Khóa luận Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1

I TRÁI PHIẾU 1

1. Khái niệm trái phiếu 1

2. Phân loại trái phiếu 2

2.1 Phân loại theo hình thức phát hành 2

2.2 Phân loại theo chủ thể phát hành 3

3. Một số vấn đề cơ bản của trái phiếu 6

3.1 Vấn đề chuyển đổi của trái phiếu doanh nghiệp 6

3.2 Quyền hoàn trả 9

4. Định giá trái phiếu 11

4.1 Nguồn thu nhập bằng tiền ( Cash flow ) 11

4.2 Lợi suất ( Yield ) 12

4.3 Xác định giá cả trái phiếu 13

4.4 Mối quan hệ giữa lợi suất yêu cầu và giá cả trái phiếu 15

4.5 Mối quan hệ giữa lợi suất và thời gian đáo hạn 16

II THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 16

1. Khái niệm thị trường trái phiếu 16

2. Vai trò thị trường trái phiếu 17

3. Chức năng thị trường trái phiếu 19

4. Các tổ chức tham gia trên thị trường trái phiếu 19

4.1 Chủ thể phát hành 19

4.2 Chủ thể đầu tư 21

4.3 Các tổ chức tài chính trung gian 21

5. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu 25

5.1 Ổn định môi trường kinh tế tài chính vĩ mô 25

5.2 Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng thị trường trái phiếu 26

5.3 Gây dựng lòng tin của công chúng đầu tư 26

 

5.4 Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp 27

5.5 Xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY 29

I KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 29

1.Khung pháp lý điều chỉnh họat động phát hành trái phiếuChính phủ 29

2. Khung pháp lý điều chỉnh họat động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhà nước 31

3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 33

II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 33

1. Trái phiếu Chính phủ 33

1.1 Tín phiếu kho bạc ( thời hạn dưới 1 năm ) 33

1.2 Trái phiếu kho bạc 35

1.3 Trái phiếu công trình 41

2. Trái phiếu doanh nghiệp 44

2.1 Trái phiếu doanh nghiệp nhà nước 44

2.2 Trái phiếu công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn 46

3. Kết quả ,tồn tại , hạn chế và nguyên nhân 46

3.1 Kết quả đã đạt được 46

3.2 Những tồn tại và hạn chế 49

3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 54

4. Thực trạng niêm yết , giao dịch trái phiếu tại trung tâm giao dịch Chứng khoán 55

4.1 Tình hình niêm yết , giao dịch trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK 55

4.2 Tình hình niêm yết , giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại TTGDCK 56

4.3 Những kết quả ban đầu 57

4.4Những tồn tại và nguyên nhân 58

 

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 61

I NHU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 61

1. Nhu cầu phát triển thị trường trái phiếu Việt nam 63

2. Triển vọng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 64

II ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 64

1. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 64

1.1 Thị trường phát hành 64

1.2 Thị trường giao dịch 67

2. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 69

2.1 Thị trường phát hành 70

2.2 Thị trường giao dịch 71

III . CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 72

1. Các giải pháp chung 72

1.1 Xây dựng môi trường vĩ mô ổn định , trong đó xây dựng chiến lược phát triển thị trường trái phiếu dài hạn 72

1.2 Tạo ra lãi xuất chuẩn trên thị trường trái phiếu Chính phủ 73

1.3 Hoàn chỉnh các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành , niêm yết giao dịch trái phiếu 74

1.4 Xây dựng kế hoạch theo hướng giảm bớt tối đa cho vay ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước 75

1.5Xây dựng chính sách khuyến khích phát hành trái phiếu Doanh nghiệp 76

1.6 Xây dựng đề án giao dịch trái phiếu tại thị trường OTC 77

2. Các giải pháp cụ thể 78

2.1 Cải tiến phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ 78

 

2.2 Các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu 81

2.3 Phát triển các tổ chức tài chính trung gian , phụ trợ 83

2.4 Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam 84

2.5 Nâng cấp hệ thống giao dịch : Công bố thông tin , lưu ký,thanh toán bù trừ đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường 84

