Khóa luận Một số ý kiến về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa

 MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. 3

I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 3

1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3

2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 5

II. Sơ lược quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 6

1. Thanh toán không dùng tiền mặt ở thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. 7

2. Thanh toán không dùng tiền mặt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. 7

3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt. 9

III. Những qui định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt. 10

1. Nguyên tắc quyền của chủ tài khoản. 11

2. Nguyên tắc đảm bảo thanh toán. 11

3. Nguyên tắc trách nhiệm và bồi thường vật chất. 11

4. Nguyên tắc sử dụng chứng từ thanh toán. 12

5. Nguyên tắc hạch toán. 13

IV. Khái quát về cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay. 13

1. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 13

1.1. Hình thức thanh toán bằng séc. 13

1.2. hình thức thanh toán băng UNC - Chuyển tiền. 17

1.3. Hình thức thanh toán bằng UNT. 19

1.4. Thư tín dụng. 20

1.5. Thẻ thanh toán. 21

2. Các phương thức thanh toán hiện nay. 23

2.1. Thanh toán liên hàng tại Ngân hàng thương mại. 23

2.2. Thanh toán bù trừ. 26

2.3. Thanh toán qua tiền gửi tai Ngân hàng nhà nước. 27

2.4. Hai chi nhánh mở tài khoản tiền gửi cho nhau để thanh toán. 28

2.5. Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ giữa hai Ngân hàng. 28

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HOÁ.

 I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thanh hoá. 29

1. Sơ lược tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh hoá. 29

2. Khái quát hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thanh hoá. 29

3. Môi trường hoạt động và cơ cấu tổ chức. 30

4. Chính sách khách hàng. 31

5. Hoạt động nguồn vốn. 31

6. Hoạt động sử dụng vốn. 32

7. Tình hình kết quả kinh doanh. 33

II. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 34

1. Tình hình trung về thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng trên địa bàn. 34

2. Xu hướng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 35

III. Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 39

1. Hình thức UNC- chuyển tiền. 41

2. Hình thức thanh toán bằng séc. 44

3. Thư tín dụng. 45

IV.Tình hình vận dụng các phương thức thanh giữa các Ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 46

V. Đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt taị Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 49

2. Thành tựu đạt được thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 49

3. Tồn tại và nguyên nhân. 50

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC

HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DING TIỀN MẶT TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HOÁ.

I. Đối với chuyển tiền nhanh (Qua thanh toán bù trừ đối với doanh nghiệp , cá nhân mở tàI khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện. 53

II. Việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân. 54

III. Kiến nghị về thanh toán bù trừ. 54

IV. Kiến nghị về séc. 56

V. Cần xử lý phạt hành chính đối với trường hợp chậm Trễ trong thanh toán đối với cán bộ Ngân hàng. 58

VI. Kiến nghị khác. 60

KẾT LUẬN 62

 

 

