Khóa luận Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Giai Mỹ

MỤC LỤC

 

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1. Lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Vai trò

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 9

1.2.1 Về mặt kinh tế 9

1.2.1.1 Các hệ số khả năng thanh toán

1.2.1.2 Các hệ số kết cấu tài chính

1.2.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

1.2.1.4 Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận

1.2.2 Về mặt xã hội 15

1.3 Môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 15

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.2 Môi trường vi mô

1.3.3 Môi trường nội bộ

 

Chương 2 THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIAI MỸ 23

2.1 Tổng quan về công ty Giai Mỹ 24

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

2.1.4 Sơ nét vè tình hình sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty

2.2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Giai Mỹ 31

2.2.1 Về mặt kinh tế 31

2.2.1.1 Phân tích về chỉ tiêu thanh toán

2.2.1.2 Phân tích về tỷ số kết cấu tài chính

2.2.1.3 Phân tích về tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

2.2.1.4 Phân tích về tỷ số doanh lợi

2.2.1.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.1.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

2.2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

2.2.2 Về mặt xã hội 44

2.2.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

tại công ty 47

2.2.3.1 Môi trường vĩ mô

2.2.3.2 Môi trường vĩ mô

2.2.3.3 Môi trường nội bộ

2.2.4 Phân tích ma trận Swot 57

2.2.4.1 Điểm mạnh

2.2.4.2 Điểm yếu

2.2.4.3 Cơ hội

2.2.4.4 Đe dọa

 