2.6 Tiếp tục tuyên truyền phổ biến kiến thức chứng khoán cho công chúng đầu tư , đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức tiềm năng 85

2.7 Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý : Bộ Tài chính , Ngân hàng nhà nước , Ủy ban Chứng khoán nhà nước . 86

IV CÁC KIẾN NGHỊ 88

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) và đấu thầu trên TT CK . D. Bảo lãnh phát hành . Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu trái phiếu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán , Kho bạc Nhà nước tổ chức thí điểm việc phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh , nhằm tạo thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới cho ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển , đồng thời cung cấp hàng hóa đủ tiêu chuẩn giao dịch cho trung tâm giao dịch chứng khoán . Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu mà người phát hành ( Bộ tài chính – Kho bạc Nhà nước ) không trực tiếp bán các loại trái phiếu cho các nhà đầu tư mà ủy quyền cho các tổ chức có đủ khả năng về vốn , trình độ nghiệp vụ uy tín và có mối quan hệ rộng rãi với các nhà đầu tư trên thị trường thực hiện . Tổ chức bảo lãnh phát hành là các công ty chứng khoán , ngân hàng thương mại , công ty tài chính có trách nhiệm giúp Bộ tài chính trả một khoản hoa hồng cho dịch vụ này . Đến nay có 25 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm 19 Ngân hàng thương mại và 6 công ty chứng khoán . Mặc dù đã có tới 25 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh nhưng thực tế trong hơn hai năm hoạt động vừa qua mới chỉ có hai , ba đơn vị tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và có hiệu quả . Kết thúc năm tài chính 2001 , chỉ có công ty chứng khoán Bảo Việt là có thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đạt trên 500 triệu đồng . Hầu hết các công ty chứng khoán đều không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ như môi giới , tự doanh bảo lãnh phát hành , quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư . Trong năm 2001 , Bộ Tài chính thực hiện 2 đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ . Kết quả : Đợt 1 khối lượng trái phiếu phát hành là 500 tỷ đồng , thời hạn 5 năm , lãi suất 6,6 % năm ; mã số chứng khoán là CP 1A0100 – thanh toán hàng năm phí bảo lãnh là 0,15 % trên số tiền nhận bảo lãnh ; đơn vị nhận bảo lãnh là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt . Đợt 2 khối lượng phát hành trái phiếu là 200 tỷ đồng , thời hạn 5 năm , lãi suất 7% năm ; mã số chứng khoán là CP 1A0101 – thanh toán hàng năm , phí bảo lãnh là 0,15 % trên số tiền nhận bảo lãnh , đơn vị nhận bảo lãnh vẫn là công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt . Năm 2002 , Bộ Tài chính còn tổ chức thêm đợt 3 phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành với khối lượng phát hành là 50 tỷ đồng các chứng khoán được niêm yết với các mã số CP1A0201 , thời hạn 5 năm , lãi suất 7,35% hai đơn vị đồng bảo lãnh phát hành là Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam bảo lãnh 30 tỷ đồng và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam bảo lãnh 20 tỷ đồng , nâng tổng số trái phiếu được phát hành theo hình thức bảo lãnh phát hành lên con số 3 . Như đã trình bầy ở trên , trong năm 2002 Quỹ hỗ trợ phát triển ( QHTPT ) đã tiến hành 8 đợt đấu thầu theo phương thức bảo lãnh phát hành với các trái phiếu có các mã số chứng khoán từ CP4A 0102 đến CP4A 0802 . Trong 8 đợt trên , các công ty chứng khoán đã có những bước tiến rất đáng khích lệ về mặt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành , đặc biệt là Công ty chứng khoán Bảo Việt và Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương . Trong 2 dợt phát hành trái phiếu Chính phủ của QHTPT , Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Ngoại Thương đã bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn với tổng giá trị là 100 tỷ đồng . Đây là lần đầu tiên một công ty chứng khoán Việt Nam bảo lãnh thành công theo phương thưc này . Với thành công trong lần bảo lãnh này , chắc chắn các công ty chứng khoán sẽ rút ra những bài học bổ ích cho các đợt bảo lãnh sau . 