Khóa luận Một số vấn đề về quản lý nhân lực ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long hiện nay thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu. 1

3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận. 2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 3

5. Ý nghĩa của khoá luận. 3

6. Kết cấu của khoá luận. 4

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhân lực 5

1.1. Khái niệm quản lý nhân lực và vai trò của quản lý nhân lực. 5

1.1.1. Khái niệm quản lý nhân lực 5

1.1.2. Vai trò của quản lý nhân lực. 6

1.2. Nội dung của quản lý nhân lực. 10

1.2.1. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực: 12

1.2.2. Phân tích công việc và thiết kế công việc: 13

1.2.3. Tuyển dụng nhân lực. 15

1.2.4. Biên chế nhân lực. 18

1.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 18

1.2.6. Đãi ngộ nhân lực: 21

1.2.7. Đánh giá thực hiện công việc. 24

Chương 2: quản lý nhân lực ở nhà máy thuốc lá thăng long, Thực trạng và giải pháp. 26

2.1. Tình hình đặc điểm chung của nhà máy thuốc lá thăng long. 26

2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 26

2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất thuốc lá bao: 30

2.2. Thực trạng quản lý nhân lực ở nhà máy thuốc lá Thăng Long. 32

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long. 32

2.2.2. Cơ cấu các phòng ban. 36

2.2.3. Cơ cấu lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 38

2.2.4. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy. 41

2.2.5. Bố trí sử dụng lao động. 43

2.2.6. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên tại nhà máy. 43

2.2.7. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ. 51

2.2.8. Nhận xét chung. 55

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực ở nhà máy thuốc lá Thăng Long. 57

