Khóa luận Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI

I. Nguồn gốc, vai trò của cây cà phê trên thị trường thế giới 1

1.Nguồn gốc, đặc điểm của cây cà phê 1

2. Vai trò cây cà phê trên thị trường cà phê thế giới 2

3. Vai trò các tổ chức xuất khẩu cà phê quốc tế 3

II. Tình hình sản xuất cà phê thế giới 4

1.Diện tích trồng cà phê 4

2. Năng suất 5

3. Sản lượng 5

4. Các nước sản xuất cà phê chính trên thế giới. 7

III. Tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới. 9

1. Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới. 9

2. Tình hình dự trữ cà phê thế giới. 13

IV. Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giới. 17

1. Tình hình xuất khẩu 17

2. Tình hình nhập khẩu 22

3. Diễn biến giá cả 27

V. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới 30

1. Giải pháp về kỹ thuật, chế biến cà phê xuất khẩu 30

2. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê 32

3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Braxin 34 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

I. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam 36

1. Sơ lược lịch sử trồng cà phê Việt Nam 36 2. Vai trò của cà phê xuất khẩu trong nền kinh tế 37

 

II. Thực trạng sản xuất cà phê 38

1. Diện tích năng suất sản lượng 38

2. Công nghiệp chế biến 41

III. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 43

1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu 43

2. Giá cà phê xuất khẩu 45

3. Cơ cấu cà phê xuất khẩu 46

4. Chất lượng cà phê xuất khẩu 47

5. Thị trường cà phê xuất khẩu 50

IV Đánh giá chung tình hình xuất khẩu Việt Nam 57

1. Thành tựu 57

2. Hạn chế 60

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ GIAI ĐOAN 2003-2010

I. Xu hướng phát triển của thị trường cà phê. 67

1. Xu hướng phát triển thị trường cà phê thế giới 67 2. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam 72

II. Định hướng phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 74

III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 80

1. Nghiên cứu đầu tư khoa học công nghệ trong lai tạo và chọn giống 80

2.Tăng cường thâm canh tăng năng suất và hoàn chỉnh quy hoạch 81

3.Phát triển công nghiệp chế biến 82 4. Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng 83

