Khóa luận Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: RỦI RO VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. 3

1.1-MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM: 3

1.1.1-Khái niệm NHTM: 3

1.1.2-Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường: 3

1.1.3-Rủi ro trong kinh doanh của NHTM: 5

1.2-MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: 8

1.2.1-Khái niệm của tín dụng ngân hàng: 8

1.2.2-Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam: 10

1.2.3-Các hình thức tín dụng ngân hàng: 10

1.3 - RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NHTM: 11

1.3.1-Khái niệm đặc điểm rủi ro tín dụng: 12

1.3.2-Phân loại rủi ro trong kinh doanh tín dụng: 12

1.3.3- Nguyên nhân gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM: 14

1.3.4-Hậu quả của rủi ro tính dụng: 16

1.3.5- Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng NHTM: 16

CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT, CHI NHÁNH HÀ NỘI. 24

2.1-KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT, CHI NHÁNH HÀ NỘI (LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI) 24

2.1.1- Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà Nội: 24

2.1.2-Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 30

2.2-THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI: 36

2.2.1-Tình hình nợ quá hạn tại LVB, chi nhánh HN: 36

2.2.2-Một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 39

2.2.3-Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại LVB, chi nhánh HN: 41

CHƯƠNGIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI 43

3.1-MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NĂM 2006: 43

3.1.1-Các yếu tố chi phối hoạt động kinh doanh năm 2006: 43

3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2006: 44

3.1.2.1-Mục tiêu chung: 44

3.1.2.2-Mục tiêu cụ thể: 46

3.2-NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA LVB, CHI NHÁNH HÀ NỘI: 47

3.2.1-Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ và củng cố mạng lưới hoạt động: 47