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

MTV GIAI MỸ 61

3.1 Định hướng và phát triển

3.2 Một số giải pháp mà công ty nên thực hiện

3.2.1 Đào tạo nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực

3.2.2 Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến

3.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động trong DN

3.2.4 Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng

3.2.5 Mở rộng mạng lưới phân phối

3.2.6 Thành lập phòng Marketing

Kiến nghị 70

Kết luận 72

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Giai Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình biến động các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn tổng công ty. -Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của nhà nước. - Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong tổng công ty ( tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra). - Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng tổng công ty . Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước , trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của nhà nước…) đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên. - Phối hợp các phòng ban chức năng trong tổng công ty nhằm phục vụ tốt công tác xuất kinh doanh của văn phòng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo tổng công ty. ●Phòng kế hoạch kinh doanh : - Xây dựng kế toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của tổng công ty, trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động…và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của tổng công ty. - Tham khảo ý kiến của các phòng ban có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập xuất ….và các kế hoạch khác của tổng công ty trình tổng giám đốc . - Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của tổng công ty. - Cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ tổng công ty. - Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ tổng công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên tổng giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi tổng giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định. - Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những ngừời không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. - Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của tổng công ty. ● Phòng xuất nhập khẩu: - Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu,.dịch vụ ủy thác và các kế hoạch khác có liên quan của tổng công ty. - Tham mưu cho tổng giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp luật của việt nam và quóc tế về hoạt động kinh doanh này, giúp tổng giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng,thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. - Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. - Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với tổng công ty. Giúp tổng giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán , giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. - Giới thiệu chào bán phẩm của công ty tại các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường ,trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế. ● Phòng nhân sự: - Lập kế hoạch nguồn nhân lực và tuyển chọn nhân viên nhằm giúp tổ chức đủ số lượng nhân viên vào đúng vị trí và thời điẩm cần thiết. - Đào tạo và phát triển nhân viên . - Đánh giá nhân viên. - Trả công lao động. - Quan hệ lao động. ● Các phân xưởng I& II: Hoạt động của xí nghiệp đựợc thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán nội bộ giữa công ty và xí nghiệp hoặc thông qua quyết định giao nhiệm vụ của công ty. Thực hiện các công việc gia công Sản xuất các loại sản phẩm cơ khí. ● Phân phối tiền lương và thu nhập: Nguồn lương của nhân viên bao gồm các khoản sau: - Lương cơ bản. - Các khoản phụ cấp. - Các khoản bù lương.. - Tiền thưởng hàng năm. Nhân viên trong công ty được hưởng các phúc lợi tập thể , các khoản trợ cấp khó khăn theo quy định trong quy chế quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi của công ty. ● Năng lực nhân sự của công ty: Bảng 2.2 Năng lực nhân sự tại công ty STT CHỨC DANH TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Trên ĐH Đại Học Cao đẳng Khác 1 Giám Đốc 1 2 Kế toán trưởng 1 3 Kế toán sản xuất 1 4 Phụ trách phòng kinh doanh 3 5 Phụ trách phòng nhân sự 1 6 Phụ trách phòng XNK 3 7 Phụ trách kỹ thuật 5 8 Công nhân 8 TỔNG 1 7 7 8 (Nguồn: Phòng nhân sự) Sơ nét về sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty: Các mặt hàng kinh doanh của công ty Trang trí nội thất bằng gỗ phục vụ cho nhà cửa, văn phòng: ● Bàn , ghế , giường , tủ ● Bộ đèn điện cao cấp nhập khẩu 100% từ Trung Quốc, Đài Loan. Các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ, cơ khí: ● Luỡi cưa ● Mũi khoan ● Các loại dao ● Phụ kiện ngũ kim… Gia công các mặt hàng có liên quan và một số mặt hàng khác .. Với tiêu chuẩn kĩ thuật theo yêu cầu của khách hàng nhưng không nằm ngoài khả năng của công ty. Thị trường tiêu thụ : Hằng năm công ty đua ra thị trừong khoảng 20 mặt hàng bao gồm cả hàng mới và hàng cải tiến mẫu cũ .Với nhiều tinh năng đa dạng đảm bảo cung cấp cho nhu cầu khách hàng trong nước. Nhờ sự năng động của ban giám đốc và toàn thể công nhân viên đã giúp công ty có uy tín trên địa bàn kinh doanh tại TP.HCM. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIAI M Ỹ 2.2.1 VẾ MẶT KINH TẾ: 2.2.1.1 Phân tích về các chỉ tiêu thanh toán Bảng 2.3: Phân tích khả năng thanh toán KHẢ NĂNG THANH TOÁN (lần) Năm 2008 Năm 2009 Khả năng thanh toán hiện hành 3,39 1,43 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3,11 0,59 Khả năng thanh toán nhanh 2,83 0,4 Nhận xét: Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành, thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2007-2008-2009 có chiều hướng giảm mạnh. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm tương ứng với các năm. ♦ Tỷ lệ khả năng thanh toán hi ện thời của công ty vào năm 2007 ở mức khá cao, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán đ ược các khỏan nợ ngắn hạn khi đến hạn nhưng năm 2008 -2009 thì giảm mạnh. Đây là chiều hướng xấu công ty tìm hiểu nguyên nhân để cần điều chỉnh lại. ♦ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của công ty và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Theo các chuyên gia tài chính thì tỷ lệ thanh toán nhanh phải đạt từ 1 trở lên mới tốt. Vào thời điểm năm 2008, so sánh cứ 01 đồng ngắn hạn thì có 2.83 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao chứng tỏ công ty luôn có sẵn tiền để thanh toán nhưng năm 2009 giảm rõ rệt chỉ còn 0,4 cho thấy lượng tiền giảm quá mạnh. Nguyên nhân do mức tồn của công ty khá lớn và ngày càng tăng lên. Do đó công ty cần có biện pháp giảm lượng hàng còn ứ đọng, nâng cao công tác tài chính để tăng khả năng thanh toán nhanh hơn ở mức phù hợp. Phân tích về tỷ số kết cấu tài chính Để thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc vào nguồn vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Bảng 2.4: Phân tích tỷ số kết cấu tài chính TỶ SỐ KẾT CẤU TÀI CHÍNH (%) năm 2008 năm 2009 Tỷ số nợ 29,47 30,03 Tỷ số thanh toán lãi vay -   - Tỷ số tự tài trợ 70,53 69,97 (Nguồn : phòng kế toán) ♦ Tỷ số nợ: tỷ số này nói lên kết cấu vay nợ của doanh nghiệp. Thông thường tỷ lệ kết cấu nợ xem được chấp nhận được khoảng 20% - 50%. Qua bảng trên ta thấy trong năm 2008- 2009 tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chênh lệch không đáng kể và nằm trong mức chấp nhận được. Nhìn chung kết cấu tài chính của công ty khá tốt, vừa tận dụng được tác động của đòn bẩy tài chính để làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu vừa đảm bảo được quyền tự chủ tài chính của công ty. Phân tích về tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay HTK = Trị giá HTK bình quân Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ với mục đích bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Mức độ tồn kho thấp hay cao phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm…. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho phụ thuộc vào số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho. Bảng 2.5 Phân tích vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 2009/2008 Doanh thu thuần trong kỳ 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 Trị giá HTK đầu năm 0 38.398.900 38.398.900 Trị giá HTK cuối năm 38.398.900 117.470.087 79.071.187 Trị giá HTK bình quân 19.199.450 77.934.493,5 58.735.043,5 Số vòng quay HTK 140.59 66.93 (73.67) Số ngày dự trữ HTK ( ngày ) 2.56 5.38 2.82 (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Số lượng hàng tồn kho bình quân trong năm 2009 tăng đột ngột so với năm 2008 là (58.735.043,5) nguyên nhân của sự gia tăng này là: Chủ yếu là do tăng lên của chi phí sản xuất sản phẩm dở dang, trên thực tế cho thấy công ty đang gấp rút gia công lại một số mặt hàng trọng yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty phải nhập nguyên vật liệu và phụ kiện từ công ty khác để đảm bảo tiến trình hoạt động gia công gấp rút theo thời hạn hợp đồng đã ký. Ngoài ra có một số mặt hàng chưa bán được còn tại kho. - Số vòng quay của hàng tồn kho trong năm 2009 là 66.93 vòng, mỗi vòng là là 5,38 ngày.So với năm 2008 thì tố độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 73.67 vòng và số ngày dự trữ của mỗi vòng tăng 2.82 ngày. - Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả , giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ và giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng. Tuy nhiên, số lượng hàng tồn kho của công ty qua hai năm còn ở mức khá cao. Công thức: Doanh thu thuần Khoản phải thu khách hàng = Khoản phải thu bình quân Bảng 2.6: Phân tích số vòng quay các khoản phải thu khách hàng Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Dựa vào công thức đã nêu trong phần lý luận và tình hình thực tế tại