5.Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại chế phẩm 84

6. Quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm 85

7. Đẩy mạnh liên kết trong kinh doanh và củng cố vai trò của Hiệp hội 86

8. Tổ chức tốt công tác thông tin ttr và xúc tiến thương mại 87

9.Tổ chức tốt hệ thống vận tải bảo đảm chất lượng cho cà phê xuất khẩu 88

10. Các biện pháp về chính sách 89

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Việt Nam Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam biến động thất thường, phụ thuộc vào giá cà phê thế giới. Trước những năm 1990, giá cà phê xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, trên dưới 2.000 USD/tấn. Nhưng từ năm 1990 đến 1993, giá ở mức thấp, dưới 1000 USD/tấn. Riêng năm 1995, giá tăng đột ngột lên đến 2633 USD/tấn. Đây được coi là mức giá cao nhất từ trước đến giờ. Rồi sau đó giá giảm xuống còn bình quân 1.279 USD/tấn mỗi năm trong thời kỳ từ 1997-1999. Thời kỳ sau đó, cung với cuộc khủng hoảng của ngành cà phê thế giới, giá cả biến động theo chiều hướng xấu. Nếu như giá cà phê thế giới tụt xuống mức thấp nhấtkỷ lục trong vòng 30 năm vào năm 2001 thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm chỉ còn 419,9 USD/tấn, mức thấp nhất. Với mức giá này không ít nhà sản xuất và kinh doanh cà phê rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ. Năm 2002, giá tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2003, giá cà phê xuất khẩu đã tăng lên 50% so với năm 2002, nhưng sự tăng giá này vẫn chưa vững vàng và còn ở mức thấp. Ngành cà phê thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Bảng 16 : Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam 1997 -2003 Đơn vị: USD/tấn Đơn giá xuất khẩu USD/ tấn %thay đổi 1997 1270,4 107,0 1998 1554,9 122,4 1999 1214,1 78,1 2000 683,5 56,3 2001 419,9 61,4 2002 448,2 106,7 2003* 697,2 155,5 * 6 tháng đầu năm Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam luôn ở mức thấp giá hơn cà phê thế giới khoảng 200USD. Nguyên nhân chính gây nên sự thua thiệt này là vì cà phê xuất khẩu Việt Nam chất lượng chưa cao, dẫn đến việc bị khách hàng ép giá, thêm vào đó là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm, không năm bắt kịp thời thông tin giá cả, nhiều khi lại mua bán qua trung gian 3.Cơ cấu cà phê xuất khẩu. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối (Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%, còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có một số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn từ 100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,... Về sản phẩm cà phê hoà tan, hiện nay nhu cầu thế giới đang tăng nhanh chứng tỏ sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Sự biến chuyển này là một sự kiện đáng chú ý đối với các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Hiện nay sản phẩm cà phê hoà tan xuất khẩu của Việt Nam là rất ít, chỉ có một số sản phẩm của Công ty Vinacafe xuất sang Trung Quốc nhưng chiếm một lượng nhỏ. Đây vẫn là một thị trường rộng lớn dễ phù hợp với sản phẩm của chúng ta. Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực. Lượng cà phê hoà tan và cà phê rang xay xuất khẩu cũng đã tăng lên. Trong niên vụ 2001/02, Việt Nam đã xuất khẩu được 596,950 tấn cà phê hoà tan, trị giá 1.651.428 US$, đơn giá 2766,44 US$/tấn; 41,766 tấn cà phê rang xay, trị giá 133.766 US$, đơn giá 3202,74 US$/tấn. Có thể thấy, giá cà phê nhân xuất khẩu đã qua chế biến tăng lên nhiều lần. Vì vậy, tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong tổng lượng cà phê xuất khẩu là một hướng đi tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. 4. Chất lượng cà phê xuất khẩu Chất lượng là khâu then chốt quyết định kết quả xuất khẩu của tất cả các mặt hàng với cà phê thì chất lượng lại càng có ý nghĩa hơn vì cà phê là thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố : Điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ 1 khâu nào trong tất cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được bắt đầu từ những giống đã được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 500 m trở lên lên, cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon được nhiều người ưu chuộng. Các nhà nghiên cứu và lai tạo giống của Việt Nam hoạt động tích cực và hiện nay đã chọn được giống cà phê vối lai chất lượng tốt. Tuy nhiên do thời gian gần đây sản xuất cà phê phát triển mạnh mẽ, tạo ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm, mặt khác vì thiếu vốn và kinh nghiệm, ít được tiếp xúc thường xuyên với công nghệ vàkỹ thuật mới nên ngành công nghiệp chế biến cà phê nước ta không theo kịp sự phát triển của sản xuất, tạo nên sự mất cân đối dẫn đến chất lượng cà phê giảm sút, giá xuất khẩu cà phê hạ gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Kỹ thuật thu hái, sơ chế cà phê cũng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân. Việc hái quả không đúng tầm chín, lẫn quả xanh quả chín làm ảnh hưởng đến mùi vị cà phê. Khâu chế biến rất phân tán, thô sơ, thiếu sân phơi bảo đảm dẫn đến việc cà phê lẫn nhiều tạp chất, tỷ lệ hạt đen hạt vỡ cao khoảng 18%, độ ẩm cao. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn ngành. Khả năng xuất khẩu cà phê chất lượng cao của chúng ta còn yếu nên dù khối lượng xuất khẩu hàng năm là lơn nhưng kim ngạch không tương xứng do chưa được giá. Cà phê loại I chỉ chiếm khoảng 23-24%, loại IIA chiếm 65%, còn lại là loại thấp hơn.Trong khi chênh lệch giá giữa loại I và loạI II là khá cao: 30 USD/tấn. Một lượng lớn cà phê của chúng ta sau khi xuất khẩu phải qua một nước tái chế mới đến tay người tiêu thụ chính thức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức chênh lệch về giá cao giữa giá cà phê của Việt Nam với mức giá cà phê quốc tế. Người tiêu dùng quốc tế ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng. Mới đây, Việt Nam đã đồng ý tham gia Chương trình nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của ICO đưa ra trong nghị quyết 407 tháng 9 năm 2002, theo đó tiêu chuẩn về độ ẩm thấp nhất là 8% và cao nhất là 12,5%, đối với Robusta không được vượt quá 150 lỗi (hạt đen vỡ) trong 300g, đối với Arabica không được vượt qua 86 lỗi. Theo tiêu chuẩn này, Việt Nam có 6 loại từ loại đặc biệt đến loại 5. Tuy nhiên Việt Nam chưa hoàn toàn áp dụng tiêu chuẩn này ngay, ví dụ: độ ẩm tối đa là 13 % chứ không phải là 12,5%. Việc thực hiện Chương trình này sẽ khiến ngành cà phê Việt Nam đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là khi chất lượng cà phê Việt Nam chưa ổn định và đồng đều. Trước đó,Việt Nam cũng đã đưa ra tiêu chuẩn xuất khẩu mới TCVN-2001, tuy nhiên cũng chỉ mới áp dụng cho hơn 30% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Một số 5 nhà rang xay quốc tế lớn nhất là Kraft đã thu mua toàn bộ số cà phê Việt Nam theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam và ICO. Cũng phải thừa nhận rằng, trong thời gian gần đây với sự nỗ lực của ngành và chính phủ tình hình đã có những chuyển biến. Mức độ chênh lêch giá của Việt Nam so với giá chuẩn của thị trường Luân Đôn đã phần nào giảm bớt.Trong thời kỳ 1992-2002, giá Việt Nam rơi xuống mức thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê cho thấy chất lượng cà phê Việt Nam thấp, bị đánh giá là không đều, đôi khi cứng, có nhiều hạt chưa chín và không đậm hương vối như cà phê của bờ biển Ngà. Từ năm 1999-2003 chất lượng cà phê Việt Nam được đánh giá cao hơn. Tình trạng cà phê vẫn còn độ ẩm cao như cuối thời kỳ thập kỷ 90 đã được khắc phục. Tỷ lệ cà phê Việt Nam vượt qua mức đánh giá khắt khe của thị trường Luân Đôn ngày càng cao mặc dù trước đây cà phê Việt Nam đã gặp thất bại trên thị trường này do độ ẩm của sản phẩm cao gây nấm mốc. Một số loại cà phê hảo hạng của Việt Nam hạt nhẵn, đều cỡ, không tạp chất đã đạt được mức giá FOB cao hơn giá của thị trường Luân Đôn. Sở dĩ Việt Nam đạt được tiêu chuẩn cao một cách nhanh chóng là do giống cà phê lai cho tỷ lệ hạt lớn hơn so với các nước khác. Khả năng cà phê Việt Nam cho chất lượng cao là có căn cứ nếu đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn trồng, thu hái và chế biến cà phê, sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn, chỉ thu hái quả chín, xát tươi ngay không ủ đống… Một vấn đề nữa là phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê vối trong khi thị hiếu tiêu dùng lại nghiêng về loại cà phê chè chất lượng cao. Vì vậy, chủ trương của chính phủ nước ta cũng như các