Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC



Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 4

1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan 4

1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử 5

1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử 8

1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11

1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử 11

1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử 12

1.4.3. Hồ sơ hải quan 13

1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử 13

1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan 14

1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP. HCM 18

2.1. Tổng quan về tình hình khai báo HQĐT XNK tại TP. HCM 18

2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo HQĐT tại TP. HCM trong 3 năm gần đây 18

2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại TP. HCM đến năm 2020 32

2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM 35

2.3. Tình hình thực hiện XNK hàng hóa của các loại hình DN tại TP. HCM 36

2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình TTHQĐT 42

CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43

3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP. HCM 43

3.1.1. Các quy trình thực hiện 43

3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ 43

3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng 44

3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan 48

3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT 50

3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT 51

3.2. Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 53

3.2.1. Cách viết phiếu điều tra 53

3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 55

3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 57

3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra 58

3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu 59

3.2.6. Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 60

3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 61

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 75

3.3.1 Một số giải pháp cấp công ty 75

3.3.2 Một số giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành 77

KẾT LUẬN 83

 

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7280 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
624.778 649.274 681.632 697.267 730.582 Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015 NHẬN XÉT: Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại. E Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước. E Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu trong nước. Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón, xăng dầu trong thời gian tới. 2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. . ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt cơ hội này. 2.3. Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP. HCM Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bước đổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương. Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty). Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước. Việc ban hành Nghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoá ngoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài. Những rào cản phi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và TP. HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Hiện nay tại TP. HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấu như sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợp danh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 13%. Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôn gắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan. Kể từ ngày 01/01/2011, 100% các doanh nghiệp tại TP. HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư 222/2009/TT-BTC được ban hành ngày 25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi thực hiện quy trình này. Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau: ² Đối với doanh nghiệp: ç Tiết kiệm thời gian: Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quan truyền thống là từ 4-8 giờ. Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến 30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ. DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ cho một lô hàng. Việc thông quan hàng hóa nhanh chóng giúp cho DN chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm nhiều chi phí hữu hình cũng như vô hình. DN không phải đến trụ sở của cơ quan HQ mà có thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. DN có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính. DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. ç Giảm bớt nhân sự cho việc làm thủ tục: Do đơn giản trong việc khai báo, lập bộ hồ sơ chứng từ và DN có thể khai báo từ cơ quan DN, một nhân viên có thể khai báo nhiều tờ khai cùng một lúc, khai báo ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà không cần phải đến các cửa khẩu để nộp hồ sơ như TTHQTT cho nên nhân sự phục vụ cho việc làm thủ tục của các DN sẽ giảm. Số lượng giảm là từ 1- 3 người/ công ty. ç Tiết kiệm chi phí làm thủ tục: Do giảm được thời gian và nhân sự cho việc làm thủ tục và không phải tiếp xúc với nhiều bộ phận hải quan như đăng ký, tính thuế, giá, kiểm tra, giám sát kho bãi cho nên hạn chế rất nhiều tiêu cực phát sinh, đồng thời do giải phóng hàng nhanh nên DN cũng giảm được chi phí kho bãi, chi phí bốc xếp, lãi vay ngân hàng. DN được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của DN, có chữ ký và đóng dấu của DN thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường (nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa). Doanh nghiệp cũng được sử dụng Lệnh thông quan in ra từ hệ thống khai HQĐT theo Mẫu phiếu giải phóng hàng hóa đã đăng ký với cơ quan hải quan (không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện DN) đối với những lô hàng đã được cơ quan chấp nhận thông quan. Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại diện DN để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động. Các DN được hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời về thủ tục HQ, thông qua cơ quan VAN và Chi cục HQĐT mà không phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, lượng giấy tờ phải nộp và xuất trình; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan và doanh nghiệp. ç Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận: Với việc giảm thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa nhanh, giảm bớt các khoản chi phí như đã nêu trên thì việc tăng doanh thu của DN là điều tất yếu. ç Tăng uy tín thương hiệu doanh nghiệp: - Ngoài những lợi ích như đã nêu trên, việc tham gia thủ tục của các DN còn là dịp để giới thiệu thương hiệu của mình. Do thủ tục HQĐT là một sự kiện nổi bật chưa từng có nên rất được nhiều người, được các cơ quan truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử...) trong nước cũng như nước ngoài quan tâm. Sự xuất hiện hình ảnh, thông tin về các DN này trên các phương tiện thông tin đại chúng là cơ hội để các DN quảng bá thương hiệu của mình mà không phải tốn kém chi phí cho việc quảng cáo. - Việc tham gia thủ tục HQĐT giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tục mới. Đây cũng là bước chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự khẳng định mình trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi Việt Nam chính thức tham gia WTO. DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ. Việc áp dụng việc kê khai tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện thủ tục HQĐT giúp thông tin giữa hệ thống của HQ và DN được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. ç Thực hiện thủ tục HQĐT, DN còn được hưởng thêm nhiều lợi ích khác so với thủ tục HQ truyền thống đó là: - DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí. - Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng hoặc theo từng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục hải quan truyền thống. - Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất XK đơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo cáo thanh khoản và chứng từ bằng giấy thì DN được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản. - DN có thể đăng ký thực hiện thủ tục HQĐT tại bất kỳ Chi cục HQĐT nào và được chấp nhận làm thủ tục HQĐT ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục HQĐT như trước đây. - Thực hiện thủ tục HQĐT giúp DN giảm thời gian, chi phí làm thủ tục HQ do DN có thể chủ động trong quá trình khai báo HQ và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất hàng. ² Đối với cơ quan hải quan: Thủ tục hải quan điện tử là giúp cơ quan hải quan thêm minh bạch và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa, hội nhập với khu vực và quốc tế; tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp. Bước đầu đã hình thành được một đội ngũ cán bộ, công chức tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố có kỹ năng và kiến thức thực hiện thủ tục hải quan điện tử làm tiền đề cho việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan sâu, rộng trong giai đoạn tới. ç Việc thực hiện thủ tục HQĐT thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi phương thức quản lý của Cục HQ TPHCM nói riêng và ngành HQ nói chung. Áp dụng phương pháp QLRR dựa trên nền tảng trang thiết bị hiện đại thay thế cho phương pháp quản lý thủ công truyền thống. Chuyển từ kiểm tra trước, kiểm tra trong thông quan (tiền kiểm) sang KTSTQ (hậu kiểm), tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc giải phóng nhanh hàng hóa. ç Việc thực hiện thủ tục HQĐT và ra đời Chi cục HQĐT đã làm giảm một phần áp lực công việc cho các Chi cục HQCK. Toàn bộ công việc được xử lý thông qua hệ thống máy tính giúp cho việc quản lý được hiệu quả, khoa học; hạn chế sự tiếp xúc giữa DN và cơ quan HQ và hạn chế tình trạng tiêu cực xãy ra. ç Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, quy trình thủ tục đơn giản, ít sử dụng hồ sơ giấy, một công chức HQ có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Thông qua hệ thống, các khâu nghiệp vụ được tuần tự tiến hành, tiết kiệm thời gian luân chuyển và trình ký hồ sơ. Do đó, thời gian thông quan hàng hóa nhanh hơn so với quy trình thủ công truyền thống. ç Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong quản lý. Toàn bộ các thông tin yêu cầu của cơ quan HQ đối với DN được thể hiện trên hệ thống, giúp cho DN chủ động trong việc làm thủ tục, hạn chế việc đi lại nhiều lần, gây phiền hà cho DN. ç Xây dựng được hình ảnh đẹp của cơ quan HQ về cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, tác phong làm việc văn minh lịch sự, thái độ, tinh thần phục vụ DN trong hoạt động XNK. ç Những thành công bước đầu của việc thực hiện thủ tục HQĐT tại đơn vị là tiền đề cho việc phát triển thủ tục HQĐT trong tương lai. Qua đó, Cục HQ TPHCM, TCHQ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện TQĐT thời gian qua, định hướng cho công tác TQĐT thời gian tới, thực hiện thành công Nghị quyết Số: 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và tạo ra động lực cho 64 việc cải cách, hiện đại hóa thủ tục HQ. Đây cũng là tiền đề, bài học kinh nghiệm cho việc triển khai dự án hiện đại hóa HQ theo vốn vay của Ngân hàng thế giới (World Bank) sau này. ² Đối với xã hội: ç Đây là sự kiện quan trọng được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ ngành và sự ủng hộ của cộng đồng DN, xã hội. ç Là một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2005 mà một số báo đã bình chọn (được Bộ Thương mại, báo điện tử VietnamNet và công ty FPT bình chọn là một trong 10 sự kiện thương mại năm 2005). ç Xây dựng lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM Khóa luận tập trung vào điều tra thực trạng quy trình thủ tục HQĐT tại TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát tại các doanh nghiệp hiện đang thực hiện nghiệp vụ này tại TP. HCM năm 2011. Việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông quan đối với các lô hàng thực hiện thủ tục hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục thông thường và khai từ xa; danh mục các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục hải quan truyền thống. Qua điều tra, lấy ý kiến của các Cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết các doanh nghiệp đều đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng thủ tục hải quan điện tử và đánh giá cao phương thức này. Bảng 2.8. Phân bổ phiếu điều tra theo loại hình doanh nghiêp LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SỐ PHIẾU ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI PHIẾU TỶ LỆ % THU HỒI HỢP LỆ LOẠI BỎ Công ty cổ phần 52 50 2 96.2% Công ty TNHH 84 78 4 92.9% Công ty hợp doanh 13 13 0 100.0% Doanh nghiệp tư nhân 25 25 0 100.0% Doanh nghiệp nhà nước 26 25 3 96.2% TỔNG 200 191   9 95.5%  CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Tp.Hồ Chí Minh 3.1.1. Các quy trình thực hiện Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ giới thiệu quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh đầu tư bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ Trong trường hợp xuất hàng theo điều kiện CIF , nhân viên làm TTHQ tự liên hệ hãng tàu để lấy booking và nắm ngày giờ, cảng xuất , tên tàu. Đồng thời liên hệ với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm theo yêu cầu của khách . Đối với hàng xuất kinh doanh Bộ hồ sơ khai hải quan gồm có: Œ Phiếu tiếp nhận đăng kí TKHQ mẫu giấy & phiếu tiếp nhận tờ khai đăng ký qua mạng.  Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu HQ/2009-TKĐTXK ( 2 bản chính) Ž Phụ lục tờ khai Hải quan (nếu có)  Hợp đồng ngoại thương (1 bản sao)  Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu (nếu có - 1bản sao) ‘ Comercial Invoice & Packing List ( 1 bản chính và 1 bản sao) ’ Giấy giới thiệu của công ty “ Giấy phép xuất khẩu (nếu có) ” Giấy đăng kí kiểm dịch động/thực vật (nếu lô hàng yêu cầu phải kiểm dịch-1 bản sao) Nhân viên chứng từ phải kiểm tra tính đồng nhất giữa các thông tin trên chứng từ. Thông thường thì kiểm tra các thông tin sau (những thông tin phục vụ cho việc lên tờ khai và làm TTHQ): - Đối với Hợp đồng ngoại thương : Số hợp đồng, ngày tháng năm kí kết hợp đồng, tên và địa chỉ của người bán, tên và địa chỉ của người mua, tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán. - Đối với Hóa đơn thương mại: Số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tên và địa chỉ của người bán, tên và địa chỉ của người mua, tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán xem có tương thích với các thông tin trên hợp đồng hay không - Đối với Phiếu đóng gói: kiểm tra số kiện, số kí, số khối Khi phát hiện bất kì sự nhầm lẫn nào giữa các thông tin trên, nhân viên chứng từ phải báo ngay với khách hàng để họ tiến hành điều chỉnh. Sau đó tiến hành đăng kí tờ khai trên phần mềm điện tử. + Trường hợp khách hàng kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với công ty, yêu cầu công ty thay mặt mình đứng ra thu xếp mọi thủ tục xuất hàng, thì họ sẽ không làm Invoice, Packing List mà chỉ gởi chi tiết về lô hàng để nhân viên chứng từ của công ty làm giúp, thường thì 2 chứng từ này sẽ được gộp chung lại thành “Invoice & Packing List” thể hiện đầy đủ các thông tin về số lượng, đơn giá, số kiện-kí-khối. Và lúc này, kèm theo Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu trong Bộ hồ sơ khai hải quan. + Trường hợp công ty làm Đại lý khai thuê HQ sẽ thể hiện thêm phần “ Đại Lý làm TTHQ – Customs Clearance Agent” trên Invoice & Packing List và có Hợp đồng Đại lý HQ kèm theo trong Bộ hồ sơ khai HQ. 3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng, lên tờ khai hải quan xuất khẩu và chuẩn bị Bộ hồ sơ khai hải quan Ø Chuẩn bị tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu. Ø Các bước khai HQ thực tế trên máy tính: Nhân viên chứng từ vào phần mềm khai báo qua mạng (ECUSK2_KD – Electronic Custom Service) do Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin Cục hải quan TP.HCM cung cấp để nhập dữ liệu khai báo hải quan hàng xuất. Việc nhập các tiêu thức trên phần mềm khai báo cũng tương tự như nhập thông tin trên tờ khai giấy. Sau khi nhập xong, chỉ cần một thao tác đơn giản là dữ liệu sẽ được truyền đến chi cục hải quan nơi ta tiến hành mở tờ khai điện tử. Phần mềm ECUS có hỗ trợ chức năng in các thông tin đã nhập lên tờ khai giấy, các thông tin in ra rất chính xác và đẹp mắt, tiện lợi hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công như lúc trước. Khai báo hải quan điện tử HQ gồm các bước sau: Khi bắt đầu chạy chương trình bạn phải thực hiện chức năng đăng nhập(LOGIN). Bạn hãy nhập thông số truy cập đầy đủ: +Tên truy cập: sa +Mã truy cập: mật khẩu của bạn để truy cập chương trình +Tên CSDL: ECUS +Tên máy chủ: Tên của máy chủ chứa cơ sở dữ liệu MS SQL Server thông thường là tên máy tính chạy chương trình + ĐV Hải quan: tên đơn vị Hải quan tiếp nhận tờ khai điện tử (ở đây là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư) Khi đã nhập đầy đủ các thông tin bạn chọn nút “Đăng nhập”. Nếu không đăng nhập được bạn hãy kiểm tra lại tất cả thông số bạn nhập và đăng nhập lại. Bước 1. Lập tờ khai hải quan điện tử -Vào menu của chương trình và chọn chức năng: “Tờ khai/Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu”. Khi đó màn hình xuất hiện chức năng “Nhập tờ khai nhập khẩu mới”. - Sau khi điền các thông tin cần thiết trên tab “Thông tin của tờ khai”, chọn tab “Danh sách hàng tờ khai” điền đầy đủ các thông tin về mặt hàng mà bạn muốn nhập khẩu. Khi nhập đầy đủ các thông tin chọn nút “Ghi”. - Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…v.v Bước 2. Khai báo tờ khai điện tử Gửi tờ khai đến Hải quan điện tử. Để chuẩn bị gửi tờ khai đến Hải quan điện tử máy của bạn phải được kết nối INTERNET. Bạn chọn nút “Khai báo” trên màn hình nhập tờ khai nếu bạn chưa nhập tên truy nhập, mật khẩu kết nối tới VAN thì màn hình sẽ hiện ra để bạn nhập tên truy nhập, mật khẩu kết nối tới VAN Nhập xong bạn chọn nút chấp nhận. Sau đó hãy chờ trong giây lát để nhận được thông tin trả về sơ bộ từ phía Hải quan điện tử như số tờ khai,… Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử. Bước 3. Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử Cán bộ HQ sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, DN tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi. - Trường hợp nếu DN khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan hải quan gửi phản hồi yêu cầu DN bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh DN gửi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới; - Trong phần khai báo thủ tục HQĐT có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ khi nào cơ quan hải quan yêu cầu DN scan kèm theo thì DN mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb). Bước 4. Kiểm tra và xử lý tờ khai Sau khi có số tờ khai thì DN chờ phản hồi của cơ quan hải quan để xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục HQĐT được phân thành 3 luồng chính: xanh, vàng, đỏ. 3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình làm TTHQ của nhân viên giao nhận Quy trình làm TTHQ cho hàng hóa XK gồm 4 bước như sau: Ø Bước 1: Để thuận tiện cho việc kiểm hóa (nếu có) nhân viên giao nhận sẽ tranh thủ chở hàng ra cảng sao cho trùng khớp với thời gian tờ khai được đăng ký để việc khai quan được nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm các chi phi khác có thể phát sinh thêm. Nhân viên giao nhận nộp Bộ hồ sơ khai hải quan tại quầy “Đăng kí tờ khai xuất”. Công chức hải quan nhận, kiểm tra sơ bộ và nhập số tiếp nhận khai quan qua mạng vào hệ thống máy tính, thông tin được tự động xử lí để kiểm tra số tờ khai, phân luồng và các chi tiết liên quan đến Bộ chứng từ coi có phù hợp với thông tin được lưu trữ không. Ø Bước 2: Nhân viên giao nhận tranh thủ lúc chờ đợi, sẽ dán tem Lệ phí cho một bộ Hồ sơ là 20.000đ. Nếu hàng có kiểm hóa sẽ đóng luôn tiền mua seal. Tùy theo mức độ phân luồng trên Tờ Khai HQĐT, Công chức hải quan sẽ kiểm tra: - Nếu tờ khai được phân luồng xanh: DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, đem ra cơ quan hải quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa. - Nếu tờ khai được phân luồng vàng: + Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh; + Luồng vàng giấy : thì DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, kèm với toàn bộ chứng từ xuất khẩu cần thiết đem ra cơ quan hải quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa hay không. - Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, kèm bộ chứng từ xuất khẩu cần thiết đem ra cơ quan hải quan. Mức độ kiểm tra thuộc mức (3) (luồng đỏ) có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau: + Mức 3).a : Kiểm tra toàn bộ lô hàng; + Mức 3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. + M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam 02102011.doc
  • docbang_khao_sat thu tuc HQ[1] CO DA SUA.doc
  • docBANGPH~1.DOC
  • docBIAPHU~1.DOC
  • pdfCHUNG TU NK.pdf
  • pdfCHUNG TU XK.pdf
  • docDAO NGOC KIM NGAN.doc
  • docTA`ILI~1.DOC
  • docTOPHUL~1.DOC
  • xlsthong_ke_khao_sat(2)(1).xls
Tài liệu liên quan