Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7

1.1.1 Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 7

1.1.2. Mục tiêu của công tác quản trị nhân lực 9

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực 9

1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 10

1.2.1. Thiết kế và phân tích công việc 10

1.2.2. Lập kế hoạch nhân lực 11

1.2.3. Tuyển dụng nhân viên 11

1.2.4. Tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp 12

1.2.5. Định mức lao động 13

1.2.6. Đánh giá thành tích công việc 14

1.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15

1.2.8. Lương bổng và đãi ngộ 15

1.2.9. Tương quan nhân sự 17

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 19

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THANH HÓA 19

2.1.1 Quá trình phát triển của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa. 19

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện Thanh Hóa 20

2.1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BĐ Thanh Hóa 28

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 32

2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch nhân lực 32

2.2.2. Công tác tuyển dụng lao động 37

2.2.3. Công tác tổ chức lao động 39

2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43

2.2.5. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động 46

2.2.6. Thực hiện chế độ trả lương và đãi ngộ lao động 48

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 51

2.3.1. Những kết quả đạt được 51

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ 61

NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 61

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 61

3.1.1. Một số xu hướng đổi mới quản trị nhân lực ở nước ta hiện nay 61

3.1.2. Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh 62

3.1.2.3 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. 63

3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 63

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 64

3.2.1. Tổ chức thực hiện phân tích công việc 64

3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực 68

3.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động 70

3.2.4. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân viên 71

3.2.5 Hoàn thiện việc đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động 72

3.2.6. Đảm bảo các chế độ lương bổng, đãi ngộ với người lao động 74

3.2.7. Xây dựng chế độ thưởng, phạt phù hợp 75

3.2.8. Bảo đảm quan hệ nhân sự trong đơn vị 77

3.2.9. Hoàn thiện việc bố trí nhân lực sau khi đào tạo 78

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp tác lao động luôn gắn liền với sự phân công lao động. Do đặc điểm sản xuất của Ngành Bưu điện đòi hỏi phải có sự hiệp tác lao động cao trên toàn mạng lưới. Vì vậy hình thức hiệp tác cơ bản trong sản xuất thông tin Bưu điện là chế độ điều khiển nghiệp vụ, chế độ điều độ thông tin, các quy trình quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác. * Thời gian làm việc: Thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường của người lao động Bưu điện Thanh hóa là: 08 giờ/ngày và 05 ngày (tức 40 giờ)/tuần, chia làm 02 khối: - Làm việc theo giờ hành chính: Áp dụng với lao động quản lý, lao động phụ trợ các BĐ thị trấn, huyện. - Làm việc theo ca sản xuất: Người lao động tham gia trực tiếp trong dây truyền sản xuất kể cả: kiểm soát viên doanh thác, điều hành thông tin, xử lý ứng cứu thông tin ... Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Tuỳ theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất, người phụ trách quy định số ca, giờ bắt đầu, giờ kết thúc mỗi ca, chế độ đảo ca cho phù hợp. Ca đêm chỉ áp dụng ở những nơi có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên tục 24/24 giờ và nơi có khối lượng công việc nhiều cần phải tổ chức làm đêm. Những nơi có khối lượng công việc ban đêm ít (hoặc không có) thì có thể áp dụng chế độ thường trực. Người làm công việc thường trực phải được cắt cử luân phiên. Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được giảm từ 01 đến 02 giờ làm việc mỗi ngày theo Quyết định số 1152/QĐ-LĐTBXH, ngày 18/9/2003 của Bộ LĐTB và XH. Thời giờ làm việc của thủ kho, bảo vệ, lái xe con, thu cước viễn thông: Do công việc có tính đặc thù Bưu điện thành phố có quy định riêng theo chế độ hiện hành đảm bảo yêu cầu công việc. Thời giờ làm thêm: Tổ chức sau khi đã thoả thuận với người lao động (Loại trừ lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi). Thời giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Tổng cộng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Trường hợp đặc biệt (do Chính phủ quy định), Giám đốc Bưu điện thành phố có thể huy động làm thêm giờ vượt quá mức trên nhưng phải có thoả thuận của người lao động và không được vượt quá 300 giờ/năm. Thời giờ học tập chuyên môn nghiệp vụ: Đơn vị được sử dụng từ 01 đến 04 giờ/tuần khi áp dụng công nghệ mới; đưa dịch vụ mới vào khai thác hoặc phát triển dịch vụ mới, từ 16 đến 30 giờ/năm cho các chức danh công nhân để bổ túc nghiệp vụ thi nâng bậc và huấn luyện bảo hộ lao động định kỳ hàng năm. Các trường hợp khác thực hiện theo Quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng của Bưu điện Thanh Hóa Thời giờ hội họp: Thời giờ hội thảo Giám đốc Bưu điện thành phố duyệt theo yêu cầu thực tế. Giao ban giữa Giám đốc Bưu điện thành phố với trưởng các đơn vị trực thuộc là 02 giờ/tuần, họp tổ sản xuất 01 giờ/ tuần. Tổng kết năm 04 giờ đối với Bưu điện thành phố và các đơn vị trực thuộc, 02 giờ đối với cấp đơn vị cơ sở. Các trường hợp hội họp khác đều phải được Giám đốc BĐT cho phép. Thời giờ làm công tác Đảng, đoàn thể không chuyên trách: Tại Bưu điện thành phố công tác Đảng, Công đoàn được dành 48 giờ/tháng, công tác Đoàn thanh niên, Phụ nữ là 16 giờ/tháng. Cấp đơn vị trực thuộc và đơn vị cơ sở người làm công tác Đảng, đoàn thể được sử dụng bằng 1/2 số thời gian quy định tại khoản 1 điều này cho công việc tương ứng. Thời giờ làm nghĩa vụ lao động công ích: Được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. * Tổ chức ca làm việc: Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc, nhiều người; giờ ít việc, ít người. Tuỳ theo đặc điểm của cơ sở sản xuất, thủ trưởng đơn vị trực thuộc quy định số ca, giờ bắt đầu, giờ kết thúc của mỗi ca . - Trong sản xuất Bưu chính, hình thức phân ca kíp được thực hiện như sau: Tại tổ giao dịch được chia làm 2 ca làm việc sáng từ 07 giờ đến 14 giờ, chiều từ 14 giờ đến 21 giờ; Tại bộ phận khác thác sáng 7 giờ đến 10 giờ chiều 14 giờ đến 18 giờ,... Để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, người lao động được nghỉ ít nhất là 12 tiếng trước khi bước vào ca tiếp theo. * Tổ chức tổ, đội, nhóm sản xuất: Được phân công công việc rõ ràng, làm việc theo quy trình, quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác. Người lao động trong cùng một tổ, đội sẽ làm các công việc giống nhau hoặc khác nhau để hoàn thành mục tiêu chung. 2.2.3.3. Tổ chức nơi làm việc Tổ chức nơi làm việc gặp nhiều khó khăn hơn bởi những lý do sau: + Không gian dành cho khai thác, giao dịch đòi hỏi phải rộng trong khi hầu hết các địa điểm đã xây dựng từ lâu, không thể mở rộng thêm được nữa. + Nhiều điểm bưu cục nằm ở nơi tập trung đông người, các điều kiện về tiếng ồn, ánh sáng ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên trong điều kiện như vậy, BĐT Thanh Hóa đã thực hiện tốt những nội dung như: + Sửa chữa, tân trang lại các điểm giao dịch khang trang, sạch sẽ, lịch sự. + Lắp đặt hệ thống điều hoà, kính chống ồn, máy hút bụi ở những điểm giao dịch tập trung nhiều phương tiện đi lại. + Trang bị hệ thống máy tính kết nối với các đơn vị trực thuộc BĐT, trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ và các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. + Trang bị đồng phục cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. 2.2.3.4. Định mức lao động Việc áp dụng định mức lao động tại BĐT Thanh Hóa được thực hiện theo sự hướng dẫn của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam do Tổng Công ty xây dựng và ban hành. Căn cứ vào nội dung hướng dẫn, BĐT đã xây dựng định mức lao động và đang được áp dụng tại đơn vị đó là: - Định mức lao động: Nhận- phát các sản phẩm BCVT tại các giao dịch Bưu điện - Định mức vật tư và định mức nguyên vật liệu 2.2.3.5 Bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ. Công tác bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ tại BDDT được thực hiện theo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm. Kế hoạch bảo hộ lao động được xây dựng đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung kế hoạch được quy định chi tiết trong “ Quy định về công tác kế hoạch đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc” do Tổng công ty ban hành. Công tác bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ tại BĐT đươc thưc hiện đồng bộ, từ tuyên truyền giáo dục đến tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau: - Hàng năm, BĐT cử cán bộ tham dự các khóa học bồi dưỡng kỹ thuật bảo hộ lao động trong Bưu chính. BĐT có tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn về an toàn lao động , vệ sinh lao động, nội quy vệ sinh công nghiệp và một số nội quy đảm bảo an toàn theo yêu cầu trong công tác quản lý và sản xuất cho người lao động. - Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động. Công nhân vận hành các máy móc thiết bị đều tuân thủ đúng quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàntrong sản xuất, công nhân lái xe thực hiện nghiêm túc chế độ kiếm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi xe lăn bánh, thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng định kỳ các phương tiện vận chuyển. 2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong những năm gần đây, công tác phát triển nguồn nhân lực của BĐT tỉnh Thanh Hóa đặc biệt được chú trọng. Là một trong những mục đích để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng phục vụ tốt khách hàng, BĐT Thanh hóa luôn chủ động phát huy nội lực, chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ cao, chủ động lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độc ho cán bộ công nhân viên qua đó nâng cao chất lượng công việc. Phát huy tốt nội lực - làm cho doanh nghiệp, người lao động có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, qua đó tạo nên sự gắn bó chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, người lao động luôn yên tâm để chú trọng sản xuất, phục vụ khách hàng. Do sự thay đổi nhanh chóng của khoa học Công nghệ, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi nhiều dịch vụ mới, sự đầu tư trang thiết bị mới hiện đại yêu cầu đội ngũ lao động phải cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề mới có thể hoàn thành công việc. Để phát triển nguồn nhân lực, BĐT Thanh Hóa đã thực hiện biện pháp: Nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực. Năng lực làm việc thông qua công tác đào tạo: BĐT Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Việt Nam, rất chú trọng công tác đào tạo phát triển đội ngũ lao động của mình. Nếu như tuyển mới hàng năm bổ sung một lực lượng lao động có thể đáp ứng được những nhu cầu trước mắt thì đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; mặt khác giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng lao động trong tương lai. Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao. * Các hình thức đào tạo đang được áp dụng tại BĐT Thanh Hóa: - Đào tạo Cao đẳng, Đại học, sau Đại học: gồm cả chính quy tập trung và tại chức tại Học viện Công nghệ BCVT hoặc các trường ngoài ngành. - Đào tạo trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy tập trung, đối tượng là cán bộ công nhân viên trong ngành và học sinh phổ thông. - Đào tạo công nhân: Đối tượng là học sinh phổ thông - Đào tạo từ xa: Chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Tổng Công ty do Trung tâm đào tạo BCVT 1 tổ chức thông qua hệ thống truyền dẫn, hội nghị truyền hình. * Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở BĐT Thanh Hóa - Xác định nhu cầu đào tạo: Hàng năm, dựa vào nhu cầu đào tạo của đơn vị trực thuộc gửi lên, BĐT xây dựng kế hoạch đào tạo những ngành, nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, kế hoạch mở các dịch vụ mới,... trình Tổng Công ty. - Đối với đào tạo tại các cơ sở đào tạo: Chọn người cử đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của BĐT, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết. Khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. BĐT Thanh Hóa có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công bằng và dân chủ. Giám đốc BĐT ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo. * Điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo: - Đối với đào tạo tập trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn: Đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì phải đảm bảo đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành; Phải thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động, hàng năm đều đạt lao động giỏi; Đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo, phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo. - Đối với người dự tuyển sau đại học: Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với đối tượng đào tạo đại học còn cần các tiêu chuẩn sau: Một là, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo tại quy