Khóa luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà giang

Công tác thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, quyết định cho vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. Nó đảm bảo việc vay vốn các dự án được nhanh gọn, tránh phiền hà, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách chế độ hiện hành, các dự án vay vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế – xã hội và có khả năng trả nợ. Việc thực hiện trong các năm qua như sau :

Trong năm 2000 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định và quyết định cho vay 17 dự án với Tổng mức đầu tư là 48.893 triệu đồng, thẩm định được 3 dự án của kế hoạch 2001 với Tổng mức đầu tư là 12.325 triệu đồng.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; nguồn vốn ODA 18.705 triệu đồng, chiếm 6,5%, cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu 4.500 triệu đồng, chiếm 1,6%. Biểu đồ cơ cấu dư nợ vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang Nhận xét : Nhìn vào cơ cấu dư nợ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý thấy rằng nguồn tín dụng trung ương chiếm một tỷ trọng lớn, đây cũng do yếu tố khách quan các dự án tín dụng trung ương do các Bộ, ngành quản lý có tổng mức đầu tư lớn, các dự án đầu tư trực tiếp cho kinh tế địa phương chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, nguồn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu chiếm một tỷ trọng nhỏ bé. Vì vậy Chi nhánh cần có các biện pháp đẩy mạnh cho vay các dự án đầu tư trực tiếp cho kinh tế địa phương và tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. d- Công tác cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cấp phát vốn uỷ thác. * Công tác cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Đây là một hoạt động nghiệp vụ mới được Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang bắt đầu triển khai từ năm 2002 trở đi và sẽ tiếp tục phát triển trong các năm tới. Năm 2002 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ được 11 dự án đầu tư thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định phân khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm 2002 với tổng số vốn 246 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ phát triển trung ương quyết định, ra Thông báo chỉ tiêu cho 11 dự án là 221 triệu đồng. Chi nhánh Quỹ đã cấp hỗ trợ lãi suất được 211 triệu đồng. Đạt 90,03 % kế hoạch. Năm 2003 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tiếp tục cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 16 dự án đầu tư thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định phân khai kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm 2003 với tổng số vốn 431,3 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/ 2003 Chi nhánh đã cấp hỗ trợ lãi suất được 335 triệu đồng, bằng 77,7% kế hoạch năm 2003. * Công tác cấp phát vốn uỷ thác. Quỹ Hỗ trợ phát triển được giao nhiệm vụ quản lý cấp phát nguồn vốn khấu hao cơ bản của ngành điện và vốn của ngành Bảo hiểm xã hội. Việc cấp phát được Chi nhánh Quỹ thực hiện nhanh gọn, theo đúng trình tự trong đầu tư xây dựng cơ bản. + Năm 2000 tổng nguồn Chi nhánh nhận được là 21.753 triệu đồng, cấp phát tính đến 31/12/2000 là 16.738 triệu đồng. + Năm 2001 tổng nguồn Chi nhánh nhận được là 39.285 triệu đồng, cấp phát tính đến 31/12/2001 là 35.262 triệu đồng. + Năm 2002 tổng nguồn nhận là 32.849 triệu đồng, cấp phát tính đến ngày 31/12/2002 Chi nhánh cấp phát 31.338 triệu đồng. + Năm 2003 thực hiện cấp phát 59.108 triệu đồng. g- Những kết quả đạt được và các tồn tại vướng mắc trong hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. * Đánh giá về hiệu quả đầu tư của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tại Tỉnh Hà giang trong những năm qua. Trong các năm 2000, 2001, 2002 và năm 2003 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn khác do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang quản lý đã đóng góp một phần tích cực cho sự tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh Hà giang. Cụ thể đem lại hiệu quả trên một số lĩnh vực sau : + Đầu tư 146.890 triệu đồng cải tạo, nâng cấp, xây mới 91,5 km đường nhựa và 2 cầu trên các trục quốc lộ 34, 279, 4C. + Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn Chi nhánh đã cho vay 