Khóa luận Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài, Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một trong các yếu tố không thể thiếu để thành công trong các vụ kiện chống bán phá giá là yếu tố con người. Nhận thức được sự yếu kém về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ phụ trách chống bán phá giá, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành bồi dưỡng và hình thành đội ngũ cán bộ chuyên gia có trình độ kiến thức sâu rộng về chống bán phá giá. Kiến thức về bán phá giá và chống bán phá giá cũng được phổ biến rộng rãi dến các doanh nghiệp, dần hình thành ý thức sẵn sàng ứng phó và tự bảo vệ mình khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, Trung Quốc thực hiện cải cách cơ cấu cơ quan quản lí chống bán phá giá. Trước đây, các vấn đề liên quan bán phá giá do Bộ kinh tế đối ngoại, Uỷ ban kinh tế đối ngoại và tổng cục hải quan kết hợp phụ trách, cơ câú này rất phức tạp, thời gian quyết định sách lược và biện pháp dài, tất nhiên là hiệu quả đem lại thấp. Tháng 3/2003, theo phương án cải cách cơ cấu hành chính quốc gia, một cơ quan mới được thành lập để quản lí thống nhất vấn đề chống bán phá giá đó là Bộ Thương Vụ với hi vọng là sẽ nâng cao hiệu quả quản lí vĩ mô.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài, Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự thay đổi tình hình quốc tế, EU nhiều lần bổ sung sửa đổi bộ luật chống bán phá giá của mình, năm 1979 đưa ra tiêu chuẩn bán phá giá đối với hàng hoá đến từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, năm 1987 tăng thêm điều kiện chống trốn tránh biện pháp chống bán phá giá, năm 1994 tách riêng chống bán phá giá và chống trợ cấp, lập riêng một bộ luật chống bán phá giá. Cơ quan quản lí chống bán phá giá của EU gồm có Hội đồng thường trực EU, Uỷ ban EU, Uỷ ban cố vấn chống bán phá giá EU, số lượng nhân viên quản lí chuyên trách từ 5-6 người trong những năm 80 hiện đã tăng lên hơn 240 người. Những điều này cho thấy bán phá giá đã trở thành một biện pháp không thể thiếu được của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là trong điều kiện những năm gần đây khi các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới xảy ra liên tục và kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu đi vào suy thoái. 1.2/ Các nước lo ngại hàng hoá của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, quy mô xuất nhập khẩu của Trung Quốc cũng có những biến đổi lớn. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc bình quân 15%/ năm, không chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế quốc dân cùng kì của Trung Quốc, mà so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại thế giới còn cao hơn gần 8%. Địa vị của Trung Quốc trong thương mại thế giới dần dần được nâng cao, từ vị trí thứ 32 năm 1978 Trung Quốc đã tiến dần lên vị trí thứ 10 vào năm 1997 (trong đó xuất khẩu đứng 9, nhập khẩu đứng thứ 11); đến năm 1999 Trung Quốc xếp thứ 9 và năm 2000 với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 474,3 tỉ USD tăng 31,5% so với năm trước - trong đó xuất khẩu đạt 249,2 tỉ USD tăng 27,8%; xuất siêu cả năm đạt 24,1 tỉ USD- Trung Quốc vươn lên thứ 7, trở thành một nước lớn trong mậu dịch thế giới. Trên cơ sở đó, năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc lần đầu đạt mức 500 tỉ USD - trong đó xuất khẩu đạt 266,2 tỉ USD tăng 6,8%, xuất siêu cả năm đạt 32,4 tỉ USD, tăng 34,4%. " Đề cương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm thứ 15" ở hội nghị lần thứ tư đại hội Đảng 9 đã đề ra đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đạt 680 tỉ USD tăng 43% so với năm 2000. Ngân hàng thế giới dự báo năm 2020 tỉ lệ kim ngạch ngoại thương Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương mại thế giới sẽ gấp hơn 3 lần tỉ lệ này năm 1992 (đạt khoảng 10%) và có hi vọng trở thành nước thương mại lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ 12%). Đối lập với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, các nước phương Tây (trừ Mỹ) mấy năm gần đây tình hình kinh tế không mấy khởi sắc. Do vậy sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với thị trường các nước nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu. Chính vì thế, để bảo vệ thị trường trong nước, ứng phó với khủng hoảng thanh toán quốc tế, các nước bắt buộc phải đưa Trung Quốc vào danh sách những đối tượng chủ yếu của chống bán phá giá. 2/ Nguyên nhân chủ quan. 2.1/ Cơ cấu xuất khẩu còn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lí. Điều này thể hiện ở sự chưa phù hợp của kết cấu sản phẩm xuất khẩu và kết cấu của thị trường xuất khẩu. Về kết cấu sản phẩm, xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những sản phẩm có hàm lượng sức lao động cao như những sản phẩm công nghiệp nhẹ, dệt và các sản phẩm có giá trị phụ tăng thêm thấp. Các ngành sản xuất này tận dụng được lợi thế về thị trường lao động lớn giá rẻ của Trung Quốc và hoạt động với quy mô lớn nên giá thành hạ. Khi bán ra thị trường thế giới các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đưa ra một mức giá cạnh tranh gây cho nước nhập khẩu sự nghi ngờ về bán phá giá. Về kết cấu thị trường, thị trường xuất khẩu của Trung Quốc quá tập trung, 65% xuất khẩu trực tiếp và chuyển khẩu qua Hongkong đều coi thị trường Âu Mỹ là thị trường mục tiêu. Nếu lượng xuất khẩu của một nước nhiều và tăng liên tục đối với một khu vực thị trường thì tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến thị trường này, vì vậy hàng xuất khẩu của nước đó dễ trở thành mục tiêu chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Ví dụ như sản phẩm thuộc kim Magiê xuất khẩu vào EU năm 1993 sản lượng chưa đến 100 tấn, năm 1996 thì sản lượng đã lên tới 11000 tấn, với tốc độ sản lượng tăng nhanh như vậy dẫn đến kết quả tất yếu là EU đã kiện Trung Quốc bán phá giá. 2.2/ Doanh nghiệp Trung Quốc chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh quốc tế toàn diện. Đại bộ phận doanh nghiệp Trung Quốc khi thâm nhập thị trường quốc tế đều không xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường không đi sâu tìm hiểu thị trường (dung lượng thị trường, thị phần của các doanh nghiệp nội địa, thị phần của bản thân doanh nghiệp Trung Quốc) và tình hình sản xuất của ngành sản xuất nước nhập khẩu để từ đó đưa ra chiến lược xuất khẩu dài hạn, mà chỉ tính lợi ích trước mắt dẫn đến tình trạng nhiều khi hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào một thị trường đe doạ nền sản xuất trong nước nhập khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp quen với cách thức cạnh tranh trong nước dùng giá cả làm vũ khí để đánh bại đối thủ khác nên khi bước ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp không ngừng hạ thấp giá bán để giành giật khách hàng, mà không tính toán liệu giá đó có thấp hơn giá thành sản phẩm không và kết quả tất yếu là bị các doanh nghiệp nước nhập khẩu kiện bán phá giá. Ngoài ra, do thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu, doanh nghiệp không đưa ra được những cải tiến về hình thức và chất lượng để đẩy mạnh doanh số tiêu thụ mà chỉ duy nhất dựa vào chiến lược giá cả, hạ thấp giá bán, thu lợi nhuận thông qua tăng số lượng hàng bán được. Chính những yếu tố nêu trên tạo cớ cho các nước nhập khẩu tiến hành kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, có hiện tượng lợi dụng kết quả thắng kiện của một số doanh nghiệp theo kiện, các doanh nghiệp không theo kiện tiếp tục hạ giá để cạnh tranh dẫn đến không tránh khỏi bị nước nhập khẩu chống bán phá giá một lần nữa. Ví dụ năm 26/6/1994 sau khi Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luận cuối cùng là sản phẩm Silic chưng khô của Trung Quốc không bán phá giá, khoảng 10 doanh nghiệp không theo kiện vụ kiện trên liền nâng giá thu mua Silic chưng khô với số lượng lớn, làm cho mỗi tấn trong nước lên giá khoảng 200-300 Nhân dân tệ nhưng lại đồng loạt hạ giá bán để cạnh tranh- giá báo cho bạn hàng Mỹ thấp hơn giá thông thường 50-60 USD - do đó một lần nữa sản phẩm này bị kiện chống bán phá giá. III/ Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá hàng hoá ra nước ngoài. 