1.3. Trái phiếu công trình . Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản của trung ương cũng như của địa phương . Bộ Tài chính đã kết hợp với các bộ ngành và các địa phương xây dựng đề án huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu công trình trình Chính phủ phê duyệt Nhờ phương thức huy động vốn này trong thời gian qua hàng loạt các công trình hàng loạt các công trình đã được xây dựng góp phần phát triển nền kinh tế Trước khi có Nghị định 72 CP Tín phiếu đường dây 500 KV Đường dây tải điện Bắc Nam 500 KV từ thủy điện Hòa Bình đến Phú Lâm thành phố Hồ Chí Minh dài trên 1.460 Km là một trong những công trình xây dựng trọng điểm Quốc gia . Nhà nước quyết định xây dựng công trình này nhằm mục đích khai thác và sử dụng triệt để công suất các nguồn điện hiện có ở Miền Bắc , đặc biệt là thủy điện Hòa Bình để cung cấp điện cho các tình phía Nam , miền Trung và Tây Nguyên thiếu điện trầm trọng . Đây là công trình có quy mô lớn , kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải huy động và tập trung mọi nguồn lực của cả nước để thi công xây dựng với thời gian nhanh nhất . Về nguồn vốn đầu tư , ngoài nguồn được bố trí trong cân đối Ngân sách , Nhà nước ta hàng năm còn phải vay thêm ở trong nước và nước ngòai , trong đó vay trong nước là mục tiêu chủ yếu . Thực hiện chủ trương trên , ngày 20 tháng 4 năm 1992 Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 134 / HĐBT giao cho Bộ Tài chính ( hệ thống kho bạc Nhà nước ) phát hành tín phiếu kho bạc có bảo đảm giá trị theo giá vàng để huy động nguồn vốn trong các doanh nghiệp và trong nhân dân xây dựng đường dây tải điện Bắc Nam 500 KV . Đây là hình thức huy động vốn có nhiều quy định mới và phức tạp hơn so với các loại tín phiếu đang phát hành cùng thời kỳ Tín phiếu có ba loại kỳ hạn : 1 năm , 2 năm và 3 năm . Lãi suất : 4,2% năm ; 4,5% năm và 5% năm tương ứng với các loại kỳ hạn 1 năm , 2 năm . 3 năm . Từ ngày 1 tháng 7 năm 1993 được điều chỉnh lên các mức 6,0 % năm , 6,5 % năm và 7 % năm . Tín phiếu được thu và ghi bằng đồng Việt Nam . Trường hợp người mua tín phiếu bằng vàng và đô la Mỹ sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá vàng và tỷ giá đô la Mỹ do kho bạc Nhà nước công bố tại thời điểm phát hành trên cơ sở giá mua vào của Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý và tỷ giá mua đô la Mỹ của các Ngân Hàng Ngoại Thương Tỉnh - Thành phố . Việc thu bằng vàng và ngoại tệ chỉ được thực hiện tại Tỉnh – Thành phố lớn : Hà nội , Hải phòng , thành phố Hồ Chí Minh , Nam Hà và Bà Rịa - Vũng Tàu . Đối tượng mua trái phiếu : Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế của công trình đường dây và yêu cầu cấp bách của việc huy động vốn , cùng với việc động viên các đơn vị , cán bộ và nhân dân tự nguyện mua tín phiếu Kho bạc , Nhà nước quy định nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng huy động được một lượng vốn tối thiểu để cấp phát ngay cho công trình đường dây này . Đối tượng thuộc diện tự nguyện gồm có các tầng lớp dân cư người Việt Nam , kiều bào ở nước ngoài , các đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước , các cơ quan của Đảng , Đoàn thể , các hội quần chúng , các công ty nước ngoài và cá nhân người nước ngoài . Các đối tượng này được tự do lựa chọn các loại tín phiếu với kỳ hạn và lãi suất thích hợp . Đối tượng thuộc diện nghĩa vụ bắt buộc gồm có : Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh , các ngân hàng thương mại và các Ngân hàng đầu tư và phát triển , công ty vàng bạc đá quý , các tổ chức tín dụng , bảo hiểm ... Đợt phát hành Tín phiếu 500 KV kéo dài từ tháng 7 năm 1992 đến hết tháng 12 năm 1994 thu dược 334 tỷ đồng . Số thu phát hành tín phiếu đường dây 500 KV đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn cho công trình thế kỷ này sớm khởi công và hoàn thành đúng tiến độ thi công . Trái phiếu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh . Trái phiếu do ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát hành để xây dựng đường Nguyễn Tất Thành – Liên Tỉnh Lộ 15 . Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm , lãi suất 15 % / năm , thanh toán lãi 6 tháng 1 lần . Trái phiếu được phát hành qua mạng lưới Kho bạc Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995 , tổng số tiền huy động được là 25,2 Tỷ đồng đạt 84 % kế hoạch . Trái phiếu xi măng Anh Sơn Trái phiếu do ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An phát hành và được Ngân sách Tỉnh bảo lãnh với mục đích xây dựng Nhà máy Xi măng Anh Sơn . Kỳ hạn của trái phiếu là 3 năm và 5 năm , lãi suất là 15 % / năm từ 10/9/1994 đến 30/11/1994 , từ 1/12/1994 điều chỉnh lên 21%/ năm với cả hai loại kỳ hạn . Trong thời gian phát hành từ 10/9/1994 đến 30/6/1995 thu được 7,691 tỷ đồng B. Sau khi có nghị định 72 / CP Triển khai Nghị định số 72/CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ , Bộ tài chính tiếp trục hướng dẫn các ủy ban Nhân dân các Tỉnh , Thành phố , các Bộ ngành xây dựng đề án huy động vốn để đầu tư cho các công trình , dự án thuộc lĩnh vực quan trọng như : Thủy điện Yaly , Xi măng Phúc Sơn , các công trình cơ sở hạ tầng của các tỉnh : Bình thuận , Tiền giang , Cà mau , Lào Cai ... Nguồn vốn thanh toán trái phiếu được cân đối trong kế hoạch đầu tư của Ngân sách Tỉnh và sử dụng các nguồn thu khác như lệ phí Cầu đường bến bãi và số thu vượt kế hoạch Ngân sách mà tỉnh được hưởng . Đối tượng được phát hành trái phiếu và các công trình thuộc diện được Ngân sách Nhà nước đầu tư , nằm trong kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước nhưng chưa được bố trí vốn trong năm kế hoạch . Phương thức phát hành : Từ năm 2000 trở về trước , trái phiếu công trình được phát hành theo phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước . Thời hạn trái phiếu là 1 năm , lãi suất được hình thành qua kết quả đấu thầu . Đến hạn thanh toán mà Ngân sách Tỉnh khó khăn chưa bố trí được nguồn Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu mới để đáo nợ cũ . Từ năm 2000 trở lại đây , theo quy định tại Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ , trái phiếu công trình được phát hành qua các kênh : Đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành . Như vậy các công trình có điều kiện huy động vốn với thời hạn dài hơn và chi phí thấp hơn .Tổng số vốn đã phát hành cho các công trình từ năm 1996 đến hết năm 2001 là hơn 1000 tỷ đồng . Trong năm 2002 các hội thảo về việc phát hành trái phiếu đô thị đã được tổ chức . Địa điểm phát hành được tập trung vào hai thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh . Tại hai thành phố này nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng 15% tới 20% . Do vậy huy động vốn qua phát hành trái phiếu đô thị là rất cần thiết và cần được khẩn trương tiến hành . Cũng trong năm 2002 Công ty chứng khoán Bảo Việt đã trình đề án bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình cho dự án Cầu Giẽ , Ninh Bình do Bộ Giao Thông Vận Tải chủ trì với tổng số vốn huy động lên tới 3325 tỷ đồng . Nếu đề án này được triển khai thành công đó sẽ là bước đệm cho việc phát hành trái phiếu công trình huy động vốn cho các công trình , đặc biệt là các công trình giao thông lớn trong tương lai . 2.