93.000 triệu đồng ( chuyển nguồn sang Sở Tài chính ). + Đầu tư 17.200 triệu đồng cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nguyên liệu giấy cho 3 lâm trường thuộc Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh phú. + Tham gia vào các chương trình kinh tế của Tỉnh như đầu tư 10.840 triệu đồng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản ( khai thác, chế biến Angtimon Mậu duệ, Man gan Đồng tâm), đầu tư 6.600 triệu đồng cho chế biến nông lâm sản ( chè, sản xuất đũa), phát triển kinh tế trang trại, dịch vụ du lịch, thương mại ...vv. + Đối với các dự án ngân sách tạm thời thiếu vốn Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã ký 66 Hợp đồng tín dụng vay tạm thời nhàn rỗi với các Chủ dự án, cho vay 49.250 triệu đồng ( vốn ngắn hạn ), cho 42 dự án khác vay 48.000 triệu đồng vốn tín dụng trung hạn để hỗ trợ cho các dự án này đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. + Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong hai năm 2002 – 2003 được 546 triệu đồng chủ yếu cho các dự án đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công, phát triển kinh tế trang trại, khai thác khoáng sản. Công tác hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được triển khai đã khuyến khích động viên các chủ dự án phát huy tối đa nội lực, tích cực sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng công việc qua đó giảm áp lực đối với nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Cấp phát vốn uỷ thác : Cấp phát vốn uỷ thác của ngành Bảo hiểm xã hội là 3.283 triệu đồng để đầu tư xây dựng trụ sở bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh. Cấp phát vốn uỷ thác nguồn khấu hao cơ bản của ngành điện 139.163 triệu đồng đầu tư xây dựng đưa điện về các xã, cải tạo chống quá tải các khu vực trung tâm, xây dựng các trạm biến áp, trạm cắt, nhà điều hành và các đường dây trung, cao thế từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện và từ huyện xuống các xã. Các nguồn vốn của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã giúp các Chủ dự án phát triển sản xuất, đổi mới trang thiết bị, khắc phục tình trạng thiếu vốn trong xây dựng cơ bản, vốn sản xuất ban đầu, tham gia tích cực vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh, phát huy tốt hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. * Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. - Việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước, văn bản nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển chưa được kịp thời hoặc hình thức học tập chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Do hệ thống văn bản, chính sách, chế độ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thay đổi nhiều, gây khó khăn, lúng túng trong công tác lãnh, chỉ đạo điều hành. - Việc tham mưu cho cấp trên, chính quyền địa phương về hoạch định chiến lược lâu dài, quản lý, sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn chưa chủ động, thường xuyên, phối hợp với các ngành chức năng có lúc chưa kịp thời, ăn ý. - Do địa phương là một tỉnh kinh tế kém phát triển, xa các vùng kinh tế động lực, nên rất khó khăn trong việc tìm các dự án đúng đối tượng, đủ điều kiện để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển. Công tác huy động vốn, thu nợ trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những tồn tại nêu trên Ban lãnh đạo, cán bộ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển cần phải làm tốt hơn mọi hoạt động nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, năng động trong việc tìm ra các giải pháp để sử dụng tốt các nguồn vốn mà Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển được Nhà nước giao quản lý góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Hà giang. 1.2.3.2 – Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang từ năm 2000 đến nay. 1.2.3.2.1 – Tình hình thực hiện công tác thẩm định từ năm 2000 đến nay tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Công tác thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, quyết định cho vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. Nó đảm bảo việc vay vốn các dự án được nhanh gọn, tránh phiền hà, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách chế độ hiện hành, các dự án vay vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế – xã hội và có khả năng trả nợ. Việc thực hiện trong các năm qua như sau : Trong năm 2000 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định và quyết định cho vay 17 dự án với Tổng mức đầu tư là 48.893 triệu đồng, thẩm định được 3 dự án của kế hoạch 2001 với Tổng mức đầu tư là 12.325 triệu đồng. Trong năm 2001 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định đựơc 8 dự án với Tổng mức đầu tư là 52.420 triệu đồng, vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 34.834 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 6 dự án có Tổng mức đầu tư là 47.747 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 25.339 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 04 dự án theo phân cấp, 02 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định), từ chối 2 dự án với Tổng mức đầu tư là 4.673 triệu đồng vì dự án không đảm bảo khả năng trả nợ, tình hình tài chính của đơn vị yếu kém. Trong năm 2002 Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang đã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định đựơc 3 dự án với Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng, vốn đề nghị vay Quỹ Hỗ trợ phát triển là 11.100 triệu đồng. Chấp thuận cho vay 3 dự án có Tổng mức đầu tư là 22.782 triệu đồng với số vốn chấp nhận cho vay sau thẩm định là 11.100 triệu đồng (Trong đó có ý kiến chấp thuận cho vay 02 dự án theo phân cấp, 01 dự án trình Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định). Trong năm 2003 tiến hành thẩm định 02 dự án với Tổng vốn đầu tư là 46.840,2 triệu đồng, đồng ý cho vay 1 dự án với số vốn là 4.744 triệu đồng (trình Quỹ Hỗ trợ phát triển theo phân cấp), từ chối 1 dự án với tổng mức đầu tư là 41.569,2 triệu đồng. Công tác thẩm định còn tập trung vào thẩm tra phiếu giá thanh toán khối lượng, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. 1.2.3.2.2 – Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang. a - Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang được thực hiện theo đúng Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT được ban hành theo Quyết định số 304/QĐ - HTPT, ngày 17 / 05 / 2000 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT. Việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, hạn chế được rủi ro và thu hồi vốn đầu tư. Công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang được thực hiện trong suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng, cụ thể như sau : + Thẩm định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ( báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi ) : tiến hành thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay các dự án và có ý kiến tham gia bằng văn bản gửi cơ quan quyết định đầu tư. + Thẩm định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án, bao gồm : - Tham gia xét thầu đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại hệ thống Quỹ HTPT. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ giá trị khối lượng XDCB hoàn thành của các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, các dự án sử dụng vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế phục vụ cho công tác giải ngân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký. + Thẩm định trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác, sử dụng : - Tham gia ý kiến với cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, xác nhận tổng số vốn đã cho vay và số lãi vay phát sinh đến thời điểm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng. - Xác định giá trị tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Quỹ HTPT và tài sản do Quỹ bảo lãnh. - Kiểm tra tình hình trả nợ vay ( gốc và lãi ) của doanh nghiệp đối với dự án sử dụng vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Quỹ HTPT. - Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay. - Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật ( quy mô, công suất, chất lượng sản phẩm...) của dự án so với yêu cầu đặt ra. Đối với công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng, tại Chi nhánh Quỹ HTPT, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định là đầu mối tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp công tác thẩm định. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, sau khi nhận đầy đủ hồ sơ dự án theo quy định, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định phối hợp chặt chẽ với phòng Tín dụng – Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất tiến hành thẩm định dự án. Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, phòng Tín dụng – Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư, kết hợp báo cáo thẩm định của 2 phòng, phòng Kế hoạch – Nguồn vốn – Thẩm định lập báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh Quỹ, trong đó kết luận về dự án có đúng đối tượng và đủ điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước không, các đề suất và kiến nghị, nếu đồng ý cho vay, ra quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án được tiến hành theo Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT, các nội dung thẩm định cụ thể đã được trình bày tại phụ lục III và phụ lục IV. b – Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang. Để hiểu rõ về việc thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang, chúng ta hãy xem xét một cách sơ lược quá trình thẩm định một dự án cụ thể. Trong số các dự án đã thẩm định có dự án Khai thác và luyện Angtymon xuất khẩu Mậu duệ – Yên minh của Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang là tiêu biểu. Giới thiệu khách hàng. + Tên khách hàng : Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang. + Trụ sở giao dịch : Phường Nguyễn trãi – Thị xã Hà giang. Công ty được thành lập theo Quyết định số 604/ QĐ - UB, ngày 09/08/1995 của UBND Tỉnh Hà giang, Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định. Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang có các ngành nghề kinh doanh là sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp và XDCB, tổ chức thăm dò, khai thác các loại khoáng sản, tuyển luyện và chế biến khoáng sản. Họ tên của người đại diện doanh nghiệp : Ông Ma ngọc Tiến, chức vụ : Giám đốc Công ty. 2 – Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư : Tình hình tài chính của chủ đầu tư vào thời điểm 31/12/2002 như sau : + Nguồn vốn chủ sở hữu : 8.647.823.967 đồng. Trong đó : Nguồn vốn kinh doanh : 6.716.985.987 đồng. + Nợ phải trả : 812.698.097 đồng. Trong đó : Nợ ngắn hạn : 780.043.909 đồng. Nợ dài hạn : Không. Nợ khác : 32.654.188 đồng. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 4.213.493.760 đồng. + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 5.247.028.304 đồng. + Doanh thu hàng hoá thực hiện : 801.524.037 đồng. + Lợi tức thực hiện : 16.672.143 đồng. + Các khoản nợ ngân sách : 110.055.658 đồng. Bảng 1.4 : Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty ( năm 2000, năm 2001, năm 2002) TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I Bố trí cơ cấu 1 Tài sản cố định / Tổng tài sản(%) 48,7 46,05 44,45 2 Tài sản lưu động/Tổng tài sản(%) 50,8 49,7 55,46 II Tỷ suất lợi nhuận 1 Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu(%) 3,35 0,224 2,08 2 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH (%) 0,342 0,056 0,193 III Tình hình tài chính 1 Tỷ lệ nợ phải trả/toàn bộ TS(%) 7,733 3,912 8,6 2 Khả năng thanh toán a Tổng quát:TSLĐ/Nợ ngắn hạn(lần) 6,565 13,2 6,46 b TT tức thời : Tiền hiện có/Nợ NH 0,475 0,457 0,15 c Vốn chủ sở hữu tham gia vào DA IV Tỷ suất tài trợ Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn 92,27 96,1 91,4 Nhận xét tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2000, năm 2001 và năm 2002. + Tình hình tài chính và khả năng thanh toán : Từ năm 2000 đến năm 2002 tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu, nợ vay chiếm tỷ trọng nhỏ, các chỉ tiêu thanh toán nhanh và tổng quát đều đảm bảo. + Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng của Công ty : Qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên lợi nhuận đạt thấp, không đáng kể so với doanh thu và nguồn vốn chủ sở hữu, mới chỉ đủ bù đắp chi phí, tăng trưởng có phần giảm sút do một số nguyên nhân ; hoạt động các năm trước chủ yếu là khai thác quặng Angtymon đến năm nay phần lộ thiên đã hết, hiện đang lập dự án khai thác sâu và tuyển luyện quặng tinh, doanh thu từ hoạt động cơ khí không đáng kể, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách đầy đủ. + Đánh giá về tình hình quản lý và khả năng của Ban lãnh đạo Công ty : Ban Lãnh đạo có năng lực quản lý và chuyên