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số ý kiến về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán để có số tiếp nhan thẻ gửi vào ngân hàng đại lý thanh toán.Thẻ thanh toán rất tiện lợi cho khách hàng đi công tác nhưng phải là nơi có đại lý ngân hàng phát hành thẻ. Nó thường được sử dụng ở các khách sạn, sân bay, cửa hàng... như vậy sẽ hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt trong các khoản dịch vụ hay mua bán nhỏ. 1.6- Ngân phiếu thanh toán. Ngân phiếu thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng nhà nước phát hành. Nó được dùng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ, nộp ngân sách, nộp ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước. Ngân phiếu thanh toán được phát hành và sử dụng giống như tiền mặt song ngân phiếu thanh toán khác tiền mặt ở chỗ nó có mệnh giá lớn hơn, có thời hạn lưu hành được ghi trên ngân phiếu. Đối tượng sử dụng ngân phiếu thanh toán là các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân. Ngân phiếu thanh toán được bắt nguồn từ ngân hàng nhà nước trung ương qua các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố, đến các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước để từ đó đi vào lưu thông. Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng ngân phiếu thanh toán sẽ lập chứng từ lĩnh ngân phiếu thanh toán để trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp giấy nộp tiền mặt và nộp tiền vào ngân hàng để nhận ngân phiếu thanh toán. Ngân hàng sẽ thực hiện chi ngân phiếu thanh toán cho khách hàng như chi tiền mặt. Ngược lại khi khách hàng có ngân phiếu thanh toán có thể nộp vào ngân hàng để thực hiện trả nợ vay, ghi có vào tài khoản của mình, hay để lĩnh tiền mặt. Do ngân phiếu thanh toán có thời hạn lưu hành nhất định bởi vậy khi có ngân phiếu thanh toán sắp hết thời hạn lưu hành khách hàng phải nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước chậm nhất trong ngày hết hạn lưu hành để ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc đổi lấy tài khoản tiền mặt. Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày ngân phiếu thanh toán hết thời hạn lưu hành, các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phải nộp hết số ngân phiếu thanh toán đó vào ngân hàng nhà nước nơi mình mở tài khoản để thanh toán. 2. Các phương thức thanh toán hiện nay. Tuỳ theo trình độ phát triển và đặc đIểm tổ chứccủa các Ngân hàng trong từng thời kỳ mà người ta qui địnhvà thực hiện các phương thức thanh toán khác nhau. Thực tế cho thấy hiện nay còn tồn tạI một số phương thức như sau: 2.1- Thanh toán liên hàng tại các Ngân hàng thương mại . Thanh toán liên hàng và thanh toán điện tử là một phương thức thanh toán quan trọng của ngân hàng. Nó là mối dây liên hệ nối liền giữa các cơ sở ngân hàng thành một hệ thống chặt chẽ, là cơ sở để ngân hàng hoàn thành các chức năng của mình đối với nền kinh tế. Thanh toán liên hàng là việc thanh toán giữa 2 hoặc nhiều ngân hàng với nhau trên hai địa phương khác nhau. Thanh toán liên hàng là việc thanh toán giữa các chi nhánh, các đơn vị ngân hàng. Tham gia vào quá trình thanh toán liên hàng bao gồm toàn bộ các đon vị ngân hàng đưọc ngân hàng thương mại trung ương hoặc ngân hàng tỉnh chỉ định mỗi đơn vị này được coi là một đơn vị liên hàng có tên riêng và được ký hiệu bằng một số hiệu riêng. Thanh toán liên hàng bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản là liên hàng đi và liên hàng đến. Liên hàng đi là khâu mở đầu phát sinh nghiệp vụ thanh toán liên chi nhánh. Đơn vị liên hàng thực hiện nghiệp vụ này là ngân hàng A. Liên hàng đến là khâu kết thúc nghiệp vụ thanh toán ,Đơn vị liên hàng thực hiên khâu này gọi là ngân hàng B. Tài khoản sử dụng trong thanh toán liên hàng truyền thống do ngân hàng nhà nước hướng dẫn : Tài khoản liên hàng đi . Tài khoản liên hàng đến năm trước . Tài khoản liên hàng đã đối chiếu . Tài khoản liên hàng đợi đối chiếu . Tài khoản liên hàng còn sai lầm . Việc kiểm soát và đối chiếu liên hàng của ngân hàng TW thực hiện theo phương pháp: * Tổ chức kiểm soát tập trung đối chiếu phân tán : Tức là Ngân hàngA chuyển 1 liên giấy báo liên hàng cho Ngân hàng B đồng thời Ngân hàngA chuyển 1 liên giấy báo liên hàng cho Trung tâm kiểm soát và lập sổ đối chiếu và Trung tâm kiểm soát đối chiếu gửi sổ đối chiếu cho Ngân hàngB Do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ tin học ngày càng hiện đại do vậy phương thức thanh toán liên hàng truyền thống đã được phát triển thành thanh toán liên hàng điện tử. Đây là phương thức thanh toán mới nhất đang được một số Ngân hàng thực hiện như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển (ở ngân hàng ĐT&PT gọi là thanh toán tập trung) . Thanh toán liên hàng điện tử đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống ở các địa phương khác nhau. -Thanh toán liên hàng điện tử có những điểm khác thanh toán liên hàng truyền thống : Về tài khoản sử dụng : ở thanh toán liên hàng truyền thống mở nhiều tài khoản dùng trong thanh toán ,nhưng ở thanh toán liên hàng điện tử chi mở một tài khoản hạch toán cả bảng kê đi và bảng kê đến . Về phương thức kiểm soát đối chiếu : Liên hàng truyền thống, thực hiện kiểm soát tập trung đối chiếu, phản ánh và thực hiện quyết toán liên hàng hàng năm , ở thanh toán liên hàng điện tử như thanh toán tập trung ở ngân hàng đầu tư thì tổ chức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung và đối chiếu đúng tất cả các bảng kê đi và đến trong ngày. Thanh toán tập trung qua Ngân hàng trung ương thực chất là chuyển tiền điện tử qua tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại trung tâm thanh toán . Trình tự thủ tục hạch toán kế toán trong thanh toán điện tử giao dịch qua mạng vi tính. Các chi nhánh tham gia thanh toán phải mở tài khoản tiền gửi tại trung ương để phản ảnh các khoản chuyển tiền đi và nhận đến qua thanh toán. Chứng từ gốc làm căn cứ để chuyển đổi sang chứng từ điện tử như uỷ nhiệm chi , uỷ nhiệm thu....được lưu ở Ngân hàng A( Ngân hàng gửi lệnh ) Chứng từ hạch toán trong thanh toán tập trung được lập bằng máy theo mẫu thống nhất phải có đủ 2 điều kiện là có ký hiệu mật do kế toán trưởng tính hoặc kiểm tra ký hiệu mật và đựơc mã hoá hoặc giải mã qua đường truyền . Phương thức thanh toán này được áp dụng đối với tất cả các khoản chuyển tiền bằng VNĐ, bằng ngoại tệ qua tài khoản tiền gưỉ thanh toán của chi nhánh. Muốn thực hiện được thanh toán điện tử thì đòi hỏi chi nhánh tham gia phải có đầy đủ các diều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ như mạng máy vi tính cục bộ , điện dự phòng, khả năng truyền thông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ thì quá trình thanh toán mới được thực hiện . Mô hình thanh toán như sau : Trung tâm thanh toán Ngân hàng 1 Ngân hàng2 Ngân hàng3 Ngân hàng n Các bên tham gia thanh toán bao gồm Ngân hàng A, Ngân hàng B, và trung tâm thanh toán Ngân hàng A là Ngân hàng gửi lệnh Ngân hàng B là ngân hàng nhận lệnh Trung tâm thanh toán vừa là Ngân hàng nhận lệnh từ Ngân hàng A, vừa là Ngân hàng gửi lệnh cho Ngân hàng B . Phương thức thanh toán này có nhiều ưu điểm là nhanh chóng chính xác, tài khoản hạch toán giản đơn, quy trình thanh toán chặt chẽ. Mọi khoản chuyền tiền đựơc thực hiện và đối chiếu ngay trong ngày do đó đã hạn chế tối đa những sai sót xảy ra. 2.2- Thanh toán bù trừ . Thanh toán bù trừ là quá trình thực hiện các khoản thanh toán giữa các ngân hàng thương mại khác nhau và các ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống trên một địa bàn tỉnh thành phố. Thanh toán bù trừ do một ngân hàng nhất định đứng ra chủ trì (thường là ngân hàng nhà nước). Mỗi thành viên trong hệ thống phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì để hạch toán và thanh toán phần chênh lệch cuối cùng của quá trình thanh toán bù trừ. Mỗi thành viên trong hệ thống thanh toán bù trừ phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục, nguyên tắc và tổ chức kỹ thuật nghiệp vụ đã quy định Ngân hàng chủ trì bù trừ căn cứ vào bảng kê thanh toán bù trừ do các ngân hàng thành viên gửi đến. Ngân hàng chủ trì lập bảng kê kết quả thanh toán bù trừ cho từng ngân hàng thành viên. Bản kiểm tra số liệu thanh toán bù trừ đảm bảo tổng phải thu bằng tổng phải trả. Phần chênh lệch của kết quả thanh toán bù trừ các ngân hàng thương mại hạch toán thông qua tài khoản tiền gửi cuả mình tại ngân hàng chủ trì. Ngân hàng chủ trì có quyền trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để trả cho ngân hàng thành viên khác trong thanh toán bù trừ. Nếu số dử trên tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên không đủ để thanh toán thì có thể thực hiện vay bù trừ đối với ngân hàng chủ trì theo lãi suất quy định. Phương thức thanh toán này thực hiện đơn giản, dễ hiểu, song có nhược điểm là thời gian giao nhận chứng từ phụ thuộc vào phiên bù trừ trong ngày. Sau phiên giao nhận chứng toàn bộ chứng từ còn lại phải để sang ngày hôm sau. Như vậy gây nên tình trạng chậm chễ trong thanh toán. -Thanh toán qua tiền gửi tại ngân hàng nhà nước . Là việc thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi của ngân hàng mở tại ngân hàng nhà nước . Tại ngân hàng bên trả tiền : Đối với các khoản thanh toán của bản thân ngân hàng : Ngân hàng lập và nộp chứng từ thanh toán vào ngân hàng nhà nước nơi mở tài khoản để thực hiện thanh toán như thanh toán giữ các khách hàng qua ngân hàng . Đối với các thanh toán của khách hàng :Ngân hàng lập thêm bảng kê các chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và nộp vào ngân hàng nhà nuức kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng ,các bảng kê này được lập riêng cho từng ngân hàng bên thụ hưởng . Nhận được bảng kê chứng từ thanh toán của ngân hàng bên trả tiền nộp vào kèm chứng từ thanh toán , ngân hàng nhà nước bên trả tiền hạch toán : Nếu Ngân hàng bên thụ hưởng mở TK tại đơn vị mình: Nợ :TK ngân hàng bên trả tiền . Có :TK ngân hàng bên thụ hưởng. Nếu Ngân hàng bên thụ hưởng mở TK tại Ngân hàng nhà nước khác: Nợ :TK ngân hàng bên trả tiền Có :TK liên hàng đi Tại Ngân hàng nhà nước bên thụ hưởng : Nhận được gấy báo có liên hàng . Ghi có TK và gửi giấy báo có cho ngân hàng bên thụ hưởng . Căn cứ giấy báo có ngân hàng nhà nước gửi , ngân hàng thụ hưởng ghi Nợ TK tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, ghi có tài khoản bên thụ hưởng. 2.4- Hai chi nhánh mở tài khoản tiền gửi cho nhau để thanh toán . Theo phương thực này mỗi chi nhánh mở tài khoản tiền gửi của minh tại chi nhánh kia để thực hiện thanh toán. Việc thanh toán giữa hai chi nhánh được thực hiện trên cơ sở các bảng kê chứng từ thanh toán hay các chứng từ do chi nhánh mở tài khoản tiền gửi lập . Phương thức thanh toán này tương tự như phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng nhà nước. Thông thường nó chỉ được áp dụng ở những nơi chưa áp dụng thanh toán bù trừ ví dụ như các huyện , thị trấn.... 2.5- phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa hai Ngân hàng Để tiến hành thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm thanh toán giữa hai ngân hàng thì hai ngân hàng phải tiến hành ký hợp đồng với nhau để thống nhất về nguyên tắc , thủ tục và nội dung thanh toán. Việc thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng chỉ tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Mỗi khi phát sinh các khoản thu hộ, chi hộ, ngân hàng nơi phát sinh phải gửi các chứng từ thanh toán cho ngân hàng có quan hệ để hạch toán sổ sách. Kết thúc từng định kỳ thanh toán, các ngân hàng phải đối chiếu số liệu với nhau, quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau số chênh lệch phải thu phải trả. & chương II thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt Tại Ngân Hàng ĐT và PT Thanh Hoá I- Khái quát tình hình kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển thanh hoá. Sơ lược tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá . Thanh hoá là tỉnh nằm ở bắc trung bộ , với diện tích đất tự nhiên là 11.138 km2 được phân thành bốn vùng : vùng núi, trung du , đồng bằng và vùng ven biển. Những năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Tỉnh Thanh hoá , sự tham gia đóng góp tích cực có hiệu quả của các ngành trong đó có ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư nói riêng, kinh tế của tỉnh Thanh hoá có bước tăng trưởng đáng phấn khởi ,cơ cấu kinh tế cũng có bước thay đổi , khai thác tốt hơn các nguồn vốn cho Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng ,kinh tế xã hội tiếp tục được tăng trưởng ,thu ngân sách vượt dự toán ,một số lĩnh vực văn hoá xã hội như giáo dục ,y tế ,xoá đói giảm nghèo , giải quyết việc làm …có những chuyển biến mới . Đó là những điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , đảm bảo ổn định tình hình kinh tế , chính trị xã hội . Với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh ,Thanh hoá đang trên đà ổn định kinh tế nhờ giữ vững phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp . 2 . Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá . Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh hoá là một chi nhánh thực hiện kinh doanh trực tiếp kinh doanh trong mô hình tổ doanh tổng hợp vừa là cấp chỉ đạo vừa là cấp tổ chức của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh hoá Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh hoá luôn coi trọng mục tiêu kinh doanh , hàng năm phấn đấu kinh doanh có lãi và mức lợi nhuận ngày càng tăng. Bám sát mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh của toàn Nghành, cụ thể trong điều kiện thực tế trên địa bàn . Tranh thủ được những thuận lợi vượt lên những khó khăn để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu kế hoạch với mức tăng trưởng vững chắc cả về chất lượng và số lượng. 3. Môi trường hoạt động và cơ cấu tổ chức: 3.1.Môi trường : Hoạt động của chi nhánh trong điều kiện kinh tế của cả nước và của tỉnh đang có chiều hướng tăng khá. Năm 2000 GDP của cả nước tăng 4.8% , riêng tỉnh thanh hoá đạt 9.4%, tỉnh dự kiến các ngành ,các lĩnh vực trong năm 2001sẽ có bước tăng trưởng cao hơn năm 2000. Chính phủ và ngành Ngân hàng tạo điều kiện cho chi nhánh có cơ hội để đổi mới và hiện đại hoá hoạt động của mình để từng bước hội nhạp quốc tế. Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng tiếp tục được cụ thể hoá bằng một hệ thống các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã được xắp xếp theo hướng cổ phần hoávà hoạt động ngày càng hiệu quả, các thành phần kinh tế quốc doanh đang phát triển mạnh là một lợi thế mạnh cho hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đang phải đối phó với một loạt thách thức mới đó là : Sự canh tranh quyết liệt giữa các chi nhánh Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác trên tất cả các mặt hoạt động trên địa bàn như sự đòi hỏi ngày càng cao về dịch vụ từ phía khách hàng. 3.2. Cơ cấu tổ chức. Ngân hàng đầu tư và phát triển thanh hoá là một chi nhánh của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được biên chế với tổng số cán bộ trong chi nhánh tính đến 31/12/2000 là 108 người , bao gồm 7 phòng ban và một chi nhánh trực thuộc Bỉm sơn. Trong đó Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm 65%, tuổi đời bình quân là 34 tuổi . Với đội ngũ các bộ trẻ có năng lực trình độ và tâm huyết với ngành là đIều kiện cơ bản để Ngân hàng đầu tư và phat triển Thanh hoá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đủ sức vươn lên trong cơ chế thị trường. 4. Chính sách khách hàng. Với chính sách khách hàng đúng đắn phù hợp với mục tiêu “Khởi đầu từ Khách hàng chứ không phải từ sản phẩm Ngân hàng”. Chi nhánh Thanh hoá đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ , tranh thủ được khách hàng truyền thống , mở rộng thị trường , tăng thêm khách hàng mới đến tất cả các thành phần kinh tế . Do vậy đến ngày 31/12/2000 số lượng khách hàng có quan hệ tièn gửi là 11.930 tăng 59% so với cuối năm 1999 , số lượng khách hàng có quan hệ tiền vay là : 657 khách hàng tăng 35% so với năm 1999. Hỗu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đèu có quan hệ tiền gửi và tiền vay với Ngân hàng . Thị phần hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá chiếm gần 305 so với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. 5. Hoạt động nguồn vốn: Bằng việc thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn kết hợp với chiến lược khách hàng, trong những năm qua nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã không ngừng tăng trưởng ,năm sau cao hơn năm trước tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh . - Linh hoạt điều chỉnh lãi suất nhiều lần qua các thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế từng thời điểm đáp ứng nhu cầu vốn ,đảm bảo linh hoạt trong kinh doanh. -Tập trung đi vào khai thác nguồn vốn của một số doanh nghiệp lớn trên cơ sở phục vụ công tác tín dụng. -Tiếp tục củng cố và mở rộng thêm bàn huy động vốn hiện nay NH Đầu tư Thanh hoá có 06 quỹ tiết kiệm tập trung vào hai hình thức huy động tiết kiệm và kỳ phiếu. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền quảng cáo vận động khách hàng gửi tiền, đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ khách hàng, Từ đó tạo được lòng tin sự tín nhiệm của khách hàng . Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2000 là: 547.023 triệu đồng đạt 106% so với kế hoạch giao đạt múc tăng trưởng là 32,6% so với năm 1999.Trong đó: + Tiền gửi tổ chức kinh tế,tài chính 143.516 triệu đồng chiếm 27% + Tiền gửi dân cư 403.507 tiệu đồng chiếm 73% + Nguồn vốn huy động ngắn hạn 260.788 triệu đồng chiếm 47,67% +Nguồn huy động trung, dài hạn 286.235 triệu đồng chiếm 52,33% Với khối lượng huy động vốn đạt được đã tạo thế chủ động. Nguồn vốn huy động VNĐ đáp ứng đủ cho tín dụng ngắn hạn và chung hạn, đảm bảo được chỉ tiêu tự lo nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn huy động USD đáp ứng toàn bộ dư nợ ngắn, trung, dài hạn và chuyển gửi Ngân hàng Trung ương. Mặt khác để tạo nguồn vốn quay vòng và bảo đảm an toàn tín dụng chi nhánh tích cực thu nợ vay đến hạn và quá hạn. Cùng với kết quả huy động vốn,chi nhánh đã điều hành nguồn vốn linh hoạt giữa NH tỉnh với NH Trung ương và NH trực thuộc Bỉm sơn. Không để tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn luôn luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đặc biệt là sau khi tiến hành triển khai chế độ thanh toán tập trung tại NH Trung ương thì công tác quản lý và điều hành vốn càng được nâng cao về chất lượng. Tóm lại : Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm đến mục tiêu phát triển nguồn vốn , tăng trưởng vững chắc nguồn huy động tại chỗ, điều hoà linh hoạt và chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho đầu tư tín dụng. 6- Hoạt động sử dụng vốn Bám sát phương hướng và nhiệm vụ của toàn ngành, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, Chi nhánh Thanh hoá đã tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng và bảo lãnh, sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn để tăng trưởng, hạn chế rủi ro mức thấp nhất. Đáp ứng yêu cầu về vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, củng cố hoạt động của ngành. Trong những năm gần đây Chi nhánh Thanh hoá luôn có bước tăng trưởng vững chắc về số lượng và củng cố thêm chất lượng tín dụng. Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng. Nhận thức đúng yêu cầu trong những năm qua chi nhánh đã luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, đi sâu vào hiệu quả của từng dự án, phấn đấu giảm mức nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Tính đến 31/12/2000 Tổng dư nợ là: 619.890 triệu đồng Bao gồm: - Dư nợ ngắn hạn: 277.157 triệu đồng chiếm 44,7% đạt mức tăng trưởng 40% so với năm 1999. - Dư nợ trung, dài hạn 282.732 triệu đồng chiếm 55,29% -Bảo lãnh giữ bằng mức năm 1999. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao . Nợ quá hạn đến cuối năm 2000 chiếm 0,3% . Vòng quay tín dụng ngắn hạn đạt 2 vòng . Với khối lượng tín dụng tham gia của NH Đầu tư và Phát triển Thanh hoá đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho các doanh nghiệp trên địa bàn, đóng góp vào tình hình phát triển kinh tế chung của địa phương. 7- Tình hình kết quả kinh doanh Cùng với việc mở rộng và nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động , bám sát kế hoạch kinh doanh của chi nhánh .Trong quá trình thực hiện chi nhánh đã kết hợp chặt chẽ giữa công tác điều hành của ban giám đốc và công việc cụ thể giữa các phòng ban để thực hiên chặt chẽ kế hoạch kinh doanh trong từng tháng từng quý. Qua kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Chi nhánh, cho thấy Chi nhánh luôn đạt và vượt mức kế hoạch lợi nhuận. Cụ thể : Năm Kế hoạch Thực hiện Tăng 1998 4 tỷ 4.341 tỷ 8,5% 1999 4 tỷ 4,063 tỷ 1,6 % 2000 4,7 tỷ 5,3 tỷ 12,7% (Nguồn : Ngân hàng ĐT và PT Thanh hoá ) Qua phân tích số liệu trên cho ta thấy rằng Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá trong những năm vừa qua đã thực sự là một ngân hàng đứng vững trong nền kinh tế thị trường, qui mô hoạt động không ngừng tăng trưởng,hoạt Biểu 3 : Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán Đơn vị tính : triệu đồng Hình thức Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 thanh toán Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số tiền Món T.T% Stiền T.T% Món T.T % Stiền T.T % Món T.T % Stiền T.T % Stiền T.T% 1. Séc - C.Khoản 310 2.5 869 0,1 976 7.7 978 0,1 769 5,6 2.117 0,1 978 0,1 - Bảo chi 2. UNC 11.680 97.4 1.115.223 97,1 11.773 92.2 1.529.744 97,2 12.931 94,2 2.019.674 97,3 1.529.744 97,2 3- Thư TD 11 0,1 32.435 2,8 15 0,1 43.686 2,7 24 0,2 54.664 2,6 Tổng cộng 12.001 100 1.148.527 100 12.764 100 1.574.408 100 13.724 100 2.076.455 100 1.574.408 100 (Nguồn : Ngân hàng ĐT và PT Thanh Hoá) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thanh toán trong ba năm 98 , 99 và 2000 ở hội sở NH Đầu tư và Phát triển Thanh hoá chủ yếu tập trung vào các hình thức như uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản , thư tín dụng , trong đó uỷ nhiệm chi chiếm tỷ lệ cao nhất , năm 1998 doanh số hoạt động là 1.148.527 triệu đồng , năm 1999 là 1.574.408 triệu