nước xuất khẩu cà phê khác là trong thời gian tới tăng khối lượng xuất khẩu cà phê chè. Hiện Việt Nam cũng đang tiến hành chuyển một số khu vực trồng cà phê vối năng suất thấp sang trồng các loạI cây có thunhập cao hơn và trồng cà phê chè ở những nơi có độ cao thích hợp. Tuy nhiên việc trồng cà phê chè ở những một vài khu vực có địa hình thấp (khoảng 200-300m so với mặt biển) thì dường như vẫn khó thực hiện. Khu vực cao nhất cà phê chè có thể sinh sống được là 1200 m, tại các khu vực này có thể trồng các loại cà phê chè có chất lượng cao như giống Bourbon. Tuy nhiên ở các vùng thấp hơn thì có thể trồng giống cà phê kháng rỉ sắt như Catrra, Catimỏ. Tuy nhiên, hạt của các giống này khi đã được bóc vỏ và chế biến ướt chỉ nhỉnh hơn chút ít so với loại cà phê vối chưa chế biến và có chất lượng tầm tầm so với chất lượng cao hơn hẳn của loại cà phê Bourbon hảo hạng. Như vậy để có thể đưa cà phê xuất khẩu của Việt Nam trở thành sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách khắc phục những nhược đIúm còn tồn tại trên, phát huy được những lợi thế của Việt Nam để có thể đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng quốc tế. 5.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tính đến năm 2002, cà phê của Việt Nam đã có mặt tới 64 nước trên thế giới, ở nhiều các châu lục khác nhau, trong đó EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã thâm nhập được các thị trường có sức mua cao như thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ, Italia, Anh... tuy vẫn có xu hướng tập trung ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Trong niên vụ 2001/02, 15 nước hàng đầu tổng cộng đã nhập 614.275 tấn chiếm 86,06 % tổng lượng xuất khẩu, trong đó Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 112.739 tấn, thứ hai là Mỹ với 89.288 tấn. Các nước trong khu vực như Trung Quốc cũng là một khách hàng tiêu thụ lớn. ấn độ và Inđônêxia là hai nước sản xuất cà phê lớn ở châu á nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Riêng thị trường Nga - một thị trường có triển vọng tăng tiêu thụ mạnh và Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lâu dài nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này lại chưa đáng kể. Một thay đổi đáng kể trong phát triển thị trường xuất khẩu là ngoài các nhà buôn, một số nhà rang xay lớn trên thế giới đã bắt đầu thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, mở ra một triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Bảng 17: Các thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam Đơn vị: triệu USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003* Tổng 497.536 593.794 585.255 501.450 391.329 322.310 242.236 Thuỵ sĩ 93.625 120.465 161.975 100.670 42.920 15.289 7.385 Mỹ 76.402 86.311 59.211 69.932 60.016 39.513 26.499 Singapo 99.348 73.899 61.193 41.692 14.344 6.901 4.814 Đức 38.985 56.619 55.810 52.078 53.967 51.603 38.682 Hà Lan 17.467 47.571 47.010 34.138 19.944 11.948 8.819 Anh 41.509 44.400 41.529 37.939 25.610 14.916 12.051 Thái Lan 51.709 40.160 31.413 10.755 115 49 193 Nhật 19.721 37.921 24.496 20.496 17.858 15.594 10.190 Italia 5.177 12.070 19.185 24.049 18.978 20.213 19.383 Bỉ 11.438 8.261 15.957 22.773 38.704 27.988 10.400 Pháp 18.076 18.207 14.497 10.028 14.970 12.607 15.639 * 6 tháng đầu năm Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải Quan. * Một số thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam -Thị trường EU: EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.Với khoảng 370 triệu người, hàng năm EU tiêu thụ khoảng hơn 45% khối lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu. Trong năm 2002, nhập khẩu cà phê nhân ở EU đã tăng 3,4% từ 40,2 lên 41,6 triệu bao. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Châu âu vẫn tiếp tục tăng lên một cách ổn định. Dự kiến trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU còn tăng lên do kế hoạch mở rộng thêm thành viên. Do đó thâm nhập và giữ ổn đinh thị trường cà phê này là niềm mong ước của tất cả các quốc gia sản xuất cà phê, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu vào EU một khối lượng cà phê tương đối lớn, chiếm hơn 15% sản lượng tiêu thụ cà phê của EU, đứng vị trí thứ hai sau Braxin.Tuy vậy Việt Nam vẫn cần có những biện pháp thiết thực để EU vẫn tiếp tục là thị trường ổn định của Việt Nam. Để làm được đIều này cũng không phải là dễ.Vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của chính quyền các nước thuộc liên minh châu Âu, họ ngày càng tăng cường áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với hàng nhập khẩu thông qua các quy định của luật và các quy định nhập khẩu nông sản, thực phẩm vào Eu.Việc đảm bảo chất lượng có thể bắt đầu từ khâu trồng trọt, và trải qua tất cả các giai đoạn thu hái, chế biến, bảo quản cho tới khi xuất khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu là căn cứ pháp lý xác định tiêu chuẩn tối thiểu đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu vào EU. Nhưng ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng yêu cầu chất lượng của các thương nhân ở các thị trường lớn bắc Âu (Đức, hà lan, Anh và Pháp) thường cao hơn. Theo Hiệp ước Lomé (và hiện nay được thay thế bằng Hiệp ước Cotonou) ký kết giữa EU và các nước ACPC, các nước này được miễn thuế nhập khẩu và hưởng những chế độ ưu đãi khác trong xuất khẩu nông sản sang EU. Vì vậy, các nước ngoài ACPC sẽ khó khăn hơn trong cạnh tranh khi xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Cà phê nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các quy định của EEC về bao bì hàng hoá và chất thải, theo đó “cà phê phải được đóng gói trong bao bì tiêu chuẩn làm bằng sợi tự nhiên như đay, gai, si sal và các chất liệu tương tự” cũng như quy định về hàm lượng các chất phụ gia có trong cà phê. Bảng 18: Biểu thuế nhập khẩu cà phê vào thị trường EU: Mã HS Mô tả sản phẩm Thuế phổ cập Thuế WTO Thuế ưu đãi đối với VN 0901 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã tách hoặc chưa tách cafein, cà phê hạt nguyên vỏ, các chất thay thế cà phê có chứa ca fein 0901 21-000 Cà phê chưa rang Cà phê rang Miễn thuế 20% Miễn thuế 12% 10% Miễn thuế* 2101.11-100 -210 -290 12-110 -121 -122 1.Cà phê chiết xuất -Có thêm đường - Cà phê hoà tan, không đường -Các loại cà phê chiết xuất khác, không đường 2. Cà phê đã pha chế từ nguyên liệu cà phê chiết xuất, có thêm đường Cà phê đã pha chế, không đường Các loại cà phê đã pha từ nguyên liệu cà phê chiết xuất khác 24% 12,3% 16% 24% 12,3% 16% 24% 8,8% 15% 24% 8,8% 15% 15% Miễn thuế Miễn thuế 15% Miễn thuế* Miễn thuế Nguồn: The European Commission, Taxation and Customs Union Trong số các nước EU, Đức là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất Trong năm 2001, Đức nhập khẩu 13,9 triệu bao cà phê nhân, chủ yếu nhập khẩu từ Bra xin (25%), Việt Nam, Inđônêxia và Pê ru, trong đó nhập khẩu cà phê Arabica chiếm 76% và nhập khẩu cà phê Robusta chiếm 24%. Nhập khẩu cà phê chế biến đạt 714 ngàn bao và tái xuất khẩu đạt 3,46 triệu bao. Tiêu thụ bình quân đầu người đạt 6,7 kg trong năm 2001, giảm mạnh so với 7,4 kg của năm 1995. Đây là thị trường cà phê lớn đặc biệt là cà phê pha nhanh. Thị hiếu truyền thống ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt. Trong những năm gần đây, nhu cầu cà phê pha trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì đơn giá thấp hơn, được phổ biến với người tiêu dùng Đông Đức. Cà phê Việt Nam xuất sang Đức năm 2002 là 5 464 115 bao chiếm 14% thị trường, giảm so với năm 2001. Trong năm 2001, Pháp nhập khẩu 5,1 triệu bao cà phê nhân, chủ yếu nhập khẩu từ Bra xin (22%), Việt Nam, Côlômbia, Côtđivoa và Camơrun, trong đó nhập khẩu cà phê Arabica chiếm 51% và nhập khẩu cà phê Robusta chiếm 49%. Nhập khẩu cà phê chế biến đạt 980 ngàn bao và tái xuất khẩu đạt 627 ngàn bao. Tiêu thụ bình quân đầu người đạt 5,5 kg trong năm 2001, tương đương với mức tiêu thụ của năm 1995. Trong năm 2001, Italia nhập khẩu 6,08 triệu bao cà phê nhân, chủ yếu nhập khẩu từ Bra xin (29%), Việt Nam, ấn Độ và Côtđivoa, trong đó nhập khẩu cà phê Arabica chiếm 56% và nhập khẩu cà phê Robusta chiếm 44%. Nhập khẩu cà phê chế biến đạt 352 ngàn bao và tái xuất khẩu đạt 1 triệu bao. Tiêu thụ bình quân đầu người đạt 5,4 kg trong năm 2001, tăng lên so với 5,4 kg/người/năm của năm 1995. Ngoài Đức, Pháp và Italia, nhiều nước Tây Âu khác có thị trường tiêu thụ không lớn nhưng mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân chung như Phần Lan (9,6 kg), Thụy Điển (8,7 kg), Thụy Sĩ (8,0 kg/người/năm) -Thị trường Mỹ: Với dân số khoảng 282 triệu người, Mỹ là nước tiêu thụ/ nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Trong năm 2001, nhập khẩu cà phê các loại (quy thô) của Mỹ đạt 21,45 triệu bao, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu cà phê toàn cầu. Nhập khẩu cà phê nhân năm 2001 đạt 19,29 triệu bao, chủ yếu được nhập khẩu từ các nước sản xuất chính như Côlômbia (17%), Việt Nam (15%), Guatemala (11%) và Mêhicô (10%), ...và một lượng nhỏ được nhập khẩu từ các nước tái xuất, chủ yếu là từ Đức, trong đó nhập khẩu cà phê Arabica chiếm 76% và nhập khẩu cà phê Robusta chiếm Nhập khẩu cà phê rang xay năm 2001 đạt 2156 ngàn bao, trong đó 27% được nhập khẩu từ Canađa và 14% từ Mêhicô. Cà phê hoà tan chủ yếu được nhập khẩu từ Braxin, Mêhicô và Hà Lan. Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 4,07 kg trong năm 2001, tăng đáng kể so với 3,98 kg của năm 1995 nhưng vẫn thấp hơn mức tiêu thụ của những năm 70 – 5,62 kg/người /năm. Khoảng 2/3 cà phê chế biến được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, trong đó 70% được tiêu thụ dưới dạng đóng hộp hoặc đóng túi trong chân không. Người tiêu dùng Mỹ đòi hỏi cao về chất lượng cà phê và tiêu thụ các loại cà phê đặc biệt có xu hướng tăng. Cà phê nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ các quy định về “Quản lý thực phẩm và dược phẩm” của FDA. VớI một thị trường lớn như Mỹ kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Mỹ là còn chưa nhiều.Việt Nam chưa tận dụng hết những lợi thế mà mình có. Mỹ thường đưa ra hợp đồng nhập khẩu kim ngạch lớn trong khi năng lực của Việt Nam chỉ đáp ứng được các hợp đồng nhỏ, sản phẩm mang tính thời vụ. Để lọt được vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phảI đối phó với những yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe. Đặc biệt sau ngày 13/10/2003, đạo luật chống khủng bố sinh học có hiệu lực, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ do cục quản lý dược phẩm và thực phẩn Mỹ cấp giấy phép từng lô hàng.Tuy nhiên đến thời đIúm hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ thông tin và thủ tục đăng ký.Trong thời gian gần đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Mỹ giảm sút. Năm 2002, mặc dù giá tăng 50% nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giảm tới hơn 34% so với năm 2001. Những năm tơI chúng ta sẽ tập trung vào khai thác thị trường này. Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ dự báo sẽ tăng từ 12 -13% hiện nay lên 15 -17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Bảng19: Xuất khẩu cà phê sang Mỹ năm 2000-2002 Đơn vị: triệu USD; % Năm 2000 2001 2002 Kim ngạch xuất khẩu cà phê (tr USD) 69,92 60,01 39,51 Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu sang Mỹ(%) 9,5 5,63 1,63 Tốc độ tăng(%) 18,08 -14,17 -34,16 Nguồn: Tổng cục hải quan; Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 9/5/2003 - Thị trường Nhật Bản: Nhập khẩu cà phê nhân của Nhật Bản trong năm 2001 đạt 6,36 triệu bao, nhập khẩu cà phê rang xay và cà phê hoà tan đạt 659 ngàn bao (quy thô) và tái xuất khẩu đạt 166 ngàn bao. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Braxin (26%), Côlômbia (17%), Inđônêxia (16%), Guatemala và Việt Nam (mỗi nước 7%). Cà phê Arabica chiếm 73% và cà phê Robusta chiếm 27% tổng lượng nhập khẩu. Tiêu thụ bình quân đầu người đạt 3,2 kg trong năm 2001, tăn lên so với 2,8 kg/người/năm của năm 1995. Nhật Bản có yêu cầu về môi trường và vệ sinh thực phẩm rất chặt chẽ, sản phẩm cà phê xuất khẩu phải tuân thủ các yêu cầu của Luật bảo vệ thực vật (đối với cà phê nhân), Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với cà phê đã qua chế biến). Cà phê thành phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn phải tuân thủ các quy định của Luật bao gói và nhãn mác hàng hoá cũng như Quy định về tái chế nguyên liệu bao gói… Bảng 20: Biểu thuế nhập khẩu gia vị vào thị trường Nhật bản Mã HS Mô tả sản phẩm Thuế phổ cập Thuế WTO Thuế ưu đãi 0901.11-000 21-000 Cà phê chưa rang Cà phê rang Miễn thuế 20% Miễn thuế 12% 10% Miễn thuế* 2101.11-100 -210 -290 12-110 -121 -122 1.Cà phê chiết xuất -Có thêm đường - Cà phê hoà tan, không đường -Các loại cà phê chiết xuất khác, không đường 2. Cà phê đã pha chế từ nguyên liệu cà phê chiết xuất, có thêm đường Cà phê đã pha chế, không đường Các loại cà phê đã pha từ nguyên liệu cà phê chiết xuất khác 24% 12,3% 16% 24% 12,3% 16% 24% 8,8% 15% 24% 8,8% 15% 15% Miễn thuế Miễn thuế 15% Miễn thuế* Miễn thuế Nguồn: Customs Tariff Schedulles of Japan. - Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường lớn, tiềm năng tiêu thụ cà phê đang có xu hướng tăng lên, nhất là hiện nay Trung Quốc đã gia nhập WTO tạo khả năng gia tăng nhập khẩu. Thuế và một số hàng rào phi thuế từng bước được cắt giảm hoặc dỡ bỏ, quan hệ chính trị được cải thiện sẽ tạo thuận lợi hơn cho quan hệ kinh tế thương mại. Việt Nam có hai lợi thế để xâm nhập thị trường này là con đường thương mại chính ngạch thuận về địa lý, tập quán và con đường biên mậu trên một dải biên giới rộng. - Thị trường Nga và SNG: Thị trường này cũng có tiềm năng tiêu thụ cà phê lớn, mặt khác quan hệ chính trị và kinh tế giữa ta và Nga đang phát triển tốt đẹp. Hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của ta vào Nga mới đạt trên 200 triệu USD năm 2002 nhưng với mục tiêu tăng trưởng 20-25%/năm các năm tới sẽ là điều kiện tốt cho cà phê Việt Nam thâm nhập thị trường này. Ngoài ra, Việt Nam cần tập trung vào những thị trường quan trọng như Nhật Bản, châu Âu, ASEAN. IV. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam. 1.Thành tựu Sau nhiều cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với sự ưu đãi thiên nhiên đến nay ngành cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng lẫn khối lượng. Trong vòng 20 năm trở lại đây, diện tích trồng cà phê đã tăng lên gấp 10 lần, sản lượng tăng gần 20 lần, năng suất cà phê Việt Nam từ chỗ chỉ đạt 0,78tấn/ha (1980) lên 2,18tấn/ha 1995 và năm 1990 bình quân 1,75tấn/ha thuộc vào một trong những nước có năng suất cao nhất thế giới. Trong những năm qua ngành cà phê đã đem lại cho ngân sách 1 khoản ngoại tệ lớn, đồng thời phát triển đưa cây cà phê lên trở thành một trong những cây nằm trong chiến lược khai thác xuất khẩu của đất nước cùng với gạo và dầu thô. Sự tiến bộ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Năm 1999 là năm đánh dấu bưốc phát triển vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam khi sản lượng cà phê lên tới 931 nghìn tấn, đưa Việt Nam vượt qua Colombia trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Và là nước sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy cà phê của Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới trong việc điều hoà cung cầu và giá cả cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có những cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Từ chỗ chúng ta chỉ quan hệ với số bạn hàng thuộc các nước Đông Âu và Liên Xô cũ thì hiện nay đã xuất khẩu cho trên 64 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là một trong những thành công lớn của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển. Trong giai đoạn tới chúng ta sẽ tiếp tục đà thành công mở rộng thị trường mới theo chủ trương giảm dần các thị trường trung gian, tăng dần các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu chúng ta có những bước tiến vượt bậc. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 11,2 lần chỉ trong vòng 6 năm từ 1989 đến 1995 và tăng gấp đôi trong vòng 1 năm từ 1994-1995. Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng tăng cao, từ chỗ không có gì (trước năm 1989) thì năm 1998 đã chiếm 20,26%. Từ năm 2001 đến nay ngành cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đấu tranh với cuộc khủng hoảng kéo dài với biểu hiện là sự tụt giá khủng khiếp của cà phê. Cuộc khủng hoảng đã gây ra không ít hậu quả nghiêm trong trên thế giới, đe doạ cuộc sống của 25 triệu người sản xuất cà phê, hàng triệu người công nhân bị mất việc, lam vào tình cảnh đói nghèo, các ngân hàng phá sản, các chính phủlâm vào tình trạng nợ nần hàng tỷ USD… Trước những sóng gió đó, Chính phủ Việt Nam cùng Hiệp hội cà phê Việt Nam đã có những biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính, đào tạo, tuyên truyền khuyến khích nhà sản xuất, xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB5.doc
Tài liệu liên quan