chế tuyển sinh sau đại học. Hai là, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký thi 3 năm trở lên. Ba là, bằng tốt nghiệp đại học xếp loại khá đúng chuyên ngành đào tạo. Bốn là, với người mới tốt nghiệp đại học có bằng xếp loại giỏi trở lên. Năm là, với những người có bằng đại học xếp loại trung bình muốn được tuyển sau đại học phải có sáng kiến cải tiến hoặc có công trình nghiên cứu khoa học được công nhận từ cấp BĐT trở lên. Trong những năm qua BĐT Thanh Hóa đã cử một số cán bộ có đủ trình độ đi đào tạo Cao học, đã có 8 người tốt nghiệp. - Đối với đào tạo tại chỗ: Theo hình thức này, nhân viên học tập kỹ năng làm việc mới thông qua việc quan sát đồng nghiệp hoặc cấp trên thực hiện công việc và cố gắng làm theo. Hình thức đào tạo tại chỗ rất thích hợp cho việc đào tạo nhân viên mới * Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo: Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước một, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học. Để đánh giá, đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh. 2.2.5. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên ở các doanh nghiệp nhà nước nói chung và BĐT Thanh Hóa nói riêng chưa được chú trọng. Tuy nhiên, khi bước vào nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế trở thành mục tiêu lớn nhất, thì một trong các vấn đề được đặt ra là cần đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc của từng người lao động. Từ đó có các biện pháp khuyến khích đãi ngộ, thuyên chuyển lao động một cách hợp lý. Đồng thời thu hút được người lao động giỏi, phát huy sáng kiến và gắn bó với doanh nghiệp. Tại BĐT Thanh Hóa đã xây dựng quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân người lao động. Trong đó đã xây dựng phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, làm cơ sở trả lương thưởng và khuyến khích người lao động. 2.2.5.1 Cơ sở đánh giá. Dựa vào hệ số mức độ phức tạp công việc của mỗi cá nhân, hệ số chất lượng công tác tháng và mức độ hoàn thành kế hoạch cá nhân được giao. 2.2.5.2 Cách thức đánh giá - Xác định mức độ phức tạp công việc Bưu điện Tỉnh phân làm 5 nhóm công việc gồm: nhóm công việc chuyên gia chính, nhóm chuyên gia, nhóm kĩ thuật viên, nhóm công nhân trực tiếp sản xuất và nhóm nhân viên. Mỗi nhóm có 15 yếu tố để chấm điểm cho mỗi cá nhân thuộc nhóm đó. + Nhóm công việc chuyên gia cao cấp: điểm tối đa đạt được của 15 yếu tố đố với cá nhân trong nhóm là 97 điểm và tối thiểu là 66 điểm. + Nhóm công việc chuyên gia chính: điểm tối đa có thể đạt được của 15 yếu tố đối với cá nhân trong nhóm là 75,5 điểm và tối thiểu là 55 điểm. + Nhóm công việc chuyên gia: điểm tối đa có thể đạt được của 15 yếu tố đối với cá nhân trong nhóm là 68 điểm và tối thiểu là 44,5 điểm. + Nhóm công việc kỹ thuật viên: điểm tối đa có thể đạt được của 15 yếu tố đối với cá nhân trong nhóm là 57 điểm và tối thiểu là 26,5 điểm + Nhóm công việc công nhân trực tiếp sản xuất: điểm tối đa có thể đạt được của 15 yếu tố đối với cá nhân trong nhóm là 44,5 điểm và tối thiểu là 18 điểm + Nhóm công việc nhân viên: điểm tối đa có thể đạt được của 15 yếu tố đối với cá nhân trong nhóm là 24,5 điểm và tối thiểu là 15 điểm. - Nếu người lao động được phân công làm nhiều nội dung công việc hay nhiều chức danh khác nhau thì khi xác định hệ số mức độ phức tạp xếp ở mức tương ứng với chức danh hay nội dung công việc được giao + Mức 1: Không hoàn thành nhiệm vụ trong tháng hoặc vi phạm chỉ tiêu chất lượng thông tin, gây hậu quả nghiêm trọng + Mức 2 ( mức trung bình) : hoàn thành nội dung công việc,không vi phạm chất lượng thông tin, tuyệt đối không vi phạm kỷ luật lao động. + Mức 3: hoàn thành vượt mức nội dung hoặc khối lượng công việc đươc giao, không vi phạm chất lượng thông tin tuyệt đối, kỷ luật lao động, chấp hành tốt thể lệ, thủ tục quy trình quy phạm kỹ thuật + Mức 4: hoàn thành xuất sắc, vượt mức nội dung hoặc khối lượng công việc , có sáng kiến cải tiến, làm lợi cho tập thể hoặc giải quyết nội dung công việc phức tạp, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị đồng thời không vi phạm chất lượng thông tin, quy định về quản lý và không vi phạm kỷ luật lao động Biểu2.9: Quy định các mức phạt chất lượng đối với các đơn vị thuộc BĐT Tên đơn vị Chất lượng loại A Chất lượng loại B Chất lượng loại C Ghi chú Tổng điểm phạt Hệ số chất lượng Tổng điểm phạt Hệ số chất lượng Tổng điểm phạt Hệ số chất lượng -Các BĐ huyện -TT dịch vụ KH -BĐ Trung tâm - Các phòng chức năng