Khóa luận Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu, hình vẽ

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001 : 2000 3

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý chất lượng 3

1.1.1 Chất lượng sản phẩm và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm 3

1.1.1.1 Các quan điểm về chất lượng sản phẩm 3

1.1.1.2 Vai trò của chất lượng sản phẩm trong kinh doanh 5

1.1.2 Khái niệm và vai trò của hoạt động quản lý chất lượng 6

1.1.2.1 Khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng 6

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động quản lý chất lượng: 8

1.1.3 Khái niệm, phân loại và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 9

1.1.3.1 Khái niệm về hệ thống quả lý chất lượng 9

1.1.3.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng 10

1.1.3.3 Phân loại các hệ thống quản lý chất lượng 11

1.2. Những nét chính về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 : 2000 12

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 12

1.2.1.1 Đôi nét về Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 12

1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 14

1.2.1.3 Cấu tạo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 15

1.2.2. Các nội dung chính của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 16

1.2.2.1 Các triết lý quản lý 16

1.2.2.2 Các nguyên tắc 18

1.2.2.3 Các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 22

1.2.3 Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 tại các doanh nghiệp. 23

1.2.3.1 Các bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 23

1.2.3.2 Tác dụng của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 24

 

 

CHƯƠNG 2 : THỰC TRANG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001 : 2000 CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ 25, TỔNG CỤC CNQP 26

2.1. Giới thiệu chung về công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP 26

2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của công ty 26

2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển 26

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 27

2.1.1.3 Chiến lược phát triển 28

2.1.1.4 Hoạt động sản xuất, kinh doanh. 29

2.1.2 Các đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật của công ty 30

2.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị 30

2.1.2.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức. 31

2.1.2.3 Đặc điểm về lao động và quản lý nguồn nhân lực 41

2.1.2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính 42

2.2 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 của công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP 44

2.2.1 Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng 44

2.2.2 Chính sách chất lượng 45

2.2.3 Các quá trình của hệ thống 46

2.2.4 Các thủ tục. 46

2.3. Đánh giá, phân tích hệ thống quản lý chất lượng của công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP 47

2.3.1 Đánh giá sản phẩm đầu ra của hệ thống 47

2.3.2 Đánh giá hoạt động của hệ thống. 49

2.3.2.1 Đánh giá về hoạch định chất lượng 49

2.3.2.2 Đánh giá về tổ chức thực hiện 50

2.3.2.3 Đánh giá về hoạt động kiểm tra 52

2.3.2.4 Đánh giá về hoạt động điều chỉnh và cải tiến 53

 

 

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ 25, TỔNG CỤC CNQP. 54

3.1 Mục tiêu chất lượng và phương hướng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP. 54

3.2 Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 tại công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP. 55

3.2.1 . Giải pháp cải tiến quá trình hoạch định chất lượng. 55

3.2.1.1 Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường. 56

3.2.1.2 Sử dụng kết quả kiểm tra chất lượng như một căn cứ để điều chỉnh công tác hoạch định chất lượng. 57

3.2.2 Giải pháp cải tiến quá trình tổ chức thực hiện 57

3.2.2.1 Tăng cường sự tham gia, cam kết của lãnh đạo. 57

3.2.2.2 Tăng cường sự hiểu biết của cán bộ, công nhân viên về công tác chất lượng. 58

3.2.2.3 Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, thủ tục đã được định rõ trong văn bản của hệ thống quản lý chất lượng. 59

3.2.2.4 Xây dựng ISO Online. 60

3.2.3 Giải pháp cải tiến quá trình kiểm tra chất lượng. 61

3.2.3.1 Tăng cường tính độc lập cho đoàn kiểm tra nội bộ. 61

3.2.3.2 Thiết lập quy trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ cho công tác kiểm tra chất lượng. 62

3.2.3.3 Kết hợp nhiều chỉ tiêu, cách tiếp cận trong quá trình kiểm tra, đánh giá nội bộ. 63

3.2.4. Giải pháp cải tiến quá trình diều chỉnh và cải tiến chất lượng. 64

3.2.4.1 Áp dụng một số công cụ chất lượng phổ biến vào hoạt động cải tiến chất lượng. 64