3.2.2-Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin: 48

3.2.3-Linh hoạt sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ: 49

3.2.4-Phân tán rủi ro tín dụng: 49

3.2.5-Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay: 51

3.2.6-Xử lý nợ khó đòi: 52

3.2.7-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: 54

3.2.8- Quan tâm tới điều kiện an toàn tín dụng: 55

3.2.9-Tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương: 55

3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 56

3.3.1- Đối với ngân hàng Nhà nước: 56

3.3.2-Đối với LVB, chi nhánh Hà nội: 58

KẾT LUẬN 60

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc65 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc bình thường và đảm bảo chấp hành các quy định an toàn của ngân hàng Trung ương. Nguồn bù đắp đáng kể nhất là quỹ dự phòng rủi ro, quỹ này được dùng để bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do vậy để hạn chế rủi ro tín dụng cần thiết phảI thiết lập qũy dự phòng rủi ro. Tuy nhiên trước khi sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất, giá trị bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân và các tổ chứuc của bảo hiểm. Sau đó mới tiến hành xoá các khoản nợ không có khả năng thu hồi bằng nguồn vốn của quỹ dự phòng. Chươngii Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh lào-việt, chi nhánh hà nội. 2.1-kháI quát về ngân hàng liên doanh lào-việt, chi nhánh hà nội(lvb, chi nhánh hà nội) 2.1.1- Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà Nội: 2.1.1.1- Lịch sử hình thành của LVB, chi nhánh Hà nội: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước của hai nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về việc phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt-Lào về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB) đã được thành lập vào ngày 22-06-1999 tại thủ đô Vietiane nước CHDCND Lào. Gần một năm sau đó, ngày 27-03-2000 được sự chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng trung ương hai nước, LVB đã được cấp phép mở chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh đầu tiên của hệ thống ngân hàng liên doanh Lào-Việt, với vốn đóng góp ban đầu của mỗi bên là 50% trong 10.000.000$. Sự ra đời của chi nhánh Hà nội đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng của hệ thống LVB nói riểng và quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước Việt-Lào nói chung. LVB thực hiện chức năng kinh doanh của một Ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ hiện đại, phương thức giao dịch một cửa, với phương châm phục vụ là “ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và an toàn”. Trong 6 năm qua, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách, tận dụng thời cơ để từng bước ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Chi nhánh ra đời và hoạt động trong một môI trường hoạt động kinh doanh cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt: nơI có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhưng lợi thế về qui mô, uy tín và các quan hệ truyền thống, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt. Trong khi mức vốn điều lệ của chi nhánh cũng như toàn hệ thống quá nhỏ, do đó việc tạo lập uy tín, thu hút khách hàng, xâm nhập để chiếm lĩnh thị trường, thị phần là hết sức khó khăn. Là một chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên hoạt động kinh doanh bị nhiều hạn chế như: không được phép huy động tiết kiệm ngoại tệ, không được phép mở phòng giao dịch, bàn tiết kiệmĐó là trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của chi nhánh. Trước những khó khăn thử thách trên, chi nhánh đã tranh thủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan. Đặc biệt với sự quan tâm chu đáo về mọi mặt của hai ngân hàng mẹ, chi nhánh đã từng bước ổn định và phát triển, kinh doanh ngày càng hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong suốt 6 năm qua, chi nhánh luôn ý thức được vai trò, nhiệm vụ chủ yếu của mình là làm thế nào góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam- Lào. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ làm ăn kinh tế lâu dài với nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nước bạn Lào. Chi nhánh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, thi công và kinh doanh với nước bạn Lào, trong đó đặc biệt là các đơn vị thành viên của tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tổng công ty xây dựng miền trung tham gia thi công các công trình như: Đập chứa nước Thuỷ lợi Nâm Tiên, Thuỷ lợi Thaphanongphong, Nhà bảo tàng Chủ tịch Kaysỏn Phomvihan, trường Đại học Quốc gia Lào, Đường 18BVới vai trò làm cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt Nam-Lào chi nhánh đã thành lập đường dây thanh toán trực tiếp với Hội sở chính thuận lợi nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức thanh toán đa dạng như: mở tài khoản điều hành từ xa, nhờ đó khách hàng ở Việt Nam thực hiện điều hành tài khoản của mình đã mở ở Lào và ngược lại Thông qua hội sở chính, kênh thanh toán của chi nhánh có thể đi đến tất cả các ngân hàng tại Lào, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: chuyển tiền thanh toán hợp đồng kinh tế, chuyển tiền viện trợ của chính phủ, của tổ chức, chuyển tiền cho người thân học tập, du lịch Bằng nhiều loại tiền tệ như: LAK, VND, USD, THB trong đó chi nhánh đặc biệt chú trọng việc thanh toán bằng VND và LAK. Sâu 6 năm hoạt động, hệ thống ngân hàng Lào-Việt nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, điển hình là việc triển khai nhanh, có hiệu quả chủ trương của chính phủ về thực hiện thanh toán chuyển tiền bàng đồng Việt Nam và kịp Lào; bước đầu làm tốt vai trò trung tâm thanh toán, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghịêp hai nước trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ và dịhc vụ ngân hàng tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng; hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả; làm tốt nhiệm vụ ngân hàng đại lý tiếp nhận và giảI ngân các dụ án sử dụng vốn theo hiệp định của Chính phủ hai nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bước hội nhập và phát triển. Từ kết quả đạt được nêu trên của chi nhánh, đã khẳng định một hướng đI đúng, một sự đầu tư hiệu quả. Sự ra đời của chi nhánh Hà Nội ngân hàng liên doanh Lào-Việt là một điều tất yếu của sự phát triển hợp tác kinh tế toàn diện, là mắt xích quan trọng thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, bền vững giữa hai nước Việt Nam-Lào. 2.1.1.2-Cơ cấu tổ chức của LVB, chi nhánh Hà nội: LVB Chi nhánh Hà nội có trụ sở ở 17B - Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, Thủ đồ Hà nội. Ngày 27/03/2001, Chính phủ của hai nước đã Quyết định thành lập lại LVB chi nhánh Hà nội theo qui chế doanh nghiệp của hai nước. Song song với việc sắp xếp lại tổ chức, LVB chi nhánh Hà nội đã xây dựng những văn bản pháp qui qui định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Vai năm qua cùng với các ngân hàng thương mại khác, LVB chi nhánh Hà nội tiến hành đổi mới về bộ máy tổ chức. Mô hình tổ chức này đã giúp cho ban giám đốc tập trung sự chỉ đạo, nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh sát với nền kinh tế thị trường. Mô hình tổ chức ngân hàng liên doanh lào-việt, chi nhánh hà nội Ban giám đốc Phòng hành chính tổng hợp Phòng kinh doanh Phòng kế toán Kiểm soát nội bộ Thanh toán quốc tế C-vay và B-lãnh Huy động vốn Giao dịch Kho quỹ Điện toán Mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng liên doanh lào-việt Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam Ngân hàng ngoại thương lào Hội sởchính HĐQT Ngân hàng liên doanh lào việt P. kiểm soát nội bộ P. nghiệp vụ bán lẻ P. nghiệp vụ kinh doanh Chi nhánh tại hà nội Ban tổng giám đốc P. kế toán tài chính - ĐT Chi nhánh tại champasak Chi nhánh tại TPHCM Văn phòng Thành viên hội đồng quản trị ngân Ông Lê Đào Nguyên PhóTGĐ ngân hàng ĐT và PT Việt Nam chủ tịch hội đồng quản trị Bà Phasy Phommakone Phó TGĐ ngân hàng ngoại thương Lào phó chủ tịch hội quản trị. Bà Bounta Daravy Uỷ viên. Ông Lê Mạnh Hà Uỷ viên Ông Phạm Quốc Hùng Uỷ viên Ông Phansana Khounnouvong Uỷ viên Thành viên ban tổng giám đốc ngân hàng liên doanh Lào-Việt Bà Bounta Daravy Tổng giám đốc Ông Lê Mạnh Hà Phó tổng giám đốc thứ nhất Bà Manivong Sayaseng Phó tổng giám đốc Thành viên ban giám đốc chi nhánh hà nội qua các nhiệm kỳ Ông Lê Mạnh Hạ Giám đốc chi nhánh nhiệm kỳ I Ông Lê Viết Dung Giám đốc chi nhánh nhiệm kỳ II Ông Santy Phonmeuanglao Phó giám đốc chi nhánh nhiệm kỳ I Ông Bouvanh Simalivong Phó GĐ chi nhánh nhiệm kỳ II 2.1.2-Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 