1/ Hậu quả của các vụ kiện bán phá giá đến nền kinh tế Trung Quốc . Sau tháng 8 năm 1979 - khi Trung Quốc lần đầu tiên bị EU kiện bán phá giá sản phẩm đường hoá học- đến tháng 10/ 2001 có hơn 30 nước tiến hành điều tra chống bán phá giá sản phẩm hàng hoá Trung Quốc. Kết quả của các vụ điều tra như sau:từ năm 1979 đến năm 1999 có tất cả 367 vụ kiện, trong đó có 107 vụ kiện đối phương kết luận Trung Quốc không bán phá giá, 207 vụ bị đánh thuế chống bán phá giá, 53 vụ cam kết về giá. Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá còn tuỳ thuộc vào từng nước, argentina, Braxin chủ yếu là sử dụng biện pháp cam kết về giá; Mỹ, ấn độ, Nam Phi, Mehico Canada, Australia thường áp dụng thuế chống bán phá giá; với EU, Hàn Quốc thì tỉ lệ sử dụng các biện pháp chống bán phá giá là tương đương nhau. ( Tham khảo bảng số liệu sau đây ) Bảng 5: So sánh các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng với Trung Quốc. (Đơn vị: Số vụ) Biện pháp Nước 1979-1999 Thu thuế Cam kết giá Không đánh thuế chống bán phá giá Tổng hợp Tổng hợp 207 53 107 367 EU 37 20 26 83 Mỹ 48 2 22 72 Australia 7 1 22 30 Argentina 2 26 1 29 ấn độ 26 1 0 27 Nam Phi 15 0 6 21 Mehico 14 0 6 20 Brazil 0 11 4 15 Canada 12 0 2 14 Hàn Quốc 6 3 5 14 (Nguồn: Tạp chí kinh tế đối ngoại Trung Quốc tháng 8 năm 2002) Tuy nhiên, mức thuế suất thuế chống bán phá giá được áp dụng với hàng hoá Trung Quốc ở mức rất cao làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc rút dần khỏi thị trường. Theo thống kê, trong 20 năm từ 1979-1999 chỉ tính riêng EU kiện bán phá giá thì đã gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu, giá trị tổn thất lên đến hơn 3 tỉ USD. Có ý kiến cho rằng, dù doanh nghiệp Trung Quốc có mất đi một thị trường nào đó nhưng nếu so sánh tổn thất này với tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc hàng năm thì chỉ như "muối bỏ bể". Song đây chỉ là cái nhìn phiến diện, bởi thực chất ảnh hưởng tiêu cực của các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc là vô cùng lớn. Nó thể hiện trước hết ở việc cản trở đến xuất khẩu Trung Quốc. Ngay sau khi một sản phẩm hàng hoá bị phát động chống bán phá giá thì sản lượng nhập khẩu của hàng hoá đó đã giảm đáng kể. Nếu sản phẩm bị kết luận là bán phá giá và bị áp dụng biện pháp đánh thuế chống bán phá giá thì sẽ bị thu thuế trong 5 năm, qua phúc thẩm thời gian đánh thuế chống bán phá giá còn có thể tiếp tục kéo dài hơn nữa. Tuy nhiên một loại sản phẩm bị đánh thuế chống bán phá giá, có lúc không chỉ đồng nghĩa với việc mất đi thị trường đó, thậm chí có nguy cơ bị mất đi các thị trường khác nữa theo hiệu ứng Domino. Bởi các nước nhập khẩu khác lo rằng sau khi một loại hàng hoá nào đó của Trung Quốc bị đẩy ra khỏi thị trường của nước kiện bán phá giá thì sẽ ồ ạt đổ vào thị trường các nước này, nên thường sử dụng biện pháp chống bán phá giá để "dự phòng", do vậy một số sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc như giày da, sắt thép, chế phẩm Wolfram sau khi một nước điều tra chống bán phá giá liền bị một loạt các nước khác đâm đơn kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, một loại sản phẩm của Trung Quốc bị một ngành sản xuất kiện bán phá giá dẫn đến các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất khác ở nước nhập khẩu cũng tiến hành kiện bán phá giá với các sản phẩm nhập khẩu khác từ Trung Quốc nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm Trung Quốc. Ví dụ năm 1994 chỉ từ một vụ kiện bán phá giá tỏi rất nhỏ, các doanh nghiệp Mỹ đã liên tục đưa ra các vụ kiện bán phá giá đối với các sản phẩm mật ong, xe đạp , thuốc nhuộm v.v xuất khẩu từ Trung Quốc, giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp lên đến 0,3 tỉ USD. Ngoài ra, hàng hoá Trung Quốc bị chống bán phá giá liên tục đã làm mất lòng tin các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, không ít nhà đầu tư nước ngoài đành phải rút vốn và chuyển sang đầu tư vào nước khác. Sản phẩm vừa xuất khẩu đã bị chống bán phá giá phần nào hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp non trẻ,làm giảm sút hiệu quả kinh tế của sản phẩm liên quan tương ứng, nhiều ngành bị chống bán phá giá nhiều quá gây đình đốn sản xuất, tỉ lệ công nhân thất nghiệp tăng cao, thậm chí một số nhà sản xuất trên bờ vực phá sản.Tóm lại tổn thất do nước ngoài chống bán phá giá đối với sản xuất và kinh tế của Trung Quốc là vô cùng lớn, khó mà tính hết được. 2. Nguyên nhân thua kiện. Qua bảng 5 phần 1, ta thấy rằng tỉ lệ thua kiện của Trung Quốc rất cao (trong giai đoạn 1979-1999 tỉ lệ này lên đến 71%), có thể nói rằng tỉ lệ thua kiện tỉ lệ thuận với tỉ lệ Trung Quốc bị kiện. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Phải chăng là hoàn toàn do tác động của những yếu tố bên ngoài, hay còn do ảnh hưởng của những nhân tố bên trong các doanh nghiệp Trung Quốc ? Tựu chung lại, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Trung Quốc luôn ở vào vị trí thua kiện. Thứ nhất, là do những khuyết điểm, tồn tại bên trong các doanh nghiệp Trung Quốc. Thứ hai là do sự đối xử bất bình đẳng từ phía nước ngoài. 2.1/ Khuyết điểm tồn tại bên trong các doanh nghiệp khi tham gia các vụ kiện chống bán phá giá từ phía nước ngoài. Một trong những tồn tại lớn nhất của doanh nghiệp Trung Quốc làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của các vụ kiện là các doanh nghiệp Trung Quốc không tích cực theo kiện, thậm chí là không theo kiện. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này gồm có: (1) một số doanh nghiệp lẫn lộn giữa trình tự hành chính của điều tra chống bán phá giá với trình tự tố tụng tư pháp, không muốn mình phải "ra toà" và trở thành "bị cáo"; (2) một số doanh nghiệp không tin tưởng vào khả năng thắng kiện bởi các nước luôn áp dụng chính sách đối xử "nền kinh tế phi thị trường" và áp dụng mức thuế thống nhất; (3) khá nhiều doanh nghiệp thực lực kinh tế có hạn, khó gánh vác được mức phí theo kiện cao, đồng thời thiếu nguồn chuyên gia tư vấn chống bán phá giá giỏi; (4) một số doanh nghiệp còn tồn tại tư tưởng "không làm mà hưởng" không muốn xuất đầu lộ diện, mất tiền theo kiện mà ỷ lại trông chờ vào nỗ lực theo kiện của các doanh nghiệp khác; (5) giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước thiếu sự đoàn kết, hợp tác cùng theo kiện. Tuy nhiên việc doanh nghiệp Trung Quốc không theo kiện sẽ được bên khởi kiện hiểu là các doanh nghiệp Trung Quốc ngầm công nhận mình đã bán phá giá. Không những thế, việc doanh nghiệp Trung Quốc không tích cực theo kiện còn ảnh hưởng xấu đến tiến trình xét xử bán phá giá và tình hình các nước chống Trung Quốc bán phá giá sau này. Cụ thể là: Luật chống bán phá giá của nước ngoài thường quy định rõ ràng, khi các doanh nghiệp liên quan đến vụ kiện nếu không theo kiện hoặc không thể đưa ra những tài liệu cần thiết cho việc điều tra một cách chân thực thì cơ quan phụ trách xét xử có thể trực tiếp căn cứ vào tài liệu mình có được đưa ra " phán quyết vắng mặt". Ví dụ như điều 18 Luật chống bán phá giá của EU quy định " nếu bên quan hệ lợi ích không thể cung cấp những tài liệu có liên quan đúng thời gian quy định hoặc rõ ràng cản trở việc điều tra, thì bộ phận chủ quản chống bán phá giá có thể dựa vào "những tin tức có thể thu được" tiến hành phán quyết". Trong luật chống bán phá giá của Mỹ cũng có quy định tương tự "khi bên có liên quan đến vụ kiện không theo kiện thì có thể dùng "tin tức tốt nhất có thể có được " để