3.2.4.2 Áp dụng triết lý quản lý Kaizen. 66

3.2.4.3 Sử dụng hệ phương pháp Six Sigma như một công cụ cải tiến chất lượng .68

 

 

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến công và nhiều phần thưởng cao quý khác, đặc biệt năm 2006 Công ty đã được Đảng, Nhà nước trao Huân chương lao động. Công ty đã nhiều lần được các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội về thăm và làm việc như Nguyên ủy viên bộ chính trị, phó chủ tịch quốc hội Trương Quang Được về thăm và làm việc năm 2002, Thượng tướng Phùng Quang Thanh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (nay là bộ trưởng bộ quốc phòng) về làm việc và trồng cây lưu niệm năm 2004. 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Là một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù, vừa mang tinh chất của một doanh nghiệp quốc phòng phục vụ công tác an ninh quốc phòng của đất nước, mặt khác vừa hoạt động sản xuất kinh doanh như một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình mới, Công ty cơ khí 25 đang trong giai đoạn chuyển đổi chức năng nhiệm vụ. Theo tinh thần phát triển CNQP được nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đã xác định: “Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh”. Cụ thể hóa trong Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 24-4-2006 về CNQP của chính phủ, Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng tháng 12-2007của ủy ban thường vụ quốc hội, Công ty cơ khí 25 được xác định: Thuộc bộ phận Công nghiệp quốc phòng mở rộng, có chức năng sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp dân dụng, đồng thời tham gia sản xuất hàng quốc phòng theo đơn đặt hàng của Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Quốc phòng và xuất khẩu hàng quốc phòng theo đơn đặt hàng của nước ngoài được Nhà nước cho phép. Theo nội dung pháp lệnh về CNQP, Nhà máy cơ khi 25 sẽ hoạt động như một Doanh nghiệp Nhà nước đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ. Giữ nhiệm vụ trọng tâm là kinh doanh tạo lợi nhuận trên vốn sở hữu Nhà nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo yêu cầu thông qua cơ chế đặt và nhận thầu. 2.1.1.3 Chiến lược phát triển Hoạt động trong môi trường mới, trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường khi thoát ra từ bao cấp của trong hoạt động quốc phòng, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, Công ty cơ khí 25 xác định chiến lược phát triển là: Phát huy nội lực hiện có, tổ chức lại quá trình sản xuất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kết hợp vừa đảm bảo sản xuất quốc phòng với hoạt động kinh tế, chú trọng đến quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng công ty theo hướng hiện đại, tiêu chuẩn hóa. Đặc biệt công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Theo đó, chiến lược phát triển của công ty cơ khí 25 là tập trung sức mạnh cạnh tranh vào chất lượng sản phẩm. Mục tiêu trụ vững và từng bước tạo vị thế trên thị trường trong nước trên sản phẩm được chuyên môn hóa là các sản phẩm cơ khí có uy thế như: Máy ép thủy lực 30-500 tấn. Máy kích thủy lực 5-1000 tấn. Xi lanh thủy lực. Van thủy lực chịu áp lực 100 – 300 kg/ cm2. Cột điện, cột vi ba. Các loại téc chứa. Bầu cặp mũi khoan. Các sản phẩm đúc. Sửa chữa, đại tu các loại máy móc công cụ. Chính sách chất lượng được cụ thể thông qua việc đóng nhãn hiệu “25” của công ty lên các sản phẩm và bảo hành từ 12–18 tháng cho các sản phẩm. 2.1.1.4 Hoạt động sản xuất, kinh doanh. Là một doanh nghiệp tự hạch toán sản xuất kinh doanh, Công ty cơ khí 25 có nhiệm vụ tự giới thiệu quảng cáo sản phẩm, tìm kiếm hợp đồng sản xuất, tạo lợi nhuận trên vốn nhà nước. Công ty đã có những phương pháp tiếp cận khách hàng, tìm kiếm đầu ra cho