Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng 4

1.1.3 Phân loại tín dụng 6

1.1.3.1 Phân loại tín dụng căn cứ vào mục đích 7

1.1.3.2. Phân loại theo thời gian cho vay 7

1.1.3.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8

1.1.3.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả 8

1.1.4. Các nghiệp vụ tín dụng 8

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng 14

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 15

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính 15

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng 16

1.2.3. Các nhấn tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng 22

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 22

1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 24

1.2.3.3 Các nhân tố khác 26

1.2.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27

1.2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng 27

1.2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại việt nam trong việc nâng cao chất lượng tín dụng 28

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 32

2.2.1 Về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 32

2.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 34

2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 37

2.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 38

2.3.1 Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng 38

2.3.2 Đánh giá theo chỉ tiêu định tính 51

2.3.3 Đánh giá tổng quát chất lượng tín dụng 52

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 57

3.1 Định hướng hoạt động và mục đích của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian tới 57

3.2 Một số đề suất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 58

3.3 Lời kiến nghị 71

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNoHN đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNoHN đã bước đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt khai thác nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Ngoài những nhiệm vụ chính NHNoHN đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C nhập khẩu, Phonebanking, tư vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà… mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 7-10% trên tổng thu. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNoHN kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ chỉ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại vào cấp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNoHN đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Đến 31/12/2007 mạng lưới NHNoHN còn 01 hội sở, 12 chi nhánh cấp 2 và 36 phòng giao dịch. Hệ thống trang thiết bị ngày càng được nâng cao, mỗi nhân viên được trang bị một máy tính riêng. Các máy được kết nối mạng nội bộ với nhau. Về Nguồn vốn: từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến năm 2007 NHNoHN đã huy động 12.784 tỷ, tăng 714 lần so với ban đầu, bình quân tăng 20 đến 30% năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm trên 10%, đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp. Về dư nợ đạt 2.524 tỷ, tăng 156 lần so với thời kỳ đầu, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNoHN. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng khá so với mọi năm, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnh cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, công nghệ, các nguồn thu nhà nước tăng cao. Từ những yếu tố trên đã tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng Ngân hàng với chiều hướng tích cực, chính vì thế hoạt động tín dụng của NHNoHN đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đến năm 2008, nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó trong cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, để quản lý và điều chỉnh lượng tiền cung ứng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức lãi suất cơ bản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để rút tiền ra khỏi lưu thong đã phát hành trái phiếu bắt buộc đối với các NHTM, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vì chính sách kinh doanh và phương hướng hoạt động hợp lý NHNoHN vẫn có đặt được tốc độ tăng trưởng khá tốt. NHNoHN là một trong những chi nhánh đầu tiên triển khai chương trình hiện đại hóa một số Ngân hàng quốc doanh Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác điều hành và quản lý Ngân hàng, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. 