môn trong khai thác và chế biến khoáng sản, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động này, có uy tín với các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn. 3 – Thẩm định dự án đầu tư. Tên dự án : Khai thác và luyện Angtimon xuất khẩu – Mỏ Mậu duệ – Yên minh. Đơn vị vay vốn : Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang. Địa điểm xây dựng : Xã Mậu duệ – Yên minh – Hà giang. Hồ sơ dự án : Các văn bản của UBND Tỉnh Hà giang cho phép Công ty Cơ khí và khai thác khoáng sản Hà giang xây dự án khai thác và luyện Angtimon xuất khẩu, Dự án nghiên cứu khả thi và các tài liệu có liên quan khác. + Sự cần thiết đầu tư . Thực hiện chủ trương của Nhà nước hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, khuyến khích chế biến sâu khoáng sản, góp phần đáp ứng nhu cầu Angtimon chất lượng cao trong nước, thay thế nhập khẩu. Góp phần thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Hà giang về phát triển công nghiệp Tỉnh Hà giang. + Mục tiêu đầu tư. Đầu tư xây dựng mới một dây chuyền khai thác, luyện Angtimon xuất khẩu bao gồm từ khâu khai thác, thiêu kết, luyện, công suất thiết kế 1000 tấn Angtimon thành phẩm 1 năm, hàm lượng Sb ỏ 99,65% ( Tương đương loại II – Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế). + Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đánh giá hiện nay nhu cầu sản phẩm Angtimon trên thế giới khoảng 220.000 tấn/ 1 năm, trong đó Trung quốc cung cấp khoảng 120.000 tấn/ 1năm. Về giá cả : Giá Angtimon trên thị trường thế giới tương đối ổn định, giá bán Angtimon loại II tại thị trường Luânđôn là 1370 USD/ Tấn. Với công suất 1000 tấn Angtimon loại II/ 1năm, sản phẩm của dự án chỉ chiếm 0,45% thị phần Angtimon thế giới. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sản phẩm của dự án phải đảm bảo đạt loại II – Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế (hàm lượng Sb ỏ 99,65%). Giá bán Angtimon của dự án được xác định là 1080 USD ( giá FOB tại Hải phòng) sẽ đảm bảo tiêu thụ được trên thị trường thế giới. + Phân tích sự đảm bảo của các yếu tố đầu vào của dự án. - Điện : hiện đã có hệ thống điện lưới ( Đường dây 35KV, TBA 320 KVA) tại nơi xây dựng. Ngoài ra còn có 1 máy phát diezen 100 KVA cung cấp điện cho xưởng thiêu luyện, 5 máy phát điện 1 KVA cung cấp điện cho xưởng khai thác. - Nước : đối với xưởng khai thác dùng nước ngầm, suối, đối với xưởng thiêu, luyện dùng nước sông Nhiệm qua hệ thống cấp nước gồm trạm bơm, bể lọc, bể xử lý, hệ thống ống dẫn. - Xăng, dầu : mua tại Hà giang và vận chuyển lên theo Hợp đồng với Công ty xăng dầu Hà giang. - Thuốc nổ, kíp, dây cháy chậm phục vụ khai thác : Theo Hợp đồng cung ứng với Công ty Hoá chất Bộ Quốc phòng. - Các loại than kokc, than mỡ, than mỏ, vật liệu sửa lò, xô đa công nghiệp: được nhập khẩu từ Trung quốc. Nhìn chung việc cung cấp các yếu tố đầu vào đảm bảo. Tuy nhiên toàn bộ các loại than, vật liệu sửa lò, xô đa công nghiệp ( 3450 tấn / 1 năm) phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ Trung quốc. + Hình thức đầu tư. Đầu tư mới 100% từ khâu khai thác, thiêu kết đến tuyển luyện. + Quy mô và công suất lựa chọn. Công suất lựa chọn là 1000 tấn Angtimon loại II đạt Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Quốc tế. + Phân tích về địa điểm xây dựng dự án. Địa điểm xây dựng tại xã Mậu duệ – Yên minh – Hà giang. Địa điểm thiêu kết, luyện đặt gần khu mỏ khai thác, cự ly vận chuyển quặng về xưởng gần. Tuy nhiên các loại nguyên, nhiên vật liệu khác phải vận chuyển từ Hà giang hoặc cửa khẩu đến. Mặt bằng xây dựng rộng rãi hoàn chỉnh. + Cơ sở hạ tầng. Nhìn chung tương đối thuận lợi, đã có điện lưới, thông tin liên lạc, đường giao thông đến chân công trình. Giao thông nội bộ là đường cấp phối, đảm bảo các phương tiện vận chuyển có thể đi lại. + Phương thức thực hiện dự án. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án. + Tổng mức đầu tư : 21.912.083.013 đồng. Vốn cố định : 19.776.537.013 đồng. Vốn lưu động : 2.135.546.000 đồng. + Nguồn vốn đầu tư : Vốn vay Chi nhánh Quỹ HTPT : 14.731.074.306 đồng. Vốn vay NHTM : 1.391.204.000 đồng. Vốn Ngân sách tỉnh đầu tư : 2.000.000.000 đồng. Vốn tự có : 1.654.258.707 đồng. Vốn lưu động vay NHTM : 2.135.546.000 đồng. + Cơ cấu vốn đầu tư ( Vốn cố định ): 19.776.537.013 đồng. Chi phí xây lắp : 8.051.162.798 đồng. Chi phí thiết bị : 6.178.414.025 đồng. Chi phí dự phòng : 1.027.830.778 đồng. Chi phí khác : 4.519.129.414 đồng. + Lịch trả nợ vốn vay ( gốc + lãi ) của dự án. Thời gian vay 6 năm. Thời gian trả nợ 5 năm + 1 năm ân hạn. + Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. - Lãi vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại thời điểm vay vốn : 5,4%/năm. - Lãi suất chiết khấu dùng để tính toán ( bình quân gia quyền các lãi suất) : 8% / năm. NPV = 2.235.099.859 đồng > 0. IRR = 8,58% > 5,4%. B/C = 1,32. Thời gian hoàn vốn theo quan điểm chiết khấu : 5 năm + 2 tháng. + Nguồn vốn trả nợ. Quỹ khấu hao TSCĐ. Lãi vay vốn CĐ tính vào giá thành sản phẩm. Lợi nhuận sau thuế. + Phân tích khả năng rủi ro. - Trữ lượng mỏ không đạt như khảo sát thăm dò. - Sản lượng khai thác không đảm bảo theo yêu cầu công suất hoạt động. - Nguyên, nhiên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. - Giá Angtimon phụ thuộc vào biến động trên thị trường thế giới. 4 – Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định. - Hồ sơ pháp lý của dự án đảm bảo. - Chủ dự án là doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng có uy tín, Ban lãnh đạo có năng lực quản lý và kinh doanh. - Dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước. - Góp phần phát triển công nghiệp của Tỉnh tại vùng khó khăn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách, gia tăng giá trị xuất khẩu. - Với các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật do dự án đưa ra, giá tiêu thụ dự kiến là 1080 USD/ 1 tấn Angtimon loại II ( giá FOB Hải phòng). Các chỉ tiêu kinh tế kiểm tra đều đảm bảo. - Những vấn đề cần lưu ý : Cần xem xét, phân tích những khả năng rủi ro có thể xảy ra với dự án. * Kết luận : Có thể xem xét đầu tư, cho vay. Chương 2 đánh giá về công tác thẩm định,Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại chi nhánh quỹ htpt hà giang. 2.1 - Đánh giá về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại chi nhánh quỹ htpt hà giang. 2.1.1 – Những kết quả đạt được. Kể từ năm 2000 trở lại đây Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã thẩm định 33 dự án đề nghị vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước với Tổng mức đầu tư là 183.260,2 triệu đồng, chấp nhận cho vay 30 dự án với số vốn đồng ý cho vay sau thẩm định là 102.401 triệu đồng, từ chối 3 dự án với các lý do như tình hình tài chính yếu kém, không đúng đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước...vv. Nhìn chung đa số các dự án đã thẩm định đều đảm bảo hiệu quả, trả nợ theo đúng kế hoạch. * Nguyên nhân : - Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy trình công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT được ban hành theo Quyết định số 304/QĐ - HTPT, ngày 17 / 05 / 2000 của Tổng Giám đốc Quỹ HTPT cùng các văn bản khác hướng dẫn về công tác thẩm định trong hệ thống Quỹ HTPT. - Đội ngũ cán bộ thẩm định, tín dụng của Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang trẻ, năng động, chịu khó học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, được tổ chức tốt trong quá trình thẩm định, có đạo đức nghề nghiệp, có lòng nhiệt tình và sự tận tuỵ với công việc, họ luôn nhận thức được trách nhiệm, tầm quan trọng của công việc mình thực hiện, họ không ngừng bổ sung kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong công tác thẩm định ngoài dự án, số liệu, báo cáo do chủ đầu tư cung cấp, cán bộ thẩm định, tín dụng đã đi thực tế doanh nghiệp, theo sát dự án từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi dự án vận hành đi vào hoạt động để kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đánh giá hiệu quả của dự án, qua đó đúc rút kinh nghiệm, số liệu cho cá nhân cán bộ thẩm định và Chi nhánh. - Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà giang tạo lên sức mạnh, trí tuệ tập thể, trong Chi nhánh luôn có bầu không khí vui vẻ, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, sự tin tưởng giữa nhân viên và Ban Lãnh đạo. - Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh trong thời gian qua cũng được đầu tư, nhất là hệ thống trang thiết bị và xử lý thông tin, các bộ phận đều được trang bị máy tính và phần mềm chuyên dụng nhằm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc48.doc
Tài liệu liên quan