Khóa luận Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2

1.1.1.Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam 4

1.1.2. Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp 5

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ 6

1.3. Sơ lược về dịch vụ tư vấn quản lý dự án 8

1.3.1.Khái niệm về tư vấn quản lý dự án 8

1.3.2. Đặc trưng của tư vấn quản lý dự án 9

1.3.3.Vai trò tư vấn quản lý dự án 9

1.4. Sự cần thiết của hoạt động tư vấn quản lý dự án 14

CH ƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – TƯ VẤN & XÂY DỰNG 289 TRONG THỜI GIAN TỚI 17

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 17

2.1.1. Thông tin chung về Công ty 17

2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty 19

2.1.3. Đặc điển kinh tế - kỹ thuật của Công ty 20

2.2. Quy định hiện hành về tư vấn quản lý dự án 22

2.2.1. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dư án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án. 23

2.2.2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án. 24

2.2.3. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình. 25

2.2.4. Điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án. 25

2.2.5. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng. 26

2.2.6. Điều kiện năng lực của giám đốc tư vấn quản lý dự án. 27

2.3. Sự cần thiết để mở rộng hoạt động tư vấn 28

2.3.1. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam 28

2.4. Thực trạng hoạt động tư vấn quản lý dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 31

2.4.1.Thực trạng năng lực hoạt động tư vấn quản lý dự án 31

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn quản lý dự án 48

2.5. Kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp ở các nước và bài học đối với Công ty 55

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp ở các Công ty khác 55

2.5.2. Bài học đối với các Công ty tư vấn quản lý dự án Việt Nam 57

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁT NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY - ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 289 59

3.1.Chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực cá nhân nhà tư vấn quản lý dự án 59

3.2. Các giải phát nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng 62

3.2.1. Các giải pháp trong công tác tuyển mộ 62

3.3. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước 67

3.4. Đầu tư hiện đại hoá công nghệ thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 68

