Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại lý hải quan

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I 1

KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 1

1. Khái niệm về Đại lý làm thủ tục Hải Quan 1

1.1. Khái niệm 1

1.2. Các đặc trưng cơ bản của đại lý hải quan 2

2. Sự hình thành, phát triển của Đại lý Hải Quan và vai trò của nó trong nền kinh tế 5

2.1. Đại lý Hải Quan trên thế giới 5

2.2. Sự hình thành và phát triển của Đại lý Hải Quan ở Việt Nam 7

2.3. Vai trò của Đại lý Hải Quan trong nền kinh tế 8

3. Pháp luật về Đại lý Hải quan 11

3.1. Khái quát pháp luật về đại lý hải quan 11

3.2. Pháp luật về đại lý hải quan của một số nước trên thế giới 14

CHƯƠNG II 19

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN 19

1. Chủ thể tham gia hoạt động Đại lý Hải quan 19

1.1. Bên Đại lý 19

1.2. Bên giao Đại lý 23

1.3. Bên thứ ba 26

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ Đại lý Hải quan 29

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên Đại lý Hải quan 29

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý 34

3. Chấm dứt quan hệ đại lý hải quan 35

CHƯƠNG III 39

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 39

ĐẠI LÝ HẢI QUAN 39

1. Thực tiễn hoạt động của Đại lý Hải quan 39

1.1. Những mặt đạt được của hoat động Đại lý Hải quan trong những năm qua 41

1.2. Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân 41

1.2.1. Về nhận thức 42

1.2.2. Công tác triển khai thực hiện 43

1.2.3. Về ký hợp đồng Hải quan 44

1.2.4. Về công tác đào tạo 44

1.2.5. Về hỗ trợ của hải quan 45

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đại lý hải quan 46

2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đại lý hải quan 46

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đại lý hải quan 48

2.2.1. Với cơ quan chức năng 49

2.2.2. Đối với doanh nghiệp 54

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại lý hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Đại lý Hải quan: 1. Người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. 2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù. 3. Người đã bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật hải quan và thuế trong phạm vi một (01) năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan. 4. Công chức, viên chức nhà nước đang tại chức. Đại lý hải quan đề nghị cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan cho nhân viên của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện quy định tại Điều này.” Quy định này nhằm thắt chặt phạm vi đối tượng tham gia làm nhân viên Đại lý Hải quan, nói chung các quy định này cũng phù hợp với các quy định của các văn bản pháp luật khác về điều kiện cơ bản để tham gia hoạt động trong một ngành nghề đặc biệt như Đại lý Hải quan. Sau khi đủ các tiêu chuẩn được quy định tại các điều khoản trên thì các đối tượng này được làm hồ sơ xin cấp thẻ nhân viên Đại lý Hải quan theo qui định tại điều 5 và điều 6 Nghị định 79/2005/NĐ – CP Khi nhân viên đã được cấp thẻ, doanh nghiệp của các nhân viên đó có ý định hoat động dịch vụ này thì đăng ký theo quy định tại điều 7 Nghị định 79/2005/NĐ – CP quy định về trình tự đăng ký hoạt động Đại lý Hải quan: Đầu tiên, thương nhân phải đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ giao nhận HHXNK hoặc dịch vụ khai thuê hải quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố sẽ căn cứ quy định của pháp luật để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi bổ sung ngành nghề này vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trước khi triển khai hoạt động, đại lý hải quan phải nộp các chứng từ sau cho Cục Hải quan tỉnh, nơi đại lý hải quan có trụ sở chính. Trường hợp nơi đại lý hải quan có trụ sở chính không có Cục Hải quan tỉnh thì nộp cho Cục Hải quan tỉnh có cửa khẩu nơi đại lý hải quan thường xuyên hoạt động, trong đó: - Văn bản của đại lý hải quan thông báo đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; - Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Bản sao có công chứng chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải quan của nhân viên đại lý hải quan; - Mẫu chữ ký của nhân viên đại lý hải quan có thẩm quyền khai trên tờ khai hải quan. Thủ tục hoàn thành là lúc chủ thể Đại lý Hải quan ra đời, đi vào hoạt động và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Hải