và mềm dẻo.Nhìn chung người Trung Quốc rất kín đáo, trầm lặng và tinh tế.Người Trung Quốc có đức tính tự tin, khiêm tốn cần cù. Họ cũng giống người Việt Nam là coi trọng “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”, coi trọng người già và dành cho họ những ưu tiên, trân trọng những thành quả, kinh nghiệm của lớp người trên. Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó. Bên cạnh đó những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống văn hoá của đất nước đã tạo cho người Trung Quốc có những tính cách đặc trưng. Những tính cách này ảnh hưởng , chi phối rõ nét trong giao tiếp từ khi tiếp xúc lần đầu đến cách cư xử hàng ngày của khách du lịch Trung Quốc. Người Trung Quốc có lòng tự trọng cá nhân rất cao.Họ rất sợ bị mất thể diện, vì thế mà họ không thích bị người khác trực tiếp nghiêm khắc phê bình trước đám đông. Khi giao tiếp tránh làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Nếu muốn phê bình phải tế nhị, nhẹ nhàng, ôn hoà không nên quá thẳng thắn. Bất kể như thế nào, với người Trung Quốc, chỉ cần tôn trọng họ thì họ sẽ đối đãi lại rất tốt , rất nhiệt tình giúp đỡ, có thể vì đối phương mà thua thiệt cũng không sao. Chính vì có lòng tự trọng cao, nên người Trung Quốc luôn giữ tự trọng cho đối phương, điều này nảy sinh ra lối nói rất khách khí, khéo léo của người Trung Quốc. Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc. Họ không bao giờ chê bai điều gì một cách thẳng thắn mà thường nói lên ưu điểm nào đó dù rất nhỏ sau đó mới đề cập nhẹ nhàng đến khuyết điểm. Họ rất thích vỗ tay tán thưởng và dùng từ “tốt” trong nhiều trường hợp. Bên cạnh lòng tự trọng cá nhân, lòng tự tôn dân tộc cũng khá lớn.Họ đặc biệt tự hào về lịch sử đất nước, về bề dày truyền thống dân tộc, văn hoá, về xã hội cũng như về chữ Hán của mình.Họ cho rằng nững vấn đề đó của đất nước họ là giá trị nhất, không một nước nào sánh kịp.Trong giao tiếp với người Trung Quốc nên tránh nói đến vấn đề : Cách mạng văn hoá, bệnh quan liêu trong xã hội, mà hường vào các chủ đề như: lịch sử văn hoá, những truyền thống cũng như những tiến bộ trong xã hội Trung Quốc.Chủ đề gia đình là mối quan tâm hàng đầu và đem lại hào hứng cho họ.Khi gặp người nước ngoài biết nói tiếng Hán thành thạo, lại hiểu biết chút ít về đất nước và văn hoá của họ thì họ cảm thấy rất thích thú và phấn khích. Mặc dù lòng tự trọng cao, và luôn đề cao đất nước nhưng người Trung Quốc không bao giờ khoa trương bởi họ luôn khiêm tốn và kính trọng mọi người. Người Trung Quốc xưa xem khiêm tốn là một phẩm chất tốt, có câu thành ngữ “Mãn chiêu tổn, thụ khiêm ích” ( có nghĩa là kiêu ngạo sẽ bị tổn hại, khiêm tốn sẽ có ích). Để bày tỏ lẽ độ và tôn trọng người khác, người Trung Quốc cho rằng không nên biểu hiện mình thái quá. Người Trung Quốc rất kín đáo và tế nhị.Về phương diện tình cảm ho cho rằng “ hỉ, nộ, ái, lạc bẩt hành vô sắc” ( có nghĩa là không đem những buồn vui, đau khổ, hoan lạc biểu lộ trên nét mặt).Họ lôn thích cái đẹp của sự tế nhị, kín đáo. Vì vậy khi biểu lộ, bày tỏ tình cảm, phần lớn người Trung Quốc không vồ vập thái quá, không quen đụng chạm, vỗ vai, vỗ lưng hay ôm hôn mà khi gặp gỡ chỉ cần gật đấu hay bắt tay là đủ. Ngay cả những người thân trong gia đình cũng vậy, họ ít thể hiện tình cảm một cách lộ liễu mà qua ánh mắt cử chỉ, sự quan tâm sẽ nói hết tình cảm của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng cách đi đứng, họ không bao giờ ngồi nghiêng ngả hay gác chân lên ghế và đặc biệt không dùng chân ra hiệu hay di chuyển đồ vật. Người dân Trung Quốc coi trọng tình người hơn hết, dù có đi đâu làm gì họ vẫn nhớ về quê mình, cho rằng quê mình là nhất.Họ nhớ những gì thuộc về quê mình một cách ấm áp, từ những gì quen thuộc nhất, tâm lý này mang đặc trưng phong cách Á Đông rất gần gũi với Việt Nam. Khi đến đất nước Trung Quốc, người nước ngoài sẽ được đón tiếp bởi những tràng pháo tay nhiệt tình của một nhóm người, thậm chí có cả trẻ nhỏ. Khi giao tiếp thanh niên Trung Quốc rất thích đùa bỡn, tán tỉnh. Phụ nữ Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn điểm du lịch nào đó. Người Trung Quốc có sở thích đi du lịch nước ngoài từ rất lâu và ngành du lịch rất phát triển,. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam rất đông, họ thường đi thành từng đoàn có cả gia đình, con cái đi cùng, cũng có đoàn chỉ toàn đàn ông hoặc thanh niên. Họ chủ yếu sử dụng phương tiện vận chuyển như: ôtô, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay,.. họ thường quan tam và hỏi nhiều về phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, cuộc sống con người Việt Nam. Họ trân trọng và đánh giá cao tính cần cù mến khách của người Việt Nam, cảm thông với những khó khăn của người Việt Nam do hậu quả của cuộc chiến tranh tàn phá. 2.3.1.4 Phong cách tiêu dùng Trung Quốc là nước phát triển có nền kinh tế bắt đầu tăng tốc từ khi cải cách mở cửa năm 1978. Theo đà đó, mức sống của người dân được nâng cao trong 10 năm lại đây. Một bộ phận lớn nhân dân Trung Quốc có điều kinh tế để đi du lịch nước ngoài. Do vậy người Trung Quốc không có truyền thống đi du lịch như các thị trường khách khác như : Anh, Mỹ, Pháp...Thời gian đầu đến Việt Nam du lịch, họ thường kết hợp với mục đích chính là kinh doanh thương mại, thăm dò thị trường. Từ năm 1997,1998 đến nay mục đích đi du lịch của họ đã thay đổi, đối tượng khách du lịch thuần tuý tăng lên đáng kể. Họ thường tham quan bằng thẻ do Việt Nam cấp với các tour trọn gói ngắn ngày. Trong du lịch, phong cách tiêu dùng của người Trung Quốc chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: tâm lý cá nhân và xã hội. khả năng thanh toán của từng lứa tuổi, nhu cầu sở thích của họ. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam xét về một yếu tố thì có khả năng chi trả không cao bằng khách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp, Mỹ…Vì vậy, các dịch vụ họ lựa chọn sử dụng thường có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình. Về lưu trú: Khách du lịch Trung Quốc không đòi hỏi cao về chủng loại khách sạn, nhiều sao hay đắt tiền, tiện nghi hay không tiện nghi, chất lượng phục vụ cao mà chỉ cần khách sạn 2-3 sao, giá cả vừa phải. Về ăn uống: Khách du lịch Trung Quốc thường không hứng thú với món đặc sản địa phương mà họ vẫn trung thành với các món ăn theo khẩu vị truyền thống.Tuy các món ăn của người Trung Quốc nổi tiếng ngon và chế biến cầu kì nhưng khi đi du lịch họ lại rất dễ tính, không đòi hỏi quá cao, không khắt khe trong yêu cầu về chất lượng món ăn. Nhưng số lượng và khối lượng món ăn phải nhiều. Về vận chuyển: Khách du lịch Trung Quốc thường sử dụng các phương tiện giao thông chi phí rẻ. Đến Việt Nam hiện nay khách du lịch Trung Quốc thường đi bằng ôtô, tàu thuỷ.Khi đi du lịch họ thường đi theo đoàn lớn và mang theo gia đình, do đó phương tiện vận chuyển phải rộng và nhiều chỗ. Về tham quan du lịch : Du khách Trung Quốc rất hiếu động và tò mò. Họ thích những nơi có cảnh quan đẹp, hấp dẫn , nổi tiếng và đặc trưng của Việt Nam.Họ thích tham gia vào chương trình du lịch nghỉ biển, sinh thái, tham quan danh thắng. Về vui chơi giải trí: Họ không thích chi tiêu vào những dịch vụ vui chơi giải trí xa xỉ, đối với họ đó là không cần thiết. Họ không thích những nơi giải trí ồn ào, sôi động hay những trò mang cảm giác mạnh. Về mua sắm: Du khách Trung Quốc ưa chuộng hàng nổi tiếng hoặc hàng truyền thống có tiếng, đặc biệt coi trọng nhãn hàng, thích nhãn hàng tốt, nổi tiếng như: hàng hoá mang đặc điểm dân tộc Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Họ thích mua đồ ăn uống như hải sản quý, những đồ lưu niệm mang tính đặc trưng của vùng du lịch mà họ đến, những sản phẩm có chất lượng cao, tính thẩm mỹ cao. Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác. Khi nghiên cứu về người Trung Quốc, người ta đưa ra một ví dụ là nếu một phụ nữ Trung Quốc mua được một món hàng giống hệt một người trong cùng đoàn của mình, ở cùng một hàng nhưng giá lại đắt hơn thì lập tức họ quay trở lại cửa hàng đó và trả lại món đồ đã mua. * Những điều kiêng kị Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ, một số điều kiêng kỵ của họ là: - Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết. - Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương. - Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị - Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như: + Mật ong không ăn cùng hành sống + Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó + Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được đầu xuôi đuôi lọt - Họ không thích màu trắng vì họ quan niệm đó là màu của sự tang tóc - Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may - Có rất nhiều điều kiêng kỵ cho phụ nữ. Ví dụ như họ không được tham gia vào những ngày tế lễ, đặc biệt là lễ tế táo quân; Họ không được mài dao vì nếu mài thì sau này cái dao ấy ai mài cũng không sắc nữa; kiêng ngồi xổm vì sẽ sớm bị goá chồng; kiêng dùng loại vải có sợi dệt ngang vì sẽ khó sinh nở. * Những sở thích phổ biến khác: Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may mắn. Số 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà. Sinh sôi, nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi. Họ thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng. Trong ngày tết họ thường ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ. gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước thấy” trong năm mới. Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau. Sau khi ăn, họ uống trà. Họ có nhiều loại trà ngon như trà Long Tỉnh, trà Quý Phi..Khi có khách đến họ thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì uống cạn cốc. Họ cũng thích uống rượu trong các dịp quan trọng như ngày tết, cưới hỏi..Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi bị cho là không tôn trọng khách, phải mời bậc trưởng bối uống trước. Người mời rượu phải đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn miệng ly của người khác. Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển chuyển như những những nét hoa thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung, cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc) . 2.3.1.5 Khẩu vị ăn uống Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Trong ẩm thực của Trung Quốc, họ thường dựa vào triết lý Nho giáo, ngũ hành, cân bằng âm dương. Họ thường dùng phối hợp giữa nóng - lạnh, mặn - ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữa chất béo và chất xơ…chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ngon miệng. khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo Một đặc trưng lớn của người Trung Quốc là món ăn được nấu rất cầu kì và cho rất nhiều gia vị hành, tỏi, ớt. Chính điều đó đã tạo ra sức hấp dẫn cho du khách bởi hương thơm quyến rũ của món ăn. Tuy nhiên ở mỗi vùng lại có khẩu vị ăn uống khác nhau, các gia vị nấu nướng cũng khác nhau. Dựa vào khẩu vị đặc sắc trong các bữa ăn của người Trung Quốc thì có thể chia làm 4 loại lớn: - Món ăn Sơn Đông: Tương đối mặn đồng thời mềm, dễ tiêu, họ hay dùng cá trong bữa ăn. - Món ăn Tứ Xuyên: Cay thường cho nhiều gừng và ớt. - Món ăn Giang Tô, Triết Giang: Chủ yếu là luộc , hầm , ninh, om, gia vị ít làm nổi bật hương vị vốn có của thức ăn, mặn nhạt thích hợp, hơi ngọt. - Món ăn Quảng Đông: Chủ yếu là rán, chiên quay với độ tươi, non , mát. Nổi tiếng với món rắn đã có hai nghìn năm lịch sử. Lương thực chính của người Trung Quốc không chỉ có gạo như Việt Nam mà còn có bột mỳ. Người miền Nam thích ăn các món làm từ gạo, còn người miền Bắc thì thích các món ăn làm từ bột mỳ như: bành bao, màn thầu, suỉ cảo. Trong 1 ngày người Trung Quốc dùng 3 bữa, mỗi khẩu phần ăn rất nhiều vì họ sợ bị đói. Các món ăn của họ thường dùng nhiều mỳ chính, dầu thực vật, muối. Họ thích ăn gạo xay, bột mỳ, đậu tương, đậu phụ và ăn nhiều loại rau, các món ăn phải đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, phải