Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I. Cơ sở lý luận về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn 3

1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 3

1.1. Kinh doanh khách sạn 3

1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 4

2. Đặc điểm lao động trong kinh doanh khách sạn 6

2.1. Đặc điểm của bản thân lao động trong kinh doanh khách sạn 6

2.2. Đặc điểm về cơ cấu lao động trong khách sạn 8

2.3. Đặc điểm của quá trình tổ chức và quản lý 10

3. Phân loại lao động trong khách sạn 11

4. Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn 12

4.1. Khái niệm 12

4.2. Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 13

5. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động của một doanh nghiệp khách sạn 16

6. ý nghĩa của lao động và quản lý sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn 22

Chương II. Thực trạng sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên 24

1. Giới thiệu về Công ty 24

1.1. Lịch sử hình thành và một số đặc điểm của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên 24

1.2. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh 30

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 33

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên 37

2.1. Tình hình sử dụng lao động 37

2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 45

3. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 52

3.1. Phân công, sắp xếp lao động tại các bộ phận 52

3.2. Vấn đề trả lương tại Công ty 53

3.3. Vấn đề khen thưởng kỷ luật 54

3.4. Vấn đề tuyển chọn lao động 55

4. Đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên 56

Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên 60

I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới 60

1. Phương hướng 60

2. Mục tiêu 60

II. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 61

1. Giải pháp từ phía Công ty 61

2. Một số khuyến nghị đối với Nhà nước 71

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn thật phong phú, tổ chức tốt các khâu mua hàng, nhập, lưu kho cất trữ, để tránh trường hợp thiếu nguyên vật liệu trong quá trình chế biến món ăn hoặc nguyên vật liệu thừa dẫn đến hỏng như vậy gây nên lãng phí. Đặc biệt phải quan tâm đến khâu chế biến thức ăn và tổ chức phục vụ khách vì qua đó nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm ăn uống và giữ được khách hàng. + Tổ phục vụ các dịch vụ bổ sung: Tổ này có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của khachs về Marketing, bể bơi, tennis, karaoke, cho thuê văn phòng đại diện. 1.2. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh 1.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Với diện tích 3,6ha, trong đó diện tích đang sử dụng kinh doanh là 3,3 ha. Với diện tích như vậy công ty chia làm 2 khu. Khách sạn Kim Liên I gồm N4, N5, N9 với tổng số 167 phòng, dùn để phục vụ khách quốc tế và khách nội địa có khả năng thanh toán cao. Khách sạn Kim Liên II gồm N1, N2, N6, N10 với 206 phòng chủ yếu phục vụ khách nội địa. - Đối với bộ phận đón tiếp: gồm lễ tân A và lễ tân B. + Lễ tân A: thuộc N4 có tiền sảnh 50m diện tích quầy là 13m2 và các trang thiết bị cũng như lễ tân B. Nhưng do khu lễ tân A chủ yếu đón khách quốc tế nên có khác. Quầy lễ tân được ốp bằng gỗ, mặt quầy bằng đá. Trang thiết bị gồm có: 3 máy tính nối mạng, Fax, telex trực tiếp gọi ra nước ngoài, máy photocopy, đồng