3.5. Một số kiến nghị về hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước có liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý dự án. 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án thì giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với giám đốc quản lý dự án quy định tại khoản 1 điều này. Phạm vi hoạt động: a. Hạng 1: Được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. b. Hạng 2: Được quản lý dự án nhóm B, C. 2.3. Sự cần thiết để mở rộng hoạt động tư vấn 2.3.1. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam 2.3.1.1. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh kế xã hội của đất nước trong hơn thập kỳ qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các thành phố, thị xã, khu công nghiệp…Ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Đồng thời, hiệu quả của các dự án cũng như chất lượng công trình xây dựng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chúng ta phải có sự thay đổi trong phương pháp quản lý dự án. Một phương thức quản lý dự án rất hiệu quả mà được tất cả các nước trên thế giới áp dụng đó là: Thuê tư vấn quản lý. Bởi thế, Việt Nam chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các Công ty tư vấn quản lý dự án là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. Như chúng ta đã biết, hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình chủ yếu phụ thuộc vào công tác quản lý của chủ đầu tư. Cho nên vai trò của lý dự án đặc biệt quan trọng đòi hỏi quản lý phải có nghề. Trong thời gian qua có một sự thật làm chúng ta phải nhận thấy đó là hiện tượng thất thoát, lãng phí trong xây dựng kèm theo chất lượng công trình ngày càng đi xuống do ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập hoạt động không hiệu quả. Ban quản lý dự án bây giờ đã lỗi thời. Hơn nữa, khi đất nước ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật càng có nhiều công trình hiện đại, phức tạp được xây dựng. Khi đó, ban quản lý dự án không đủ điều kiện và năng lực để đảm nhận, đòi hỏi trình độ quản lý dự án chuyên nghiệp. Điều này chỉ có các Công ty tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp làm được. Mặt khác, tư vấn quản lý dự án còn có một số vai trò khác đó là: Đảm bảo sự liên kết trong tất cả các hoạt động của dự án, phát triển và giải quyết nhanh chóng những vướng mắc, nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp để giải quyết những sửa đổi, bất đồng thúc đẩy tiến trình dự án. Là cầu nối giữa chủ đầu tư và nhà thầu, là tổ chức độc lập đại diện cho chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lập dự án, khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu mua sắm thiết bị và xây lắp, quản lý thực hiện dự án cho đến nghiệm thu, bảo hành đưa vào sự dụng công trình… chủ đầu tư luôn luôn mong muốn công trình tốt nhất với chi phí đầu tư thấp nhất, nhà thầu cũng có mục đích tiết kiệm tối đa chi phí nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình thực hiện dự án, sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh không thể xác định trước được, do vậy thông qua tư vấn quản lý dự án; nắm vững và áp dụng công nghệ xây dựng và quản lý hiện đại, tiên tiến phù hợp với điều kiện về tự nhiên, môi trường, xã hội, dân sinh nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật trước mắt cũng như tương lai theo yêu cầu của chủ đầu tư, cũng như theo các điều kiện ràng buộc của các nhà tài trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế theo tổ chức tư vấn thế giới. Đảm bảo yêu cầu hiệu quả đầu tư kinh tế xã hội: Đảm bảo tiến độ, thời gian xây dựng và thực hiện dự án, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng doanh lợi của dự án, cũng như bảo đảm dự án có chất lượng tốt nhất là nhiệm vụ và trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án. Tăng cường ứng dụng thông tin khoa học, chuyển giao công nghệ mới; Quá trình sử dụng tư vấn quản lý dự án chính là quá trình chuyển giao công nghệ rất điển hình, đem lại hiệu quả cao cùng với các dự án xây dựng được thực thi trong thời gian qua, các nhà tư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, áp dụng và chọn lọc các công nghệ, kỹ thuật xây dựng và thiết bị mới, tiên tiến hiện đại. Tư vấn quản lý dự án sẽ đóng vai trò tiên phong, cầu nối giúp chủ đầu tư, các nhà quản lý về đầu tư xây dựng nâng cao trình độ, năng lực quản lý cũng như cập nhật, tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa học, công nghệ mới nhất, từng bước áp dụng các hình thức quản lý dự án tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam và đòi hỏi hội nhập khách quan với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao chất lượng thực thi dự án. Như vậy, trong thời đại ngày nay thuê tư vấn quản lý dự án là một tất yếu khách quan. Thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi. Các nhà tư vấn có tính chuyên nghiệp cao, có tập thể cán bộ năng lực đảm bảo việc quản lý một dự án với nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, khi chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, quan hệ giữa hai bên sẽ là quan hệ hợp đồng kinh tế. Khi đó hai bên sẽ giám sát nhau và không bên nào có thể làm tuỳ tiện được. Lúc đó quyền hạn, nhiệm vụ rất rõ ràng và nhà tư vấn sẽ quản lý tốt hơn so với việc chủ đầu tư tự thành lập ban quản lý. 2.3.1.2. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 Trong môi trường năng động, không gian mở và mức độ cạnh tranh các nguồn lực ngày càng hạn chế và khan hiến đang trở nên gay gắt hơn, do đó để tộn tại và đứng vững được Công ty không đổi mới và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, hiệu quả của các dự án cũng như chất lượng công trình xây dựng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chúng ta phải có sử thay đổi trong phương pháp quản lý dự án. Một phương thức quản lý dự án rất hiệu quả mà được tất cả các nước trên thế giới áp dụng đó là: Thuê tư vấn quản lý dự án. Bởi thế, Việt Nam chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các Công ty tư vấn quản lý dự án là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. Do đó để đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong thời đại mới của Công ty cũng phải không ngừng tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án. Hơn nữa, là một Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng với lợi thế về nguồn lực hiện có cũng như tiềm năng trong tương lai Công ty sẽ hoạt động hiệu quả trong lĩnh lực này. Như chúng ta đã biết, với đội ngũ lãnh đạo đoàn kết và vững mạnh, đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, năng động và nhiệt tình lao động sáng tạo, Công ty Tư vấn thiết kế và xây dựng có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án có quy mô vừa và lớn về thiết kế, đấu thầu hợp đồng kinh tế các dự án xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, một số lĩnh vực khác đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đánh giá cao. Đây là điều kiện quan trọng để Công ty có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của tư vấn quản lý dự án. Như vậy, Công ty phải tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của đát nước. Hiện nay, khi ban quản lý dự án đã lỗi thời không còn phù hợp nữa thì hình thức thuê tư vấn quản lý dự án sễ là rất phổ biến và được chính phủ, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính vì vậy mà trong thời gian qua đã có rất nhiều các văn bản pháp luật, quy định về quản lý dự án cũng như hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động tư vấn quản lý dự án. 2.4. Thực trạng hoạt động tư vấn quản lý dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 2.4.1.Thực trạng năng lực hoạt động tư vấn quản lý dự án 2.4.1.1. Nhân lực Yếu tố con người được Công ty coi trọng, luôn được bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Công ty rất quan tân đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề chưa cao, kỹ thuật chuyên sâu còn yếu kém: Hiện công ty có: Bảng 2.1.Nguồn nhân lực của Công ty STT Trình độ Tuổi TB Số người Chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu 1 Trên đại học 45 15 Kinh doanh xây dựng, kiến trúc 2 Đại học 30 57 Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, mở địa chất, kiến trúc sư, cơ khí, xây lắp điện, máy xây dựng, kinh tế, tài chính, tin học. 3 Cao đẳng,trung cấp 28 37 Xây dựng, địa chất, đo đạt, xây lắp điện, điện dân dụng, kinh tế tài chính, công đoàn, máy xây dựng. 4 Công nhân, lái xe, máy 38 43 Có tay nghề bậc 5 trở lên, trung bình trên 10 năm kinh nghiệm. 