Đối với trái phiếu doanh nghiệp 2.1 Trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước Sau khi nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước thị trường trái phiếu mới bắt đầu được hình thành , có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh , tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu còn rất ít . Năm 1997 đề án phát hành trái phiếu của Công ty Thép Miền Nam được Bộ Tài Chính phê duyệt với khối lượng dự kiến huy động là 9,2 tỷ đồng , thời hạn trái phiếu là 25 đến 30 năm , lãi suất công bố hàng năm và được tính toán dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , trong đó đối tượng mua trái phiếu là cán bộ công nhân viên của Công ty . Bên cạnh đó một khối lượng đáng kể trái phiếu của các tổ chức tín dụng cũng đã được phát hành kể từ khi có quyết định số 212/ QĐ- NH1 ngày 22/9/1994 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành thể lệ phát hành trái phiếu Ngân hàng Thương mại , Ngân hàng đàu tư phát triển hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng . Từ năm 1998 đến nay , Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam liên tục tổ chức các đợt phát hành trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm . Chỉ tính riêng hai đợt phát hành trong năm 2000 , tổng khối lượng trái phiếu phát hành đạt hơn 1 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm , với lãi suất thả nổi , lãi suất năm đầu bằng 6,5% (Đợt I)và 6,55% ( Đợt II ) lãi suất từ năm thứ hai trở đi được xác định bằng cách lấy mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng đầu tư cộng 0,5% / năm . Trường hợp lãi suất năm tiếp sau theo cách tính này thấp hơn mức lãi suất năm đầu thì giữ nguyên như mức lãi suất năm đầu . Cho đến khi trước khi trung tâm GDCK TPHCM chính thức đi vào hoạt động , nhiều tổ chức tín dụng lớn đã phát hành trái phiếu và có kế hoạch niêm yết trái phiếu của mình trên Trung tâm GDCK , nhưng đến nay mới chỉ có trái phiếu của Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã hội đủ các điều kiện niêm yết theo quy định và được cấp giấy phép niêm yết tại Trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh . - Ngoài ra , Nghị Định 23/CP về phát hành trái phiếu Quốc tế được ban hành từ năm 1994 , nhưng trên thực tế đến nay chưa có Ngân hàng thương mại quốc doanh hay doanh nghiệp Nhà nước nào phát hành chứng khoán theo nghị định này . Gần đây đã có nhiều ý kiến cho rằng nên phát hành trái phiếu trên trường Quốc tế . Các ý kiến này dựa trên cơ sở là hiện nay Việt Nam có định mức tín nhiệm khá tốt trên trường quốc tế ( Theo standard and Poor , hệ số tín nhiệm của Việt Nam là BB ) . Thêm vào đó điều kiện tình hình tài chính quốc tế khá khả quan . Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu quốc tế là rất phức tạp . Hơn nữa uy tín của bản thân các Ngân hàng , doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế , cũng như thiếu kinh nghiệm huy động vốn trên thị trưưòng vốn trong và ngoài nước ... các hạn chế này đã có tác động không nhỏ đến mức lãi suất huy động và các chi phí cho việc phát hành . Với điều kiện kinh doanh chung hiện nay thì các doanh nghiệp khó có thể chịu được mức chi phí huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế . Chính vì thế đề án phát hành trái phiếu quốc tế cần được xem xét kỹ lưỡng và tiến hành thận trọng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ , Bộ tài chính và ủy ban chứng khoán Nhà nước . 2.2 Trái phiếu công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn Theo luật công ty năm 1990 thì các công ty cổ phần được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn , tuy nhiên hầu như không có công ty nào phát hành trái phiếu theo luật này . Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ( REE ) phát hành trái phiếu chuyển đổi ngày 1/7/1996 với số tiền phát hành 5.000.000 USD lãi suất 4,5% / năm , tiền lãi được thanh toán vào cuối kỳ vào ngày 31/12/1996 , 31/12/1997 và 1/5/1998 . Trái phiếu REE được chuyển đổi vào năm 1998 theo hệ số chuyển đổi được xác định khi phát hành . Sau khi luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 , có rất ít doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu huy động vốn , năm 2001 Công ty cổ phần Công nghệ Thông tin ( EIS ) phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng trị giá 10 tỷ đồng , thời hạn 3 năm , lãi suất 8% / năm , đến năm 2004 trái phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu theo hệ số chuyển đổi được xác định trước . 3. Kết quả đạt được , những tồn tại hạn chế và nguyên nhân . 3.1. Những kết quả đạt được : Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn khá hiệu quả cho Ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển . Đây là một biện pháp mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng , kể cả các nước công nghiệp phát triển như Mỹ , Nhật , Anh , Pháp , Đức ... Ơ nước ta trong điều kiện các nguồn tài chính còn hạn hẹp , thiếu hụt ngân sách ở mức độ cao và kéo dài việc phát hành trái phiếu Chính phủ , đặc biệt là trái phiếu trung và dài hạn có ý nghĩa quan trọng . Thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ , Nhà nước thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội , đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của Ngân sách nhà nước , từ đó giảm bớt những căng thẳng mang tính thời vụ , tạo điều kiện cho ngân sách chủ động trong việc hoạch định và thực hiện dự toán thu – chi . Việc phát hành trái phiéu trung và dài hạn còn thu hút hút lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội để đưa vào đầu tư , từ đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm GDP , góp phần ổn định và phát triển kinh tế . Vay trong nước qua phát hành trái phiếu Chính phủ đã được kiểm nghiệm là biện pháp có nhiều ưu thế so với vay ngoài nước , không bị rằng buộc về sức ép kinh tế hay chính trị , không bị chuyển lợi nhuận ra nước ngoài . Hơn nữa vay ngoài nước luôn chứa đựng những nhân tố tiềm tàng về bất ổn định và là nguyên nhân của nhièu cuộc khủng hoảng tài chính , mà điển hình là cuộc khủng hoảng ở châu Á vừa qua .Thực tế những năm qua cho thấy , nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ chiêm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước . Nhờ biện pháp vay trong nước đã chấm dứt việc phát hành tiền cho ngân sách cho nhà nước chi tiêu và hạn chế dần vay nợ nước ngoài góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia . Bảng 3 : Tỷ lệ bù đắp bội chi trong nước bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ qua các thời kỳ Đơn vị tính : % 1986-1990 0,3% 1991-1994 58,2% 1995-1997 67,1% 1997-2000 79,4% ( Nguồn : Vụ Ngân sách NN ) Mặt khác thông qua phát hành trái phiếu công trình hàng trăm tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được huy động đầu tư trực tiếp cho các công trình kinh tế xã hội quan trọng , then chốt góp phần nâng cao năng lực sản xuất của khu vực kinh tế Nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trong phạm vi toàn xã hội . Trong điều kiện Ngân sách nhà nước ta còn thâm hụt cao và kéo dài thì những kết quả trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng . Cùng với các kênh huy động vốn của các ngân hàng thương mại , việc phát hành trái phiếu Chính phủ góp phần ổn định , điều hòa lưu thông tiền tệ và kiềm chế lạm phát Thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đã thu hút được một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội mà chủ yếu là trong các tầng lớp dân cư đưa vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh . Nhà nước được sử dụng chính số tiền trong lưu thông để chi tiêu và