quan và các văn bản liên quan khác, trở thành một thành viên trong hệ thống Đại lý Hải quan hoạt động rộng khắp trong cả nước.Các công việc của Đại lý Hải quan được quy định trong điều 8 Nghị định 79/NĐ – CP như sau: 1. Ký hợp đồng bằng văn bản với chủ hàng. 2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ và thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng, gồm: a) Khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan; b) Nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; c) Xuất trình hàng hoá để cơ quan Hải quan kiểm tra. 4. Thực hiện các công việc sau khi được uỷ quyền theo thoả thuận trong hợp đồng, gồm: a) Nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác, lệ phí và các khoản thu khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; b) Đệ trình các khiếu nại, yêu cầu xét lại hay điều chỉnh các quyết định của cơ quan Hải quan liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thực hiện không đúng những công việc được ủy quyền, khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng cung cấp.” 1.2. Bên giao Đại lý Bên giao đại lý ở đây chính là các doanh nghiệp XNK đóng vai trò là chủ hàng thuê đại lý hải quan thực hiện nhiệm vụ khai hải quan. Ở Việt Nam chủ yếu tồn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (82% doanh nghiệp XNK ở Việt Nam là vừa và nhỏ, có kim ngạch XNK trung bình chỉ khoảng 1,7 triệu USD năm 2003 và1,9 triệu USD năm 2004)[M], đồng thời hoạt động XNK lại không thường xuyên.[Mh] Chính vì vậy việc tham gia vào quan hệ dịch vụ với Đại lý Hải quan là rất cần thiết trong việc giảm thiểu số lượng nhân viên thường trực được duy trì để thực hiện công việc khai hải quan mỗi khi có lô hàng XNK. Mặt khác, doanh nghiệp không phải bỏ chi phí vào đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan. Nhất là khi tiến hành áp dụng khai báo hải quan điện tử thì chi phí này lại càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc tránh lãng phí cho doanh nghiệp, ấy vậy mà về mặt nhận thức, các doanh nghiệp này lại không có thói quen thuê nhân viên Đại lý thực hiện nhiệm vụ khai báo và làm thủ tục hải quan. Với sự lo lắng về chất lượng dịch vụ và sự hoài nghi về thẩm quyền và trách nhiệm của Đại lý Hải quan không đảm bảo nhu cầu của họ. Cùng với việc số lượng tờ khai và số lượng doanh nghiệp XNK cũng ngày càng tăng với tốc độ tương ứng từ 537 nghìn tờ khai XK năm 2002 đến hơn 1 triệu tờ khai XK năm 2006. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là thương mại quốc tế như hiện nay, cùng với những tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch XNK và khối lượng giao dịch trong các năm tới sẽ còn tiếp tục tăng cao. Vì vậy việc các doanh nghiệp tăng cường năng suất làm thủ tục hải quan theo hướng nhanh chóng và thuận tiện là một việc làm rất cần thiết. Năm Tổng kim ngạch hàng hóa XNK làm thủ tục hải quan (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) Tỷ trọng xuất khẩu (%) Tỷ trọng nhập khẩu (%) 1999 23.143 11.521 11.622 49.78 50.22 2000 30.084 14.449 15.635 48 52 2001 31.189 15.027 16.162 48.18 61.82 2002 35.500 16.500 19.000 46.48 53.52 (Tổng kim ngạch hàng hóa XNK làm thủ tục hải quan giai đoạn 1999 - 2002)[M] Một số doanh nghiệp khác có cách làm tiên tiến hơn là thuê dịch vụ làm thủ tục hải quan của Đại lý Hải quan, trong trường hợp đó thì bản thân họ sẽ tham gia vào quan hệ dịch vụ với Đại lý Hải quan, đóng vai trò là bên giao đại lý, là chủ hàng, thực hiện việc uỷ quyền cho bên Đại lý đứng tên làm thủ tục hải quan thay. Quan hệ này là một quan hệ uỷ quyền, bên Đại lý Hải quan sẽ phải thực hiện các công việc mà bên doanh nghiệp yêu cầu và thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời bên Đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự vi phạm mà mình gây ra với bên doanh nghiệp. Bản thân các chủ hàng này là các doanh nghiệp XNK có công việc chủ yếu hay ít nhiều liên quan đến xuất và nhập hàng hoá. Việc làm thủ tục hải quan cho các lô hàng XNK này có được thuận tiện và nhanh chóng hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc của họ. Chính vì vậy việc bằng cách này hay cách khác thông quan hàng hoá một cách sớm nhất là việc mà doanh nghiệp XNK quan tâm hàng đầu. Khi tham gia mối quan hệ là chủ hàng với Đại lý Hải quan thì các doanh nghiệp thực hiện một hợp đồng dịch vụ uỷ quyền với bên Đại lý Hải quan và cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên ký hợp đồng như quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, quyền chấm dứt hợp đồng hay nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên Đại lý… Trong quan hệ này, bên chủ hàng không những được hưởng quyền và lợi ích trong việc được Đại lý thực hiện thay mà còn không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi bên Đại lý có sự sai sót hay sự cố trong quá trình hoạt động. Tại điều 9 Nghị định 79/2005/NĐ – CP cũng quy định về trách nhiệm của chủ hàng như sau: 1. Ký hợp đồng với đại lý hải quan về phạm vi uỷ quyền, trách nhiệm của mỗi bên. 2. Cung cấp cho đại lý hải quan đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với trường hợp cung cấp không chính xác, không đầy đủ các thông tin, các chứng từ liên quan đến lô hàng, cung cấp các chứng từ không hợp pháp, hợp lệ cho đại lý hải quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Trong xu thế hiện nay thì việc các doanh nghiệp kinh doanh XNK tham gia mối quan hệ là chủ hàng với Đại lý ngày càng nhiều. Chính vì vậy việc quy định quyền và nghĩa vụ cho chủ hàng tham gia quan hệ này cũng là điều cần thiết để tránh tranh chấp và gian lận. Ngoài ra thì hiện tại các doanh nghiệp với vai trò là chủ hàng này cũng yêu cầu ngành hải quan hỗ trợ thêm cho họ các thông tin về hồ sơ thông quan cũng như các thông tin về công việc họ đã giao cho bên Đại lý làm nhằm quản lý và theo dõi chặt chẽ và sát sao hơn. 1.3. Bên thứ ba Bên thứ ba ở đây được hiểu là bên cơ quan hải quan. Việc thực hiện dịch vụ Đại lý Hải quan mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ quan hải quan, chính vì vậy cơ quan hải quan tham gia mối quan hệ này với vai trò là bên thứ ba, làm việc trực tiếp với bên Đại lý đồng thời làm việc gián tiếp với bên chủ hàng. Mối quan hệ này được thiết lập với sự thống nhất lớn, bên chủ hàng theo thông lệ phải làm việc với bên hải quan nhưng đã uỷ quyền cho bên Đại lý thay mình thực hiện nhiệm vụ khai báo và làm thủ tục hải quan. Bên Đại lý phải chịu trách nhiệm trước chủ hàng và cả với cơ quan hải quan về việc làm của mình, nhưng không có nghĩa là bên chủ hàng không có bất cứ trách nhiệm nào với bên hải quan. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm khi không hợp đồng rõ ràng với bên Đại lý hay thông đồng với bên Đại lý làm sai pháp luật đồng thời phải chịu trách nhiệm với cả bên Đại lý khi vi phạm hợp đồng. Với sự quan tâm đặc biệt từ phía ngành hải quan đối với sự phát triển của các Đại lý Hải quan, ngành hải quan, ngành hải quan cũng có những sự sắp xếp đội ngũ phụ trách đến mảng Đại lý Hải quan. Cụ thể cơ cấu được bố trí như sau: - Tổng Cục hải quan có 2 công chức phụ trách chính liên quan đến công tác phát triển và cấp thẻ nhân viên Đại lý Hải quan. - Tại các Cục hải quan địa phương thì mỗi cục hải quan địa phương có bố trí 1 đến 2 công chức phụ trách về mảng Đại lý Hải quan và phụ trách việc cấp phép cho các Đại lý Hải quan. Công tác đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được tiến hành ngay sau khi nghị định 79/2005/NĐ – CP và Thông tư 73/2005/TT – BTC có hiệu lực. Công tác đào tạo được tiến hành tại 4 cơ sở: Học viện Tài chính Cao đẳng Tài chính Hải quan Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hải quan Cao đẳng kinh tế Nguyễn Tất Thành. Công tác tổ chức thi cấp chứng chỉ trong năm 2005 – 2006 tiến hành được 4 đợt. Đợt 1 cấp 240 chứng chỉ Đợt 2 cấp 120 chứng chỉ Đợt 3 cấp 170 chứng chỉ Đợt 4 cấp 361 chứng chỉ Việc cấp thẻ nhân viên đại lý được triển khai thông qua các Cục Hải quan địa phương và Tổng Cục Hải quan. Cấp thẻ nhân viên đại lý hiện nay được cấp bởi Tổng cục hải quan do 1 chuyên viên của Vụ giám sát Quản lý phụ trách việc cấp thẻ nhân viên đại lý. Nghị định 79/2005/NĐ – CP cũng quy định rõ các quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan hải quan mà cụ thể là tại Điều 10 về Kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý hải quan: Cơ quan Hải quan kiểm tra, giám sát hoạt động và việc thực hiện các quy định tại Nghị định này của các đại lý hải quan.Điều 12 về hỗ trợ của cơ quan Hải quan đối với đại lý hải quan thì: Cơ quan Hải quan hỗ trợ miễn phí cho đại lý hải quan trong các lĩnh vực sau: 1. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa đại lý hải quan với cơ quan Hải quan. 2. Tư vấn về thủ tục hải quan, thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Cập nhật các quy định mới của pháp luật về hải quan. 4. Tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan. Đồng thời bên hải quan còn có quyền khen thưởng hay tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của các Đại lý Hải quan vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 13, 14 Nghị định này.Đại lý hải quan có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.Về vấn đề xử lý vi phạm, pháp luật cũng quy định rất cụ thể: - Đối với đại lý hải quan thì Tổng cục Hải quan đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố quyết định dừng hoạt động của đại lý hải quan trong các trường hợp sau: Đại lý hải quan không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định này; Đại lý hải quan thông đồng với chủ hàng để vi phạm pháp luật hải quan; Đại lý hải quan tự ý thay đổi tên, địa chỉ không đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; Đại lý hải quan đã tự chấm dứt hoạt động. - Tổng cục Hải quan quyết định tạm dừng hoạt động của đại lý hải quan trong các trường hợp sau: Không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của đại lý hải quan theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật; Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quyết định xử phạt của cơ quan Hải quan khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan; Cho mượn danh nghĩa trong hoạt động đại lý hải quan. Thời gian tạm dừng kể từ khi phát hiện các hành vi trên cho đến khi đại lý hải quan khắc phục xong hậu quả. - Đối với nhân viên đại lý hải quan: Cơ quan Hải quan quyết định thu hồi thẻ của nhân viên đại lý hải quan trong các trường hợp sau: Nhân viên đại lý hải quan có một trong các hành vi vi phạm sau: - Buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; - Cho người khác sử dụng thẻ của mình hoặc sử dụng thẻ của người khác; - Sử dụng thẻ để làm thủ tục hải quan cho hàng hoá của doanh nghiệp không ký hợp đồng với đại lý hải quan nơi nhân viên đại lý hải quan làm việc; - Hối lộ nhân viên hải quan hoặc có các hành vi tiêu cực khác liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Đại lý hải quan nơi nhân viên đại lý hải quan có văn bản đề nghị cơ quan Hải quan thu hồi thẻ. Các hành vi vi phạm pháp luật khác của đại lý hải quan và nhân viên đại lý hải quan trong lĩnh vực hải quan, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Mặc dù ngành hải quan là ngành trực tiếp quản lý các Đại lý Hải quan thế nhưng hiện nay nhìn chung là ta chưa thấy rõ được vai trò này của ngành hải quan. Hiện nay, sự kết nối trao đổi thông tin giữa hải quan và các Đại lý Hải quan là chưa được triển khai, hay nói cách chính xác thì hiện tại các Đại lý Hải quan hoạt động theo đúng nghĩa của nó vẫn chưa được hình thành. 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ Đại lý Hải quan 2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên Đại lý Hải quan Sự vận hành của Đại lý Hải quan tất yếu sẽ làm nảy sinh mối quan hệ giữa chủ hàng với Đại lý, đồng thời còn nảy sinh mối quan hệ giữa Đại lý Hải quan với cơ quan Hải quan. Chính vì vậy việc quy định cụ thể vị thế pháp lý của các chủ thể này trên cơ sở xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên là một việc làm rất cần thiết. Việc xem xét vị thế pháp lý của Đại lý Hải quan mà ở đây là quyền và nghĩa vụ của họ cần được nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất là xét Đại lý Hải quan với tư cách là người làm thuê (người nhận dịch vụ). Thứ hai là xem Đại lý Hải quan với tư cách là người khai hải quan. Thứ ba Đại lý Hải quan được xem là thay mặt cho cơ quan hải quan thực hiện một số công việc của hải quan với chủ hàng. Ta sẽ lần lượt phân tích từng tư cách một của Đại lý Hải quan và quyền nghĩa vụ của nó trong mối quan hệ đó. a. Với tư cách người làm thuê: Với tư cách là người nhận làm dịch vụ, như đã phân tích ở phần đặc trưng của Đại lý Hải quan (Chương 1), thì, Đại lý Hải quan có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ được quy định trong Luật Thương mại. Theo Luật Thương mại 2005 thì Đại lý Hải quan là thương nhân, cho nên nó có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một thương nhân. - Quyền hoạt động thương mại; quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong lĩnh vực thương mại; quyền cạnh tranh trong thương mại (cạnh tranh hợp pháp tuân thủ các quy định của Luật canh tranh 2004); được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và các lợi ích hợp pháp khác nếu thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại. - Có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và có quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được quyền yêu cầu cung cấp nội dung về đăng ký kinh doanh; thực hiện các quy định về sổ sách kế toán và lưu giữ hoá đơn, chứng từ và giấy tờ có liên quan; chấp hành các quy định về thuế; có quyền chấm dứt hoạt động thương mại. Ngoài ra thì Đại lý Hải quan cũng có quyền và nghĩa vụ trong vấn đề hoạt động mà cụ thể đó là các quyền sau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 174 Luật Thương mại 2005): - Tự do thoả thuận, ký kết hợp đồng Đại lý Hải quan với các chủ sở hữu hàng hoá hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoá. Thay mặt người có quyền và nghĩa vụ (chủ sở hữu hàng hoá) trong việc làm thủ ụcc hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải khai hải quan và thực hiện các công việc theo thoả thuận tại hợp đồng Đại lý Hải quan. Thực hiện quyền và nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Khai và ký tờ khai hải quan.Yêu cầu chủ hàng bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng Đại lý của chủ hàng gây ra - Quyền yêu cầu chủ hàng hướng dẫn, cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ và thông tin cần thiết khác có liên quan để thực hiện làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng XNK. - Quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do việc thực hiện hợp đồng mang lại. Đồng thời Đại lý Hải quan cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thực hiện không đúng những công việc được ủy quyền, không khai đúng những thông tin và chứng từ liên quan đến lô hàng XNK do chủ hàng cung cấp. Trách nhiệm giữa Đại lý Hải quan và chủ hàng được thể hiện bằng bản hợp đồng đại lý, trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đại lý Hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận được ghi trên hợp đồng; chịu trách nhiệm thay chủ hàng trước cơ quan hải quan và pháp luật về trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc chấp hành chính sách hải quan, kể cả việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa XNK nếu được chủ hàng ủy quyền. Chấp hành các biện pháp xử phạt của cơ quan hải quan nếu có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thay cho chủ hàng. b. Với tư cách người khai hải quan Với tư cách người khai hải quan thì Đại lý Hải quan có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan được quy định tại Luật Hải quan, mà cụ thể là tại Điều 23 Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 (điều này đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14/06/2005) quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan. 1. Người khai hải quan có quyền: Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hướng dẫn làm thủ tục hải quan; Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để đảm bảo việc khai hải quan được chính xác; Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan; d) Khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật; e) Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử để thông quan hàng hóa; g) Yêu cầu cơ quan hải quan xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình bổ sung hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan. 2. Người khai hải quan có nghĩa vụ: Khai hải quan và thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 16, các điều 18,20 và 68 của Luật này; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung thông tin đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu lại tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử; Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này; Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; lưu giữ sổ sách chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đac được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 28, 32 và 68 của Luật này; đ) Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Không được thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, đưa hối lộ hoặc các hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính. - Ngoài ra Đại lý Hải quan còn được hưởng một số ưu đãi của cơ quan hải quan được quy định tại Điều 12 Nghị định 