hợp khẩu vị từng vùng. Thông thường bữa sáng của họ gồm cháo trắng và cala thầu, lạc rang muối. Tuy nhiên khi đi du lịch họ vẫn ăn phở, uống sữa tuỳ theo sở từng người. Bữa trưa gồm cháo, cơm, canh phải nhiều, ác món chính như thịt nướng, trứng rán, các loại ra, lạc rang. Đối với người Trung Quốc trong bữa ăn bao giờ cũng phải có bát xì dầu và một đĩa tỏi băm nhỏ. Sau bữa ăn họ thường uống trà nóng và ăn hoa quả tráng miệng, Khác với phương Tây, món ăn Trung Quốc thường ăn nóng, các thức ăn tươi, ít sử dụng đồ hộp. Đặc biệt người Trung Quốc ăn rất lâu, trong bữa ăn họ thường vừa ăn vừa nói chuyện về vấn đề mà họ quan tâm. những bữa ăn thông thường mang lợi ích thực tế, còn vào những ngáy lễ tết các món ăn đa dạng, thịnh soạn hơn. Nói đến món ăn ngon nổi tiếng của Trung Quốc rất nhiều nhưng không thể không nhắc đến Vịt quay Bắc Kinh, Rượu Mao Đài... Đó là những đò ăn thức uống mang tính truyền thống của người Trung Quốc từ xưa đến nay và tạo cho khách cảm giác hấp dẫn bởi mùi vị món ăn đó. Cách làm và cách thưởng thức món ăn của người Trung Quốc cũng như bộ sách toàn thư về nghệ thuật không những đáp ứng đấy đủ thú ẩm thực của con người mà còn là một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá Trung Quốc. Ngoài các món ăn, ngưòi Trung Quốc còn rất sành về rượu và trà. Từ mấy nghìn năm trước người Trung Quốc đã có tập quán uống rượu và trà, không những thế còn có trình độ cao về ủ rượu và chế trà. Trong cuộc sống hiện đại, trà và rượu vẫn chiếm vị trí quan trọng. - Về rượu: Hiện nay vẫn phổ biến măc du xuất hiện rất nhiều hình thức uống khác nhau, đặc biệt trong những dịp lễ tết hay ban bè sum họp, cưới xin,...Ngưòi Trung Quốc vẫn chủ yếu uống rượu trắng có nồng độ cao trên 30°. Mỗi vùng có sở thích uống rượu khác nhau. - Về trà: Trung Quốc là nước đầu tiên trên Thề giới sản xuất ra trà lá nên gọi là “ Quê hương của trà”. Người Trung Quốc coi trà có 4 tác dụng: giải khát, giúp tiêu hoá, tiếp khách và làm tặng phẩm. Họ thừơng uống trà vào lúc ăn sáng xong hoặc lúc nói chuyện. Trà của người Trung Quốc có hơn 100 loại. Ngưòi miền Bắc thích uống trà hoa, đặc biệt ướp hoa nhài. Người Triết Giang, Thượng Hải thích uống trà xanh, có nơi lại thích uống trà mặn. Người Trung Quốc Kết bạn với người nước ngoài thường mang những loại trà nổi tiếng như: Ô Long, Hồng Trà làm tặng phẩm. 2.3.2 Những nguyên nhân thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc đi du lịch ở Việt Nam .Đất nước Việt Nam có lợi thế nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, thuận tuyến đường giao thông, do đó thuận tiện cho việc gặp gỡ, ký kết, giao kèo với bạn hàng các nước Đông Nam Á, tiện cho cả việc đi du lịch lẫn công việc. Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đường bộ, đường thủy, đường không. Người Trung Quốc ít khi đi du lịch thuần tuý mà thường tìm kiếm cơ hội làm ăn. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họn chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày. Khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải qua nước trung gian mà chỉ có đường biên giới ngăn cách, không phải di chuyển xa để đến địa điểm du lịch. Vì vậy, sẽ không mất nhiếu thời gian và chi phí vận chuyển, phù hợp với đa số túi tiền của người dân Trung Quốc. Giá cả hàng hoá dịch vụ của nước ta rẻ hơn so với các nước lân cận như: Thái Lan, Singapo. Điều đó làm cho chương trình du lịch ở Việt Nam có giá rẻ nhiều, phù hợp với khả năng thanh toán của người Trung Quốc. Việt Nam đã giảm thiểu các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Từ ngày 12/9/2004 Việt Nam đã miễn visa cho khách Trung Quốc vào Việt Nam. Tổng cục du lịch Việt Nam đã chủ động và tích cực phối hợp với Bộ Công an và các bộ ngành chức năng xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan du lịch. Đã mở các đường bay thẳng nối Hà Nội - Bắc Kinh, Hà Nội - Nam Ninh, Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội - Quảng Châu, Hà Nội - Quảng Đông Du lịch Việt Nam tham gia những hội chợ du lịch Việt Nam tại Trung Quốc để quảng bá Du lịch Việt Nam, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Du lịch hai nước gặp gỡ, trao đổi nhằm mở rộng các mối quan hệ. Quan chức cấp cao phụ trách hoạt động xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, Zhu Shanzhong, cho biết “ Việt Nam là một trong 10 điểm đến ưa thích nhất của khách du lịch Trung Quốc”. *Những điều du khách Trung Quốc thích khi du lịch ở Việt Nam: - Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sông nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. - Đất nước Trung Quốc không có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên... - Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán... kích thích du khách nước ngoài đến tìm hiểu, khám phá. - Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà. - Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ô mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không quá ngọt như ô mai Trung Quốc. - Món ăn Việt Nam có nhiều rau xanh và không quá nhiều dầu mỡ như món ăn Trung Quốc, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều du khách Trung Quốc rất thích món dưa chua và cà muối của Việt Nam. - Người Việt Nam có những ngày lễ tết, phong tục tập quán truyền thống gần gũi với người Trung Quốc. Vì vậy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam vào những dịp lễ tết luôn cảm thấy thân quen và thích thú. - Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình. Việt Nam luôn coi Trung Quốc là một trong những thị trường du lịch nguồn, trọng điểm. Khách du lịch vào Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục du lịch Việt Nam, hai tháng đầu năm 2009 khách du lịch đến Việt Nam khoảng 731.309 lượt, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm 128.184 lượt. * Những nguyên nhân khách du lịch Trung Quốc thích đến Quảng Ninh Quảng Ninh là một địa phương có rất nhiều tài nguyên du lịch tạo nên sự đa dạng của các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,…Chính điều này đã tạo sự hấp dẫn đối với du khách không chỉ khách du lịch Trung Quốc. Nói đến Quảng Ninh không thể không nhắc đến Vịnh Hạ Long - địa danh được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật nên với: Các Thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc bộ. Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách. Các di tích lịch sử văn hóa: Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn. đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. Ấm thực Quảng Ninh: Quảng Ninh nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu Ngoài ra Quảng Ninh còn có rất nhiều điểm vui chơi giải trí hấp dẫn như : Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, công viên quốc tế Hoàng Gia, cùng với rất nhiều nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn. Cùng với việc Vịnh Hạ Long được nằm trong danh sách bầu chọn 7kì quan thiên nhiên Thế Giới là chiến dịch quảng bá sâu rộng về Vịnh Hạ Long trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành du lịch. Để khuyến khích du lịch phát triển, từ năm 1998 đến nay, hàng năm tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức Lễ hội du lịch vào mùa hè, nhân dịp các ngày lễ lớn (30-4 và 1-5) tại TP Hạ Long. Lễ hội du lịch Hạ Long 2008 tập trung tuyên truyền bầu chọn cho Vịnh Hạ Long Là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Điều này khiến nhiều người biết đến Vịnh Hạ Long hơn, trong đó có người dân Trung Quốc. Theo bảng xếp hạng của New7wonders, đến 30/5/2009, Vịnh Hạ Long vẫn đứng đầu trong số 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tất cả những tiềm năng du lịch đó của Quảng Ninh có sức hút mạnh mẽ đối với du khách mà đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc bởi những lý do sau đây: Thứ nhất là: Cũng như các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Công Ty TNHH 1TV khách sạn du lịch Công Đoàn Hạ Long.doc
Tài liệu liên quan