2.1.2.1-Hoạt động huy động vốn: Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” LVB, chi nhánh Hà Nội đã hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những hoật động chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. LVB, chi nhánh Hà Nội luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ, đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn và biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như: Tổ chức mạng lưới tiết kiệm rộng khắp với các hình thức huy động phong phú, đa dạng, tổ chức và thực hiện tốt dịch vụ ngân hàng, coi trọng chiến lược khác hàng trong công tác huy động vốnNhờ đó: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2004 đạt 162,183 triệu đồng(10,282 ngàn USD quy đổi) tăng 21% so với đầu năm. Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đạt 36,797 triệu đồng(2,333ngàn USD) chiếm 23% vốn huy động tại chỗ. Trong đó tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt 936 ngàn USD quy đổi, bằng 84% so với đầu năm. Cơ cấu gửi tiết kiệm tăng theo xu hướng tăng tiền gửi có kỳ hạn dài, trong đó tiền gửi 12 tháng trở lên đạt 696 ngàn USD, chiếm 74% tổng tiền gửi tiết kiệm. Đến 31/12/2004 tổng dư nợ vay của Chi nhánh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là 182,296 triệu VND, bằng 116% so với thời điểm 31/12/2003. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2005 đạt 355 tỷ đồng(22,3 triệu USD), tăng 117% so với đầu năm và chiếm 73% trên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là tổ chức, cá nhân đạt hơn 47 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm và chiếm 13,4% vốn huy động tại chỗ, số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến 31/12/2005 đạt hơn gần 16 tỷ đồng, bằng 105% so với đầu năm, trong đó tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn nhận của các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính đến 31/12/2005 đạt gần 284 tỷ đồng, chiếm 80% trên tổng vốn huy động. Đây là nguồn vốn có thời gian nhận gửi rất ngắn, không ổn định và thường mang tính thời điểm, cần phảI có nguồn vốn vay hạn mức từ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam làm hậu thuẫn. Tổng nguồn vốn huy động đến thời điểm 31/12/2006 đạt 30,5 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 87% trên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân bằng 135% so với kế hoạch giao, đạt gần 6,1 triệu USD quy đổi, tăng 106% so với đầu năm và chiếm 20% tổng vốn huy động. Số dư tiền gửi tiết kiệm dân cư đến 31/12/2006 đạt hơn 3,3 triệu USD quy đổi, gấp 3,25 lần so với đầu năm. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, tính đến 31/12/2006 đạt 23,15 triệu USD quy đổi, chiếm 76% trên tổng vốn huy động. Đây là nguồn vốn có thời gian nhận gửi rất ngắn, không ổn định và thường mang tính thời điểm trước kia chi nhánh cần phảI có nguồn vốn hỗ trợ từ BIDV làm hậu thuẫn, tuy nhiên, BIDV đã chuyển nguồn vốn vay khác thấu chi sang cơ chế tiền gửi liên ngân hàng với lãI suet thị trường, vay trả theo thời hạn quy định của hợp đồng. Chính vì vậy việc cân đối nguồn dự trữ thanh toán của chi nhánh hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Bảng1: tình hình vốn huy động của LVB, chi nhánh Hà Nội. Đơn vị triệu đồng 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 398 100 484,39 122 563,32 142 Tổng vốn huy động 162,18 100 354,86 219 491,12 303 Tổng dư nợ vay tại NH đầu tư và phát triển VN 182,29 100 406,1 223 457,67 251 (Báo cáo tổng kết năm 2004,2005,2006 của LVB, chi nhánh HN) Qua biểu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động qua các năm của chi nhánh tăng lên đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh chủ động trong việc sử dụng vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh mở rộng qui mô hoạt động của mình. Mặc dù lãi suất huy động trong thời gian gần đây liên tục giảm thấp và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt, song LVB, chi nánh Hà Nội vẫn duy trì hoật động bằng nhiều biện pháp tích cực mở rộng mạng lưới trên địa bàn giữ vững thị trường, giữ vững khách hàng, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn gửi vốn ổn định, mở rộng các hình thức huy động cơ chế lãi suất linh hoạt hấp dẫn, phong cách giao dịch đổi mới, công nghệ thanh toán điện tử chính xác, thuận tiện đã nâng cao được uy tín vị thế của mình trên thị trường tạo được niềm tin thu hút khách hàng. Thực hiện tốt cơ chế tài chính tạo động lực để cán bộ ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ phục vụ tốt có tín nhiệm trong công tác, từ đó ngân hàng đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và khá vững chắc có điều kiện phát huy tín dụng. Với chất lượng công tác quản lý điều hành tốt công tác huy động vốn của LVB, chi nhánh Hà Nội tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của những năm tiếp theo. 2.1.2.2-Hoạt động sử dụng vốn: Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của ngân hàng, từ nhận thức đó LVB, chi nhánh Hà Nội xác định nâng cao chất lượng tín dụng và uy tín đối với khách hàng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. LVB, chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại cho vay như cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn, cho vay ưu đãI hộ nghèo, và đầu tư theo hướng chọn lọc trên cơ sở phân loại khách hàng, đầu tư vào các doanh nghiệp, các bộ làm ăn có lãI, đầu tư vào các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Bảng 2: Tình hình cho vay tại LVB, chi nhánh Hà Nội: Đơn vị 1000 USD Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.D.số cho vay 28,025 100 24,9 100 30,3 100 1.Ngắn hạn 18,567 66,3 16.93 68 25,423 84 2.Trung, dài hạn 9,483 33,7 7.97 32 11,43 16 II,D.số thu nợ 13,589 100 23,00 100 28,8 100 1.Ngắn hạn 9.87 72,6 17,376 75,5 21,44 74.4 2.Trung, dài hạn 3,72 27,4 5,624 24,5 7,356 25.5 III.Dư nợ 23,577 100 25,232 100 28,436 100 1.Ngắn hạn 16,872 71,6 17,788 70,5 19,194 67,5 2.Trung, dài hạn 6,70 28,4 7,444 29,5 9,242 32.5 Nợ quá hạn 482 528 642 (Nguồn báo cáo thống kê LVB, chi nhánh Hà Nội) Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình phát triển tín dụng tại LVB, chi nhánh HN trong 3 năm(2004-2006) như sau: #.Năm 2005: -Doanh số cho vay đạt 24,9 ngàn USD giảm 11,2% so với năm 2004, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 16,93 ngàn USD giảm8,2% so với năm 2004, cho vay trung, dài hạn đạt 7,97 ngàn USD giảm16% so với năm 2004. -Doanh số thu nợ đạt 23 ngàn USD tăng 69% so với năm 2004, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 17,376 ngàn USD tăng 76% so với năm 2004, thu nợ trung, dài hạn đạt 5,624 ngàn USD tăng 51% so với năm 2004. -Dư nợ đạt 25,232 ngàn USD tăng 7% so với năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 17,788 ngàn USD tăng 5,4% so với năm 2004, dư nợ trung, dài hạn đạt 7,444 ngàn USD tăng 11% so với năm 2004. #.Năm 2006: -Doanh số cho vay đạt 30,3 ngàn USD tăng 8,1% so với năm 2004, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 25,423 ngàn USD tăng 36,9% so với năm 2004, cho vay trung, dài hạn đạt 11,43 ngàn USD tăng 20,5% so với năm 2004. -Doanh số thu nợ đạt 28,8 ngàn USD tăng 111,9% so với năm 2004, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 21,44 ngàn USD tăng 117,2% so với năm 2004, thu nợ trung, dài hạn đạt 7,356 ngàn USD tăng 97,7% so với năm 2004. -Dư nợ đạt 28,436 ngàn USD tăng 20,6% so với năm 2004 trong đó dư nợ ngắn hạn dạt 19,194 ngàn USD tăng 13,7% so với năm 2004, dư nợ trung, dài hạn đạt 9,242 ngàn USD tăng 37,9% so với năm 2004. Cùng với việc củng cố và phát triển chọn lọc quan hệ tín dụng với các khách hàng đã và đang vay vốn. Chi nhánh cũng luôn chú trọng và đẩy mạnh thực hiện đa dạng hoá đối tượng, loại hình khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến 31/12/2006 dư nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 11,8 triệu USD quy đổi, chiếm 41,5% trên tổng dư nợ( trong đó dư nợ vay của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá là 5,2 triệu USD quy đổi). Dư nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 13 triệu USD quy đổi, tăng 2,4% so với năm 2005 và chiếm 45,8 % tổng dư nợ. Dư nợ cho vay tư nhân, cá thể đạt 3,6 triệu USD quy đổi, chiếm 12,7% tổng dư nợ. Đặt vấn đề chất lượng và hiệu quả tín dụng lên hàng đàu, trong năm 2006, chi nhánh đã tập trung xử lý cơ cấu lại hoạt động tín dụng và đã mang lại kết quả nhất định với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh năm 2006 là 3,75%<7%(chỉ tiêu kế hoạch LVBH.O giao). Bên cạnh đó chi nhánh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước bạn Lào như cho vay các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty XD và PT Nông thôn tham gia thi công các công trình thuỷ lợi Đông Phu Xỷ, Tha Phạ Nông Phông Dư nợ của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào đạt gần 2,36 triệu USD quy đổi, chiếm gần 8,3% tổng dư nợ. Hiện tại, chi nhánh đang tập trung tiếp cận một số dự án đầu tư sang Lào của Tổng công ty bưu chính viễn thông, công ty cổ phần điện Việt-Lào và tiếp thị cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán , chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ cho các đơn vị có quan hệ kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư với nước bạn Lào. *. Hiệu quả sử dụng vốn: Chi nhánh đã thực hiện tốt việc huy động vốn nên số vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên. Tổng nguồn vốn huy động đến thời điểm 31/12/2006 đạt 30,5 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 87% trên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Chi nhánh đã tiến hành công tác ra soát và phân loại nợ đầy đủ, đúng theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Từ đầu năm đến nay, chi nhánh đã trích dự phòng rủi ro được thêm 465 ngàn USD quy đổi, bằng 116% kế hoạch năm 2006, nâng quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh lên thành 1,26 triệu USD quy đổi. Trong đó: trích dự phòng cụ thể 1,16 triệu USD quy đổi và trích dự phòng chung 100 ngàn USD quy đổi. Chi nhánh cũng đã thực hiện phân tích và xếp loại khách hàng theo quy định số 525/QD-NVKD ngày 19/07/2006 của tổng giám đốc LVBH.O. Tuy vậy, kết quả xếp loại chưa phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Phần lớn các khách hàng đều có quan hệ tiền gửi, tiền vay tại nhiều TCTD, doanh thu chuyển qua chi nhánh thấp, dư nợ vay đối với các khách hàng là DNNN, DNCP có vốn Nhà nước mặc dù đã giảm nhưng vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chiến lược thì vốn chủ sở hữu thấp, tài sản đảm bảo có giá trị không cao nên một số chỉ tiêu đánh giá chưa phù hợp với thực tế. 2.2-thực trạng rủi ro tín dụng tại lvb, chi nhánh hà nội: 2.2.1-Tình hình nợ quá hạn tại LVB, chi nhánh HN: Trong thời gian qua mặc dù nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm xuống xong thực hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn có tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Chính vì vậy việc giảI quyết vấn đề nợ quá hạn luôn là vấn đề cấp bách với chi nhánh. Bảng3:Tình hình nợ quá hạn của LVB, chi nhánh HN: Đơn vị 1000 USD Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 23,577 25,232 28,436 Nợ quá hạn 482 2 528 2,1 642 2,26 Từ bảng trên cho ta thấy không chỉ số tiền nợ qúa hạn qua các năm đẫ tăng lên mà kể cả tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng số dư nợ cũng tăng lên qua các năm, đấy là biểu hiện đáng lo của LVB, chi nhánh HN trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro, chất lượng tín dụng cần phải được cải thiện. Vì vậy chi nhánh cần phảI luôn luôn coi trọng chất lượng tín dụng và có giải pháp kịp thời, tích cực để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả vừa giữ được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi chi nhánh trong thời gian tới phải không ngừng đổi mới hoạt động bằng mọi biện pháp, hạn chế những khoản cho vay có nguy cơ không hoàn trả đúng hạn, làm tốt công tác kiểm tra kiểm soát trước-trong và sau khi cho vay, đồng thời nhanh chóng tìm mọi cách thu hồi những khoản nợ quá hạn trong thời gian qua. Để làm được như trên thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên chức, chi nhánh phải thường xuyên quan tâm tốt chính sách khác hàng, them định, sàng lọc, phân tích và đánh giá khách hàng cùng với diễn biến của thị trường. Từ đó, đưa ra các giảI pháp mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của chi nhánh. Vì thế chất lượng tín dụng của chi nhánh mới nâng lên, hạn chế nợ quá hạn phát sinh trong năm. Để xác định đúng đắn tình hình nợ quá hạn của LVB, chi nhánh HN ta tiến hành phân tích nợ quá hạn của chi nhánh qua bảng sau: Bảng4: phân tích nợ quá hạn theo thời gian: đơn vị 1000 USD Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nhóm3 115 24 124 23 0 0 Nhóm4 214 44 229 43 407 63 Nhóm5 153 32 175 34 235 37 Cộng 482 100 528 100 642 100 (Báo cáo thống kê năm2004,2005,2006 của LVB, chi nhánh HN) Qua bảng số liệu trên mặc dù nợ quá hạn giảm nhưng nợ xáu, nợ khó đòi của ngân