đồng đến năm 2000 doanh số tăng lên 2.076.455 triệu đồng . Doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm chi đều tăng hàng năm và đều chiếm tỷ trọng trên 97% so với tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Sở dĩ có như vậy là do hình thức uỷ nhiệm chi có nhiều ưu điểm hơn hẳn các hình thức thanh toán khác. Mặt khác nó còn phụ thuộc vào độ tín nhiệm lẫn nhau của các khách hàng , tình hình trang bị kỹ thuật thanh toán của ngân hàng và một phần do thói quen sử dụng các hình thức truyền thống của khách hàng. Để phân tích được sâu hơn các hình thức thanh toán ta cần đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể của từng hình thức thanh toán trên tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh hoá. 1. Hình thức uỷ nhiệm chi - chuyển tiền Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các hình thức thanh toán . Qua các năm 98,99 và 2000 chiếm tỷ trọng về số tiền ( 97,1% -97.2% - 97.3 %) với số món tương ứng chiếm (97,4% - 92,2% - 94,2%). Như vậy uỷ nhiệm chi chuyển tiền phần lớn là những món tiền lớn. Bình quân mỗi món khoảng 100 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến uỷ nhiệm chi được sử dụng phổ biến như vậy là do thủ tục thanh toán của nó khá đơn giản, người mua hàng chỉ việc viết uỷ nhiệm chi gửi đến Ngân hàng , chậm nhất chỉ sau 1đến 2 ngày có khi chỉ vài giờ là bên bán đã nhận được tiền mà không phải đến ngân hàng làm thủ tục như đối với các hình thức thanh toán khác. Uỷ nhiệm chi thường được sử dụng để thanh toán giữa hai bên mua bán đã tín nhiệm lẫn nhau .Bên mua khi đã nhận hàng sẽ lập uỷ nhiệm chi gửi đến NH phục vụ mình nhờ chi hộ .Trong trường hợp này khả năng bị chiếm dụng vốn thuộc về người bán. Song trên thực tế uỷ nhiệm chi còn được thanh toán giữa hai bên mua bán ở mức độ tín nhiệm chưa cao khi đó bên mua phải xuất trình một liên uỷ nhiệm chi đã có chữ ký và dấu của ngân hàng thì khi đó bên bán mới chịu xuất hàng .Trong trường hợp này khả năng bị chiếm dụng vốn lại từ phía người mua hàng , vì sau khi bên mua đã nhờ NH chi hộ tiền bên bán có thể dây dưa trong việc giao hàng như vậy quyền lợi của người mua thực sự bị đe doạ Hơn nữa thông qua hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi khách hàng có thể thanh toán như thanh toán giữa hai khách hàng trong hai Ngân hàng khác nhau trên địa bàn tỉnh thành phố (thông qua phương thức thanh toán bù trừ ), thanh toán giữa hai khách hàng trên các địa phương khác nhau (thông qua hình thức chuyển tiền điện tử ). Ngoài ra nếu khách hàng chưa thực sự yên tâm về tình hình giao hàng của bên bán thì có thể dùng uỷ nhiệm chi yều cầu NH cấp séc chuyển tiền để đi thanh toán cho bên bán ở địa phương khác . Tuy nhiên hình thức uỷ nhiệm chi không giải quyết được tiền hàng đi song song thường thiệt cho người bán vì hàng đã trao nhưng tiền chưa nhận được. Chỉ áp dụng cho trường hợp các đơn vị có quan hệ thường xuyên và uy tín. Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền cho người đại diện đơn vị bên mua trực tiếp đứng tên trên séc để cầm tờ séc đó đến ngân hàng bên bán lập uỷ nhiệm chi thanh toán cho đơn vị bán Tuy nhiên hình thức này ngày càng giảm đi bởi vì thủ tục phát hành séc cũng như thanh toán séc đều rất phiền phức ,đòi hỏi khách hàng phải nhiều lần đến NH để làm thủ tục phát hành séc cũng như thanh toán séc. Ví dụ : Một khách hàng mở tài khoản tại hội sở NH Đầu tư và phát triển Thanh hoá mua hàng của một khách hàng mở tài khoản tại NH Nông nghiệp Tam điệp Ninh bình , thủ tục như sau (1) Lập uỷ nhiệm chi yều cầu Ngân hàng trích tài khoản đơn vị mua và phát hành séc chuyển tiền (2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28230.doc
Tài liệu liên quan