BĐT 1-20 1.0 21-30 0.9 >30 0.8 Các tr/hợp khác do Hội đồng xét chất lượng quyết định (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính bưu điện Thanh Hóa) 2.2.6. Thực hiện chế độ trả lương và đãi ngộ lao động Tiền lương là nguồn thu nhập chính của cán bộ công nhân viên. Trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng làm mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Quy chế phân phối tiền là cơ sở để phân phối tiền lương tập thể và trả lương hàng tháng cho cá nhân người lao động. BĐT Thanh Hóa đã triển khai xây dựng quy chế phân phối tiền lương mới cho người lao động đảm bảo các nguyên tắc phân phối theo quy chế mẫu của Tổng công ty 2.2.6.1 Chế độ trả lương a/ Phương thức phân phối tiền lương - Bưu điện tỉnh căn cứ kế hoạch SXKD và đơn giá tiền lương của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa giao hoá đơn giá tiền lương cho các đơn vị trực thuộc các yếu tố sau: + Tiền lương chính sách theo quy định chung của Nhà nước. + Doanh thu. + Sản lượng sản phẩm chủ yếu: Doanh thu Bưu chính ,Thu cước viễn thông. + Năng suất lao động. - Quỹ tiền lương kế hoạch của Bưu điện tỉnh được hình thành cụ thể như sau: + Trích lập quỹ dự phòng bằng 3% quỹ tiền lương kế hoạch để chi trả những trường hợp phát sinh khác. + Trích 5% quỹ tiền lương kế hoạch để xét thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất chất lượng và hiệu quả SXKD của cá nhân, tập thể. + Trích 2% quỹ tiền lương kế hoạch để khuyến khích, thu hút người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề cao. + Quỹ tiền lương còn lại để phân phối cho tập thể và cá nhân: Bưu điện tỉnh giao khoán tiền lương cho tập thể, tập thể phân phối, trả lương cho cá nhân - Các nguồn quỹ trích lập trên tập trung tại Bưu điện tỉnh, còn Bưu điện Trung tâm , Bưu điện huyện không hình thành quỹ lương dự phòng, nguồn dự phòng. Nguồn dự phòng phải được phân phối hết cho tập thể và cá nhân trước khi quyết toán tài chính năm. b/ Phân phối tiền lương cho tập thể Tập thể Bưu điện tỉnh phân phối, giao khoán tiền lương ứng khối lượng SXKD là các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh gồm các đơn vị SXKD và khối văn phòng. Phân phối quỹ tiền lương cho tập thể: V = Vcs + Vk Trong đó: V : quỹ tiền lương phân phối cho tập thể Vcs: quỹ tiền lương chính sách của tập thể Vk : quỹ tiền lương khoán c/ Phân phối tiền lương cho cá nhân Tiền lương phân phối cho cá nhân gồm 2 phần: - Tiền lương chính sách: Phân phối theo cấp bậc, các khoản phụ cấp lương theo quy định chung của Nhà nước - Tiền lương khoán: Phân phối theo kết quả SXKD và mức độ phức tạp công việc của từng người Ltl = Lcs + Lk Trong đó: Ltl : Tiền lương của CBCNV hàng tháng Lcs : Lương chính sách theo chế độ và ngày công Lk : Lương khoán theo mức độ phức tạp, hiệu quả công việc và ngày công thực tế 2.2.6.2 Đãi ngộ lao động a/ Chế độ bảo hiểm Đơn vị thực hiện các chế độ BHXH: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. BHXH được đóng hàng tháng do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Đơn vị đóng bằng 15% tổng số quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất; 5% tổng quỹ lương để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. CBCNV hàng tháng đóng 5% tiền lương để thực hiện chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. b/ Chế độ động viên, khen thưởng - Người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm việc tròn 1 năm trở lên được đi tham quan, du lịch. - Cá nhân nào được bằng khen của UBND tỉnh hay Tổng Công ty được đi du lịch nước ngoài. - Tất cả lao động trong đơn vị đều được nhận quà sinh nhật trị giá 200.000 đồng. c/ An toàn vệ sinh lao động Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, đơn vị đã thực hiện các biện pháp sau: - Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại - Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật để bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các hiện vật bồi dưỡng như: đường sữa, hoa quả...không được trả tiền thay bằng hiện vật. - Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hàng năm; tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở những nơi có nguy cơ bệnh nghề nghiệp - Thực hiện chế độ bảo hộ đối với lao động nữ - Tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra an toàn và vệ sinh lao động: đơn vị phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Định kỳ kiểm tra hàng ngày ở tổ, hàng tháng ở phân xưởng, hàng quý ở đơn vị. - Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động. d/ Các chế độ đãi ngô khác - Người lao động nghỉ sinh con được hưởng 80% lương chứ không phải là 75% như quy định của Nhà nước. Phần chênh lệch đó được đơn vị lấy từ quỹ phúc lợi. - Thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn đối với người lao động. Hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. - Tổ chức đến dự, thăm viếng khi người lao động có việc hiếu, hỷ. - Khen thưởng cho con cái CBCNV học giỏi. - Chính sách ưu tiên nguồn nội bộ và chính sách ưu tiên con em trong đơn vị , khi nộp đơn, thi tuyển vào đơn vị. - Tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 2.3.1. Những kết quả đạt được BĐT Thanh hóa là tổ chức kinh tế đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty BCVT Việt Nam, theo điều lệ và tổ chức hoạt động của VNPT. Là bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động công ích trong lĩnh vực BCVT. Cùng các thành viên khác trong dây chuyền công nghệ BCVT liên hoàn thống nhất trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ BCVT để thực hiện mục tiêu kế hoạch Nhà nước do Tổng công ty giao. Trước sự phát triển vượt bậc của ngành , từ một ngành thực hiện nhiệm vụ phục vụ là chính, giờ đây trong nên kinh tế thị trường không những làm tốt chức năng phục vụ mà còn hiệu quả trong kinh doanh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc đổi mới. * Công tác tuyển dụng lao động Thứ nhất, do nhận thức được tầm quan trọng của xét tuyển đối với quản trị nguồn nhân lực nên trong thời gian qua Bưu điện Tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành nhiều hoạt động để đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng công tác xét tuyển.Ngoài việc ban hành những quy chế mang tính bắt buộc mà còn có những chính sách khuyến khích những người giỏi về công tác tại Bưu điện Tỉnh. Thứ hai quy trình tuyển dụng đươc tiến hành chặt chẽ, công khai, khách quan và khoa học theo đúng quy chế tuyển dụng của Tổng công ty. Việc tuyển dụng đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng phụ thuộc vào công tác tuyển dụng nhân lực, đảm bảo yêu cầu chất lượng. Thứ ba, ngoài số lao động đã tuyển, trường hợp các đơn vị còn thiếu lao động trong thời gian Bưu điện Tỉnh chưa tổ chức xét tuyển thì Bưu điện Tỉnh đã tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc được thuê lao động thời vụ để bổ sung tạm thời số lao động còn thiếu đồng thời tạo điều kiện cho người lao động quen với thưc tế công việc để khi được tham giá xét tuyển có thể trúng tuyển và làm việc hiệu quả. * Công tác tổ chức lao động BĐT Thanh Hóa đã thực hiện tương đối tốt việc bố trí ca kíp hợp lý, hình thức phân ca kíp được thực hiện như sau: tại tổ giao dịch được chia làm 2 ca làm việc sáng từ 07 giờ đến 14 giờ, chiều từ 14 giờ đến 21 giờ. Tại các bộ phận khai thác khác 7 giờ đến 10 giờ, chiều 14 giờ đến 18 giờ. Để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, người lao động được nghỉ ít nhất là 12 tiếng trước khi bước vào làm ca tiếp theo. Ngoài ra BĐT Thanh Hóa còn tiến hành phân công công việc rõ ràng, làm việc theo một quy trình, quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác. Người lao động trong cùng một tổ , đội sẽ làm công việc giống nhau hoặc khác nhau để hoàn thành mục tiêu chung.BĐT tiến hành phân công lao động theo cá biệt. * Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BĐT luôn được chú trọng phát triển. Lãnh đạo BĐT luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm cập nhật, bổ sung, nâng cao trình độc phụ vụ yêu cầu công việc.Các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện tổ chức lao động của BĐT và các đơn vị trực thuộc BĐT Thanh Hóa trong những năm vừa qua đã rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn lực con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, BĐT đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình hàng năm với gần 40 lớp đào tạo từ xa và 350-400 lượt người được cử đi đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo của ngành, tương đương gần 30% tổng số cán bộ công nhân viên với số kinh phí trên 1 tỷ đồng/ năm. Bên canh đó, BĐT ngày càng chú trọng hơn đến việc tự thiết kế các khóa học ngắn hạn, các khóa học nâng cao kỹ năng làm việc cũng như cách thức tố chức nhằm có những nội dung phù hợp hơn, nâng cao năng lực làm việc thực sự cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện học tập thuận lợi hơn cũng như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan