Khóa luận Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn Tây - Ba Vì

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

Phần mở đầu 2

Chương I: Khái quát về du lịch cuối tuần và các yếu tố Marketing - Mix. 4

1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch. 4

1.1.1 Khái niệm. 4

1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch 5

1.2 Du lịch cuối tuần 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Phân loại 7

1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần 8

1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần 9

1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần 10

1.2.6 Các loại hình hoạt động 12

1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch 13

1.3.1 Khái niệm 13

1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách 15

Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần thực trạng chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách. 22

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 22

2.1.1 Vị trí địa lý 22

2.1.2 Đặc điểm và địa hình 23

2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu 24

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 27

2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa 27

2.2.2 Các lễ hội truyền thống 30

2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách 32

2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 32

2.3.2 Cơ sở hạ tầng 34

2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch 38

2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Sơn Tây - Ba Vì. 40

2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Sơn Tây - Ba Vì. 40

Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn Tây - Ba Vì. 45

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp 45

3.1.1 Quan điểm phát triển 45

3.1.2 Định hướng phát triển 46

3.1.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch 47

3.1.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch 314

3.1.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách 55

Phần kết luận và kiến nghị 65

Tài liệu tham khảo 66

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn Tây - Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có công dánh đuổi quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ 8 và thứ 10. Làng Đường Lâm có tới 21 gò đồi, 18 rộc sâu và có con sông Tích nước xanh trong uốn lượn quanh làng. Tại đây có đền thờ Phùng Hưng, đình thờ và lăng Ngô Quyền với các chuông đồng, khánh đá, đồ gốm sứ, các bức chạm và các bia đá cổ lớn, xung quanh nơi đây có đồi Hùm, giếng Ngọc, rặng suối buộc voi. Tại nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như rìu đá, di chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng, gần đó còn có những rộc sâu, tương truyền xưa kia là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thửơ nhỏ chơi trò thuỷ chiến. Đường Lâm là một vùng đất địa linh nhân kiệt - hội tụ tinh anh của cộng đồng người Việt cổ, thật xứng đáng với tên “Hoa thiên cảnh” (cõi trời hoa) mà người xưa đặt tên cho vùng Kẻ Mía. * Chùa Mía Làng Giếng với làng Cam Lâm là làng Đông Sàng cũng thuộc xã Đường Lâm. Tại đây có ngôi chùa đẹp, tục gọi là chùa Mía. Chùa có tên chữ là Sùng Nguyên Tự, được dựng năm 1632 do bà Ngọc Dung vợ chúa Trịnh Tráng (1632 - 1657) đứng ra hưng công. Chùa nằm trên một ngọn đồi đá ong, quy mô lớn, chia ra 3 khoảng tách bạch. Ngoài cùng là gác chuông, tiếp đó là mảnh sân. ở bên góc phải có một cây đa vài trăm tuổi. Qua một cổng gạch thì vào khoảng thứ hai. Một sân gạch ở giữa có bồn hoa, một bên là dãy nhà tổ, một bên là nơi ở của các nhà sư. Tiếp đó là khu chùa chính gồm nhà Bái Đường, chùa Hạ, chùa Trong và Thượng Điện. Tiếp đó là khu chùa chính làm chùa (1632) cao trên 1.6m là một trong số ít tấm bia to và đẹp còn lại tới nay. Toàn bộ kiến trúc của chùa đều được xây dựng bằng nhiều loại gỗ quý. Nhiều bức được chạm khắc công phu, như hình tứ linh, hình hoa lá... Bức nào cũng tinh tế, gợi cảm, huyền diệu vô cùng. Tượng Phật ở chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong phú về số lượng. Trong chùa hiện thờ 287 pho tượng lớn nhỏ gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Các pho tượng này dù là được đúc, được nặn hay chạm khắc cũng đều thể hiện tính nghệ thuật cao siêu của các nghệ nhân bậc thầy lúc bấy giờ. Trăm pho trăm vẻ nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc, chế phổ hài hoà. Từ cử chỉ ngón tay, cách nhìn, khoé mắt đều cho khách viếng thăm thấy được nét vẽ độc đáo phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỉ xả. Đáng lưu ý nhất là một pho như tượng Tuyết Sơn, tượng Bá Đại hoà thượng, tượng Quan Âm Nam Hải, tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng Từ Bồ Tát, tượng hai Thái Tử hiện hữu, ác hữu, tượng Bà Chúa Mía. Pho tượng Tuyết Sơn thể hiện Đức Phật tu khổ hạnh ở khổ hạnh lâm, vừa có cái gì gần gũi với chúng sinh lại vừa có cái gì rất cao siêumà muôn kiếp người không thể đạt tới được. Pho tượng Bá Đại Hoà Thượng (tức Đức Di Lặc) đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc. Nét mặt tươi cười hoan hỉ của Đức Di Lặc đủ làm tiêu tan mọi nỗi u sầu của kiếp phù sinh hoặc chí ít cũng làm thư giãn một phần nét mặt khắc khổ của người phàm trong cõi đời. 2.2.2 Các lễ hội truyền thống Hà Tây là tỉnh có nhiều lễ hội, trong đó có những lễ hội tiêu biểu cho lễ hội dân gian Việt Nam với những nghi thức cổ truyền vẫn được duy trì. Chỉ riêng khu vực Sơn Tây - Ba Vì đã có tới 4 lễ hội lớn mang tính đại diện cho người Việt (Bảng 3). Bảng 3: Các lễ hội lớn ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì STT Tên lễ hội và thời gian Địa điểm lễ hội Nội dung 1 Hội làng Khê Thượng Các ngày 2 - 7/1 Xã Sơn Đà huyện Ba Vì Thờ: Thánh Tản Viên: 2/1 rước đón ngài về (nửa đêm chèo thuyền từ bến Bộ về Khê Thượng) 3/1 đấu vật thờ Thánh; 7/1: Hộichém chén cầu may. 2 Hội đền Và 15/1 (3 năm/1 lần) Thị xã Sơn Tây Thờ Tản Viên; lễ rước kiệu Thánh Tản Đông cung lên đền thờ thánh trên núi Ba Vì, tắm tượng thánh, đánh cá dâng cúng 99 đuôi cá chép. 3 Hội Cẩm Đai và Tòng Lệnh (12/1) Xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì Thờ Tản Việt: Tế thần, thi đánh cá, tiệc cá gỏi 4 Hội Miếu Mèn (10 - 13/3) Xã Cam Thượng, Ba Vì Thờ Bà ManThiên (mẹ 2 nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị), rước bài vị từ Miếu Mèn về đình Nam An. Toàn nữ đứng chân kiệu, chân cờ, tế tại đình. Leo cây, bơi thuyền, múa rối. Những lễ hội dân gian diễn ra ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì đều gắn với các truyền thuyết lịch sử, nhiều huyền thoại thể hiện đời sống tâm linh của người Việt. Ngày nay những lễ hội đang được khôi phục và phát triển. Đây là một đặc điểm quan trọng có thể nghiên cứu khai thác phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, bên cạnh những lợi thế về vị trí, nằm trong không gian du lịch quan trọng với các điểm du lịch cấp quốc giavà quốc tế, thuận lợi về mặt giao thông, du lịch Sơn Tây - Ba Vì lại mang trong mình những thế mạnh quan trọng về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, là điềukiện tốt để phát triển các hoạt động du lịch. 2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác. 2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật * Cơ sở lưu trú, ăn uống Cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch. Số lượng khách sạn, buồn, giường của tỉnh Hà Tây còn ít, bị xuống cấp, không đủ điều kiện cho khách lưu trú. Các khách sạn hiện có dưới dạng từ nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang nên chưa đủ tiêu chuẩn của một khách sạn du lịch. Trước đây có 100 biệt thực nghỉ mát ở Ba Vì thời Pháp thuộc nay các công trình này chỉ còn lại nền móng đổ nát. Bảng 4: Cơ sở lưu trú của tỉnh Hà Tây Hạng mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Cơ sở lưu trú 22 34 36 37 38 40 Tổng số phòng 398 542 570 585 615 675 Tổng số giường 692 950 1000 1030 1090 1150 Nguồn: Sở du lịch Hà Tây Cơ sở lưu trú của vùng, ngoài các nhà sàn và nhà nghỉ mới xây dựng có kiến trúc đẹp, phù hợp với cảnh quan, số còn lại xây dựng đã lâu phòng cũ cần cải tạo lại. Do hệ thống cơ sở lưu trữ tăng trưởng với tốc độ thấp, quy mô kinh doanh nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao do gần thủ đô Hà Nội- Một trung tâm lớn về cơ sở lưu trú nên ở đây còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, dịch vụ vui chơi giải trí về đêm ở đây còn ít nên không thu hút được khách ở lại qua đêm. Về cơ sở phục vụ ăn uống: hầu hết các điểm du lịch ở Sơn Tây- Ba Vì đều có các quầy bar và phòng ăn có sức chứa khoảng 100 người mỗi phòng, các phòng ăn được bố trí gọn gàng, sạch sẽ. Có nhiều món ăn từ đặc sản núi rừng hấp dẫn, đội ngũ nhân viên có thái độ phục vụ rất tốt. * Hiện trạng các tiện nghi vui chơi, giải trí: Trong thời gian qua tỉnh Hà Tây đã chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, nhiều khu vui chơi giải trí được hình thành như khu thể thao dưới nước Ao Vua, công viên nước Khoang Xanh- Suối Tiên, sân golf Đồng Mô, vườn cò Ngọc Nhị, khu Thác Đa, Suối Mơ, Bằng Tạ gắn các hoạt động vui chơi giải trí và thể thao dựa vào các tài nguyên du lịch sông, hồ, suối, thác... là thế mạnh tài nguyên của Sơn Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, các khu vui chơi của cụm này mới chỉ ở quy mô nhỏ, chất lượng phục vụ chưa cao, chủ yếu hướng đến nhu cầu khách nội địa cso mức chi tiêu trung bình. Các khu vui chơi giải trí chất lượng cao hiện đại thu hút khách du lịch có mức chi tiêu cao đặc biệt là khách du lịch quốc tế hầu như chưa có, Sơn Tây - Ba Vì cũng chưa có các khu vui chơi giải trí hoạt động ban đêm để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Tính đến nay mới chỉ có sân golf Đồng Mô là khu vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế dành cho khách du lịch quốc tế. Đặc biệt, trong 5 năm qua, phong trào đầu tư xây dựng các khu nghỉ nhỏ, nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí diễn ra rầm rộ trên địa bàn các tỉnh. Nhất là ở những vùng như: Ba Vì - Sơn Tây - Hoà Lạc... và các trục đường chính vào Ba Vì - Suối Hai - Hoà Lạc. Các khu vui chơi giải trí này có quy mô nhỏ, nhưng dần trở thành địa chỉ quen thuộc cho các hoạt động du lịch cuối tuần của thị trường khách Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Song phương hướng phát triển này có thể dẫn đến việc tài nguyên du lịch bị phân tán, hoạt động du lịch manh mún và dĩ nhiên việc khai thác tài nguyên sẽ không đạt hiệu quả. Trong thời gian tới du lịch Sơn Tây - Ba Vì cần có các biện pháp hạn chế xu hướng phát triển này. Với vị trí và nguồn tài nguyên như của Sơn Tây - Ba Vì nói riêng và Hà Tây nói chung, phương hướng tập trung phát triển các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để hướng đến khách du lịch có mức chi tiêu cao là phương hướng phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên, lợi thế vị trí địa lý cũng như chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của khu vực Bắc Bộ. 2.3.2 Cơ sở hạ tầng: * Giao thông vận tải: Du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. * Đường Bộ: Các đường quốc lộ nói chung thuận lợi, nhất là những tuyến đường làm sau (Láng - Hoà Lạc - Xuân Mai), tuyến đường quốc lộ 32 và 21A cũng đã được nâng cấp nhiều lần. Các đường tỉnh lẻ như đường 74, 84, 87, 89, 88 cũng đóng góp vào việc giao thông vận tải cho khu vực được thuận tiện nhưng thường bị đứt quãng, không liên tục và chất lượng chưa đảm bảo. Các tuyến đường đến các điểm du lịch chủ yếu là đường đất hoặc cấp phối, nhìn chung chất lượng đường kém, mặt đường hẹp, một số đoạn còn có độ dốc tương đối lớn, trọng tải thấp, không cho phép các phương tiện chạy với tốc độ cao. Cụ thể như sau: 1 Đường Đông Quang- Thuỵ An- Suối Hai 5.2 km 2 Đường Trung Hà- Cống Chuốc- Suối Hai 8.0 km 3 Đường Bệnh viện Ba Vì- Cống Chuốc- Suối Hai 8.0 km 4 Đường Ba Vành- Xóm Quýt- Thác Mơ 8.0 km 5 Đường Bặn- Xoan 3.5 km 6 Đường Suối ổi- Ao Vua 10.0 km 7 Đường Tản Lĩnh- Ao Vua 5.5 km 8 Đường Ba Trại- Thuận Mỹ 7.5 km 9 Đường Quảng Oai- Yên Khoái- Suối Hai 6.6 km 10 Đường Suối Hai- Sơn Đà 8.0 km 11 Đường K9- Đá Chông- Thuần Mỹ 7.0 km 12 Đường Bằng Tạ- du lịch vườn nguyên sinh Đồi Cò. 5.5 km 13 Đường Chăm Mè- Suối Hai 5.5 km 14 Đường nối các đảo ven hồ Suối Hai 5.0 km 15 Đường Yên Bái- Xóm Quýt, Suối Mơ- Khoang Xanh 5.5 km Tổng Cộng 98.8 km * Đường thuỷ: Được bao bọc bởi các sông lớn là sông Đà và sông Hồng tuyến vận tải thuỷ ở đây tương đối thuận tiện Cảng sông Sơn Tây có công suất 15- 20 vạn tấn/ năm và có khả năng tiếp nhận tàu 300- 400 tấn. Trên các sông còn có một số cảng nhỏ phục vụ cho việc vận chuyển khách và vật liệu xây dựng. * Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin trong vùng tương đối hoàn thiện với 4 tổng đài vệ tinh Ba Vì, Tây Đằng, Tản Lĩnh, Sơn Đà. Tại Hoà Lạc và Sơn Tây, Ba Vì có thông tin di động của mạng Vinaphone. * Hệ thống cung cấp nước: Khu vực thị xã Sơn Tây và Ba Vì có trữ lượng nguồn nước ngầm không đáng kể, dân cư và các điểm du lịch ở đây sử dụng trực tiếp hay xử lý tại chỗ nguồn nước từ hồ, sông suối là chủ yếu. Riêng thị xã Sơn Tây có hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân trong khu vực nội thị và khách du lịch, số còn lại phải dùng nguồn nước giếng đào hoặc giếng khoan. Việc cung cấp nước nhìn chung giải quyết cục bộ. Chính vì vậy, việc thoát nước cho các khu du lịch cần lưu tâm và khắt khe để bảo vệ môi trường nước của các khu du lịch. Hệ thống hồ Đồng MT- Ngải Sơn và Suối Hai được xây dựng đủ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng thị xã Sơn Tây và Ba Vì góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo ra nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn. Với mục tiêu cơ bản của quốc gia về nước sạch, thị xã Sơn Tây và Ba Vì đã và đang cố gắng xây dựng thêm các trạm cung cấp muối sạch tại trung tâm huỵên, thị xã, đồng thời đưa mô hình giếng khoan có bể lọc vào hầu hết các vùng ở nông thôn. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống của người dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của vùng. * Mạng lưới điện: Khu vực thị xã Sơn Tây- Ba Vì sử dụng mạng lưới điện quốc gia do thuỷ điện Sng Đà cung cấp. Trạm điện 110/35/10 KV- 2X16 MVA của thị xã Sơn Tây đã cung cấp điện cho toàn bộ thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và một phần của huyện Phúc Thọ. Hiện nay, 100% số xã trong khu vực đã có điện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Nhìn chung cơ sở hạ tầng về điện vẫn còn nhiều khiếm khuyết, các trạm biến thế còn ít, công suất thiết kế thấp, đường dây truyền tải điện đã sử dụng trong thời gian dài... Vấn đề đáng quan tâm là đảm bảo an toàn điện năng trong khu vực, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Vì vậy cần có những chính sách cải tạo nâng cấp và xây dựng mới mạng điện trong vùng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong vùng và phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Đối với các khu du lịch nhu cầu dùng điện đòi hỏi rất cao bởi hai lý do: Đã đi du lịch thì nhu cầu điện nước cho người sử dụng là rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Khi làm du lịch nhu cầu về điện để làm cho thiên nhiên phong phú hơn, lung linh hơn, đẹp hơn, nhất là muốn kinh doanh du lịch tốt cần kéo dài thời gian của du khách, giữ du khách lại lưu trụ mà thời gian về đêm chiếm 50% thời gian cả ngày. Việc làm lộng lẫy các khu du lịch về đêm là bức thiết. * Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Hiện nay trên tất cả các khu du lịch đều là hệ thống chảy chung. Nứơc thải ở trong khu vực đều chảy vào các cống thoát nước mưa rồi thải ra suối, hồ, sông ở lân cận. Một số khu du lịch có diện tích lòng hồ hẹp thì nước thải được thải ra cuối nguồn (Khoang Xanh) nhưng đa số đều đổ vào các hồ (Suối Hai, Đồng Mô). Tại khu vực khác dường như chưa đặt vấn đề thoát nước thải và vệ sinh môi trường một cách nghiêm túc. Tất cả còn rất tuỳ tiện. Vấn đề rác thải cũng luôn là một vấn đề bức bách trên tất cả các địa điểm có du lịch tại tỉnh Hà Tây. Một số nơi có điều kiện thuận tiện thì đưa đến bãi rác chung của đô thị. Còn nói chung đều tìm cách đổ vào những thung lũng hoặc chôn lấp tại chỗ. Rõ ràng để phát triển du lịch trên toàn tỉnh cần phải có một buớc giải quyết cốt lõi về những vấn đề này. Nếu không giải quyết hẳn sẽ có những trường hợp xảy ra khôn lường và khi đó khu du lịch Hà Tây sẽ lập tức bị giảm thiểu về kinh doanh. 2.3.3. Các nguồn lực về lao động trong du lịch Số lao động trong ngành du lịch của tỉnh rất ít. Thu nhập của người lao động trong các công ty du lịch còn thấp, trung bình một người trong 1 tháng có thu nhập là 500 nghìn đồng. * Số lượng: Số lượng đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Hà Tây trong thời gian có sự gia tăng lớn. Tuy nhiên với đặc điểm của du lịch Hà Tây lại không thu hút được khách lưu trú nhiều, mặt khác khách đi trong ngày đông và lại tập trung vào một số thời điểm lễ hội, các tháng hè nên số lượng lao động để phục vụ cũng khác so với các điểm du lịch khác, ít lao động trong khách sạn nhà hàng hơn, nhiều lao động gián tiếp hơn. Số lượng tham gia phục vụ khách, tham gia trong quá trình vận chuyển và bán hàng hoá, phục vụ khách là rất lớn và không thống kê được. Tổng số lao động trong ngành du lịch ở Sơn Tây- Ba Vì chiếm khoảng 37,8% so với tổng số lao động của ngành trong tỉnh. Năm 1996 Sơn Tây- Ba Vì có 272 lao động trong ngành du lịch. Đến năm 2000 khu vực có 480 lao động trực tiếp chiếm khoảng 40% số lao động toàn tỉnh. Hiện nay, lao động trực tiếp ở khu vực Sơn Tây- Ba Vì là khoảng 430 lao động gián tiếp là 950 người. * Chất lượng lao động: Đội ngũ tham gia phục vụ khách du lịch trong quá trình tham quan tại các điểm di lịch không chỉ có chức năng phục vụ và tạo các thuận lợi cho khách sử dụng các dịch vụ du lịch mà còn góp phần tham gia vào các sản phẩm du lịch, góp phần tạo nên hình ảnh của sản phẩm du lịch. Trong các sản phẩm khách sạn hoặc lữ hành nhân viên phục vụ khách sạn hoặc hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách cũng như làm cho khách nhớ tới điểm du lịch cũng một phần là nhờ vào họ. Như vậy, đánh gía chất lượng đội ngũ lao động là chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch của địa bàn. Với số lượng lao động được thống kê tại Sở Du Lịch Hà Tây chủ yếu bao gồm các lực lượng lao động thuộc các ngành, thành phần kinh tế, các công ty do Sở quản lý. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng số lao động 1.400 1.650 1.800 2000 2.200 2 .Đại học 223 280 300 330 350 Tỷ trọng % 15.9 16.9 16.7 16.5 15.9 3. Nghiệp vụ du lịch 1089 1.232 1.250 1.350 1.500 Tỷ trọng % 77.8 74.7 69.4 67.5 68.2 4. Lao động phổ thông 88 138 250 320 350 Tỷ trọng % 6.3 8.4 13.9 16.0 15.9 5. Biết ngoại ngữ 725 907 1.200 1.950 1.500 Tỷ trọng % 51.8 54.9 66.7 67.5 68.2 Đơn vị: Người. Đội ngũ lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tây khá đông và ngày một gia tăng số lượng. Tuy nhiên số lượng lao động có trình độ đại học còn chiếm tỉ lệ thấp và có mức tăng không đáng kể: Năm 2001 chiếm 15.9% đến năm số lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động chỉ mới qua nghiệp vụ sơ cấp về du lịch, chiếm 2/3 trong tổng số lao động của tỉnh. Số lao động có trình độ ngoại ngữ giỏi chưa nhiều, chủ yếu là có trình độ A. Sở du lịch đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ cũng như cử đi học nhiều khoá nghiệp vụ nên về cơ bản chất lượng đội ngũ lao động chính thức trong ngành về cơ bản là tương đối tốt. Với tính thời vụ cao khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm, lao động thời vụ đựơc tăng cường tại chỗ và toàn bộ sản phẩm được hình thành ngay trong quá trình đó, như vậy việc quản lý chất lượng lao động cũng như chất lượng sản phẩm là rất khó khăn. Hà Tây có vị trí tiếp giáp với Hà Nội là nơi có nhiều trường Đại học, trung cấp nghiệp vụ du lịch nên có nhiều điều kiện trong việc tổ chức đào tạo, nâng cấp chất lượng đội ngũ lao động. Cần có những hình thức đào tạo nhân rộng, để có cách tiếp cận cho những đối tượng lao động gián tiếp với nghiệp vụ chuyên môn du lịch. Nhiều nơi trên thế giới, những nơi có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các thành phần lao động gián tiếp vào hoạt động du lịch đã có nhiều hình thức đào tạo khác nhau, cần thiết thậm chí cả các chương trình giáo dục cộng đồng về văn hóa ứng xử như hiệu quả từ hoạt động du lịch trong sự cân bằng phát triển bền vững. 2.4. Thực trạng, chính sách Marketing- Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Sơn Tây- Ba Vì: 2.4.1. Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần Sơn Tây - Ba Vì: * Thực trạng khách du lịch: Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách quốc tế đến Hà Tây nói chung và cụm du lịch Sơn Tây- Ba Vì nói riêng cũng tăng đáng kể. Theo số hiệu thống kê năm 2001 toàn tỉnh đón được 89.115 lượt khách quốc tế năm 2004 là 100.000 lượt khách. Tốc độ tăng trung bình của khách quốc tế trong giai đoạn 2001-2004 là 5.3%. Khách nội địa cũng có sự gia tăng nhanh chóng, năm 2001 tổng số khách nội địa của Hà Tây là 1.459.132 lượt khách, đến năm 2004 là 2.270.000 lượt khách gấp gần 1.6 lần so với năm 2001 khách nội địa trung bình hàng năm là 15.9% trong giai đoạn 2001-2004. Bảng 5: Lượng khách du lịch của Hà Tây giai đoạn 2001-2004 và kế hoạch của năm tiếp theo. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Tỉ lệ tăng BQ từ 01-04% Mốc thực hiện 2005 Tổng số khách Lựơt khách 1.548.247 1.764.926 2.027.904 2.370.000 15.3 2.600.000 Khách quốc tế Lựơt khách 89.115 98.923 81.760 100.000 5.3 130.000 Khách nội địa Lựơt khách 1.459.132 1.666.003 1.945.982 2.270.000 15.9 2470.000 Nguồn: Sở Du Lịch Hà Tây. Khách nội địa chiếm 5-6% tổng số khách đến Hà Tây. Mặc dù tỉ lệ này có tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng với con số thực tế này cho thấy vấn đề phát triển thị trường khách quốc tế ở Hà Tây còn chưa tương xứng với các tiềm năng du lịch. Khách quốc tế thường có khả năng chi trả cao, có ý thức trách nhiệm trong tham quan du lịch, có nhu cầu lớn và tham gia nhiều hoạt động trong chuyến du lịch như vậy cần có những biện pháp tích cực để tăng số khách thuộc thị trường này. Trong tổng số khách du lịch đến Hà Tây hàng năm thì khách nội địa chiếm hơn 90%, các tài nguyên du lịch thiện nhiên cũng như văn hoá lịch sử tại Hà Tây rất hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch như Ba Vì, Khoang Xanh, Suối Tiên, Ao Vua, Chùa Hương. Khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì chủ yếu là khách nội địa thường tập chung ở Ba Vì, Ao Vua, Suối Hai, Đồng Mô... thăm quan phong cảnh, leo núi, tắm suối và ít ngủ qua đêm. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa là 0.5 ngày, của khách quốc tế là 0.4 ngày. Hàng năm khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì chiếm hơn 40% lượng khách đến Hà Tây. Bảng 6: Khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì (2001-2004) Địa điểm 2001 2002 2003 2004 QT Nội địa QT Nội địa QT Nội địa QT Nội địa Sơn Tây- Ba Vì 27.986 496.547 34.142 595.856 28.337 744.820 40.186 931.025 Hà Tây 89.115 1.459.132 98.922 1666.003 81.760 1.945.982 100.000 2.270.000 Đơn vị: Lượt khách Nguồn: Sở Du Lịch Hà Tây. * Thực trạng doanh thu du lịch: Doanh thu của cụm du lịch Sơn Tây- Ba Vì chiếm khoảng 35% toàn tỉnh. Trong đó doanh thu khách quố tế chiếm gần 4% của tổng doanh thu du lịch của tỉnh Hà Tây, còn lại là doanh thu du lịch nội địa. Doanh thu từ lưu trú của Sơn Tây- Ba Vì trung bình chiếm khoảng 34,2% so với tổng doanh thu, doanh thu từ ăn uống chiếm 38,2% còn lại là doanh thu từ các dịch vụ khác. Bảng 7: Kết quả doanh thu từ du lịch Sơn Tây- Ba Vì 2001-2004 Đơn vị: Triệu đồng. Địa điểm 2001 2002 2003 2004 Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Sơn Tây- Ba Vì 39.473 24.2 47.367 26.3 61.577 29.8 95.917 34.3 Hà Tây 162.820 100 180.280 100 206.542 100 280.000 100 Nguồn Sở Du Lịch Hà Tây Do luồng khách đến Hà Tây hạn chế, thời gian lưu trú quá ngắn nên doanh thu từ du lịch của tỉnh và đặc biệt là của Sơn Tây- Ba Vì còn nhiều hạn chế. Doanh thu bao gồm các khoản khách chi trả trong thời gian lưu trú tại điểm du lịch bao gồm các khoản lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, cũng như các dịch vụ khác. Doanh thu từ du lịch Hà Tây cũng như nhiều điểm du lịch khác được thống kê là doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch. Hà Tây là tỉnh có nhiều loại hình và hoạt động du lịch khác nhau, khó quản lý và cũng khó thống kê nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch. Thu nhập từ du lịch thuần tuý khó xác định, chỉ tiêu cần tổng hợp là tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch, những khoản thu nhập cho ngành, xã hội do hoạt động du lịch mang lại. Hiện tại, khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì lưu trú ít, khách thường đi trong ngày không sử dụng các dịch vụ lưu trú, thậm chí các dịch vụ ăn uống do các đối tượng là khách sinh viên, học sinh, cũng như những đoàn khách đoàn thể, cơ quan, người già... Đây là những đối tượng có khả năng chi trả thấp, họ tham gia khai thác tài nguyên mà không có nhiều đóng góp cho ngành du lịch. Nếu như vị trí địa lý của tỉnh cũng như loại tài nguyên du lịch của tỉnh phù hợp với việc hình thành các nhóm khách thì cần có các định hướng cho họ tham gia thêm vào một số loại hình du lịch dịch vụ khác để giảm bớt số lượng khách du lịch đại trà và có chiến lược thu hút khách trọng tâm hơn. Như vậy, cùng với các biện pháp gia tăng doanh thu cần thiết phải có các điều chỉnh hợp lý, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Khoảng cách địa lý của tỉnh không tạo điều kiện để phát triển dịch vụ lưu trú nhưng lại phù hợp để thu hút khách nghỉ trưa, ăn trưa. Vì vậy, cần có định hướng phát triển sản phẩm ẩm thực địa phương phù hợp với thời gian tổ chức tour, tuyến du lịch, phù hợp với thị hiếu và khả năng của thị trường khách chính. Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây và Ba Vì. 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp. 3.1.1. Quan điểm phát triển. - Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong tổ chức quy hoạch không gian du lịch trong việc phân tích thị trường định hướng tiếp thị, xúc tiến và tuyên truyền quảng bá. Trước những biến động phức tạp của thế giới hay như tình hình Tây Nguyên bất ổn chính trị ở trong nước, thì việc phát triển du lịch Hà Tây nói riêng, cả nước nói chung càng phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Quan điểm phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội. Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, từ đó lập ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan thiên nhiên và các khu thắng cảnh, khu bảo tồn văn hoá, di sản không những bị xâm hại mà còn được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn. Đặc biệt là đối với hệ sinh thái rừng, những danh thắng quan trọng và các quần thể di tích lịch sử... Vừa qua dịch viêm đường hô hấp SARS xuất hiện trên thế giới trong đó có Việt Nam và đến bây giờ lại là dịch cúm (H5N1) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới đặc biệt là du lịch. Đối với Việt Nam, nhưng đợt dịch vừa qua đã làm nhiều đoàn khách quốc tế huỷ các chuyến du lịch đến Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc80.doc
Tài liệu liên quan