doanh nghiệp, ta có bảng phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu sau: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 2009/2008 Doanh thu thuần 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 Khoản thu đầu kỳ 269.950.921 17.971.873 (251.979.048) Khoản thu cuối kỳ 17.971.873 19.039.476 1.067.603 Khoản phải thu bình quân 143.961.397 18.505.674,5 (125.455.722,5) Số vòng quay phải thu 18.750 281.855 263.104.229 Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 19.20 1.28 (17.92) (Nguồn: phòng kế toán) Trong năm 2009 số vòng quay khoản phải thu là 281.855 vòng, mỗi vòng có thời gian là 1.28 ngày.Như vậy số vòng thu nợ tăng 263.1 vòng so với năm 2008 và chiều dài vòng thu được rút ngắn lại 17.92 ngày. Điều này cho thấy công ty khả năng thu hồi nợ nhanh, tương đối ổn định. Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay tài sản = Tổng tài sản bình quân Bảng 2.7: Phân tích số vòng quay tài sản Tốc độ luân chuyển toàn bộ tài sản phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của xí nghiệp. Chỉ tiêu năm 2008 năm 2009 Chênh lệch Doanh thu thuần 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 Tổng tài sản đầu kỳ 640.201.249 2.747.095.907 2.106.894.658 Tổng tài sản cuối kỳ 2.747.095.907 2.791.460.999 44.365.092 Tổng tài sản bình quân 1.693.648.578 2.769.278.453 1.075.629.875 Số vòng quay tài sản 1.59 1.88 0.29 Số ngày của một vòng quay 226 190 ( 36 ) (Nguồn: phòng kế toán) Trong năm 2009, số vòng quay của tài sản là 1.88 vòng và số ngày quay quay của một vòng là 190 ngày, giảm so với năm 2008 là 36 ngày. Số vòng quay của tài sản tương đối thấp cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty nhanh. Đây là chiều hướng tốt có lợi cho công ty. Phân tích về tỷ số doanh lợi: Công thức Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = *100 Doanh thu thuần ● Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Với chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận lại thể hiện chất lượng và hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu chỉ ra vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế tại công ty ta có bảng phân tích lợi nhuận trên doanh thu sau: Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 2009/2008 Lợi nhuận sau thuế 30.696.118,5 48.813.732 18.117.613,5 Doanh thu thuần 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 Tỷ suất LN / DT 1.137 0.936 (0.201) (Nguồn từ phòng kế toán) Tỷ suất lơi nhuận qua các năm đều giảm.Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 1.137 đồng LNST ( năm 2008), 0.936 đồng LNST (năm 2009). Lợi nhuận qua các năm đều giảm nên công ty cần chú ý kiểm soát chi phí trong kinh doanh hơn nữa, và áp dụng những biện pháp để nâng cao tỷ suất này lên. ● Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: Với tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của Công Ty. Công thức Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = * 100 Tổng tài sản Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 2009/2008 Lợi nhuận sau thuế 30.696.118,5 48.813.732 18.117.613,5 Tổng tài sản 2.747.095.907 2.791.460.999 44.365.092 Tỷ suất LN / TS 1.1174 1.7487 0.6313 (Nguồn : phòng kế toán) Theo bảng số liệu trên thể hiện cứ 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã bỏ ra để kinh doanh thì sẽ đem lại lãi ròng là 1.1174 đồng (năm 2008), 1.7487 đồng (năm 2009). Nhìn chung tỷ số này trong hai năm đều có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng chưa cao chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm bớt chi phí để đem lại lợi nhuận. ● Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu : Công thức : Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = * 100 Vốn chủ sở hữu Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch 2009/2008 Lợi nhuận sau thuế 30.696.118,5 48.813.732 18.117.613,5 Vốn chủ sở hữu 2.741.482.773 2.786.923.956 45.441.183 Tỷ suất LN / VCSH 1.1197 1.7515 0.6318 (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là (45.441.183 vnđ). Nguyên nhân do: tổng tài sản tăng ( 44.365.092 vnđ) và đồng thời nợ phải trả giảm (1.076.091 vnđ). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy doanh lợi thu trên một đồng vốn chủ sở hữu trong năm năm 2009 có chiều hướng tăng 0.6318 % so với năm 2008. Mặc dù tỷ số này chưa tăng mạnh nhưng đó cũng là dấu hiệu khả quan của doanh nghiệp. 2.2.1.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty: 2.2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.11: Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh trong năm 2008-2009: CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 Chênh Lệch 2009-2008 1.Tổng doanh thu 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 2.Các khoản giảm trừ - - - 3.Doanh thu thuần 2.699.321.776 5.215.908.478 2.516.586.702 4.Gía vốn hàng bán - 4.643.508.642 4.643.508.642 5.Lợi nhuận gộp 2.699.321.776 572.399.836 (2.126.921.940) 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính - - - 7.Chi phí tài chính - - - 8.Doanh thu thuần từ hoạt động tai chính - - - 9.Chi phí bán hàng 2.441.771.510 302.297.223 (2.139.474.287) 10.Chi phí quản lý doanh nghiệp 200.788.774 258.483.063 57.694.289 11.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 56.761.492 11.619.550 (45.141.942) 12.Thu nhập khác 420.000.000 292.476.191 (127.523.809 13.Chi phí khác 435.833.334 239.010.765 (196.822.569) 14.Lợi nhuận khác 15.833.334 53.465.426 37.632.092 15.Tổng lợi nhuận trước thuế 40.928.158 65.084.976 24.156.818 16.Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.232.039,5 16.271.244 6.039.204,5 17.Lợi nhuận sau thuế 30.696.118,5 48.813.732 18.117.613,5 (Nguồn : phòng kế toán ) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng thu nhập gồm ba nguồn: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác … Theo tính toán thì tổng thu nhập từ ba nguồn trên đều tăng mạnh cụ thể là: năm 2008 : 2.683.488.442 vnđ, năm 2009: 5.269.373.904 vnđ. ♦ Doanh thu thuần : Năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 : 2.516.586.702 vnđ nguyên nhân chủ yếu là giá bán và số lượng tiêu thụ gia tăng đáng kể. Cụ thể giá bán các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ và cơ khí đang kinh doanh tại công ty trong năm 2009 tăng từ 10% đến 12%. Bảng 2.12 : Biến động giá các dụng cụ cầm tay SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ ĐVT NĂM 2008 NĂM 2009 Mũi khoan thẳng ( cỡ nhỏ) cái 45.000 49.500 Mũi khoan sala bộ 50.000 55.000 Mũi khoan 13 cái 20.000 22.000 Mũi khoan 14 cái 30.000 33.000 Mũi khoan thẳng 2 tầng cái 50.000 55.000 Lưỡi cưa lọng cái 120.000 132.000 Lưỡi cưa mài cái 200.000 220.000 Dao khoan 2C-W13 cái 3.600.000 3960.000 Dao tubi mới 4*48 cái 600.000 660.000 Dao bào hai mặt cái 340.000 374.000 Dao bào mài bén (310*30*3) cái 20.000 22.000 Dụng cụ ren răng ( 20-4F) cái 60.000 66.000 Tăng phô cái 20.000 22.000 CB Coc cái 20.000 22.000 Bánh xe đưa phôi (100*20*60) cái 110.000 121.000 ………….. (Nguồn: phòng kế toán) Trên đây là những sản phẩm điển hình đã có sự gia tăng về giá, ngoài ra những sản phẩm nội thất cũng gia tăng nhưng không đáng kể. ♦ Ta thấy năm 2008 giá vốn hàng bán của công ty không có, được biết trong năm 2007 công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngay từ đầu đã nhập hàng hóa với số lượng hàng rất lớn vì thế năm 2008 công ty đã không có giá vốn hàng bán. Trong khi đó giá vốn háng bán năm 2009 cao hơn gấp nhiều lần so với năm 2008 nguyên nhân là tình trạng lạm phát xảy ra kéo theo các yếu tố đầu vào tăng ( chủ yếu là giá nguyên phụ liệu dùng để sản xuất tăng ). Nhằm đa dạng nhiều kích cỡ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên đầu năm 2009 công ty đã đặt mua với số lượng hàng có kích cỡ lớn nên giá thành cũng cao gấp nhiều lần so với những mặt hàng thông thường đã và đang kinh doanh. Chủ yếu là các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ, cơ khí ….. Đa số đều nhập từ Trung Quốc và Đài Loan. Bảng 2.13 Bảng giá sản phẩm năm 2009 TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH ĐVT ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG Đầu khoan 2C-W18 cái 3.600.000 115 Dao khoan 2C-W13 cái 4.000.000 120 Lưỡi cưa mài 305*3*80 cái 350.000 125 Lưỡi cưa mài 250*3*80 cái 300.000 40 Lưỡi cưa mài 200*3*40 cái 200.000 29 Lưỡi cưa 305*3*1"*100T cái 720.000 125 Lưỡi cưa 355*3*1"*100T cái 920.000 120 Lưỡi cưa 405*4*1"*100T cái 1350.000 115 Kim súng phun sơn W-71 cái 300.000 112 Dao tubi mới 49*12*3*4*75*0,9 cái 500.000 132 Dao tubi đắp hợp kim 35*12*3*4*65*0.85*0.9 cái 600.000 115 Dao thẳng đắp hợp kim 100*100*3*4 cái 560.000 115 (Nguồn: phòng kế toán) ♦ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 lại giảm mạnh 45.141.942 vnđ so với năm 2008. Nhưng công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng : 2.139.474.287 vnđ. ♦ Chi phí bán hàng của năm 2008 là: 2.441.771.510 vnđ ta thấy tương đối cao. Do mới đi vào hoạt động nhận thấy yêu cầu cấp bách không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm của mình, nên trong năm 2008 công ty đã bỏ ra chi phí rất lớn trong việc quảng bá sản phẩm, tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng cáo, tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng, khảo sát thị trường các thành phố và các tỉnh lân cận…… Đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng chỉ áp dụng khi khách hàng mua những sản phẩm nội thất mà công ty đã quy định như những bộ bàn ghế, tủ, kệ…phục vụ cho phòng ăn, khách hàng có cơ hội bốc thăm trúng thưởng 100% các phần quà : quạt máy, nồi cơm điện, bình đun nước siêu tốc…..tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng, chương trình áp dụng trong vòng 1 tháng nhân kỉ niệm một năm thành lập công ty ( từ ngày 08/05 đến 08/06/2008)…. Ngoài ra công ty đã đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn cho khách hàng khi mua với số lượng lớn. Cụ thể: - Nếu đại lý sẽ được chiết khấu là 30% trên mỗi mặt hàng kể