2.3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy. 57

2.3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý của nhà máy. 58

Kết luận 66

Tài liệu tham khảo 68

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số vấn đề về quản lý nhân lực ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long hiện nay thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. áp dụng thời gian làm việc linh động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong tổ chức. Thi đua là phương tiện để kích thích và phát huy tích cực tính chủ động và sáng tạo của người lao động. 1.2.7. Đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) được hiểu là sự đánh giá một cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã được xác định trước và thảo luận kết quả đánh giá đó với từng người lao động. Hệ thống ĐGTHCV bao gồm: - Các tiêu chuẩn thực hiện công việc. - Đo lường sự thực hiện công việc của người lao động. - Thông tin phản hồi đến với người lao động và phòng quản lý nhân lực. Mục đích của đánh giá tình hình thực hiện công việc là giúp cho người lao động thực hiện tốt công việc hơn, giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định quản lý nhân lực một cách đúng đắn, có thể giải thích được Để xây dựng một hệ thống ĐGTHCV tốt người xây dựng phải thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Lựa chọn và thiết kế phương pháp. Bước 2: Lựa chọn chu kỳ đánh giá. Bước 3: Lựa chọn người đánh giá. Bước 4: Đào tạo người đánh giá. Bước 5: Thông tin phản hồi. Đánh giá thành tích công tác của nhân viên là một hoạt động quan trọng trong QLNL. Thông qua thành tích công tác và thông tin phản hồi từ nhân viên, ĐGTHCV nâng cao hiệu quả công tác của nhân viên và hiệu quả của toàn xí nghiệp. Khi đánh giá công ty sẽ có các thông tin cho biết khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là đối với cấp quản lý. Qua đó giúp tổ chức hoạch định biên chế nguồn nhân lực phù hợp, xây dựng các kế hoạch về đào tạo, giáo dục và phát triển đối với công nhân viên. Dựa vào hệ thống ĐGTHCV các cấp quản trị sẽ có quyết định về tăng lương, thưởng cho nhân viên nhằm thúc đẩy, khuyến khích nhân viên hoàn thành công tác. Đánh giá mức độ thắng lợi của việc QLNL. Chương 2: quản lý nhân lực ở nhà máy thuốc lá thăng long, Thực trạng và giải pháp. 2.1. Tình hình đặc điểm chung của nhà máy thuốc lá thăng long. Nhà máy là một doanh nghiệp Nhà nước. Là thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, được thành lập ngày 06/01/1957 tại thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Đến tháng 01/1960 chuyển sang khu công nghiệp Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Từ đây Nhà máy luôn phát triển và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Hơn bốn mươi năm qua Thăng Long đã trở thành một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm - Thăng Long ngày càng vững mạnh. 2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải hướng vào thị trường, cũng tức là hướng vào người tiêu dùng nhằm thoả mãn một cách tốt nhất các yêu cầu của họ trên mọi phương diện. Thị trường tiêu thụ của Nhà máy thuốc lá Thăng Long bị sức ép rất nặng bởi hai đối thủ lớn là nhà máy thuốc lá Sài Gòn (42%) và Vĩnh Hội (12%). Thăng Long chỉ chiếm khoảng 11% thị trường thuốc lá còn lại là các nhà máy khác và thuốc lá nhập lậu. Thị trường hoạt động của nhà máy chủ yếu là ở miền Bắc (50%). Hiện nay sản phẩm của nhà máy có mặt trên thị trường 29 tỉnh thành phố trong cả nước với 80 đại lý cấp I (tổng đại lý) và tuỳ theo yêu cầu của từng vùng mà nhà máy tung ra những sản phẩm thích hợp. Hiện nay thị trường tiêu thụ chính của nhà máy thuốc lá Thăng Long là ở 3 khu vực sau: Hà Nội, Thanh Hoá, Nam Hà. Đặc biệt khu vực Hà Nội. Ngoài ra việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài sẽ là mục tiêu hướng tới của nhà máy thuốc lá Thăng Long trong thời gian dài. Nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt, nhà máy đã áp dụng nhiều hình thức phân phối sản phẩm với mục đích tiếp cận nhanh chóng tới mọi khách hàng có nhu cầu bằng các kênh phân phối linh hoạt. Sơ đồ kênh phân phối Nhà máy thuốc lá Thăng Long Người tiêu dùng cuối cùng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Người bán lẻ Đại lý Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu. Sản phẩm chính là thuốc lá điếu các loại. Ngoài ra còn sản xuất sợi xuất khẩu và gia công phụ tùng cơ khí chuyên nghành thuốc lá khi có đơn đặt hàng. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình, nhà máy tổ chức thành 6 phân xưởng trong đó có 3 phân xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng có một quản đốc phụ trách và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Do đặc điểm sản xuất là thuốc lá Nhà máy đã tổ chức sản xuất theo phân xưởng. Có bốn phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm, phân xưởng Dunhill. Mỗi phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ riêng, cho ra các thành phẩm khác nhau. Bên cạnh các phân xưởng sản xuất chính là hai phân xưởng mang tính chất phục vụ là phân xưởng cơ điện và phân xưởng bốn. * Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ sơ chế, chế biến, phối chế các loại lá thuốc và thuốc lá sợi theo công thức pha chế của từng mác thuốc và pha hương liệu trước khi đưa vào sản xuất. Nguyên liệu phối chế phải đưa vào công thức đã quy định sẵn cho mỗi loại thuốc để đảm bảo nguyên liệu đúng tiêu chuẩn. Vì vậy, phân xưởng sợi phải sơ chế làm dụi, phối trộn và tiếp tục làm dụi phần hai, giảm mùi hăng ngái của lá thuốc sau khi tiến hành thuỷ phân. Nếu đạt 11% là được trữ lá, thái sợi, sấy sợi thành thuốc lá sợi để cung cấp cho các phân xưởng cuốn thuốc lá điếu. * Phân xưởng bao mềm: Đây là phân xưởng có quy mô lớn nhất nhà máy, được chia làm hai bộ phận theo nguyên tắc đối tượng. Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất các loại thuốc lá không đầu lọc và đầu lọc như: Thăng long, Điện biên, Hoàn Kiếm, Thủ đô... * Phân xưởng bao cứng: Được chia làm 3 tổ, bố trí theo nguyên tắc của quá trình công nghệ, có nhiệm vụ nhận sợi nhập ngoại từ kho đã được pha chế sản xuất ra thuốc lá điếu, sấy điếu, cuộn điếu, đóng bao và nhập kho thành phẩm các loại thuốc lá bao cứng như: Hồng hà, Vinataba... * Phân xưởn Dunhill: Hoạt động của phân xưởng này chỉ sản xuất, gia công sản phẩm cho hãng Rothmas, phân xưởng có 2 tổ và làm việc 2 ca/ ngày. * Phân xưởng cơ điện (phân xưởng sản xuất phụ). Có nhiệm vụ sửa chữa, đại tu máy móc, thiết bị, gia công các chi tiết phụ tùng thay thế cho tất cả các loại thiết bị của phân xưởng sản xuất chính đồng thời cung cấp điện nước cho sản xuất toàn nhà máy. * Phân xưởng sản xuất phụ: Có nhiệm vụ làm phụ trợ cho các phân xưởng sản xuất chính như là: in hòm cattong, làm khẩu trang, khâu các kiện hàng. Ngoài ra còn có một đội xe và đội bốc xếp. Do tình chất của sản phẩm thuốc lá, nên giữa các phân xưởng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phối hợp thực hiện mọi kế hoạch của nhà máy như kế hoạc sản xuất, kế hoạch sửa chữa máy móc. Bên cạnh mối quan hệ trên, các phân xưởng cũng có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban chức năng để xây dựng bộ máy sản xuất có khoa học. Do đặc điểm khá đặc biệt của sản phẩm Nhà máy là thuốc lá - một mặt hàng độc hại nên Nhà nước đã cấm quản cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít tới tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. Để khắc phục Nhà máy luôn tìm hiểu thị trường, thị hiếu khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp. Những năm gần đây doanh thu của Nhà máy không ngừng được tăng lên, điều đó chứng tỏ sản lương sản phẩm tiêu thụ cũng được tăng lên. Để có được điều đó, Nhà máy phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm với phương châm: "Chất lượng là hàng đầu, là sự sống còn của Nhà máy". Gần đây Nhà máy đã sản xuất một số loại thuốc lá xuất khẩu ra nước ngoài , tuy còn nhỏ nhưng nó đã mở ra một cơ hội cho Nhà máy về thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thế giới. Đây là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với Nhà máy. * Cơ cấu sản xuất của nhà máy. Nhà máy - phân xưởng - tổ: Cơ cấu sản xuất này tạo điều kiện cho nhà máy dễ dàng vận động thích nghi với những thay đổi của thị trường. Đồng thời mọi kế hoạch của nhà máy đề ra đều nhanh chóng được thực hiện, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm và kéo dài sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Sơ đồ cơ cấu sản xuất của nhà máy thuốc lá Thăng Long. Nhà máy Phân xưởng Dunhill Phân xưởng bao cứng Phân xưởng 4 PX cơ điện PX bao mềm PX sợi Tổ xử lý phế liệu Tổ phục vụ sản xuất Tổ SC chi tiết máy Tổ GC chi tiết máy BPT không có đầu lọc BPT có đầu lọc Tổ chế cuộng Tổ chế biến 2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất thuốc lá bao: Thuốc lá bao được sản xuất qua các giai đoạn chế biến kế tiếp nhau từ thuốc lá lá, thái sợi, cuốn điếu, đóng bao. Sản phẩm của giai đoạn thái sợi lá thuốc, lá sợi hoàn thành tính bằng kg. Tiếp đó được chuyển sang giai đoạn cuốn điếu. Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá bao phức tạp, kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn với khối lượng lớn. Sơ đồ công nghệ kỹ thuật sản xuất thuốc lá Làm ẩm lá Cắt gọt phối trộn Đánh lá, tách cuộng Hấp chân kho Chuẩn bị nguyên liệu Kho nguyên liệu Làm ẩm ngọn lá Thùng ủ trữ lá Gia liệu Thái cuộng Hấp ép cuộng Thùng ủ cuộng Dịu cuộng cuộng Thái lá Trương nở cuộng Phân ly sợi cuộng Sấy sợi cuộng Thùng trữ sợi cuộng Sấy sợi Phối trộn sợi lá sợi cuộng Phun hương Đóng tút Đóng bao Cuốn điều Thùng trữ sợi Đóng kiện Kho thành phẩm Tiêu thụ Mỗi giai đoạn công nghệ đều phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Để xác định được một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý như hiện nay, nhà máy phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu cải tiến tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật. Quá trình này đòi hỏi nhiều về kinh phí nghiên cứu, đầu tư ban đầu và chất xám của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Hiện nay dây chuyền chế biến sợi đó đang được đánh giá là tiên tiến hiện đại nhất so với các nhà máy sản xuất thuốc lá khác ở nước ta, Vì vậy, ngoài việc nâng cao năng suất lao động nhà máy còn tiết kiệm được hao phí nguyên liệu trên từng đầu bao thuốc lá, giảm được số lao động thủ công. 2.2. Thực trạng quản lý nhân lực ở nhà máy thuốc lá Thăng Long. 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long. Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp có quy mô lớn với mức vốn kinh doanh là 118.479 triệu đồng được đầu tư theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong lịch sử tồn tại và phát triển, bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long đã được điều chỉnh lại nhiều lần về cơ cấu tổ chức để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Hiện nay cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến bao gồm 1176 cán bộ, công nhân viên và quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc nhà máy: người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước cũng như tập thể cán bộ, công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các trưởng phòng của 10 phòng ban chức năng với 4 phân xưởng sản xuất chính và 2 phân xưởng hoạt động mang tính chất phục vụ cho sản xuất. Cơ cấu tổ chức này được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long Giám đốc Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng KHVT Phòng KHCĐ Phòng KCS Phòng KTCN Phòng tài vụ Phòng CTLĐTL Phòng VL Phòng HC Phòng tiêu thụ Phòng thị trường Kho vật liệu Kho VL bao cứng Kho cơ khí Tổ hương Tổ hoàn thiện Kho VL Văn phòng Nhà ăn Nhà nghỉ Trạm y tế Nhà trẻ mẫu giáo xây dựng cơ bản Phân xưởng sợi PX bao mềm PX bao cứng PX Dunhill PX cơ điẹn PX 4 Đội bốc xếp Đội bảo vệ Đội xe Giám đốc: trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp việc cho Giám đốc là 2 phó giám đốc. Hai Phó giám đốc chức năng: Giúp giám đốc về các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật công nghệ(đối với Phó giám đốc kỹ thuật) và tiêu thụ sản phẩm (đối với Phó giám đốc kinh doanh) Khi được uỷ quyền, có trách nhiệm trực tiếp giải quyết các công việc được giao. Phòng Hành chính. Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về tất cả công việc liên quan đến công tác hành chính trong nhà máy. Có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị đời sống, y tế. Phòng Tổ chức lao động tiền lương. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác lao động, tổ chức và an ninh quốc phòng. Phòng có nhiệm vụ: giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy cán bộ lao động, tiền lương, quản lý về bảo hiểm lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, phòng cháy, chữa cháy, an ninh chính trị, kinh tế trật tự trong nhà máy, thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương. Phòng Tài vụ. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về mặt tài chính, kế toán nhà máy. Phòng tài vụ có nhiệm vụ tổ chức quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của Nhà nước như: tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán, dự toán, sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt ngân phiếu, thanh toán, tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị. Phòng Kế hoạch đầu tư. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng, điều hành sản xuất theo kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quý, tháng. Ký kết hợp đồng tìm nguồn mua sắm vật tư cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ tình hình sản xuất tháng, tuần... Phòng nguyên liệu. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá lá theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng: nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc lá thực nghiệm, tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng chăm sóc, hái cấy. Lập kế hoạch ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng cấp, chủng loại theo chỉ thị của giám đốc, quản lý số lượng tồn kho, tổ chức bảo quản nhập, xuất theo quy định, cung ứng vật tư nông nghiệp, quản lý kho phế liệu, phế phẩm. Phòng Kỹ thuật cơ điện. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật, về quản lý máy móc thiết bị, điện cơ... của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, cơ khí, thiết bị chuyên dùng chuyên nghành, điện, hơi, lạnh, nước... cả về chất lượng, số lượng trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu phụ tùng that thế, đào tạo thợ cơ khí kỹ thuật. Phòng kỹ thuật công nghệ. Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình nghiên cứu, phối chế sản phẩm về cả nội dung và hình thức bao bì phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng, quản lý quy trình công nghệ, quản lý chỉ tiêu lý, hoá về nguyên liệu, sản phẩm... Tham gia công tác môi trường, đào tạo kỹ thuật... Phòng KCS. Thực hiện chức năng giúp việc cho giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu vật tư, vật liệu khi khác hàng đưa về nhà máy kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn... phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắc phục. Kiểm tra, giám sát chất lượng sảm phẩm khi xuất kho. Kiểm tra, kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại... Phòng tiêu thụ. Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý, năm cho từng vùng, từng đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, miền dân cư. Kết hợp với phòng Thị trường mở rộng diện tiêu thụ, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ, bán hàng. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng chủng loại theo quy định để giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Phòng Thị trường. Thực hiện chức năng tham mưu giúp lãnh đạo nhà máy về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy. Phòng có nhiệm vụ: theo dõi, phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị đại lý. Soạn thảo và đề ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược tham gia công tác điều hành hoạt động marketting, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm hội chợ. 2.2.2. Cơ cấu các phòng ban. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có số lượng nhân viên thích hợp và những trình độ nhất định. Sau đây là bảng thống kê số lượng nhân viên từng phòng ban chức năng và trình độ tương ứng của họ. STT Đơn vị Số lượng Trình độ Tổng số Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp P. Tổ chức 4 2 3 0 1 P. Tài vụ 13 9 12 0 1 P.Kế hoạch vật tư 8 4 6 0 2 P. Kỹ thuật Công nghệ 7 2 7 0 0 P. Kỹ thuật CĐ 8 0 8 0 0 P. KCS 4 4 4 0 0 P. Hành chính 16 10 13 0 3 P. Thị trường 22 10 20 1 1 P. Tiêu thụ 7 5 7 0 0 P. Nguyên liệu 7 5 6 0 1 P. Bảo vệ 2 0 1 1 Phân xưởng bao cứng 14 4 14 0 0 Phân xưởng Dunhill 8 3 7 0 1 Phân xưởng Bộ môn 10 3 9 0 1 Phân xưởng Sợi 12 6 12 0 0 Phân xưởng Cơ điện 13 3 13 0 0 Phân xưởng 4 4 3 3 0 1 Đoàn Đảng 3 2 3 0 0 Tổng cộng: 162 81 151 2 12 Như vậy, tổng số nhân viên làm việc tại các phòng ban chức năng là 162 người, trong đó có 81 nữ, chiếm 50% là tương đối cao. Tuy nhiên nhà máy là nơi sản xuất thuốc lá công việc không phức tạp, không đòi hỏi lao động nặng nhọc hay thiên về kỹ thuật nên điều đó cũng là hợp lý. Hơn nữa trình độ của nhân viên nữ cũng không thua kém gì nam, trình độ nhân viên có thể đánh giá là khá cao: Đại học, Cao đẳng chiếm trên 93%, trung cấp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (7%) còn có rất nhiều nhân viên không những có trình độ Đại học mà còn có bằng Trung cấp về mặt khác Nhìn chung, nhân viên của Nhà máy có số lượng lớn, trình độ cao song so với nhu cầu thực sự của tình hình sản xuất hiện nay của Nhà máy thì vẫn chưa đủ. Vì vậy, hiện nay và trong tương lai Nhà máy vẫn cần có những nhân viên giỏi có trình độ cao. Những nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp đang được Nhà máy động viên, cử đi học để nâng cao năng lực, nhiệm vụ quản lý góp phần phát triển Nhà máy. 2.2.3. Cơ cấu lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. Từ hai bàn tay trắng, bằng trí tuệ và công sức của mình, toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy thuốc lá Thăng Long đã xây dựng thành công một nhà máy sản xuất thuốc lá hiện đại, có quy mô lớn giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá Việt Nam. Điều này đã chứng tỏ quan điểm bồi dưỡng toàn diện con người, coi con người là nhân tố quan trọng nhất là yếu tố cốt tử mà lãnh đạo nhà máy đã nhận thức một cách chính xác. Điều này được thể hiện trước hết qua sự bố trí cơ cấu lao động ngày càng hợp lý hoá. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số lao động (người) 1176 100% 1186 100% 10 0,85% Lao động gián tiếp 210 17,86% 215 18,13% 5 0,27% Lao động trực tiếp 966 82,14% 971 81,87% (-5) -0,27% So với năm 2001, số lượng lượng lao động của năm 2002 tăng lên 10 lao động chiếm 0,85%, trong đó số người lao động gián tiếp tăng lên 5 người, số lượng người lao động trực tiếp tăng lên 5 người. Điều này chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà máy tới lao động nhà máy, cố gắng tăng dần lao động gián tiếp, giảm dần lao động trực tiếp để công nhân nhà máy có điều kiện lao động tốt hơn. Bên cạnh đó cơ cấu lao động của nhà máy cũng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật của nhà máy do nhu cầu lao động trực tiếp giảm đi 0,27% và nhu cầu lao động gián tiếp tăng lên 0,27%. *Cơ cấu lao động theo độ tuổi của nhà máy năm 2001 - 2002. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) <20 tuổi 0 0 0 0 0 0 Từ 20-29 tuổi 163 13,86% 176 18,84% 13 4,98% Từ 30-39 tuổi 723 61,48% 735 61,94% 12 0,46% Từ 40-49 tuổi 229 19,47% 223 18,8% (-6) (-0,67%) Từ 50-59 tuổi 61 5,19% 52 4,38% (-9) (-0,81%) >60 tuổi 0 0 0 0 0 0 Qua bản cơ cấu ta thấy nhà máy đang đặc biệt quan tâm tới việc trẻ hoá lao động thể hiện: từ độ tuổi 20 - 29 tăng 13 lao động. từ độ tuổi 30 - 39 tăng 12 lao động. Điều này rất phù hợp với công việc sản xuất và điều kiện lao động của nhà máy. Tuy nhà máy đã rất cố gắng tạo điều kiện, các thiết bị vệ sinh, môi trường làm việc tốt nhất có thể cho lao động trong nhà máy. Nhưng môi trường sản xuất thuốc lá rất độc hại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của công nhân lao động tại nhà máy. Điều này đòi hỏi công nhân lao động tại nhà máy phải có sức khoẻ tốt. Do vậy trẻ hoá lao động là điều thực sự cần quan tâm của nhà máy. Bên cạnh đó, việc giảm số lượng lao động trong độ tuổi 50 - 60 là 9 người và từ 40 - 49 là 6 người, trên 60 không có người nào chứng tỏ sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy tới sức khoẻ lao động nhà máy. * Cơ cấu lao động của nhà máy theo trình độ năm 2001 - 2002. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Đại học 106 9,01% 109 9,19% 3 0,18% Cao đẳng 9 0,76% 9 0,76% 0 0% Trung cấp 95 8% 97 8,18% 2 0,18% Công nhân kỹ thuật 816 69,39% 821 69,22% 5 (-0,17%) Lao động phổ thông 150 12,84% 150 12,65% 0 (-0,19%) Qua cơ cấu lao động theo trình độ của nhà máy ta thấy trong 10 lao động tăng thêm năm 2002 có tới 3 người có trình độ đại học chiếm 30% trong tổng số lao động tăng thêm và 2 người có trình độ trung cấp chiếm 20% trong tổng số lao động tăng thêm. Mặt khác, năm 2001 tỷ trọng công nhân kỹ thuật là cao nhất chiếm 69,39% trong tổng số lao động đến năm 2002 đã giảm xuống 69,22%, lao động phổ thông từ 12,84% trong tổng số lao động đã giảm xuống còn 12,65%. Điều này thể hiện một sự điều chỉnh hợp lý hoá cơ cấu lao động khi đưa các dây chuyền sản xuất tự động vào nhà máy. Nhà máy thuốc lá Thăng Long đang từng bước hoàn thiện hơn cơ cấu lao động để phù hợp với quy mô sản xuất, quy trình công nghệ và môi trường lao động của nhà máy để có thể thực hiện những bước tiến xa hơn của mình. 2.2.4. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy. Là một doanh nghiệp sản xuất đang tiến tới cơ khí hoá và tự động hoá nên công tác tuyển chọn lao động của nhà máy cũng ngày càng có nhiều quy định chặt chẽ hơn về trình độ, khả năng và sức khoẻ của người lao động. *Các bước tuyển chọn lao động: Bước 1: Thành lập hội đồng tuyển chọn gồm: Một người đại diện cho ban giám đốc, một cán bộ tổ chức của nhà máy, một cán bộ chuyên môn của nhà máy, một người đại diện cho đơn vị cần sử dung lao động sau tuyển chọn. Bước 2: Thông báo nội bộ. Việc thông báo nội bộ nhằm mục đích: nhờ người ngay trong nhà máy giới thiệu và tuyển chọn người trong nhà máy. Việc thông báo nội bộ có ưu điểm là giảm bớt chi phí thông báo của nhà máy qua các phương tiện thông tin đại chúng và lao động của nhà máy không tăng thêm. Bên cạnh đó là việc tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc, kích thích họ làm việc tốt hơn. Nhân viên của nhà máy sẽ mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc vì họ đã hiểu mục tiêu của nhà máy nên sẽ nhanh chóng tìm ra cách đạt mục tiêu đó. Hơn nữa nhân viên của nhà máy đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc trung thực, tinh thần trách nhiệm. Bước 3: Thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo. Việc thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo sẽ giúp cho công việc tuyển chọn lao động của nhà máy thuận lợi hơn, kết quả thu được sẽ tốt hơn. Do các cơ sở đào tạo sẽ giới thiệu người phù hợp, có chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của nhà máy đưa ra và nhà máy cũng có thể quan sát trực tiếp khả năng lao động thực tế của người tuyển chọn trước khi nhận hồ sơ. Bước 4: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Tất cả hồ sơ xin việc đều phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại cẩn thận nhằm đem lại thuận tiện cho việc sử dụng sau này. Mỗi ứng viên đều phải có một hồ sơ riêng gồm: Đơn xin việc, các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp, sơ yếu lý lịch cá nhân. Do yêu cầu về kỹ thuật và môi trường lao động của nhà máy ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động nên yêu cầu các ứng cử viên phải đáp ứng đủ các điều kiện: Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng tri thức, mức độ tinh thần, sức khoẻ phù hợp với công việc đang tuyển chọn lao động. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ khi có các ứng viên không đảm bảo đủ các yêu cầu của công việc thì không phải làm tiếp tục các thủ tục khác trong tuyển dụng. Bước 5: Tiến hành thi tuyển. Đây là bước nhằm chọn ra ứng cử viên x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36188.doc
Tài liệu liên quan