79/2005/NĐ – CP cụ thể là: Cơ quan Hải quan hỗ trợ miễn phí cho đại lý hải quan trong các lĩnh vực sau: Hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa đại lý hải quan với cơ quan Hải quan. Tư vấn về thủ tục hải quan, thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cập nhật các quy định mới của pháp luật về hải quan. Tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan. c. Khi thay mặt cơ quan hải quan thực hiện một số công việc của hải quan với chủ hàng: Khi thay mặt cơ quan hải quan thực hiện một số công việc của hải quan với chủ hàng (nhất là trong điều kiện cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử), Đại lý Hải quan có một số quyền và nghĩa vụ của cơ quan hải quan theo quy định của Luật hải quan, mà cụ thể là kiểm tra bộ hồ sơ hải quan ; lưu giữ một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với trường hợp hàng hóa được thông quan trước, nộp hồ sơ hải quan sau; lưu giữ hồ sơ phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan.. Đương nhiên, với tư cách này Đại lý Hải quan giúp cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, làm cho môi trường hải quan trong sạch, minh bạch hơn. Theo đó, Đại lý Hải quan được nhận sự hỗ trợ của hải quan về kỹ thuật (như việc kết nối mạng giữa doanh nghiệp với hải quan); về nghiệp vụ (như vấn đề thủ tục hải quan, về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu); về pháp luật (như cập nhật các quy định mới pháp luật về hải quan); về đào tạo (như tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan)…v...v. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý Bên giao đại lý (bên chủ hàng) như đã đề cập ở trên, có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật Thương mại với tư cách là người giao kết hợp đồng đại lý với bên đại lý, có trách nhiệm và nghĩa vụ với phạm vi ủy quyền, cung cấp cho bên đại lý hải quan các chứng từ thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng XNK. Đồng thời bên chủ hàng còn có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật Hải quan. Theo điều 9 Nghị định 79/2005/NĐ – CP chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau: . Ký hợp đồng với đại lý hải quan về phạm vi uỷ quyền, trách nhiệm của mỗi bên. . Cung cấp cho đại lý hải quan đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. . Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với trường hợp cung cấp không chính xác, không đầy đủ các thông tin, các chứng từ liên quan đến lô hàng, cung cấp các chứng từ không hợp pháp, hợp lệ cho đại lý hải quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Hàng hóa XNK, hàng quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải qua, phải được vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa XNK là trách nhiệm của chủ hàng hóa XNK, hàng quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đại lý hải quan được quyền thay mặt chủ hàng để thực hiện quyền và nghĩa vụ có liên quan đến hàng hóa nêu trên (được thể hiện trên hợp đồng giữa chủ hàng với Đại lý Hải quan). Những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ hàng mà không ghi trong hợp đồng hoặc tính trung thực liên quan đến hồ sơ hải quan mà chủ hàng cung cấp để Đại lý Hải quan khai báo với cơ quan hải quan thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật. 3. Chấm dứt quan hệ đại lý hải quan Đại lý hải quan cũng giống như các hoạt động dịch vụ thương mại khác luôn tồn tại trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định. Hơn nữa việc hoạt động thương mại luôn phải tồn tại trong một môi trường cạnh tranh vì thế có thể bị giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật giải thể và phá sản doanh nghiệp. Ngoài môi trường pháp lý chung đó, Đại lý Hải quan sẽ phải chấm dứt tư cách pháp lý của mình (không được tiếp tục làm người khai hải quan nữa) khi có các hành vi vi phạm pháp luật về điều kiện và hoạt động Đại lý Hải quan, chẳng hạn: Không còn đáp ứng được các điều kiện làm Đại lý Hải quan (được quy định tại Điều 2 Nghị định 79/2005/NĐ – CP); Thông đồng với chủ hàng để vi phạm pháp luật về hải quan; Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Đại lý Hải quan theo quy định của pháp luật; Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quyết định xử phạt của cơ quan hải quan khi có hành vi vi ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (39).doc
Tài liệu liên quan