hồ treo tường của một số nước trên thế giới, tivi Sony bắt được 8 kênh của nước ngoài, nền trải thảm. Bên cạnh đó còn có phòng khách, quầy lưu niệm và quán bar rộng 17m2, kê 2 dãy ghế sofa đối diện nhau cùng một số bể cá, cây cảnh. + Lễ tân B thuộc nhà 5, có diện tích sảnh là 35m2, quầy lễ tân 8m2, quầy có chiều dài 2,6m và rộng 0,6m được làm bằng gỗ, mặt bàn bằng foocmica màu trắng. Phía sau la một tủ cao bằng gỗ với những ô vuông nhỏ đánh số để đựng chìa khoá phòng. Trang thiết bị gồm: 2 máy vi tính nối mạng liên kết với các bộ phận khác, 2 máy điều hoà nhiệt độ 2 chiều, điện thoại, 1 tivi màu, một bản đồ thành phố, một máy đếm tiền và hệ thống đèn chùm, đèn treo nhỏ cùng một số bàn ghế bố trí xen kẽ với chậu cây cảnh. - Đối với bộ phận buồng: gồm khách sạn Kim Liên I, II với 7 toà nhà (373 phòng, 789 giường). + Khách sạn Kim Liên I: các phòng được trang bị hiện đại, dạt tiêu chuẩn 3 sao, ở mỗi phòng đều có điệnt hoại gọi trực tiếp ra nước ngoài, tivi màu 24 in bắt được 8 kênh, tủ lạnh mini, điều hoà nhiệt độ, hệ thống nước nóng lạnh. + Khách sạn Kim Liên II, chủ yếu phục vụ khách nội địa, giá rẻ hơn nên trang thiết bị trong phòng chưa đầy đủ. - Đối với bộ phận phục vụ ăn uống. Công ty có 5 cơ sở phục vụ Bộ phận bếp: Có 3 khu vực. Restaurant N9: Có diện tích 50m2, có 2 bếp ga, 1 lò nướng bánh, bàn sửa soạn thực phẩm bằng gỗ bọc nhôm dày, bồn rửa, một tủ lạnh. Kim Liên I: Có diện tích 50m2, có 4 bếp ga to, 2 bếp ga nhỏ, 6 bếp ăn á, 6 bếp Âu, lò làm nóng thức ăn, lò rán, lò hấp hơi, 1 tủ lạnh, 2 máy hút gió, 4 bồn rửa, tủ làm mát, 1 lò nướng bánh, hệ thống hút hơi nóng, tường bếp lát gạch men trắng, nhà kho đựng đồ khô và gia vị. Nhà kính: Có 2 bếp thanh, 1 bếp ga, 2 tủ đông lạnh, 2 bàn đựng nguyên vật liệu chế biến, gạt gió, bồn rửa. - Đối với bộ phận phục vụ dịch vụ bổ xung: Dịch vụ thể thao: 2 bàn bóng bàn, 1 sân tennis, 1 bể bơi. Cửa hàng kiốt bán tạp phẩm, đồ lưu niệm. Phòng massage, tắm hơi với trang thiết bị hiện đại. Dịch vụ giặt là có khu vực riêng với diện tích 70m2 Phòng karaoke, vũ trường. Đội xe: 2 Toyota 1.2.2. Điều kiện về lao động Bảng 2. Tình hình nhân lực của công ty năm 2000 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 1 Tổng số lao động Người 448 2 Là người Việt Nam - 448 3 Là người nước ngoài - 0 4 Hợp đồng dài hạn - 400 5 Hợp đồng ngắn hạn - 48 6 Là lao động trực tiếp phục vụ - 383 7 Là cán bộ quản lý, gián tiếp - 65 8 Trình độ đại học - 170 9 Trình độ trung cấp - 278 10 Trình độ ngoại ngữ - 189 11 Độ tuổi trung bình - 35,42 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công ty nói chung là nhiều tuổi nên họ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và được đào tạo nghiệp vụ tại các lớp du lịch từ 3-8 tháng nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn nói chung là tương đối cao. Trình độ tay nghề của nhân viên được chia theo từng nghiệp vụ: Nhân viên buồng: bậc 5/5 chiếm tỷ lệ 70% Nhân viên bàn, bar, bếp bậc 7/7 chiếm tỷ lệ 75% Nói chung trình độ học vấn của nhân viên ở đây chưa cao song nhân viên ở đây đều có kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm làm việc phục vụ các đoàn khách quan trọng và phục vụ khách quốc tế (các chuyên gia). Hơn nữa trong quá trình làm việc họ luôn học hỏi thêm những người được đào tạo qua trường học và tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Trình độ ngoại ngữ vi tính: Trong ngành du lịch thì