làm căn cứ cho phán quyết”. Trên thực tế dù là "những tin tức có thể thu được" hay "tin tức tốt nhất có thể có được" đều là những chứng cứ bên khiếu nại đưa ra trong hồ sơ khiếu nại, đều gây bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi vụ kiện được xét xử. Hiện nay rất nhiều chính phủ của các nước khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp nước mình kiện hàng hoá nước ngoài bán phá giá. Tuy nhiên, khi đối phó với tình hình bị nước ngoài kiện bán phá giá thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã không tích cực chủ động kháng cáo khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc yếu kém, dễ ép nên khi đã xử thua được một vụ thì không ngừng ép doanh nghiệp Trung Quốc thua kiện ở những vụ kiện tiếp theo. Tuân theo nguyên tắc cơ bản của điều khoản chống bán phá giá của WTO, luật chống bán phá giá của các nước đều quy định: " Sau 5 năm các nhà sản xuất hoặc bộ phận chủ quản chống bán phá giá cho rằng cần phải tiếp tục kéo dài thì sau khi tiến hành phúc thẩm, biện pháp chống bán phá giá vẫn có thể lại kéo dài thêm 5 năm". Có thể thấy rằng nếu không theo kiện thì sau một thời gian dài bị hạn chế nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không còn chỗ đứng. Do vậy trong không ít vụ kiện vì các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn theo kiện, đến hết 5 năm đầu lại không tham gia phúc thẩm, tính gộp lại thì sản phẩm xuất khẩu bị chống bán phá giá liên tục mười mấy năm nên không còn khả năng để thâm nhập vào thị trường nước khởi kiện. Ngoài quy định trên thủ tục chống bán phá giá cũng cho phép bên có lợi ích liên quan có quyền được xin phúc thẩm sau một năm. Tức là theo yêu cầu phúc thẩm của bên đương sự có liên quan đưa ra, thì cơ quan quản lí chống bán phá giá căn cứ vào tình hình phát sinh sau một năm từ ngày đưa ra phán quyết tính lại biên độ bán phá giá và mức độ thiệt hại đến nền sản xuất nội địa mà quyết định một mức thuế suất hoặc biện pháp chống bán phá giá phù hợp hơn. Tuy nhiên, điều kiện đầu tiên để có được quyền lợi này là bên xin phúc thẩm phải theo kiện từ đầu, nên nếu doanh nghiệp Trung Quốc không theo kiện thì không còn cơ hội để thực hiện quyền phúc thẩm nữa. Luật chống bán phá giá nước ngoài thường quy định khi tiến hành điều tra chống bán phá giá sản phẩm của một nước, sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp theo kiện vào nước khởi kiện trong "kì điều tra" phải đạt được tỉ lệ nhất định so với tổng sản lượng cùng kì của nước này xuất khẩu vào nước khởi kiện, hay còn gọi là "tính tiêu biểu" của theo kiện. Ví dụ Luật chống bán phá giá của Mỹ quy định nếu sản phẩm xuất khẩu trong "kì điều tra" của doanh nghiệp theo kiện đạt được hoặc vượt qua 60% sản lượng xuất khẩu của nước này vào Mỹ cùng kì (tỉ lệ này có thể khác đi tuỳ thuộc vào từng vụ kiện) thì được coi là phù hợp với yêu cầu về " tính tiêu biểu" của theo kiện. Do số lượng doanh nghiệp Trung Quốc theo kiện rất ít nên sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào nước này, nên đối phương có thể lấy lí do này từ chối tài liệu chứng cứ mà các doanh nghiệp theo kiện cung cấp. Lí do của họ là: nếu dựa vào tài liệu của số ít doanh nghiệp theo kiện để quyết định mức thuế suất thuế chống bán phá giá hay quyết định liệu hàng hoá Trung Quốc có bán phá giá hay không thì không thể phản ánh trung thực tình hình tổng quát của sản phẩm Trung Quốc có liên quan đến vụ kiện, mặt khác còn có thể tạo điều kiện một lượng lớn doanh nghiệp không tham gia theo kiện tiếp tục bán phá giá hàng xuất khẩu vào Mỹ, cho dù dùng biện pháp gọi là " chế tài phân biệt" chỉ cho phép doanh nghiệp theo kiện tiếp tục xuất khẩu mà thông qua mức thuế chống bán phá giá cao để hạn chế các doanh nghiệp không theo kiện xuất khẩu thì các doanh nghiệp này cũng có thể tiếp tục xuất khẩu thông qua số ít các doanh nghiệp theo kiện. Bên khởi kiện cho rằng nhất là với một quốc gia vẫn còn sự can thiệp sâu sắc của chính phủ đến các doanh nghiệp như Trung Quốc thì điều này càng dễ thực hiện. Bởi vậy trong trường hợp này một số doanh nghiệp Trung Quốc không theo kiện không những ảnh hưởng đến chính việc xuất khẩu của doanh nghiệp này mà còn làm cho các doanh nghiệp theo kiện cũng khó thắng kiện. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không quy phạm, cơ chế quản lí không hoàn thiện- ví dụ: hồ sơ, sổ sách không đầy đủ, tình trạng tài chính không minh bạch. Đến khi bị kiện chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp không thể trả lời được bảng câu hỏi điều tra vì không thể giải thích rõ được một số khoản mục tài chính và chi phí. Có doanh nghiệp khi theo kiện lại không đưa ra được tài liệu có liên quan. Điều này đồng nghĩa với không có chứng cứ và cơ quan xét xử sẽ chỉ nghe bên khởi kiện nên việc thắng kiện các doanh nghiệp Trung Quốc là rất dễ dàng. Ví dụ trong vụ EU kiện đèn tiết kiệm điện năng Trung Quốc bán phá giá, một nhà xuất khẩu lớn Trung Quốc (năm 1999 sản xuất và tiêu thụ 3,4 triệu chiếc đèn tiết kiệm điện với doanh thu 4,8 triệu USD) - công ty TNHH Thường Châu Hải Long ở tỉnh Giang Tô do chế độ kế toán không phù hợp với quy định tiêu chuẩn quốc tế nên cuối cùng bị phán quyết là doanh nghiệp "kinh tế phi thị trường". Ngoài ra, do nguyên nhân lịch sử, các doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau thì được đối xử khác nhau doanh nghiệp vẫn được hưởng một số chính sách ưu đãi đồng thời gánh một số nghĩa vụ đặc biệt với xã hội nên rất khó hạch toán giá thành hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là cái cớ chính để Châu âu và Mỹ coi Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường và áp dụng chế độ phân biệt đối xử. 2.2/ Sự đối xử bất công từ phía nước ngoài. Dù Trung Quốc từ 1979 đã bắt tay vào công cuộc cải cách đổi mới chính sách kinh tế, xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từng bước thực hiện cơ chế kinh tế thị trường XHCN nhưng các nước phương Tây khi xét xử các vụ kiện chống bán phá giá vẫn coi Trung Quốc là nước có nền kinh tế phi thị trường. Điều này chính là một yếu tố phân biệt đối xử khiến cho Trung Quốc luôn bị thua kiện. Bởi không những bên nước ngoài dựa vào giá trị thông thường của nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để xác định mức độ phá giá, mà việc lựa chọn nước thay thế thường là nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Trung Quốc, hoặc cho dù lựa chọn nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương thì sản phẩm cùng loại của nước đó cũng không thể hiện được những lợi thế mà Trung Quốc có được như giá nhân công rẻ, quy mô sản xuất lớn, giá thành nguyên vật liệu đầu vào thấp. Do vậy giá trị thông thường xác định được thường cao hơn giá xuất khẩu, cuối cùng sản phẩm hàng hoá Trung Quốc luôn bị quy kết là bán phá giá. Có trường hợp lấy cớ bảo mật, việc xác định giá cả của nước thay thế không minh bạch. Vì thế doanh nghiệp Trung Quốc không có cách nào để thẩm tra tính chân thực của giá trị và càng không biết là biên độ bán phá giá được tính như thế nào. Hơn nữa, dù doanh nghiệp có theo kiện hay không thì bên khởi kiện đều đưa ra một mức giá xuất khẩu với tất cả các doanh nghiệp. Sau khi so sánh với giá trị thông thường của "nước thay thế", cơ quan xét xử đưa ra một biên độ phá giá thống nhất và một mức thuế chống bán phá giá thống nhất được áp đặt với tất cả doanh nghiệp Trung Quôc bị phán quyết là bán phá giá. Cách làm này làm mất đi tính công bằng nghiêm minh của pháp luật, thực chất là phân biệt đối xử với Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để đảm bảo công bằng hơn cho mình. Song thực tế, trong khoảng 15 năm nữa các nước Mỹ, Canada, EU tiếp tục áp dụng nền kinh tế phi thị trường với Trung Quốc khi xem xét các vụ kiện chống bán phá giá. Do đó, chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn nỗ lực đưa ra các đối sách một mặt ngăn chặn các nước kiện Trung Quốc bán phá giá, mặt khác để giành được vị trí thắng kiện trong các vụ kiện bán phá giá. 3/ Một số đối sách của Trung Quốc. Từ kết quả của các vụ kiện chống bán phá giá từ phía nước ngoài trong những năm vừa qua và xem xét các nguyên nhân dẫn đến thua kiện, chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc đã đề ra những đối sách như sau: 3.1/ Dưới góc độ chính phủ. 3.1.1/ Đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, tích cực thông qua ngoại giao làm thay đổi chính sách chống bán phá giá của các nước với Trung Quốc. Tuy Trung Quốc đã tiến hành cải cách cơ chế kinh tế kế hoạch, mức độ tự do kinh tế, mức độ thông thoáng của thị trường, mức độ tư hữu hoá đã vượt qua một số quốc gia được gọi là có nền kinh tế thị trường, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại sự can thiệp của chính phủ đối doanh nghiệp, chế độ doanh nghiệp hiện đại thực sự chưa được thiết lập, doanh nghiệp vẫn còn chịu sự khống chế ở các mức độ khác nhau của nhà nước. Theo phân tích từ một số phương diện như mức độ tự do lưu thông của các yếu tố sản xuất như tiền vốn, sức lao động, mức độ can thiệp hành chính của chính phủ đối với kinh tế, mức độ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, mức độ bảo hộ của pháp luật với sự cạnh tranh công bằng, hiện nay mức độ thị trường hoá của Trung Quốc chỉ có khoảng 50%. Bởi vậy trong nhiều năm tới con đường Trung Quốc tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, thiết lập thể chế kinh tế thị trường thực sự, để dần dần có thể làm thay đổi cách nhìn của nước ngoài với Trung Quốc, xoá tên Trung Quốc trong danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường và không phân biệt đối xử với Trung Quốc. Song nếu chỉ vùi đầu vào cải cách kinh tế và trông chờ các nước tự động xóa bỏ sự phân biệt đối xử với mình thì điều này thật là hão huyền. Hơn nữa, chống bán phá giá là do chính phủ nước nhập khẩu hoặc các nhà sản xuất nước nhập khẩu phát động, do cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét xử mà đối tượng thưa kiện là một bộ phận hoặc toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào nước này của nước xuất khẩu. Xét về mặt tương quan lực lượng, một bên là chính phủ, một bên là các doanh nghiệp; nên khả năng dựa vào lực lượng doanh nghiệp để thắng kiện là rất thấp. Do vậy chính phủ Trung Quốc đã tăng cường và củng cố quan hệ song phương, đa phương, một mặt nhằm tạo ra môi trường thương mại có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc, mặt khác thúc đẩy các nước nhanh chóng điều chỉnh chính sách chống bán phá giá với Trung Quốc, giúp đỡ các doanh nghiệp giành thắng lợi trong khi theo kiện. Trong những năm gần đây, những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc đã có kết quả nhất định. Một số nước như EU, New Zealand, Australia đã xóa tên Trung Quốc trong danh sách các nước kinh tế phi thị trường. Đến nay, một số nước cũng đã công nhận những kết quả đạt được của Trung Quốc trên con đường cải cách kinh tế như trong bản báo cáo Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã không thể không thừa nhận " cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tư liệu sản xuất và năng suất lao động, một thị trường sức lao động thực sự đang hình thành. Do bộ phận thị trường tự do trong kinh tế ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt". Báo cáo này còn chỉ ra tỉ trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp Trung Quốc không ngừng tăng lên, thể chế kinh tế Trung Quốc đã có những cải cách thay đổi lớn. Những thay đổi của Trung Quốc là mang tính khách quan, song vấn đề là để các nước trên thế giới đều nhận thức được điều này và từ góc độ chính sách và pháp luật có sự nhận định chính xác về thể chế kinh tế Trun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD13.doc
Tài liệu liên quan