5 Các đội công nhân chuyên nghiệp trực thiếp sản xuất 32 100 Xây dựng dân dụng, điện, khai thác vật liệu cát, đá, sỏi, mộc, hoàn thiện điện dân dụng, khảo sát địa hình, địa chất… 6 Cộng tác viên 48 48 Công tác từng lĩnh vực cụ thể. Nguồn phòng kế toán Với phương trâm hoạt động hiệu quả dựa trên đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình trong môi trường khoa học công nghệ cao. Công ty luôn chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ bằng cách tự đào tạo hoặc cử cán bộ tham gia các khoá, lớp đào tạo về quản lý cũng như áp dụng công nghệ cao vào công việc. Cùng với sự đào tạo về con người, Công ty cũng chú ý đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu công việc chất lượng cao và tiến độ nhanh nhất. 2.4.1.2.Phương tiện. Bên cạnh những yếu tố về nhân lực, tài chính, tổ chức quản lý… cơ sở vật chất thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động tư vấn xây dựng. Sản phẩm tư vấn được xuất phát từ kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia tư vấn nhưng rất cần có sự hỗ trợ của các thiết bị để thực hiện công việc tư vấn của mình để hình thành sản phẩm hữu hình giúp khách hàng có thể nắm bắt và sử dụng được. Với các công ty tư vấn xây dựng, hoạt đông tư vấn chủ yếu là quá trình thu thập thông tin, tính toán giải pháp và thể hiện sản phẩm bằng các hồ sơ bản vẽ thiết kế, hoặc các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, yêu cầu về phương tiện làm việc của công ty tư vấn có tính công nghệ cao, đơn giản, tiện dụng và tinh tế. Văn phòng làm việc của công ty không cần có diện tích quá rộng xong ở địa điểm công ty và có mặt bằng bố trí khoa học, tiện dụng và tinh tế điều kiện tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác. Với đặc thù công việc sử dụng chất xám là yêu cầu nên hệ thống truyền thống, công nghệ thông tin hiện đại đóng góp quan trọng trong quá trình đào tạo nâng cao kiến thức, tác nghiệp của chuyên gia tư vấn. Ngoài các phương tiện tối thiểu như thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại…Phương tiện làm việc chủ yếu của kỹ sư tư vấn là máy tính, thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật. Bởi thế, hiện nay tất cả quá trình tạo ra sản phẩm tư vấn đều được cán bộ thực hiện trên máy vi tính với các phần mềm chuyên dùng. Việc sử dụng máy vi tính vào quá trình tính toán và thực hiện hồ sơ thiết kế đã đem lại sự chính xác về nội dung, tốc độ cao về tiến độ và hình thức đẹp cho sản phẩm cuối cùng. Nhận thức được điều này, Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cơ sở vất chất nhằm nâng cao chất lượng lao động của mình.Công ty đã chuẩn bị trang thiết bị cho mỗi cán bộ một máy vi tính. Ngoài ra, Công ty còn tăng cường đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất như máy vẽ, Scan….Đây là một cố gắng lớn của lãnh đạo Công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động làm việc. Tất cả các trang thiết bị đều được Công ty chú trọng đầu tư nâng cấp, đổi mới thường xuyên để đạt chất lượng, công suất và hiệu quả trong công việc của Công ty. Hàng năm, ngoài kinh phí sửa chứa thường xuyên lên đến hàng trăm triệu đồng, Công ty thường để nguồn vốn tái đầu tư để đầu tư đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là máy vi tính, công cụ chủ yếu của Công ty. Công ty có các thiết bị chuyên môn và các phần mềm hỗ trợ công tác tư vấn sau: DANH SÁCH MÁY MÓC THIẾT BỊ HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY ** Máy đào, máy xúc. Bảng 2.2.Máy đào, máy xúc TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy đào Hitachi 02 (200cv)1,2m3 Nhật 1993 80% 2 Máy đào Komatsu PC300 01 (207cv)1,2m3 Nhật 1993 70% 3 Máy đào Komatsu PC200 01 (170cv)0,8m3 Nhật 1997 80% 4 Máy đào Kobelco Sko7 01 (107cv)0,8m3 Nhật 1987 70% 5 Máy đào Samsung bánh lốp 01 (150cv)0,5m3 Hàn Quốc 1997 80% 6 Máy rải thảm Hitachi 02 85cv Nhật 2000 80% Nguồn phòng kỹ thuật ** Máy Ủi, San, Cạp đất. Bảng 2.3. Máy ủi, San, Cạp đất TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy ủi Komatsu D85 01 (220cv) Nhật 1989 70% 2 Máy ủi DZ 170 02 (170cv) Nga 1990 70% 3 Máy ủi 130 01 (130cv) Nga 1987 65% 4 Máy san tự hành D 375 01 (180cv) Nhật 1980 70% 5 Máy cạp tự hành D257 02 (240cv)8m3 Nhật 1989 80% Nguồn phòng kỹ thuật ** Các thiết bị khác. B ảng 2.4. Các thiết bị khác của Công ty TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy bơm nước S 320 02 250m3/h Đức 1992 80% 2 Máy bơm nước nhỏ 07 6m3/h Trung Quốc 1998 85% 3 Máy phát điện DKC – 165PK 02 20KVA Nhật 1989 80% 4 Máy phát điện nhỏ 05 1,5KVA Trung Quốc 1999 85% 5 Máy hàn tự phát DIEZEN 03 15cv Nhật 1998 85% 6 Máy cắt uốn thép 03 Trung Quốc 1997 85% 7 Tời 04 bộ Việt Nam 2000 90% 8 Tó 3 chân 06 bộ Việt Nam 2000 90% 9 Hệ giáo Trần Phú 200 bộ Việt Nam 2000 90% 10 Hệ giáo chữ H,A 50 bộ Việt Nam 2000 90% 11 Cốt pha thép Đại Mỗ 1000m3 Việt Nam 2000 90% 12 Máy khoan bê tông BOS 04 1,1kw Đức 1996 90% 13 Máy cắt gạch Makista 02 0,75kw Nhật 1995 90% Nguồn tài liệu phòng kỹ thuật 2.4.1.3.Tài chính Là yếu tố mang tính quyết định đến tiến độ,chất lượng và hiệu quả của dự án. Một nền tài chính không chắc chắn đủ để áp ứng hoàn thành kế hoạch được Công ty huy động từ các nguồn : Vốn tự có, vốn vay, ký các hợp đồng tín dụng với các công ty tài chính, các ngân hàng… với tổng giá trị từ 5 đến 15 tỷ đồng. Trong hơn 7 năm hoạt động (từ năm 2001 đến tháng 7 năm 2007), Công ty TNHH Tư vấn thương mại và xây dựng 289 đã đặt được mức doanh thu đáng kể. Tổng doanh thu được thực hiện trong mấy năm gần đây: (số liệu được tính trên tổng sản lượng toàn công ty ) B ảng 2.5. Doanh thu của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 6 tháng đầu Năm 2007 Doanh số 3.775.178.216 6.693.239.657 8.591.513.881 5.494.246.440 Lợi nhuận (5%) 1.887.589.108 3.346.619.829 4.295.156.941 274.712.322 Nguồn phòng kế toán Từ tháng 6 năm 2007, để đáp ứng mục tiêu đưa công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển, phù hợp với tình hình mới, Ban lĩnh đạo công ty đã quyết định xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289. Tên giao dịch là 289 Construction and Consusltment, Joint Stock Company. Kế thừa những thành quả mà công ty TNHH Tư vấn thương mại & Xây dựng 289 đã đặt được, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã có những bước phát triển vược bậc. Trong sáu tháng cuối năm 2007 sau khi chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, về mặt tài chính đặt mức doanh thu là 6.638.235.484 triệu VNĐ, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm. Kết quả tài chính mà Công ty đạt được trong mấy năm hoạt động thể hiện cụ thể qua các bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua các năm như sau: ** Kết quả tài chính năm 2005: Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005. Đơn vị:triệu đồng STT Chỉ Tiêu Số Tiền 1 Doanh thu 6.693.239.657 2 Giảm trừ doanh thu 25.146.979 3 Doanh thu 6.668.092.678 4 Giá vốn hàng bán 5.789.126.456 5 Lãi gộp 878.966.222 6 Chi phí quản lý kinh doanh 559.847.210 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 319.119.012 8 Lãi từ hoạt động tài chính 3.422.658 9 Lãi từ từ hoạt động khác 615.952 10 Lợi nhuận trước thuế 323.157.622 11 Thuế TNDN phải nộp 103.410.439 12 Lợi nhuận sau thuế 219.747.183 Nguồn Phòng kế toán Bảng 2.7.Cân đối kế toán 2005. Đơn vị: triệu đồng Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.265.116.753 A. Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn 894.547.763 I.Tiền 238.160.395 1.Vay ngắn hạn 480.000.000 1.Tiền mặt 97.308.788 2.Phải trả cho khách hàng 112.161.984 2.Tiền gửi ngân hàng 140.851.607 3.Thuế VAT 21.025.200 II.Các khoản phải thu 1.553.407.025 4.Thuế TNDN 103.410.439 1.Phải thu khách hàng 1.553.407.025 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 407.521.485 6.Người mua trả tiền trước 150.000.000 1.Nguyên vật liệu 250.359.461 7.Phải trả khác 27.950.140 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 95.632.481 II. Nợ dài hạn 120.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 61.529.543 IV.Tài sản lưu động khác 66.027.848 B.Nguồn vốn CSH 235.605.860 B.Tài sản cố định 985.036.870 1.Nguồn vốn kinh doanh 1.992.723.015 I.Tài sản cố định 798.974.468 2.Lãi chưa phân phối 219.747.183 1.Nguyên giá TSCĐ 746.823.575 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 23.135.662 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 52.150.893 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 186.162.402 Tổng tài sản. 3.250.153.623 Tổng nguồn vốn 3.250.153.623 NguồnPhòng kế toán ** Kết quả tài chính năm 2006. Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 8.591.513.881 2 Giảm trừ doanh thu 36.036.002 3 Doanh thu thuần 8.555.477.879 4 Giá vốn hàng bán 7.965.265.391 5 Lãi gộp 1.115.225.805 6 Chi phí quản lý kinh doanh 615.512.544 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 499.713.261 8 Lãi từ hoạt động tài chính 4.059.213 9 Lãi từ hoạt động khác 973.354 10 Lợi nhuận trước thuế 504.745.828 11 Thế TNDN phải nộp 161.518.665 12 Lợi nhuận sau thuế 343.227.163 Nguồn phòng kế toán Bảng 2.9.Cân đối kế toán năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.589.868.994 A.Nợ phải trả 1.251.485.848 I.Nợ ngắn hạn 1.001.485.848 I.Tiền 265.495.111 1.Vay ngắn hạn 550.000.000 1.Tiền mặt 91.758.742 2.Phải trả cho khách hàng 156.979.545 2.Tiền gửi ngân hàng 173.376.369 3.Thuế VAT 32.987.638 II.Các khoản phải thu 1.737.971.593 4.Thuế TNDN 161.518.665 1.Phải thu khách hàng 1.737.971.593 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 451.815.659 6.Người mua trả tiền trước 100.000.000 1.Nguyên vật liệu 235.210.354 7.Phải trả khác 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 129.689.702 II. Nợ dài hạn 250.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 86.915.603 IV.Tài sản lưu động khác 134.586.631 B.Nguồn vốn CSH 2.869.389.786 B.Tài sản cố định 1.531.006.640 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.501.598.393 I.Tài sản cố định 1.258.648.012 2.Lãi chưa phân phối 343.227.163 1.Nguyên giá TSCĐ 1.172.635.162 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 24.564.230 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 86.012.850 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 272.358.628 Tổng tài sản. 4.120.875.634 Tổng nguồn vốn 4.120.875.634 Nguồn phòng kế toán ** Kết quả tài chính năm 2007. Bảng 2.10. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 6.638.235.484 2 Giảm trừ doanh thu 21.387.631 3 Doanh thu thuần 6.616.847.853 4 Giá vốn hàng bán 5.781.932.437 5 Lãi gộp 834.915.416 6 Chi phí quản lý kinh doanh 498.631.117 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 336.484.299 8 Lãi từ hoạt động tài chính 987.283. 9 Lãi từ hoạt động khác 198.100 10 Lợi nhuận trước thuế 337.669.682 11 Thế TNDN phải nộp 108.054.298 12 Lợi nhuận sau thuế 229.615.384 Nguồn phòng kế toán Bảng 2.11. Cân đối kế toán năm 2007 Đơn v ị: Triệu động Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.958.344.866 A.Nợ phải trả 1.302.254.182 I.Nợ ngắn hạn 952.254.182 I.Tiền 276.928.414 1.Vay ngắn hạn 450.000.000 1.Tiền mặt 92.782.253 2.Phải trả cho khách hàng 154.843.215 2.Tiền gửi ngân hàng 184.146.161 3.Thuế VAT 30.564.231 II.Các khoản phải thu 1.956.450.131 4.Thuế TNDN 108.054.298 1.Phải thu khách hàng 1.956.450.131 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 526.065.524 6.Người mua trả tiền trước 150.000.000 1.Nguyên vật liệu 270.818.266 7.Phải trả khác 58.792.438 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 145.682.467 II. Nợ dài hạn 350.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 109.564.791 IV.Tài sản lưu động khác 198.900.797 B.Nguồn vốn CSH 3.378.876.675 B.Tài sản cố định 1.722.785.991 1.Nguồn vốn kinh doanh 3.121.720.005 I.Tài sản cố định 1.535.831.135 2.Lãi chưa phân phối 229.615.384 1.Nguyên giá TSCĐ 1.278.938.967 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 27.541.286 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 65.892.468 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 368.954.556 Tổng tài sản. 4.681.130.857 Tổng nguồn vốn 4.681.130.857 Nguồn phòng kế toán Tín dụng và hợp đồng: Tên và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng : - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. STK: 1007-24452-630-0 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Kạn . STK: 7302.04.04 - Ngân hàng công nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội. STK: 431101.054005 2.4.1.4.Tổ chức quản lý ** Mô hình tổ chức. Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Giám Đốc chi nhánh P. Giám Đốc tài chính P. Giám Đốc kế hoạch Phòng thường trực Phòng Xe, Máy Phòng Hành chính Phòng Thiết kế kỹ thuật Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Ban CH các công trình Các văn phòng đại diện Bộ phận Vật tư Bộ phận Marke ting Bộ phận Vật tư Bộ phận Cơ giới Bộ phận KD vận tải Bộ phận TK lập dự án Bộ phận Xây dựng Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý. ** Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất được các cổ đông bầu ra thông qua đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi pháp luật và điều lệ của công ty quy định. Trong đó có: Ban kiểm soát do các cổ đông bầu ra thông qua đại hội cổ đông có trách nhiệm trước cổ đông và phát luật về việc kiệm tra, giám sát hoạt động của Giám Đốc, bộ máy tiến hành hoạt động của công ty và việc chấp hành điều lệ công ty cũng như nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh. ** Tổng Giám Đốc: Do hội đồng quản trị quyết định là người trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội động quản tri và trước phát luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. ** Giám Đốc chi nhánh: Do tổng Giám Đốc quyết định cự ra để phụ trách một khu vực thị trường nhưng dưới sự kiệm soát của tổng công ty. ** Phó Giám Đốc kế hoạch: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám Đốc về các lĩnh vực như lên kế hoạch kỹ thuật thi công, tham mưu về hướng phát triển của công ty về các mặt kỹ thuật trong đó có các phòng: Phòng kế hoạch: Có chức năng tiệp cận với các nhà mời thầu, lập hồ sơ xin thầu, về khía cạnh tài chính, thẩm định tài chính dự án đấu thầu và các dự án công trình, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu, mở rộng thị trường, tìm đối tác để tiêu thụ sản phẩm. Phòng thiết kế kỹ thuật: Có chức năng đưa ra các giải pháp kỹ thuật thiết kế, hoạch định năng lực thi công, giám sát thi công, chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình thi công, quản lý máy móc thiết bị và các chức năng khác phục vụ lãnh đào và các phòng ban khác trong công ty. Phòng thường trực: Là phòng hoạt động các nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp giám sát mọi công trình mà công ty đang hoạt động. ** Phó Giám Đốc tài chính: Có nhiệm vụ giúp việc Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu, khuếch trương hình ảnh của công ty, cung cấp các thông tin về các nhà thầu khác như đối thụ cạnh tranh, phân tích các khía cạnh tài chính của các bài thầu, đưa ra giá dự thầu, đề xuất các phương hướng phát triển công ty trong tương lai, tổ chức hành chính công ty, tổ chức các tổ đội sản xuất, tổ chức nhân sự, tham mưu về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai. Trong đó có các phòng: Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán, tập hợp các số liệu, thông tin tài chính của các công trình, hạnh mục công trình nhằn đưa ra một giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi tất cả khoản chi trong công ty. Phòng hành chính: Có chức năng tổ chức nhân sự của công ty, điều động nhân sự, đưa ra các kế hoạch tổ chức trong thời gian tới của công ty và công tác kế hoạch tiền lương cho công nhân viên. Phòng xe, máy: Là phương tiện cho công việc hoạt động thi công các công trình. ** Ban chấp hành các công trình: Trong đó có các bộ phận như bộ phận xây dựng, bộ phận thiết kế lập dự án, bộ phận kinh doanh vận tải. ** Các phòng ban đại diện: Trong đó có bộ phận cơ giới, bộ phận vật tư, bộ phận Marketing. Vậy Công ty Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 kinh doanh đa ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực và trải rộng ở khu vực Miền Bắc. Trên cơ sở đó để cho việc quản lý các thông tin được thông hành, công ty đã được thông hành trên các khâu, nhóm quản lý bộ máy và các phòng ban chức năng với mô hình tổ chức quản lý như vậy thì có những ưu và nhược điểm như sau. Ưu điểm: Biến tổ chức từ hệ thống lớn thành các bộ phận nhỏ và các hệ thống tổ chức nhỏ và đơn giản hơn, để rễ quản lý và xác định rõ ràng. Nhược điểm: Việc hoạt động toàn bộ hệ thống có được tốt hay không thì phải phụ thuộc vào các bộ phận chức năng trong công ty. 2.4.1.5. Tác nghiệp Theo tính chất tác nghiệp của hoạt động tư vấn quản lý dự án năng lực hoạt động thể hiện ở các khía cạnh sau: + Năng lực tìm kiếm, phát triển thị trường Công ty phải mang thông tin, quảng cáo về dịch vụ của mình tới khách hàng, các đối tác liên kết, liên doanh, các tổ chức tài trợ… Bên cạnh đó, ngay trong quá trình thực thi một dự án, hiệu quả hoạt động tư vấn cũng là một cách giới thiệu tốt nhất cho dịch vụ tư vấn của Công ty với khách hàng và các h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20714.doc
Tài liệu liên quan