cả sản phẩm nội thất và các dụng cụ cầm tay. - Nếu khách hàng là công ty, trường học hay các tổ chức khác sẽ hưởng mức chiết khấu từ 25% -27% cho mỗi lần đặt hàng với số lượng từ 15 bộ bàn ghế, kệ trở lên ( chỉ áp dụng sản phẩm nội thất). - Nếu khách hàng là cá nhân: nếu đặt mua hàng giá trị từ 10 triệu đến dưới15 triệu sẽ được chiết khấu 10%, từ 15 triệu đến dưới 30 triệu chiết khấu 12%, từ 30 triệu trở lên được hưởng chiết khấu 15% ( chỉ áp dụng cho sản phẩm nội thất). Bên cạnh đó nhiều chi phí khác phục vụ cho việc bán hàng. Nhưng qua năm 2009 chi phí bán hàng lại giảm mạnh so với năm 2008 là 2.139.474.287 vnđ, nguyên nhân của sự suy giảm này là: Trong năm 2009 tình hình giá sản phẩm nhập về cùng với nguyên vật liệu tăng cao từ 10% đến 15%. Theo tình hình chung như vậy nên công ty cũng phải tăng giá bán trên từng sản phẩm, và đã điều chỉnh lại mức chiết khấu cho từng đối tượng là giảm xuống. Cụ thể: đại lý vẫn giữ nguyên mức chiết khấu 30%, khách hàng là cá nhân, công ty, tổ chức… chỉ còn với mức chiết khấu từ 5% đến 7%. Và cũng trong năm 2009 ta thấy công ty không đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt nào. Bên cạnh đó công ty cũng đã tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn trong việc sắp xếp lại tình hình kho bãi làm giảm được chi phí vận chuyển giao hàng. Đồng thời doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt việc bảo quản máy móc, thiết bị dùng cho bán hàng nên tiết kiệm được một khoản chi phí sữa chữa. ♦ Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng, nguyên nhân chủ yếu là công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị, sữa chữa văn phòng làm việc phục vụ cho công tác quản lý. Nhìn chung qua 02 năm tổng hợp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính… đều có sự biến động. Nhưng lợi nhuận mà công ty nhận được cũng tăng. VỀ MẶT XÃ HỘI: Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài việc phân tích về mặt kinh tế, ta cần phải xét về phương diện xã hội. Kết quả hoạt động sản xuất được phản ánh bằng những thành tích đem lại do cải thiện điều kiện xã hội như việc nâng cao mức sống người lao động , bảo vệ sức khỏe cho người lao động và vệ sinh môi trường. Qua tìm hiểu thực tế của công ty TNHH MTV Giai Mỹ cũng cho ta thấy rõ hơn sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội. Công ty luôn coi trọng ý thức về trách nhiệm xã hội là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Chính là: ♦ Theo đánh giá của trung tâm đo đạc kiểm định Quatest 3 chứng nhận vào ngày 08/07/2007 thì những sản phẩm hàng nội thất của công ty đang kinh doanh không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái,môi trường trong quá trình sản xuất, không có tính chất độc hại đối với người tiêu dùng, không gây ô nhiễm môi trường và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho đời sống của con người... Luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của công ty đối với người tiêu dùng. Các sản phẩm như lưỡi khoan, lưỡi cưa, bàn ghế, tủ, kệ, các loại bóng đèn trang trí .. đã cũng được người sử dụng tín nhiệm về chất lượng và mẫu mã đã được hiệp hội người tiêu dùng bình chọn sản phẩm đạt yêu cầu. ♦ Không phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ. Công ty đã nhận và tạo việc làm cho 02 nhân viên bị tàn tật làm công việc như ngồi dũa lưỡi cưa, lưỡi khoan, sắp sếp trưng bày hàng hóa và một số công việc khác với thu nhập bình quân gần 2,3 triệu/tháng/người. ♦ Hàng năm công ty đã dành một phần lợi nhuận của mình đã đóng góp vào cộng đồng xã hội như: ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung : 15 triệu đồng , giúp trẻ em nghèo vuợt khó của quận nơi công ty có trụ sở 15 triệu đồng, thăm viếng Mẹ việt Nam anh hùng, Người già neo đơn trên địa bàn các quận mỗi điểm thường hỗ trợ 10 triệu đồng. Thời gian vừa qua công ty cũng đã phát động chương trình chung tay giúp đỡ đồng bào Nhật Bản trong trận động đất sóng thần, mỗi nhân viên ủng hộ một ngày lương. ♦ Đóng góp một phần thuế đối với nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, chỉ tính riêng phần thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm công ty đã nộp thuế được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.14 : Số lượng nộp ngân sách nhà nước qua các năm STT NĂM LƯỢNG NỘP NGÂN SÁCH (đồng/năm) 1 2008 10.232.039,5 2 2009 16.271.244 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng trên ta thấy số lượng nộp ngân sách nhà nước qua hai năm 2008-2009 tăng, chứng tỏ công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần làm tăng năng suất dđể cho nhà nước có nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động văn hóa, xã hội y tế, giáo dục góp phần tích lũy và phát triển kinh tế. ♦ Đời sống của cán bộ công nhân viên là một bài toán nan giải của công ty, nếu chỉ đơn thuần về tiền lương thì người lao động sẽ gặp khó khăn trong đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh Dung.doc
Tài liệu liên quan