trình độ ngoại ngữ của công nhân viên đặc biệt quan trọng. Đó là điều kiện cần vì họ phải tiếp xúc nhiều với khách du lịch quốc tế trong giao tiếp. Họ phải có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu trên và cần phải hiểu được phong tục tập quán cũng như tâm lý ngôn ngữ mình nói. 1.2.3. Điều kiện về vốn: Tổng số vốn của công ty đến năm 2000 là 14 tỷ 102 triệu đồng Việt Nam, trong đó vốn lưu động chiếm 30% tổng số vốn 4.782.000.000 VND, vốn cố định chiếm 70%: 9.320.000.000 VND. Trong đó vốn ngân sách là 9.110.000.000 VND và vốn tự bổ sung là 4.992.000.000 VND. 1.2.4. Điều kiện vị trí địa lý: Công ty khách sạn du lịch Kim Liên nằm ngay trên trục đường giao thông quan trọng, đường cao tôc xuyên suốt Bắc Thăng Long - Nội Bài, gần đường quốc lộ 1A xuyên suốt Bắc Nam, ngã tư đầu mối giao thông của Hà Nội rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như thu hút khách và khách du lịch có thể thả bộ vào công viên Lê Nin cách đấy không xa. Đây là điều kiện thuận lợi nhất của công ty trong việc thu hút khách. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu như là doanh thu, lợi nhuận, số lượt khách, số ngày khách, công suất sử dụng buồng phòng... Qua việc so sánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm, chúng ta chúng ta rút ra những hạn chế, những mặt được của công tác tổ chức kinh doanh, từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, đồng thời có thể thoả mãn mức cao nhất nhu cầu của khách hàng. Cụ thể ta xét các chỉ tiêu sau: - Tình hình của khách sạn từ năm 1988-2000 Tiêu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn từ năm 1998 đến 2000 - Chỉ tiêu về vốn và kết quả sử dụng kinh doanh của khách sạn từ năm 1998-2000 * Về tình hình khách của khách sạn: Tình hình khách của khách sạn được thể hiện qua các số liệu ở bảng sau: Bảng 3. Tình hình khách của khách sạn (từ năm 1998 đến 2000) Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 1999/1998% 2000 2000/1999 (%) 1. Tổng số khách Lượt khách 101.285 105.179 +3,8 130.000 + 23,6 Khách quốc tế - 6.097 8.469 +38,9 15.000 + 77,1 Khách nội địa - 95.188 98.710 +3,7 115.000 + 16,5 2. Tổng số ngày khách Ngày khách 204.368 220.346 +7,8 260.000 + 17,99 Khách quốc tế - 10.686 15.102 +41,3 20.000 + 32,4 Khách nội địa - 193.682 205..244 +5,97 240.000 + 16,93 3. Thời gian lưu trú bình quân Ngày/khách 2 2,1 + 5 2 - 4,76 Khách quốc tế - 1,75 1,78 +1,714 1,3 -26,9 Khách nội địa - 2,0 2,1 + 5 2,1 +1 Từ số liệu trên ta thấy: Tổng số lượt khách tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 1999 tăng so với năm 1998 về số tuyệt đối 3.894 lượt khách hay 3,8% trong đó khách quốc tế tăng 2.372 lượt khách hay 38,9% và khách nội địa tăng 3.522 lượt khách hay 3,7%. Năm 2000 tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là 22.821 lượt khách hay 23,6% trong đó khách quốc tế tăng 6.531 lượt khách hay 77,1% và khách nội địa tăng 16.290 lượt khách hay 16,5%. Tổng số ngày khách cũng tăng theo, cụ thể: năm 1999 tăng 15.978 ngày khách hay 7,8% so với năm 1998, trong đó khách quốc tế tăng 4416 ngày khách (41,3%) và khách nội địa tăng 11562 ngày khách (5,97%). Năm 2000 tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là 39.654 ngày khách hay (17,99%) trong đó khách quốc tế tăng 4898 ngày khách (32,4%), và khách nội địa tăng 34.756 ngày khách (16,93%). Như vậy trong năm 2000 lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng x 100%= 12%. Song thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế chỉ đạt = 1,3 ngày/khách mà ngày khách vẫn tăng. Năm 1999 lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng: x 100% = 7,9% Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đạt = 2 ngày/khách Như vậy muốn tăng thời gian lưu trú bình quân của khách thì khách sạn cần có thêm các dịch vụ bổ sung khác như vũ trường, tennis, Casino … để kéo dài thời gian lưu trú của khách, mặt khác khách sạn không ngừng cải thiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, phân lượng đội ngũ nhân viên phục vụ trong giao tiếp đặc biệt là nhân viên ở những bộ phận trực tiếp cần trau dồi ngoại ngữ Anh - Trung để có thể giao tiếp được với khách nước ngoài đặc biệt là khách Trung Quốc. Kéo dài thời gian lưu trú của khách là mục tiêu lâu dài mà khách sạn cần phải làm để tăng doanh thu cho khách sạn. * Về cơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong công ty. Bảng 4. Cơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1998 Tỷ trọng 1999 Tỷ trọng 2000 Tỷ tọng 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 26.821,8 100% 31.540 100% 36.000 100% 2 Doanh thu buồng - 15.552,6 58%(2:1) 14.251,454 45% (2:1) 15.000 42% 3 Doanh thu ăn uống - 7.514,6 28%(3:1) 12.563,099 40% 14504 40% 4 Doanh thu dịch vụ khác - 3.754,6 14%(4:1) 4726 15% 6496 18% Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh năm 1999, 2000 Trong bảng trên ta thấy; doanh thu được tăng ở hầu hết các dịch vụ, trong đó dịch vụ lưu trú vẫn chiếm ưu thế. Đặc biệt tăng cao ở dịch vụ ăn uống do nhà ăn hội trường 2 được đưa vào sử dụng (chiếm 40%) tổng doanh thu với 14504 Triệu đồng (năm 2000). Tỷ trọng dịch vụ giữa các năm tuy không tăng giảm đồng đều nhưng điều đó vẫn nói lên mức chi tiêu của khách đến khách sạn ngày càng tăng vì họ không chỉ tiêu dùng dịch vụ chính là lưu trú mà còn tiêu dùng các dịch vụ khác. Năm 2000 tổng doanh thu ước 36 tỷ tăng 14% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ cho thuê văn phòng giảm nhiều do không có khách thuê và đầu tư cải tạo sửa chữa. So với năm trước chỉ đạt 20%. Doanh thu khác tăng cao do công ty mở dịch vụ thương mại và ứng dụng đầu tư công nghệ thông tin. Hai dịch vụ này ước thực hiện 2 tỷ và chiếm 40% doanh số của doanh thu khác. Đây là cố gắng lớn của công ty trong việc đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh tạo nguồn thu, tạo việc làm và tăng nộp ngân sách nhà nước. * Chỉ tiêu về vốn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 5. Chỉ tiêu về vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 1998 đến 2000 Stt Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 So sánh 2000/1998 Tăng giảm % 1 Vốn cố định Triệu đồng 8.875 9.190 13.797 4.922 55,4 2 Vốn lưu động - 4.287 4.380 4.519 232 5,41 3 Công suất thiết kế Ngày/ Phòng 134.685 136.145 138.518 3.833 2,85 4 Công suất sử dụng - 73,3 75,45 80 6,7 9,14 5 Tổng doanh thu Triệu đồng 26.821 31.540 36.000 9.179 34,2 6 Tổng chi phí - 21.997 30.140 34.300 12.303 55,9 7 Lãi thuần - 2.218 2.300 2.600 282 17,22 8 Nộp ngân sách - 4.451 5.071 5.400 949 21,32 9 Năng suất lao động bình quân - 71,52 71,85 80,36 8,84 12,36 10 Định mức lao động bình quân Người /phòng 1,0 1,18 1,2 0,2 20 11 Thu nhập bình quân người trên tháng Triệu đồng 1.020.000 1.263.000 1.300.000 300 44,44 Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh rất khả quan. Công suất sử dụng năm 2000 tăng 9,14% so với năm 1998 và công suất thiết kế cũng tăng 2,85%. Doanh thu của công ty năm 2000 tăng 9.179 triệu đồng so với năm 1998, nhưng điều đáng chú ý ở đây là mức tăng doanh thu 34,2% nhỏ hơn mức tăng chi phí 55,9% đây là điều mà công ty quan tâm để có biện pháp xử lý, điều chỉnh cho thích hợp. Năng suất lao động bình quân của công ty năm 2000 tăng lên so với năm 1998 với định mức lao động bình quân cũng tăng theo nhưng cả 2 đều tăng không đều, chứng tỏ công ty chưa sử dụng lao động có hiệu quả. Hơn nữa mức tăng năng suất lao động năm 2000 so với 1998 là 12,36% lại tăng ít hơn so với mức tăng thu nhập bình quân là 44,44%, đây là một điều chưa hợp lý và nó cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên. 2.1. Tình hình sử dụng lao động: Đội ngũ lao động trong một khách sạn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố quyết định đến hiệu quả lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nhân viên khách sạn chính là bộ mặt của khách sạn góp phần quan trọng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Một khách sạn có thể tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả lao động của từng bộ phận nhân viên trong khách sạn. Ta xét tính toán sử dụng lao động của khách sạn qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu về số lượng lao động, về chất lượng lao động, việc phân công sắp xếp lao động tại các bộ phận và hình thức trả lương lao động tại khách sạn. 2.1.1. Chỉ tiêu về số lượng lao động. Tổng số lao động hiện nay của công ty là 448 người với số buồng hiện có là 372 phòng. Như vậy tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng là: 448: 372 = 1,2: 1 Khách sạn Tây Hồ tỷ lệ là: 175: 114 = 1,5: 1 Khách sạn Sài Gòn tỷ lệ là 96: 44 = 2,1: 1 Khách sạn phương Đông tỷ lệ là: 55: 32 = 1,7: 1 Khách sạn Hà Nội tỷ lệ là: 366: 78 = 4,88: 1 Ta thấy tỷ lệ này ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là nhỏ nhất. Nếu xét tỷ lệ này với thứ hạng và công suất sử dụng buồng giường của khách sạn thì số lượng lao động của công ty như vậy là phù hợp. Tuy vậy, để đánh giá sâu sắc hơn về số lượng lao động của công ty nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chúng ta cần đi sâu vào phân tích số lượng lao động theo các tiêu thức sau: * Cơ cấu lao động theo hình thức lao động. Bảng 6. Cơ cấu lao động theo hình thức lao động TT Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 1 Tổng số lao động người 375 439 448 2 Số lao động trực tiếp người 327 341 382 Tỷ trọng (2:1) % 87,2 77,68 85,26 3 Số lao động gián tiếp người 48 58 66 Tỷ trọng(3:1) % 12,8 13,21 14,73 4 Số lao động trong biên chế người 340 399 400 Tỷ trọng (4:1) % 90,67 90,89 89,286 5 Số lao động theo hợp đồng người 25 40 48 Tỷ trọng(5:1) % 6,67 9,11 10,71 Nhìn vào bảng trên ta thấy lao động ở công ty chủ yếu là lao động trong biên chế nhà nước: Năm 1998 là 90,67%, năm 1999 là 90,89% và năm 2000 là 89,286%, còn số lao động làm theo hợp đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6,67% (1998); 9,11% (1999); 10,71% (2000). Chính hình thức này không phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, vì khi vào chính vụ du lịch, lượng khách đông khi đó sẽ cần nhiều nhân viên hơn, còn khi không phải thời vụ du lịch thì thường số ít lao động nằm trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn, số còn lại là làm theo hợp đồng. Nhưng đây là điều thường gặp ở hầu hết các khách sạn nhà nước nói chung và hệ thống các khách sạn trực thuộc công ty du lịch Hà Nội nói riêng. Số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tăng qua các năm, số lao động trực tiếp năm 1998 tăng lên 14 người so với năm 1998 hay 4,28% năm 2000 tăng so với năm 1999 là 41 người hay 12,02%. Số lao động gián tiếp năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 10 người hay 20,83%, năm 2000 tăng lên 8 người so với năm 1999 hay 13,79%. Như vậy so sánh về số tương đối thì mức tăng lao động gián tiếp lớn hơn mức tăng lao động trực tiếp, còn nếu muốn khẳng định mức tăng lao động như thế là hợp lý hay chưa thì ta lại phải có sự so sánh với quy mô của khách sạn có mở rộng hay không khách sạn có tăng (giảm) dịch vụ nào không. * Cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng 7: Cơ cấu lao động theo giới tính Chỉ tiêu 1998 1999 2000 SL Nam TT/tổ (%) SL Nam TT/tổ (%) SL Nam TT/tổ (%) Ban lãnh đạo 3 2 66,67 3 2 66,67 3 2 66,67 Phòng tổ chức - hành chính 13 7 53,85 13 7 53,85 15 8 53,33 Phòng kế hoạch 12 1 8,33 12 1 8,33 12 1 8,33 Phòng kế toán 20 3 15 21 4 19,05 22 4 18,18 Phòng thị trường 4 2 50 4 2 50 4 2 50 Trung tâm CNTT 15 6 40 20 10 50 25 10 40 Đội tu sửa 22 18 81,82 22 18 81,82 22 18 81,82 Tổ bảo vệ 49 46 93,88 51 48 94,12 50 49 98 Tổ lễ tân 21 6 28,57 22 7 31,8 23 9 39,13 Buồng + Giặt là 113 13 11,5 113 13 11,5 120 19 15,83 Bàn + bàn + bếp 52 24 46,15 92 25 27,17 102 26 25,49 Bộ phận khác 51 17 33,33 66 21 31,82 50 23 46 Tổng số 375 135 529,1 439 158 526,13 448 171 524,78 Nhận xét: Nếu xét cơ cấu lao động theo giới tính, thì nhìn chung cơ cấu lao động ở mỗi tổ theo số liệu ở bảng trên là hợp lý, bởi vì đối với lao động ở các bộ phận như bộ phận gián tiếp, lễ tân, bàn, các dịch vụ khác, bếp, bar thì lao động là nữ hay là nam đều được cả miễn là họ phải là những người thực sự có trình độ nghiệp vụ cao để họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Còn đối với nhân viên tổ buồng + giặt là do tính chất của công việc thì lao động nữ lại phù hợp hơn so với lao động nam giới. Năm 1998 số lao động nam giới ở tổ này là 13 người (chiếm 11,50%), năm 1999 là 17 người (chiếm 15,04%), năm 2000 là 19 người (chiếm 15,83%) do đó cơ cấu về giới tính ở tổ buồng + giặt là chưa được hợp lý lắm. Nhưng đối với tổ bảo vệ và đội tu sửa thì công việc này lại phù hợp với nam giới hơn. Do đó, việc bố trí lao động ở 2 tổ này qua 3 năm 1998, 1999, 2000 như số liệu ở bảng trên là hợp lý. Đối với số lượng lao động ở các tổ ta thấy không có sự biến động lớn qua các năm. Số lượng lao động gián tiếp năm 2000 chỉ tăng lên 8 người so với năm 1999 hay tỉ trọng lao động ở bộ phận này so với toàn công ty tăng. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang trong quá trình hoàn chỉnh thêm bộ máy quản lý tăng số lao động gián tiếp ở mức như thế có thể để dần dần hình thành một cơ cấu lao động hợp lý hơn. * Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng 8. Cơ cấu lao động theo độ tuổi TT Tên tổ/các bộ phận Số lượng Độ tuổi trung bình 1 Ban lãnh đạo 3 57 2 Phòng TC-HC 15 44 3 Phòng kế hoạch 12 41 4 Phòng kế toán 22 32 5 Phòng thị trường 4 36 6 Trung tâm CNTT 25 25 7 Đội tu sửa 22 38 8 Tổ bảo vệ 50 32 9 Tổ lễ tân 23 25 10 Buồng + giặt là 120 40 11 Bàn + bar + bếp 102 26 12 Bộ phận khác 50 29 13 Tổng số 448 35,42 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm. Độ tuổi trung bình của người