quá trình sản xuất. Đối tượng khách hàng của công ty là khách hàng công nghiệp. Công ty tạo dựng các mối quan hệ với các bạn hàng quen thuộc như: Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty đóng tàu Vinashin, các công ty khai thác dầu mỏ thuộc Vietsopetro, Công ty hóa chất, phân đạm Bắc giang… Qua đó nhận các hợp đồng về thiết bị cớ khí trên cơ sở tin cậy sẵn có. Công ty gửi sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm thiết bị cơ khí như hội chợ Giảng Võ, bình chọn giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Mặt khác công ty giới thiệu qua các trang quảng cáo trên báo chí như Tạp chí truyền hình, Văn nghệ quân đội đang ký trên danh bạ web Trang vàng Việt Nam. Qua đó khách hàng biết đến sản phẩm của công ty và tìm đến đặt hàng. Công ty giới thiệu sản phẩm qua các Catalogue, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm đến với họ để giới thiệu sản phẩm, qua đó ký kết hợp đồng. Công ty cam kết chất lượng thông qua việc thực hiện chứng chỉ ISO 9001:2000, chế độ hậu mãi bảo hành từ 12 – 18 tháng cho các sản phẩm của nhà máy. 2.1.2 Các đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật của công ty 2.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị Công ty cơ khí 25 chuyên về các sản phẩm cơ khí có dây truyền sản xuất được đánh giá ở mức Trung bình – Tiên tiến trong so sánh với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh có cùng ngành nghề ở Việt Nam. Công ty sử dụng chủ yếu các dây chuyền công nghệ được chuyển giao từ khối Xã hội chủ nghĩa cũ từ thời kỳ trước Đổi mới, có nâng cấp cải tiến một số khâu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tuy nhiên so với mặt bằng chung, với tốc độ phát triển về chuyển giao công nghệ trong thời gian mở cửa thì những công nghệ trên trở lên tương đối lạc hậu so với mặt bằng các doanh nghiệp trọng điểm nhà nước, của các tổng công ty lớn có khả năng tự trang bị và chuyển giao, đặc biệt là trong so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm lại đây, Công ty có tiến hành trang bị, đổi mới 1/3 máy móc thiệt bị bằng các dây chuyền sản xuất mới nhập khẩu từ Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, có những dây chuyền trị giá nhiều tỷ đồng, có độ chính xác và tự động hóa cao như máy phân tích bằng quang phổ (Arlassure Oespectrometer) nhập từ Đức, các máy điều chỉnh bằng chương trình số, các máy tiện gia công trên máy tiện chép hình 1H983, gia công trên máy tiện vạn năng 1M63, gia công trên máy tiện xung điện CW-322F, gia công chi tiết trên máy khoan chuyên dùng CNC–PR450–RL, các máy luyện thép bằng lò trung tâm (Steel refining by medium frequency furnace), luyện bền mặt (Surface heat-refining equiment), nhiệt luyện chi tiết bằng lò giếng (Heat – refining of parts by well furnace), hệ thống mạ nhôm cứng, gia công lỗ xi lanh thủy lực nhập từ Đài loan, Trung Quốc, Nhật Bản. Nhờ những trang thiết bị mới, tiên tiến mà công ty đã chế tạo được một vài sản phẩm được đánh giá cao trong nước như sản phẩm bánh răng cớ lớn (Фe=4500mm), mâm cặp Ф=200, Ф=250, đặc biệt là bầu cặp BC–13, Bc–16 đã 2 lần đạt Huy chương tại Hội chợ Giảng Võ, hay Cụm phân phối dòng BM-70, giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2006 2.1.2.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức. a. Ban giám đốc Giám đốc: Chức năng: Là đại diện pháp nhân của công ty trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tổ chức, tài chính, nhân sự…Chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ quốc phòng. Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHÍNH ỦY P.GĐ KỸ THUẬT ( QMR ) P.GĐ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT BÍ THƯ ĐẢNG ỦY P.TỔ CHỨC P. KH-KD P. TÀI CHÍNH P. KỸ THUẬT P. CƠ ĐIỆN P. KCS P. HC-TC P.CHÍNH TRỊ Phân xưởng A1 Phân xưởng A2 Phân xưởng A3 Phân xưởng A4 Phân xưởng A5 Phân xưởng A6 Phân xưởng A8 Nhiệm vụ Quyết định chiến lược phát triển, các kế hoạch trung và dài hạn, các kế hoạch năm, phương án đầu tư kinh doanh, đệ trình lên cấp trên phê duyệt các nội dung theo quy đinh. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh của Công ty, về bảo toàn vốn Nhà nước, an toàn lao động, các hoạt động văn hóa, chính trị, tư tưởng. Xây dựng phương án quản lý doanh nghiệp. Đề xuất, phối hợp hoạt động với cấp Đảng ủy. Tổ chức các cuộc họp thường kỳ của lãnh đạo công ty. Phê duyệt tài liệu, văn bản. Báo cáo Báo cáo với Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nguồn vốn doanh nghiệp Nhà nước tại công ty (hiện nay la Bộ quốc phòng ). Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: (QMR: Quality manager representative) Chức năng: Được ủy quyền của Giám đốc công ty trong điều hành, quản lý công tác kỹ thuật. Nhiệm vụ Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất của công ty. Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác huấn luyện, đào tạo về an toàn vệ sinh môi trường. Chịu trách nhiệm nghiên cứu, chế thử và sản xuất các sản phẩm quốc phòng. Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác thiết kế, các tiêu chuẩn về đo lường chất lượng sản phẩm, công tác cơ – điện, an toàn kỹ thuật. Giứ chức danh Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến. Chịu trách nhiệm về HTQLCL trước giám đốc công ty. Tổ chức việc đánh giá chất lượng theo định kỳ và đột xuất. Đại diện liên hệ cho Công ty các vấn đề liên quan đến HTQLCL với các tổ chức bên ngoài. Báo cáo Báo cáo với giám đốc theo các nhiệm vụ được ủy quyền Phó giám đốc điều độ sản xuất: Chức năng : Giúp giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ quá trình sản xuất của Công ty. Nhận sự phân quyền của Giám đốc về quản lý các hoạt động sản xuất thường xuyên theo kế hoạch hay đột xuất. Nhiệm vụ Tổ chức và điều độ toàn bộ các hoạt động sản xuất cũng như phục vụ sản xuất các mặt hàng của công ty. Chỉ đạo trực tiếp việc sử dụng thiết bị, năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt khác, phụ trách công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp. Phụ trách việc sử dụng lao động, điều chuyển nhằm hỗ trợ lao động tạm thời trong các khâu “găng” trong chuỗi sản xuất. Báo cáo: Báo cáo Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Chính ủy Chức năng: Giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động công tác Đảng – Đoàn, công tác hành chính, đời sống trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ Phụ trách công tác về chính trị, công tác Đảng, Đoàn trong công ty. Phụ trách công tác hành chính, hậu cần, an ninh. Phụ trách quản lý khu tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy. Giữ chức danh Chủ tịch hội đồng thành lý. Báo cáo Báo cáo với Giám đốc về những nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. Báo cáo với cơ quan cấp ủy cấp trên về các linh vực công tác Đảng, Đoàn, công tác chính trị. b. Các phòng, ban Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh (B1) Chức năng : Tham mưu và nhận nhiệm vụ ủy quyền từ Giám đốc về các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiệm vụ : Dựa trên các tiền đề đã được xác định là chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, vật tư kỹ thuật, nguyên vật liệu, kế hoạch giá thành sản phẩm. Thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh, sản xuất theo hàng quý, hàng tháng, tổ chức thực hiện điều độ các phân xưởng sản xuất theo hàng ngày. Phát hiện các bất cập, kém hiệu quả trong quá trình sản xuất, đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống sản xuất, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản xuất. Giữa nhiệm vụ sản thảo các văn kiện, hợp động kinh doanh, theo dõi việc thực thi các hợp đồng đã ký kết. Phối hợp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng phòng tài chính. Phụ trách quan hệ khách hàng sau bán hàng. Xác định nhu cầu nhân sự trong công ty, phối hợp cùng B2 là phòng Tổ chức lao động thực hiện quy trình đào tạo. Báo cáo Báo cáo hàng ngày với Giám đốc về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trưởng phòng Tổ chức lao động (B2) Chức năng: Được ủy quyền từ Giám đốc về phụ trách mọi mặt công tác tổ chức lao động trong hoạt động sản xuất, tiền lương trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Phụ trách về kế hoạch lao động, nhân sự, chính sách tiền lương, tổ chức đào tạo, huấn luyện lao động, thi nâng bậc thợ. Tổ chức việc thực hiện tuyển chọn và phân loại lao động. Giám sát việc sử dụng lao động ở các phân xưởng, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý lao động. Nghiên cứu áp dụng các phương thức trả lương hợp lý, hiệu quả. Lập kế hoạch đào tạo bậc thợ hàng năm trong doanh nghiệp. Quản lý việc bảo hộ lao động, an toàn trong lao động. Báo cáo : Báo cáo với Giám đốc về các nhiệm vụ được ủy quyền. Trưởng phòng Tài chính ( B4 ) Chức năng: là Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm về hoạt động sử dụng tài chính của công ty. Nhiệm vụ: Quản lý công tác thông kế số liệu, kế toán, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Kiểm tra việc chấp hành quy chế bảo vệ tài sản trong Công ty bao gồm : xử lý nợ khó đòi, kiểm kê, đánh giá hao hụt, mất mát, thanh lý, nhượng bán tài sản, đòi bồi thường vất chất, thu chi tài chính… Kiểm tra các hợp đồng kinh tế mua bán các trang thiết bị, sản phẩm, hay xây dựng cơ bản. Kiểm tra sự thực hiện các định mức tiền lương, nguyên vật liệu, việc thanh toán các hoạt động mua sắm. Phối hợp cùng phòng Kinh doanh trong việc phân tích định kỳ hoạt động kinh doanh. Lập kế hoạch sử dụng vốn, huy động vốn, xử lý các nguồn vốn. Báo cáo : Báo cáo với Giám đốc thường xuyên về các nội dung tài chính. Báo cáo với các cơ quan cấp trên khác, cơ quan thuế. Trưởng phòng kỹ thuật ( B8 ) Chức năng: Chỉ huy hoạt động công tác kỹ thuật trong phòng và các bộ phận liên quan. Nhiệm vụ: Tham mưu cho Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật đôn đốc các bộ phận liên quan. Lập kế hoạch về tiến bộ kỹ thuật. Lập kế hoạch về kỹ thuật cho hoạt động sản xuất. Chỉ đạo việc thiết kế sản phẩm , định mức vật tư, quy trình công nghệ, chế thử… Theo dõi mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất để phát hiện các sai sót, đề xuất các giải pháp thích hợp. Báo cáo: Báo cáo về công tác kỹ thuật với Giám đốc. Báo cáo trực tiếp, thường xuyên với Phó giám đốc kỹ thuật. Trưởng phòng Cơ điện ( B11 ) Chức năng: Nhận ủy quyền của Giám đốc về hoạt động liên quan đến công tác Cơ–Điện. Nhiệm vụ: Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các mặt của công tác cơ – điện, xây dựng các định mức, xây dựng các hợp đồng kinh tế về hợp tác cơ – điện, trình Giám đốc. Xây dựng, giám sát việc thực hiện các chế độ công tác, các nội quy về cơ – điện. Quản lý việc sử dụng các thiết bị cơ – điện. Lập kế hoạch về hoạt động cơ – điện trong công ty, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Báo cáo: Báo cáo Giám đốc về các lĩnh vực, nhiệm vụ được ủy quyền. Báo cáo trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật về toàn bộ các mặt công tác. Trưởng phòng KCS (B12): Kiểm tra chất lượng sản phẩm Chức năng: Nhận ủy quyền của Giám đốc trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ: Thiết lập các quy trình, quy phạm về kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công