2.2.1 Về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Với mạng lưới hoạt động rộng lớn và chiến lực thích của Ngân hàng, hoạt động huy động vốn của ngân đã đặt được những bước tăng trưởng nhanh quy mô vốn huy động lớn làm cho Ngân hàng luôn luôn có đủ khả năng đáp ưnngs nhu cấp của khách hàng. Sau là những số liệu về quy mô nguồn vốn huy động trong bốn năm hoạt động từ năm 2005–2008 của NHNoHN. Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHNoHN (2005- 2008) (đơn vị: tỷ đồng ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số So với 2005 Tổng số So với 2005 Tổng số So với 2007 Tổng nguồn vốn 11.601 12.845 111% 13.822 119% 15.322 111% I Phân theo loại tiền 11.601 12.845 13.822 15.322 1 Bằng VNĐ 10.485 11.487 110% 12.947 123% 14.233 110% 2 Bằng ngoại tệ quy đổi 1.116 1.358 122% 874 78% 1.088 124% II Phân theo thành phần kinh tế 11.601 12.845 13.822 15.322 1 Huy động từ dân cư 2.667 3.633 136% 2.622 98% 5.587 213% 2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 4.915 3.854 78% 5.155 105% 6.064 117% 3 Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác 402 1.873 466% 1.601 398% 1.144 71% 4 Tiền gửi kho bạc + Vốn khác 3.617 3.485 96% 4.492 127% 2.575 57% III Phân theo thời gian 11.601 12.845 13.822 15.322 1 Dưới 12 tháng 8.296 7.628 92% 6.747 81% 11.425 169% Tỷ trọng so với tổng guồn vốn 72% 59% 49% 74,5% 2 Từ 12 tháng trở lên 3.305 5.217 158% 7.075 214% 3.896 55% Tỷ trọng so với tổng nguồn vốn 28% 41% 51% 25% ( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh NHNoHN ) Tình hình huy động vốn của NHNoHN có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn của ngân hàng đạt 110% so với năm 2005; năm 2007 đạt 108% so với năm 2006 và năm 2008, nguồn vốn của ngân hàng đạt 111% so với năm 2007. Đạt được kết quả trên là do NHNoHN đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn với 12 chi nhánh và 34 điểm giao dịch và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại (NHNoVN phát hành) với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau; đồng thời Ngân hàng đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là điều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoại tệ, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân cư. Đặc biệt, thông qua công tác trả lương qua tài khoản cũng đã tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Không những cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được chỉnh sửa và thay thế bổ xung, đặc biệt phong cách giao dịch ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch. Nguồn vốn tăng và tạo nguồn ổn định, vững chắc cho hoạt động cho vay tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.2.2. Hoạt động Cho vay và đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Với nguồn vốn huy động được, NHNoHN đã đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô. Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Dư nợ NHNoHN (2005-2008) (đơn vị: tỷ đồng ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số So với 2005 Tổng số So với 2005 tổng số So với 2005 Tổng dư nợ 2,690 2,457 91% 3,462 141% 3.438 129% 1 Phân theo thời gian 2,690 2,457 3,462 3,438 - Ngắn hạn 1,631 1,336 82% 1,992 149% 1,323 81.1% - Trung hạn 383 432 113% 485 112% 343 89.5% - Dài hạn 676 689 102% 985 143% 1,772 262% 2 Phân theo loại tiền tệ 2,690 2,457 3,462 - Dư nợ Nội tệ 1,960 2,044 104% 2,659 130% 2,530 129% - Dư nợ Ngoại tệ 730 413 57% 803 194% 908 124% ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoHN ) Hoạt động cho vay và đầu tư của NHNoHN đều tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2006, dư nợ của giảm 9% so với năm 2005 là do NHNoHN bàn giao 02 chi nhánh cấp 2 trực thuộc (Chương Dương và Tây Hồ) về NHNoVN quản lý. Thêm vào đó, năm 2006 NHNoHN thực hiện lành mạnh hóa tín dụng, thực hiện tốt chỉ đạo của NHNoVN là: “Vốn chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng, lành mạnh hóa đầu tư tín dụng”. Ở trong bảng 2.2 ta thấy tổng dư nợ chủ yếu tập trung ở khoan nợ ngắn và dài hạn ít có trong nợ trung hạn và nợ ngắn hạn có tăng lên liên tục trong năm 2006 và 2007 nhưng lại giảm ở 2008 và tăng nhanh nợ dài hạn. điều đó cho thấy tài san của NNHoHN có tính thanh khoản giảm đi. Bảng 2.2: Dư nợ NHNoHN (2005-2008) (đơn vị: tỷ đồng ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số So với 2005 Tổng số So với 2005 tổng số So với 2005 Tổng dư nợ 2,690 2,457 91% 3,462 141% 3.438 129% 3 Phân theo loại hình kinh tế 2,690 2,457 3,462 3438 - Doanh nghiệp nhà nước 970 818 84% 878 107% 659 68% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 36% 33% 25% -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1,368 1,295 95% 2,270 175% 2.481 181% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 51% 53% 66% 78% - Hợp tác xã các loại 23 23 100% 7 30% 12 52% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 1% 1% 0% 3% - Hộ gia đình, cá nhân 329 321 98% 307 96% 286 87% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 12% 13% 9% 9% ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoHN ) Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có sự mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Năm 2007, NHNoHN đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Năm 2008, mặc dù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song NHNoHN đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhờ đổi mới phong cách giao dịch ,với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ vay vốn với NHNoHN. Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về đầu tư tín dụng của NHNN và NHNoVN và QĐ 493 QĐ 18 của NHNN Việt Nam và Quyết định 165 về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNoVN. Nhờ vậy, tổng dư nợ năm 2007 của Ngân hàng đã đạt 3.462 tỷ đồng, tăng 1.005 tỷ đồng so với năm 2006 (đạt 141% so với dư nợ năm 2006. Năm 2007, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư: tỷ lệ đầu tư cho DNNN năm 2007 chiếm 25% tổng dư nợ của Ngân hàng so với tỷ lệ này năm 2006 là 33%; tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 đạt 66% tổng dư nợ tăng 13% so với năm 2006, đến năm 2008, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 3,438 tỷ đồng tăng 701 tỷ đồng so với năm 2007 ( sau khi cắt đi chi nhánh về NHNoVN quản lý). STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số So với 2005 Tổng số So với 2005 tổng số So với 2005 Tổng dư nợ 2,690 2,457 91% 3,462 141% 3.438 129%  4 Phân theo chất lượng tín dụng 2,690 2,457 3,462 - Nợ đủ tiêu chuẩn 1,951 1,940 99% 3,394 175% 2,566 131% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 72.5% 79% 98% 75% - Nợ cần chú ý 645 476 74% 47 10% 845 131% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 24% 19.4 1.4% 24% - Nợ xấu 94 41 44% 21 51% 26.68 28.3% Tỷ trọng so với tổng dư nợ 3.5% 1.6% 0.6% 0.6% NHNoHN đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng và coi đây là nhiệm vụ sống còn để ổn định và phát triển, do vậy công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, đồng thời đã đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo quyết định 493 và thực hiện trích rủi ro triệt để. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 0,6% so với tỷ lệ này năm 2006 là 1,7%. Việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng cho vay các DNNN đã phát huy được hiệu quả như vậy. 2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Công tác thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế ngày càng chú trọng và nâng cao được vị thế. Trong 5 năm NHNoHN đã từng bước làm tốt công tác Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đến nay chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 800 ngân hàng trên toàn Thế giới, hàng năm đã thực hiện mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác, chủ động khai thác các loại ngoại tệ mạnh để phục vụ khách hàng, tiếp tục triển khai công tác thanh toán biên mậu. Ngân quỹ: với mạng lưới 12 chi nhánh Ngân hàng hoạt động toàn diện các mặt nghiệp vụ và 37 phòng giao dịch rải rác trong các quận nội thành, ngoại thành, nhưng NHNoHN đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng, mở rộng được thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ Ngân hàng: Đến nay chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, thanh toán thẻ ACB, Master card, Visa Card, American Express, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ. 2.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.3.1 Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng * Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = *100% Tổng dư nợ Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tỷ nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Hà Nội được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của NHNoHN (2005-2008) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3.438 Nợ quá hạn 739 517 68 871.68 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 2.7% 2.1% 0.19% 2.5% Từ bảng số liệu 2.6 ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trong 4 năm gần nhất từ 2005-2008 luôn ở mức thấp. Đây là 1 tỷ lệ rất nhỏ nếu đem so sánh với mức tỷ lệ 5% mà ngân hàng nhà nước quy định và so với mức trung bình của các chi nhánh ngân hàng tương đương trong cùng tỉnh là thấp hơn nhiều. Trung bình dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là 0.149% trong khi đó tỷ lên này của trung bình các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp trong cùng tỉnh là 1.49%. Biểu Đồ 1. biểu diễn tỷ lệ nợ quá hạn (2005-2008) Nhìn vào đồ thị ta thấy Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2005-2007 có xu hướng đi xuống với hệ số quá thấp đặc biệt năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn xuống đến 0.19%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn này rất tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này lại tăng lên khá cao từ 0.19% lên đến 2.5%. Nguyên nhân là năm 2008, là năm một gặp rất nhiều sự biến đổi kinh tế vĩ mô phức táp; giá xăng tăng lên ở mức cao, biến đổi về mức lãi suất cơ bản, Ngân Hàng Nhà Nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… do đó các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh không có lãi, khó khăn trong việc hoàn trả cho ngân hàng. Tuy vậy Ngân hàng đã hết sức nỗ lực trong công tác tín dụng của chi nhánh Ngân hàng khi luôn duy trì ổn định tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp. Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn (Đơn vị: tỷ đồng,%) 2005 2006 2007 2008 số tiên tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Nợ quá hạn 739 517 68 871.68 Nợ cần chú ý(nhóm 2) 645 87% 476 92% 47 69% 845 97% Nợ xấu(nhóm 3-5) 94 13% 41 8% 21 31% 26.68 3% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008) Nhìn vào bảng ta thấy rằng cơ cấu nợ quá hạn chú yếu ở nhóm nợ cần chú ý ( nợ nhóm 2). Cụ thể năm 2005 đạt ở mức 645 tỷ đồng chiếm 87% tổng nợ quá hạn, năm 2006 đạt mức 476 tỷ đồng chiếm 92% tổng nợ quá hạn, năm 2007 đạt ở mức 47 tỷ đồng chiếm 69% tổng của năm và đến năm 2008 cơ cấu nợ quá hạn chỉ hình thành ở nhóm nợ cần chú ý đạt ở mức 845 tỷ đồng. Đây là cơ cấu nợ quá hạn rất tốt bởi nhóm nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) là nhóm nợ có khả năng thu hồi nợ cao, khách hàng có không thể hoàn trả nợ cho Ngân hàng trong thời gian ngắn khó khăn tạm thời. Chất lượng tín dụng cũng thể nói là khá tốt, ít có khả năng mất vốn, đảm bảo lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh. Biểu Đồ 2. Cơ cấu nợ quá hạn (2005-2008) Nhìn vào đồ thị cơ cấu nợ quá hạn qua các năm ta thấy rằng nợ nhóm 2 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nợ quá hạn, Điều này cho ta thấy khoản nợ quá hạn của Ngân hàng có khả năng thu hồi cao, nợ xấu chỉ ở mức thấp không đáng kẻ. Vậy chất lượng tín dụng của Ngân hàng là khá tốt khả năng thu hồi nợ cao ít có nợ xấu. Nhìn chung cơ cấu nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng so với nhiều chi nhánh hoạt động tương đương khác, so với nhiều Ngân hàng khác trên địa bàn thủ đồ là rất tốt mặc dù nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng cũng có khả năng mất vốn nhưng ở mức thấp. * Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ xấu, hay nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn .Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Bảng 2.5: Nợ xấu (Đơn vị: tỷ đồng,%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 số tiên tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3,438 Nợ xấu(nhóm 3-5) 94 3.5% 41 1.66% 21 0.6% 26.68 0.7% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy nợ xấu của NHNoHN trong thời gian (2005- 2008) đạt ở mức rất thấp so với tổng dư nợ và tổng dư nợ. Từ năm 2005 đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống, điểu đó cho ta thấy chất lượng tín dụng của NHNoHN trong thời đó đã được khối phục. Do nên kinh tế gặp khó khăn tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lại tăng lên nhưng tăng với tỷ số rất thấp 0.1% so với năm 2007, điều đó cho thấy do sự quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng và Ngân hàng có chính sách tín dụng đúng đắn mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước Việt nam có rất nhiều khó khăn. * Cơ cấu nợ xấu Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006-2008) (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 So với 2006 2008 So với 2007 Nợ dưới tiêu chuẩn 15.565 16.108 0.543 21.020 4.912 Nợ nghi ngờ 1.137 0.888 -0.249 1.276 0.388 Nợ có khả năng mất vốn 24.272 3.819 -20.453 4.385 0.566 Nợ xấu 40.974 20.815 -20.159 26.681 5.866 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008) Chúng ta nhìn vào phân tích bảng cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006-2008) - Năm 2006 nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nợ xấu, ta có thể nói năm 2006 khả năng thu hồi nợ trên tổng nợ xấu của NHNoHN gặp khó khăn, nhưng đến năm tiếp sau con số này giảm rất mạnh. - Năm 2007 và năm 2008 ta thấy trong tổng nợ xấu nhóm nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều đó cho thấy mặc dù NHNoHN còn có nợ xấu nhưng nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, vậy có thể nói khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt trong tổng nợ xấu. Vậy qua đánh giá chỉ tiêu nợ xấu trên chất lượng tín dụng của NHNoHN đạt ở mức khá tốt, nợ xấu có xu hướng giảm xuống quá các năm. Biểu đồ 3 Cơ cấu nợ xấu (Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008) Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy nợ có khả năng mất vốn ở năm 2006 chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu năm đó và giảm mạnh nhưng năm sau.trong tổng dư nợ xấu nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng lên, điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng trong tổng nợ xấu càng ngày được cải thiện. * Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu cho biết trung bình 1 đồng vốn được quay bao nhiêu vòng trong 1 kì hoạt động của ngân hàng (thường là 1 năm tài chính), tức nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá nhiều hay ít. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao do đó hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao. Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,457 3,462 3,438 Dư nợ bình quân 2,573.5 2,959.5 3,450 Doanh số thu nợ 3,248.9 3,011.5 3,028.3 Vòng quay vốn tín dụng 1.26 1.08 0.88 ( Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 ) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Nhìn vào bảng vòng quay vốn tín dụng trong vòng ba năm của chi nhánh Ngân hàng có xu hướng thấp xuống, cụ thể năm 2006 vòng quay vốn tín dụng bằng 1.26, đến năm 2007 con số này lại giảm còn 1.08 và tiếp tục giảm xuống cho đến 0.88 năm 2008. Lý do làm cho vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh NHNoHN giảm xuống như vậy là do nền kinh tế có nhiều khó khăn trong năm 2007 và năm 2008 là năm khủng hoàng tài chính toàn cầu nền kinh tế cả trong và ngoài nước có nhiều sự biến đổi và riêng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 để kiểm chế lạm phát Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền, cho nên cá nhân, hộ gia đình, dân chúng có xu hướng tiết kiệm giảm bớt chi tiêu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hạn chế vậy vốn để mở rộng quy sản xuất kinh doanh. Với con số 1.26, 1.08, 0.88 không phải là con số quá thấp, con số này cho thấy chất lượng tín của NHNoHN còn ở mức khá sử dụng vốn có hiệu quả cao, nhưng vì vòng quay vốn tín dụng đó có xun hướng giảm xuống cho nên Ngân hàng cần phải tìm các biện pháp nhằm điều chỉnh lại vòng quay vốn tín dụng đó cho nó thích hợp. * Hệ số sử dụng vốn vay Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc khai thác nguồn vốn huy động để cho vay. Nó được tính bằng tỷ số dư nợ và tổng nguồn vốn huy động . Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn vay = * 100% Tổng nguồn huy động Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn huy động (Đơn vị: tỷ đồng, %) Năm chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 3,462 3.438 Tổng vốn huy động 11,601 12,845 13,822 15,322 Hệ số sử dụng vốn huy động 23% 19% 25% 22% ( Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 ) Chúng ta kết hợp lại (bảng 2.1) với (bảng 2.2) ta tính được hệ số sử dụng vốn huy động của các năm từ năm 2005 đến 2008 cụ thể 23%năm 2005, 19% năm 2006, 25% năm 2007, 22% năm 2008, con số này là một con số rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của NHNoHN đạt ở mức thấp. Ta so sánh giữa tổng dư nợ với tổng vốn huy động của NHNoHN qua các năm ta thấy vốn huy động luôn luôn lớn hơn tổng dư nợ, vậy ta có thể nói NHNoHN luôn có thể chủ động được nguồn vốn, NHNoHN luôn luôn có khả năng cung cấp vốn đối với toàn thể nền kinh tế, đáp ứng được mọi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… có như vậy là do NHNoHN là một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng trên địa bàn Hà Nội, là một ngân hàng có độ tin cậy cao thu hút được các loại tiền gửi của dân cư. Vì NHNoHN có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn đối với các đối tượng vay vốn trong nền kinh tế đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của NHNoHN khá tốt làm cho khách hàng của Ngân hàng hải lòng khi đến vay vốn tại NHNoHN. * Dư nợ Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh số dư của hoạt động cho vay tại 1 thời điểm. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng đã thành công trong việc thu hút khách hàng, phát triển tín dụng và chất lượng tín dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào việc mở rộng tín dụng cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong chất lượng tín dụng vì việc mở rộng tín dụng được coi là bền vững khi các chỉ tiêu về nợ quá hạn là tốt, có cơ cấu hợp lý. Còn nếu việc mở rộng tín dụng kéo theo sư gia tăng mạnh mẽ trong nợ quá hạn thì đó là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tổng dư nợ 2005-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 2,690 2,457 2,737 3,438 Tốc độ tăng trưởng dư nợ - -8.66% 11.4% 25.6% Dư nợ bình quân 1 cán bộ tín dụng 89.66 79.25 85.531 107.43 Dư nợ bình quân 1 khách hàng 2.037 1.854 2.460 2.371 Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) 645 476 47 845 Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 94 41 21 26.68 (Tổng hợp báo cáo tín dụng và báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2008) -> chú ý số liệu năm 2007 đã tách ra hai chi nhánh về NHNoVN quản lý. Nhìn vào bảng chỉ tiêu dư nợ ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh Ngân Hàng tăng giảm bất ổn quá các năm, năm 2006 tổng dư nợ của Ngân hàng lại giảm 8.66% so với năm trước nhưng đến năm 2007 tổng dư nợ của NHNoHN tăng lên rất mạnh 11.4% so với năm 2006(số liệu năm 2007 ở phân này là số của Ngân hàng sau khi tách ra 2 chi nhánh đó là chi nhánh Thành xuân và chi nhánh Đồng đa về NHNoVN), đến năm 2008 tổng dư nợ của NHNoHN tăng lên rất nhánh đến 25.6%. Điều này cho ta thấy NHNoHN đã thành công trong việc thu hút khách hàng, mở được quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ta nhìn xem đồ thị xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của NHNoHN trong giai đoạn (2005-2008) Biểu Đồ 4. xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của NHNoHN trong giai đoạn (2005-2008) Nhìn vào đồ thị xu thế trên ta thấy tổng dư nợ của NHNoHN tăng rất nhanh với tốc độ tăng trưởng khá ổn, từ năm 2006-2008 ta vẽ được đường xu thế gần như là một đường thẳng nằm nghiêng đi với ba trạng điểm -8.66, 11.4%, 25.6%. đây là một xu hướng tăng trưởng rất tốt mà NHNoHN đã đạt được trong giai đoạn 2005-2008, nhưng không phải lúc nào tổng dư nợ tăng cũng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu ta nhìn lại bảng tổng dư nợ ta thấy dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín dụng với con số quá cao, hơn 80 tỷ đến hơn trăm tỷ, điều này cho ta biết được chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_thuc_tap_nguyen_thi_huong_sua_hoan_chinh_728.doc
Tài liệu liên quan