lao động trong Công ty là 35,42 tuổi với độ tuổi này có thể nói Công ty thuộc vào loại cơ sở có độ tuổi trung bình của nhân viên là cao so với tính chất công việc phục vụ. Điều này lý giải vì sao độ tuổi trung bình ở Công ty là cao do Công ty đã hoạt động được gần 40 năm, mội thời gian tương đối dài so với khách sạn khác ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, trước kia lao động ở Công ty chỉ có đầu vào chứ đầu ra không có, nghĩa là Công ty chấp nhận lao động từ cấp trên hoặc ngành khách đưa đến chứ không được phép buộc thôi việc cho nên người lao động không cần thích hợp với tính chất công được giao. Mặt khác, chế độ nghỉ việc ở Công ty lại tuân theo quy định của luật lao động, nữ là 55 tuổi, nam là 60 tuổi. Ngày nay mặc dù Công ty có quyền tuyển dụng, kí kết hợp đồng, bố trí điều động công nhân viên trong Công ty song cũng không thể một sớm một chiều thay đổi được. Một đội ngũ lao động với độ tuổi trung bình tương đối cao, họ làm việc có kinh nghiệm, dễ chiếm được cảm tình của khách, một đội ngũ lao động dồi dào tuổi đời vững chắc thực sự trở thành một thế mạnh của Công ty trong việc cạnh tranh với các cơ sở khác, những cơ sở mới thành lập tuyển dụng ồ ạt những lao động ít tuổi, tay nghề thấp. Tuy nhiên, ở một số bộ phận như lễ tân, bàn, bar yêu cầu phải có ngoại hình đẹp, khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ khá mà Công ty vẫn đảm bảo được tuổi trung bình ở bộ phận này là thấp nhất so với toàn Công ty. Có thể nói đây là một cố gắng lớn lao của cấp quản lý Công ty nhằm tạo ra một đội ngũ lao động năng động sáng tạo, trình độ chuyên môn giỏi. Với cơ cấu lao động theo độ tuổi như trên Công ty nên sắp xếp xen kẽ những người trẻ tuổi và người nhiều tuổi ở những bộ phận lao động trực tiếp để họ có thể học hỏi lẫn nhau và hạn chế tối đa những nhược điểm của nhau. 2.1.2. Các chỉ tiêu về chất lượng lao động Chất lượng lao động là phạm trù kinh tế biểu hiện các thuộc tính đặc biệt của đội ngũ lao động. Chất lượng lao động của nhân viên trong Công ty không chỉ biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ vi tính mà còn thể hiện ở khả năng giao tiếp, thái độ, tinh thần phục vụ khách. Tất cả các yếu tố trên đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Song do phạm vi có hạn của luận văn tốt nghiệp ở phần này ta chỉ xét chất lượng lao động biểu hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ vi tính. * Trình độ học vấn: Bảng 9: Thống kê số lượng lao động theo trình độ học vấn năm 2000 Chỉ tiêu/các bộ phận Đại học Sơ cấp và trung cấp Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Ban lãnh đạo 3 100 0 0 Phòng TC-HC 9 60,0 6 40 Phòng kế hoạch 8 66,7 4 33,3 Phòng kế toán 14 63,64 8 36,4 Phòng thị trường 4 100 0 0 Trung tâm CNTT 25 100 0 0 Đội tu sửa 4 18,2 18 81,8 Tổ bảo vệ 2 3,64 48 96,0 Buồng + giặt là 39 32,5 81 67,5 Bàn + bar + bếp 32 31,37 70 68,62 Tổ lễ tân 23 100 0 0 Bộ phận khác 8 15,4 42 84,0 Tổng số 171 38 (%) 277 62 (%) Nhận xét: Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tổng số lao động tại Công ty 448 người trong đó có 171 người có trình độ đại học chiếm 38%, số lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp là 62%. - Đối với những người làm việc ở bộ phận gián tiếp thì số người có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất từ (60-100%). Qua đó ta thấy đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty thực sự là