ty. Kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phối hợp xây dựng các quy trình kỹ thuật về chất lượng sản phẩm. Kiểm tra quá trình sản xuất, phát hiện sai xót trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, yêu cầu sửa đổi. Thực hiện việc kiểm định chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Báo cáo: Báo cáo với Giám đốc về các lĩnh vực được ủy quyền. Báo cáo thường xuyên, trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật về các mặt công tác. Chủ nhiệm chính trị ( B14 ): Chức năng: Giúp Giám đốc công ty, Bí thư Đảng ủy thực hiện công tác chính trị, công tác Đảng. Nhiệm vụ : Đề bạt các các nội dung liên quan đến công tác Đảng, công tác chính trị lên Giám đốc và Bí thư Đảng ủy. Xây dựng các kế hoạch về công tác chính trị, công tác Đảng, phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện. Kiểm tra việc thực hiện công tác chính trị, công tác Đảng tại các đơn vị, phối hợp với ủy ban kiểm tra Đảng. Báo cáo: Báo cáo với Giám đốc công ty về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong công ty. Báo cáo trực tiếp, thường xuyên với Phó giám đốc phụ trách Chính trị. Báo cáo với cơ quan cấp ủy. Trưởng phòng hành chính hậu cần : Chức năng: phụ trách công tác hậu cần, công tác hành chính trong toàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Phụ trách công tác hành chính trong doanh nghiệp, quản lý bộ phận văn thư, lưu trữ, bảo vệ, công vụ. Quản lý nhà ăn. Tổ chức trực chỉ huy, trực giao ban trong công ty. Tổ chức các cuộc họp giao ban, các hội nghị. Quản lý việc xây dựng cơ bản, quân trang, quân nhu, hộ khẩu, tạm trú tạm vắng… Tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nhân viên và lãnh đạo nhà máy. Báo cáo: Báo cáo vơi Giám đốc về các mặt công tác. Báo cáo với Phó giám đốc chính trị. c. Các phân xưởng - Phân xưởng A1: Là phân xưởng sản xuất cơ-điện, tự trang tự chế, có 70 công nhân có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cho sản xuất chính. - Phân xưởng A2: Là phân xưởng dụng cụ, cắt gọt, gỏ lắp, gia cụng có nhiệm vụ sản xuất dụng cụ, khuôn mẫu bổ trợ sản xuất chính, có 80 công nhân. - Phân xưởng A3: Là phân xưởng chuyên về các sản phẩm đúc, tạo phôi nóng, nhiệt luyện, rốn, mạ và hoàn thiện sản phẩm, là phân xưởng sản xuất đầu vào cho sản xuất chính, có khoảng 70 công nhân. - Phân xưởng A4: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hàng quốc phòng nhóm 1 theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng, có khoảng 80 công nhân và là phân xưởng sản xuất chính - Phân xướng A5: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ vừa sản xuất hàng quốc phòng nhóm 2 của Bộ quốc phòng vừa sản xuất các mặt hàng theo hợp đồng kinh tế, là phân xưởng sản xuất chính có 80 công nhân. - Phân xưởng A6: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ sản xuất hàng kinh tế theo hợp đồng kinh tế, không tham gia phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm quốc phòng. Là phân xưởng sản xuất chính có 100 công nhân. - Xưởng tổng lắp và công nghệ cao A8: Là phân xưởng riêng biệt thuộc phòng kỹ thuật quản lý, có nhiệm vụ vận hành các thiết bị công nghệ cao, đo lường kỹ thuật bằng quang phổ, máy dập sâu, cắt laser… có khoảng 50 công nhân. 2.1.2.3 Đặc điểm về lao động và quản lý nguồn nhân lực Công ty cơ khí 25 có hai loại đối tượng trả lương, đối với các nhân viên làm việc trong các phòng ban được trả lương theo hệ thống thang bậc theo hệ số được doanh nghiệp tự xây dựng lên, đối với các công nhân làm việc trong các phân xưởng được áp dụng song song hai chế độ: Chế độ chả lương theo sản phẩm kết hợp với chế độ trả lương theo thang bậc công nhân của nhà nước. Chế độ chả lương theo thang bậc nhà nước thường chỉ được áp dụng trong trường hợp giải quyết chế độ với người lao động như trợ cấp khó khăn, nghỉ đẻ, ốm đau… Nhà máy có tổng cộng 594 lao động các loại, và có trình độ từ sơ cấp trở lên đến thạc sỹ. Trong đó có 226 nữ chiếm 38%. Trong đó có 2 thạc sỹ, chiếm 0.33%, số người có trình độ đại học chiếm 9,8% số người có trình độ cao đẳng là 19 người chiếm 3,1%, số người có trình độ trung cấp là 58 người chiếm 9,8%, còn lại là có trình độ sơ cấp 457 người chiếm 76,9%. Như vậy toàn bộ lao động của Công ty cơ khí 25 đều đã qua đào tạo, có trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc. Hình 2.2 : Cơ cấu lao động trong công ty Trình độ Số lượng Nữ % Lao động nữ Toàn đơn vị 594 226 38 1.Thạc sỹ 2 0 0 2.Đại học 58 5 8.6 3.Cao đẳng 19 12 63 4.Trung cấp 58 45 77.6 5.Sơ cấp 457 164 35.9 Thu nhập bình quân tháng của lao động trong công ty đạt 2 triệu 2 trăm 40 nghìn VNĐ, độ dài ngày lao động là 7.9 giờ trên ngày. Công ty có thực hiện chế độ làm ca cho công nhân để tận dụng công suất máy móc thiết bị đồng thời để đáp ứng yêu cầu cảu khách hàng về tiến độ. Hình 2.3 : Bảng lao động và tiền lương năm 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2007 I.Hệ số sử dụng thời gian lao động 1.Độ dài ngày lao động bình quân Giờ 7.9 2.Số ngày lao động thực tế Ngày 23.5 II.Tiền lương và thu nhập 1.Tiền lương bình quân tháng Nghìn 2053.7 2.Thu nhập ngoài lương bình quân tháng Nghìn 186.3 3.Thu nhập bình quân tháng Nghìn 2240 2.1.2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính Trong năm 2007, Công ty đạt doanh thu trên 60 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1 tỷ 300 triệu đồng, tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu đạt 2%, Nộp ngân sách nhà nước 358 triệu đồng. Doanh thu có tốc độ tăng xấp xỉ 15% mỗi năm. Do đặc thù một doanh nghiệp có tham gia sản xuất mặt hàng quốc phòng, do đó các chỉ tiêu cũng như báo cáo tài chính không đề cập đến các khoản mục liên quan đến mặt hàng quốc phòng . Hình 2.4 : Kết quản hoạt động trong các năm ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu 45 351 52 734 60 500 Lợi nhuận 954 1 122 1 300 Vốn CSH 54 517 55 471 56771 Công ty cơ khí 25 có khả năng tạo lợi nhuận yếu, có nguy cơ đối mặt với thua lỗ. Khả năng thanh toán của công ty là cao và tỷ lệ nợ khá thấp, dưới 50% là khá vững chắc, công ty có thể huy động thêm được vốn từ nguồn vay bên ngoài. Hiệu quả sử dụng tài sản là không cao do hàng tồn kho tồn đọng nhiều, luân chuyển vốn kém. Hình 2.5 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2006 Chỉ tiêu Hệ số 1.Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.934 2.Hệ số thanh toán nhanh 0.433 3.Hệ số thanh toán tức thời 0.117 4.Hệ số nợ tổng tài sản 0.449 5.Hệ số nợ vốn cổ phần 0.449 6.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 3.058 7.Hệ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu 0.551 8.Vòng quay hàng tồn kho 2.340 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 153 ngày 9.Vòng quay vốn lưu động 1.357 Kỳ chu chuyển vốn lưu động 256 ngày 10.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.821 11.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.511 12.Kỳ thu tiền bình quân 89.7 13.Hệ số doanh lợi doanh thu 0.021 14.Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0.018 15.Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0.02 2.2 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty cơ khí 25, tổng cục CNQP 2.2.1 Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cơ khí 25 được thể hiện bằng văn bản, được sắp xếp theo tầng lớp: Hình 2.6 : Cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng Tầng 1 Tầng 4 Tầng 3 Tầng 2 Sổ tay chất lượng Thủ tục chất lượng Hướng dẫn công việc Hồ sơ Tầng 1: Sổ tay chất lượng. Là tài liệu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng tại công ty. Nội dung bao gồm các giới thiệu chung về công ty, nêu ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các yếu tố khác của hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại công ty. Tầng 2: Thủ tục chất lượng. Là các tài liệu quy định các quá trình được thực hiện trong hoạt động của công ty. Mỗi quá trình được nêu rõ cách thức tiến hành các bước, qua các khâu. Phân công trách nhiệm các bộ phận liên quan nhằm điều phối hoạt động các đơn vị, tránh bỏ xót hay chồng chéo. Tầng 3: Hướng dẫn công việc. Là các tài liệu quy định cách thức tác nghiệp, cách thức thực hiện các hoạt động của từng cá nhân, hay tổ, nhóm. Trong đó có thể là biểu mẫu kèm theo, quy định kỹ thuật. Tầng 4: Hồ sơ. Là các tài liệu cung cấp những bằng chứng khách quan về việc thực hiện các hoạt động của hệ thống, phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá. 2.2.2 Chính sách chất lượng Lãnh đạo công ty cam kết xây dựng, thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Chính sách chất lượng được đề ra từ lãnh đạo cấp cao của công ty: “Chúng tôi cam kết sẽ luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo đúng và thỏa mãn một cách đầy đủ nhất các yêu cầu của khách hàng, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm cơ khí Chúng tôi coi chất lượng là yếu tố sống còn với sự phát triển bền vững của công ty.” Đại tá Hoàng Văn Dũng - giám đốc nhà máy. Theo đó, công ty sẽ hướng hoạt động quản lý chất lượng vào việc: - Duy trì hệ thống quản lý chất lượng hoạt động hiệu quả và liên tục, thường xuyên cải tiến hệ thống trên nền tảng triết lý của ISO 9000 với sự tham gia đóng góp của mọi thành viên trong công ty. - Thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất, các loại đồ gá, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng. - Sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tổ chức tốt công tác đào tạo cho cán bộ, công nhân viên công ty để họ nâng cao trình độ. - Bản thân chính sach chất lượng phải được phổ biến đền từng thành viên trong công ty. 2.2.3 Các quá trình của hệ thống Công ty cơ khí 25 đã xác định các quá trình cơ bản, có ý nghĩa, vai trò quan trọng đến hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. - Quá trình tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng. - Quá trình giám sát việc nhập vật tư, nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ sản xuất. - Quá trình thực hiện các công đoạn sản xuất. - Quá trình xử lý các sản phẩm không đạt chất lượng. - Quá trình phòng ngừa, khắc phục các hiện tượng không phù hợp. - Quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, giao nhận hàng hóa. - Quá trình đánh giá nội bộ. Bên cạnh đó, công ty đồng thời xây dựng một số quá trình bổ trợ, phụ vụ cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng như : - Quá trình nhận biết, xác định nguồn gốc sản phẩm. - Quá trình hoạch định chất lượng, đạo tạo và tuyển dụng lao động. - Quá trình xây dựng và kiểm soát tài liệu. 2.2.4 Các thủ tục. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty ban hành 19 thủ tục, áp dụng chi tiết cho việc thực thi tất cả các hoạt động của hệ thống theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Thủ tục 01: Kiểm soát tài liệu. Thủ tục 02: Kiểm soát hồ sơ chất lượng. Thủ tục 03: Xem xét hợp đồng bán hàng. Thủ tục 04: Mua hàng. Thủ tục 05: Tiếp nhận và sử lý thông tin. Thủ tục 06: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Thủ tục 07: Hoạch định sản xuất. Thủ tục 08: Đánh giá nội bộ. Thủ tục 09: Xem xét của lãnh đạo. Thủ tục 10: Thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất. Thủ tục 11: Hành động khắc phục, phòng ngừ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10665.doc
Tài liệu liên quan