hàng lại chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh còn rất lớn. Nợ khá đòi chiếm tỷ lệ cao, có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho chi nhánh về mặt tài chính do khả năng thu hồi thấp. Nợ quá hạn trên 12 tháng năm 2004 là 153 ngàn USD nhưng năm 2006 tăng lên tới 209 ngàn USD, đây là chỉ tiêu để chi nhánh nhìn nhận và đánh giá lại chất lượng tín dụng của mình. Vậy trong thực tế chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn những món vay như gia hạn, giãn hạn nợ, những món vay tạm khoanh chờ xử lý. Chi nhánh cần lưu ý trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng trước khi cho vay, phảI theo dõi giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để nắm bắt tình hình, tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ kịp thời. Bảng 5: phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân: Đơn vị 1000 USD Chỉ tiêu Năm2004 Năm2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.Nguyên nhân chủ quan 0 0 0 0 0 0 1.Do CBNH cho vay sai chế độ 0 0,4 0 0 0 0 2.Do CBNH lợi dụng xâm tiêu 0 0,1 0 0 0 0 II.Nguyên nhân khách quan 482 100 528 100 642 100 1.Do bất khả kháng và CCCS 114 23,6 131 24.9 159 24,7 -Do thiên tai dịch bệnh 30 6,2 40 7,6 58 9 -Do cơ chế chính sách 84 17,4 91 17,3 101 15,7 2.Do khách hàng vay vốn 368 76,4 397 75,1 483 75,3 -Do sử dụng vốn sai mục đích 104 21,6 112 21,2 102 15,9 -Do kinh doanh thua lỗ 199 41,3 214 40,5 296 46,1 -Do khách hàng chây ý 65 13,5 71 13,4 85 13,3 Tổng cộng 482 100 528 100 642 100 (Nguồn báo cáo tổng hợp nợ quá hạn theo nguyên nhân các năm 2004-2006 của LVB, chi nhánh HN) Tư bảng số liệu trên cho ta thấy phần lớn nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan, cụ thể là do khách hàng vay vốn dó là năm 2006 ta thấy nguyên nhân do doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là 75,3% trên tổng nợ quá hạn. Cụ thể là do: món vay của tổng công ty xây dung Miền Trung (do chủ đầu tư chậm thanh toán tiền thi công nên đơn vị không trả được nợ vay đúng hạn) và nguyên nhân nữa là do khách hàng cá nhân Ngô Thị Bình chưa bán được tài sản là nguồn trả nợ bị chuyển quá hạn. Thực tế cho thấy nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, mà mỗi loại nguyên nhân ấy lại có biểu hiện khác nhau. Song dù nguyên nhân nào dẫn đến cho vay không thu hồi được nợ, phảI chuyển sang nợ quá hạn thì việc thu hồi nợ quá hạn đối với ngân hàng là rất khó khăn. Vì vậy việc đầu tư tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại quan tâm làm sao giảm nợ quá hạn phát sinh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 2.2.2-Một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại LVB, chi nhánh Hà Nội: 2.2.2.1-Một số tồn tại khó khăn: Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường mặc dù công tác tín đụng tại chi nhánh đã thu được một số thành công đáng kể như nợ quá hạn giảm thấp, làm cho uy tín của chi nhánh được nâng lên, đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường, được nhiều bạn hàng quan tâm và gắn bó lâu dài. Tuy nhiên LVB, chi nhánh HN cũng còn một số tồn tại và khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, dẫn đến rủi ro như: - Công tác tín dụng vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, chất lượng tín dụng chưa cao, đặc biệt là các khách hàng vay vốn đều mở và sử dụng nhiều tài khoản tiền gửi, tiền vay tại nhiều tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. - Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn tự có quá thấp so với nhu cầu sản xuất kinh doanh và hàng năm không được bổ sung, vốn kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ sản xuất chủ yếu là vốn vay ngân hàng hiệu quả kinh doanh của các hộ sản xuất lại thấp. Vởy nếu các hộ kinh doanh không có hiệu quả, bị thua lỗ không có vốn trả nợ ngân hàng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. - Việc quy hoạch đường phố chưa cụ thể, phân loại đất đai chưa sát thực, do đó việc đánh giá tài sản thế chấp khó khăn. Hiện nay các ngân hàng được tự do cạnh tranh với nhau không phân biệt về địa giới hành chính cũng như nghiệp vụ kinh doanh sự cạnh tranh này có mặt tích cực thúc đẩy các ngân hàng cải tiến nghiệp vụ kinh doanh, nâng cao trình độ giao tiếp, mặt khác để thu hút n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7589.doc
Tài liệu liên quan