những người có trình độ cao, có thể ra những quyết định và phương án kinh doanh đúng đắn. - Đối với bộ phận lễ tân: có 23 người và 100% số người có trình độ đại học. - Đối với bộ phận buồng, bàn, bar, bếp, trình độ học vấn ở bộ phận này còn thấp, với 1 tỷ lệ lao động được đào tạo qua các trường lớp thấp như vậy thì liệu chất lượng công việc có cao không nhất là số lượng khách đến khách sạn ngày càng tăng trong đó khách quốc tế và khách nội địa có khả năng chi tiêu chiếm tỉ lệ cao, họ luôn yêu cầu cao ở chất lượng dịch vụ. Nhìn chung trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên trong Công ty là thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. Tuy lao động trong ngành du lịch nói chung không đòi hỏi lao động phải có trình độ học vấn cao mà đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty và hơn nữa theo kịp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như trên thế giới, Công ty nên tạo điều kiện thuận lợi để giúp người lao động có thể tham gia học tập tại các trường, lớp, khoá học ngắn hạn để nâng cao trình độ học vấn hơn nữa. * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ công nhân viên của Công ty nói chung là nhiều tuổi nên họ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và được đào tạo nghiệp vụ tại các lớp du lịch từ 3-8 tháng nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn nói chung là tương đối cao. Điều này được đánh giá qua hiệu quả và kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2000 tổng số khách đạt 130.000 lượt, tăng 8% so với kế hoạch, tăng 24% so với năm 1999 và doanh thu tăng lên rất nhiều 40.366.000.000 VNĐ, tăng 24% so với kế hoạch, tăng 20% so với năm 1999. ở các bộ phận bàn, bar, bếp, buồng 100% đã qua đào tạo nghiệp vụ. Trình độ tay nghề của nhân viên được chia theo từng nghiệp vụ: Nhân viên buồng: bậc 5/5 chiếm tỉ lệ 70% Nhân viên bàn, bar, bếp 7/7 chiếm tỉ lệ: 75% Nói chung trình độ học vấn của nhân viên ở đây chưa cao song nhân viên ở đây đều có kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm làm việc phục vụ các đoàn khách quan trọng và phục vụ khách quốc tế (các chuyên gia). Hơn nữa trong quá trình làm việc họ luôn học hỏi thêm những người được đào tạo qua trường lớp và tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Đây thực sự là nét đáng quý của người lao động ở Công ty trong việc phát huy nỗ lực của bản thân để vượt qua những khó khăn do trình độ học vấn còn thấp gây ra. * Trình độ ngoại ngữ, vi tính: Trong ngành du lịch thì trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên đặc biệt quan trọng. Đó là điều kiện cần vì họ phải tiếp xúc nhiều với khách du lịch quốc tế trong giao tiếp. Họ phải có trình độ ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu trên và cần phải hiểu được phong tục tập quán cũng như tâm lý ngôn ngữ mình nói. Với tổng số 448 nhân viên có 189 người có trình độ ngoại ngữ từ bằng B trở lên (chiếm 42,18% tổng số lao động), cho nên trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên của Công ty tương đối thấp (riêng bộ phận lễ tân có trình độ ngoại ngữ 100%). Đây là điểm mà Công ty cần khắc phục. Thời gian qua Công ty đã thường xuyên mở các khoá học ngoại ngữ nhằm tăng khả năng giao tiếp của nhân viên với khách. Đây là một trong những yếu tố gây ấn tượng nhất với khách và kéo khách trở lại k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17844.DOC
Tài liệu liên quan