đầu tư , không phải phát hành thêm tiền nhờ vậy cân đối tích cực tiềm tàng , ổn định cung – cầu trong lưu thông tiền tệ . Đây là một trong những giải pháp tích cực nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát ở nước ta trong thời gian qua . Trong các luồng vốn huy động qua kho bạc Nhà nước thì vốn trung và dài hạn có xu hướng ngày một tăng , cơ cấu dư nợ trái phiếu chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn hơn . Nếu những năm đầu thập niên 90 , Kho bạc Nhà nước chủ yếu phát hành các lọai tín phiếu ngắn hạn thì từ năm 1997 trở lại đây Kho bạc Nhà nước chỉ phát hành các loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên . Trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn mất cân đối kéo dài việc nâng dần thời hạn trái phiếu Chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển . Bảng 4. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu Chính phủ phân theo tiêu thức kỳ hạn Đơn vị tính : % 31/12/96 31/12/97 31/12/98 31/12/99 31/12/00 31/12/01 - <1 năm 1,85% - - - - - - 1 năm 51,4% 37,2% 38,9% 19,8% 26,8% 27% -2 năm 46,7% 62,8% 61,1% 44,7% 39,8% 36% -3 năm 0,05% - - - - - -5 năm - - - 35,5% 33,4% 38% ( Nguồn : Kho bạc Nhà nước năm 2002 ) - Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú, tạo hàng hóa cho sự hình thành và phát triển thị trường vốn , thị trường chứng khoán và là công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường tiền tệ . Thực tế qua hơn 10 năm thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ cho thấy công tác tác này đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận . Từ chỗ chỉ phát hành tín phiếu kho bạc bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước với thời hạn rất ngắn ( 3 tháng , 6 tháng trong năm 1991 ) cho đến nay trái phiếu Chính phủ đã có thời hạn dài hơn và hình thức phát hành phong phú hiện đại và phù hợp với thông lệ chung của Thế giới như đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước , đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán , bảo lãnh phát hành . Tín phiếu kho bạc được đấu thầu định kỳ đều đặn qua Ngân hàng Nhà nước ( Trung bình 1 tuần / 1 lần ) . Đây là công cụ tương đối “ Lỏng ”, có độ thanh khoản cao tại thị trường tiền tệ . Do vậy tín phiếu kho bạc đã trở thành công cụ quan trọng nhất để Ngân hàng Nhà nước điều hành nghiệp vụ thị trường mở thông qua “ Cửa sổ chiết khấu ” trong thời gian qua . Các loại trái phiếu Chính phủ ngày càng chuẩn hóa về kỹ thuật phát hành : Không ghi tên , in sẵn mệnh giá , được thanh toán lãi định kỳ , thống nhất ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán ... do vậy đáp ứng đủ tiêu chuẩn để được niêm yết và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung . Thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ , Bộ Tài chính đã cung cấp một khối lượng hàng hóa quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động . 3.2. Những hạn chế , tồn tại - Tỷ lệ huy động vốn thông qua hình thức trái phiếu Chính phủ còn thấp chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế và tiềm năng xã hội . Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi phải tập trung rất lớn nguồn tài lực và vật lực cả trong nước cũng như ngoài nước trong đó nguồn trong nước giữ vai trò quyết định . Cùng với kênh huy động vốn khác như qua Ngân hàng , phát hành cổ phiếu , trái phiếu doanh nghiệp ... trái phiếu Chính phủ có có vị trí trí hết sức quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế . Tuy nhiên , trong thời gian qua khối lượng vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ còn thấp , chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Ngân sách nói riêng và nền kinh tế nói chung . Tỷ lệ dư nợ trái phiếu Chính phủ ở nước ta nói chung còn rất thấp . Bảng 5 : Tỷ lệ dư nợ trái phiếu Chính phủ so với GDP giai đoạn 1999-2000 Đơn vị tính : % Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ 1991 0,15% 1996 0,93% 1992 0,83% 1997 2,20% 1993 1,71% 1998 2,39% 1994 1,98% 1999 3,17% 1995 2,21% 2000 3,76% ( Nguồn : Kho bạc Nhà nước TW năm 2001 ) Tại các nước phát triển như Mỹ , Nhật bản tỷ lệ dư nợ trái phiếu Chính phủ hiện nay đã đạt khoảng 100% GDP , đối với các nước khác trong khu vực như Thái Lan , Indonexia , Malaixia cũng đạt khoảng 20-30% GDP. Thực tế tình hình lưu thông tiền tệ ở nước ta cho thấy tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong nhân dân rất lớn , một lượng vốn đáng kể cả nội tệ và ngoại tệ chưa được khai thác trong các tầng lớp dân cư , các tổ chức kinh tế , các đoàn thể và tổ chức xã hội . Vì vậy , chính sách huy động vốn của Nhà nước trong thời gian tới cần phải tiếp tục nghiên cứu , hoàn thiện để thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi này cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước . Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong quản lý và điều hành thị trường trái phiếu Chính phủ . Việc phát hành trái phiếu Chính phủ mới chỉ tập trung nhiều đến vai trò cân đối Ngân sách mà chưa thật sự gắn chặt với mối quan hệ trong việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ . Đôi lúc việc thực thi hành chính sách này còn mâu thuẫn nhau như việc huy động tín phiếu , trái phiếu kho bạc cần thời hạn dài để chủ động trong điều hành Ngân sách , do vậy không phát hành tín phiếu với kỳ hạn ngắn và linh hoạt hơn như 13 tuần , 26 tuần , 39 tuần để điều hành thị trường tiền tệ .Chưa xác định được khối lượng trái phiếu cần thiết huy động từ nềns kinh tế cũng như khối lượng cung cấp tín dụng tối ưu từ các định chế tài chính cho Ngân sách Nhà nước thông qua thị trường tín phiếu kho bạc nói riêng và trái phiếu Chính phủ nói chung . Công tác kế hoạch hóa chưa tốt dẫn đến hiệu quả không cao . Một trong những công việc hết sức quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chiến lược huy động vốn ,đó là công tác kế hoạch hóa ; song công tác này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức mới chỉ xây dựng kế hoạch hàng năm , quý , tháng mà chưa có chiến lược tổng thể về huy động vốn thông qua hình thức trái phiếu Chính phủ . Việc xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ còn hết sức thụ động , chủ yếu dựa vào nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước và dự toán Ngân sách đã được thông qua . Do vậy nó còn thiếu tính kinh tế và khoa học như tính đến chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của chính sách tài chính Quốc gia nói chung , không thống nhất với kế hoạch vay nợ cần thiết để phát tiển thị trường Mặt khác các căn cứ để tính toán chưa rõ ràng , chưa xác định rõ được các nguồn vốn trong xã hội cũng như đặc trưng của từng nguồn , chưa gắn huy động vốn bằng trái phiếu Chính phủ với các hình thức huy động khác như huy động của Ngân hàng , Doanh nghiệp số liệu để xây dựng công tác kế hoạch như thu nhập , tiết kiệm và chi tiêu của người dân cũng như số liệu các khu vực tài chính , ngân hàng không đầy đủ và chính xác ... Từ đó không xây dựng được kế hoạch huy động vốn về thời điểm cũng như thời hạn , lãi suất , không có lịch phát hành rõ ràng ... Do bản thân công tác kế hoạch hóa Ngân sách Nhà nước còn chưa tốt nên dẫn tới phát hành trái phiếu còn thụ động , thời điểm phát hành còn chưa phù hợp đối với khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế nên lãi suất còn cao ; mặt khác vai trò của trái phiếu Chính phủ nhiều khi chỉ đơn thuần là bù đắp thiếu hụt Ngân sách dẫn tới giảm nhẹ các vai trò khác như vai trò là hàng hóa trên thị trường vốn , vai trò điều hành thị trường tiền tệ ... Phát hành tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan