Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN MỸ 1

I. Khái niệm về hàng nông sản 1

1. Quan điểm về hàng nông sản của Việt Nam. 1

2. Khái niệm hàng nông sản của FAO 2

3. Khái niệm hàng nông sản của bộ nông nghiệp Mỹ. 2

II. Đặc điểm chung về thị trường nông sản của Mỹ. 4

1. Mỹ - một thị trường lớn đầy tiềm năng cho hàng nông sản và thực phẩm thế giới. 4

1.1 Nhận định khái quát về quy mô thị trường. 4

1.2. Nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng chính của Mỹ 5

1.2.1. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản thô. 5

1.2.2 Nhu cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản trung gian 6

1.2.3 Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm 7

2. Đặc điểm người tiêu dùng Mỹ đối với mặt hàng nông sản. 9

2.1. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân Mỹ 9

2.2. Những yêu cầu khắt khe về chất lượng 10

2.3. Những yêu cầu đối với chủng loại hàng hoá và hoạt động dịch vụ thuận tiện 11

3. Một số quy định của Mỹ đối với hàng nông sản nhập khẩu 11

3.1. Hàng rào thuế quan của Mỹ áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu .11

3.2.Các biện pháp phi thuế quan. 14

3.2.1.Hạn ngạch nhập khẩu. 14

3.2.2.Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp 16

3.2.3. Hàng rào kỹ thuật 16

3.3. Quy định về ký mã hiệu và nhãn mác 18

4.Các phương thức xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ 19

III. Định hướng thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam 23

1. Thị trường ASEAN 23

2. Thị trường các nước Châu Á khác. 23

3. Thị trường các nước SNG và Đông Âu. 24

4.Thị trường EU. 24

5. Thị trường Châu Mỹ. 25

6. Thị trường Châu Phi. 25

7.Thị trường Châu Đại Dương 25

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU. 26

I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. 26

1.Tình hình suất khẩu chung các mặt hàng. 26

1.1.Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. 27

1.2 Về thị trường xuất khẩu. 29

1.3 Giá xuất khẩu nông sản. 30

2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 32

2.1 Quy mô và tốc độ phát trển. 32

2.2 Về cơ cấu mặt hàng .36

II. Đánh giá các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 38

1. Khái quát về năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. 38

2. Các yếu tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. 40

2.1. Điều kiện sản xuất vốn có. 40

2.2. Giống. 41

2.3. Năng suất, sản lượng. 42

2.4. Giá. 42

2.5. Chất lượng 43

2.6. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 43

2.7. Công nghệ chế biến 44

2.8. Bao bì - bảo quản, vận chuyển 44

3. Năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. 45

3.1. Gạo. 45

3.2. Cà phê. 47

3.3. Chè. 49

3.4. Hạt điều 51

3.5 Rau quả. 51

III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 52

1.Thành tựu 52

2.Hạn chế 54

2.1.Kim ngạch xuất khẩu quá nhỏ 54

2.2 Chủng loại hàng hóa còn đơn điệu 55

2.3.Không có khả năng cung cấp các lô hàng lớn. 56

2.4.Chất lượng 56

2.5.Giá cả 58

2.6.Thương hiệu và mẫu mã nông sản 61

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÃNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 63

I. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ .63

1. Thuận lợi .63

1.1. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 64

1.2. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.64

1.3.Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ đã mở hướng đi mới cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. 66

1.4 Cộng đồng người Việt tại Mỹ -thị trường và đối tác quan trọng đối với nông sản Việt Nam 68

2. Khó khăn. 69

2.1 Những khó khăn mang tính khách quan .69

2.1.2- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ. 70

2.1.3- Luật lệ và các quy định, thủ tục đối với hàng nông sản quá chi tiết và phức tạp. 71

2.2 Khó khăn mang tính chủ quan. 71

2.2.1- Vấn đề điều hành vĩ mô về quy hoạch sản xuất và xuất khẩu còn nhiều bất cập. 71

2.2.2- Sự yếu kém của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản .72

2.2.3- Trình độ công nghệ chế biến lạc hậu. 74

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 75

1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô. 75

1.1. Tổ chức sản xuất tạo nguồn hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản. 75

1.2 Đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến xuất khẩu. 77

1.2.1.Cỏc biện pháp về tài chính, tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nông nghiệp xuất khẩu. 77

1.2.2 Đẩy mạnh hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại. 78

2. Giải pháp ở tầm vi mô. 80

2.1 Khắc phục tập quán sản xuất lạc hậu và tăng cường năng lực chế biến. 80

2.2 Tăng cường hoạt động Marketing quốc tế cho hàng nông sản. 81

2.3 Từng bước phát triển thương mại điện tử hàng nông sản. 84

2.4 Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản sang Mỹ. 84

2.5 Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp hội xuất khẩu nông sản quốc tế. 85

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và phát huy cũng có nghĩa là chúng ta đang tự đánh mất đi cơ hội trong phát triển. Điều kiện tự nhiên khí hậu sinh thái. Nước ta có điều kiện khí hậu và sinh thái khá phong phú và đa dạng. Với sự hình thành 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có những nét đặc thù, có những thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp với việc bố trí cây trồng vật nuôi, đặc biệt có nhiều vùng “ sinh thái- khí hậu đặc thù”cho phép phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Nhưng yếu tố đó tạo cho nông sản Việt Nam có năng suất sinh học cao và những đặc trưng về “ hương vị- chất lượng” tự nhiên được người tiêu dùng ưa thích. Đây cũng chính là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nông sản Việt Nam. Những vùng hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cây trồng vật nuôi có giá trị xuất khẩu lớnb bao gồm : vùng cà phê Tây Nguyên, vùng lúa thuộc đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: đây là yếu tố sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Đối với sản xuất nông nghiệp nguồn đất, nguồn nước là hết sức cần thiết. Nguồn đất đai, nước ngọt dồi dào chính là điều kiện thuận lợi cho phép chúng ta đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, cụ thể là chúng ta có thể giảm một phần chi phí sản xuất. Lực lượng lao động: chính là yếu tố tạo nên giá thành lao động. Sản xuất nông nghiệp là ngành đòi hỏi nhiều lao động, đặc biệt là những nước chưa được cơ giới hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp mạnh như nước ta. Với nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ giảm nhờ chi phí nhân công giảm. Giá nhân công ơ Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan,1/30 của Đài Loan, 1/26 của Singapore. 2.2. Giống. 39 Với những tiến bộ đạt được trong cuộc cách mạng về gen, chúng ta không thể phủ nhận rằng giống là một yếu tố quan trọng để duy trì, bảo tồn những mặt hàng truyền thống có chất lượng cao. Qua lai tạo giống chúng ta có thể có được nhiều sản phẩm với những đặc trưng riêng từ một loại cây ban đầu. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú do vậy muốn đáp ứng được nhu cầu của họ thì phải xác định xem thị trường thế giới dùng loại gạo, cà phê, hạt điều, chè hay rau quả... nào để lựa chọn giống tốt, thích hợp đưa vào canh tác. Ví dụ, qua nghiên cứu người ta thấy các nước thuộc vùng Trung Cận Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Hồng Kông, Singapore, Malaysia ưa dùng loại gạo hạt dài, trong; còn các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc lại thích loại gạo hạt tròn, dẻo. Cơ bản các nước đều thích gạo có mùi thơm nhưng cũng có nhiều nước không thích. Các nước phương Tây ưa chuộng chè đen, chè vàng nhưng các nước phương Đông lại thích chè xanh. Chính vì vậy khi chọn giống cần phải xuất phát từ những loại mà thị trường thế giới chấp nhận và ưa chuộng. Giống tốt và phù hợp sẽ tạo ra được những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. 2.3. Năng suất, sản lượng. Đối với hàng nông sản năng suất phụ thuộc vào cơ cấu ruộng, vườn và trình độ thâm canh của từng ruộng vườn, của từng vùng sản suất nông nghiệp. Năng suất cao sẽ tạo ra sản lượng lớn và làm tăng lượng xuất khẩu. Thông thường một sản phẩm muốn cạnh tranh được trên thị trường thế giới thì trước hết phải có khối lượng hơn hoặc ít nhất là tương đương với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh bằng quy mô. Khối lượng sản phẩm lớn sẽ cho phép dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào các thị trường lớn và ổn định, tiến tới chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần và loại dần sản phẩm cạnh tranh. 2.4. Giá. Cạnh tranh bằng giá hiện nay không còn hữu hiệu ở một số khu vực thị trường. Tuy nhiên vẫn có những khu vực thị trường khác vẫn có tác dụng điều đó có nghĩa là các sản phẩm vẫn có thể cạnh tranh bằng giá. Giá bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: chi phí sản xuất ra chính sản phẩm, chi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí vận tải, bảo hiểm, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho lưu bãi... 40 Cạnh tranh bằng giá tức là sản phẩm được bán ra với giá thấp hơn giá thị trường nhưng chất lượng thì vẫn giữ nguyên. Muốn làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải giảm được chi phí sản xuất. Đối với hàng nông sản thì chính những điều kiện sản xuất vốn có sẽ góp phần đáng kể thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất. Giá thấp, chất lượng không thay đổi sẽ tạo cho sản phẩm sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các sản phẩm khác. 2.5. Chất lượng Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh chính là bằng chất lượng chứ không phải hoàn toàn bằng giá cả như trước đây nên việc gây ấn tượng ban đầu về chất lượng hàng nông sản Việt Nam đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để tạo điều kiện dễ dàng cho việc buôn bán, tiếp cận với thị trường thế giới. Suy cho cùng cái quan trọng nhất của một sản phẩm mà người tiêu dùng muốn có được đó chính là chất lượng. Do đó, một sản phẩm muốn có sức cạnh tranh lâu dài, ổn định thì phải có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của khách hàng. Hàng nông sản phần lớn là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người nên yêu cầu về chất lượng lại càng quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng. Như vậy có thể khẳng định rằng chất lượng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. 2.6. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch Bất cứ một loại cây nông sản nào cũng đều tuân theo chu kỳ: Gieo trồng - phát triển - ra hoa kết trái - thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường được tiến hành trong một khoảng thời gian rất ngắn, thường là một hai tháng. Nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn thì đều ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của nông sản. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản đều chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu, thời tiết, nếu thu hoạch không đúng thời vụ mà gặp mưa gió thì coi như không có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, muốn đảm bảo giữ được chất lượng hàng hoá cần phải thu hoạch đúng thời vụ, nhanh gọn và tiết kiệm. 41 Đặc biệt là sau khi thu hoạch hàng nông sản vẫn tiếp tục hoạt động sỗng của nó như thở, bốc hơi, toả nhiệt (đặc biệt là hàng rau quả).Vì vậy các biện pháp, thao tác kĩ thuật và công nghệ hiện đại áp dụng cho khâu sau thu hoạch đảm bảo duy trì chất lượng hàng nông sản đóng vai trò hết sức quan trọng. Tóm lại, nếu thực hiện tốt thời gian thu hoạch và hiện đại hoá được công nghệ bảo quản sau thu hoạch thì sẽ góp phần tạo ra khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản thông qua việc nâng cao chất lượng. 2.7. Công nghệ chế biến Trong điều kiện cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển hết sức mạnh mẽ, giá các loại hàng hoá chế biến ngày một cao và càng có xu hướng cách biệt xa so với hàng sơ chế. Mặc dù có giống tốt, thu hoạch đúng thời vụ nhưng nếu các mặt hàng nông sản không có điều kiện chế biến tốt thì không thể thâm nhập vào các thị trường lớn và khó tính được, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và thời gian tiêu dùng lâu dài được. Do đó, giá xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng và không thể cao được và một kết quả tất yếu là hiệu quả xuât khẩu thấp. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng công nghệ chế biến cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. 2.8. Bao bì - bảo quản - vận chuyển Bao bì, bao gói không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là dể bảo vệ hàng hoá mà còn là nhãn hiệu để quảng cáo hàng hoá, hướng dẫn tiêu dùng. Trong nghiên cứu Marketing người ta sử dụng khái niệm về sản phẩm rộng hơn rất nhiều so với khái niệm thông thường. Nó không chỉ phản ánh bản thân cốt lõi hàng hoá mà kèm theo cả bao bì, bao gói, kí mã hiệu và các dịch vụ kèm theo. Nhiều loại hàng hoá đạt được hiệu quả tiêu thụ là nhờ vào bao bì, bao gói hơn cả chính sản phẩm bên trong. Khi thâm nhập vào thị trường mới, chính kí mã hiệu trên bao bì là một sự hướng dẫn, quảng cáo đầy hiệu quả để sản phẩm bước đầu có chỗ đứng trên thị trường và cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngoài ra, nếu không có phương tiện bảo quản, vận chuyển tốt, bao bì bao gói an toàn thì hàng hoá không thể giữ chất lượng lâu dài được đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá. Đã có nhiều lô hàng cà phê, chè của Việt Nam do bao gói không tốt nên khi đã vận chuyển ra tới cảng lại phải mang trở lại bán ở trong nước vì mất mùi thơm đặc trưng của sản phẩm. 42 Năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. 3.1. Gạo. Điều kiện thời tiết và khí hậu, đất đai ở Việt Nam rất thích hợp để trồng lúa. Hiện nay gần một nửa diện tích đất trồng trọt và phần lớn đất được tưới tiêu bằng thuỷ lợi ở Việt Nam đã gieo trồng lúa. Việt Nam năm trong khu vực sản xuất nhiều nhất trên thế giới, chiếm tới 90,8% sản lượng gạo của thế giới. Hiện nay năng suất trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam tương đương với các nước Châu á và cao hơn thế giới khoảng 10%. Nhờ đó mà hiện nay Việt Nam được xếp vào hàng ngũ của 5 nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam chiếm khoảng 5 đến 6% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới. Theo số liệu của FAO, sản lượng lúa gạo trong mười năm qua tăng thêm 80 triệu tấn thì trong đó phần đóng góp của Việt Nam là trên 11 triệu tấn. Từ năm 1998 đến nay sản lượng lương thực của Việt Nam luôn luôn tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng dân số do vậy mức lương thực bình quân tính theo đầu người tăng 35%, bình quân một năm tăng 2,8%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và đồng thời cũng là một hiện tượng ít có trong lịch sử sản xuất lúa gạo không chỉ ở nước ta mà ở cả các nước Châu á. Tuy nhiên, theo phần lớn các phương pháp dự báo chuẩn về triển vọng sản xuất lúa gạo thì Việt Nam gần như đã đạt đến năng lực tới hạn về sản xuất của mình. Thứ nhất là do trên một nửa diện tích đất trồng trọt và phần lớn nước được tưới tiêu thuỷ lợi ở Việt Nam đã trồng lúa. Thứ hai hệ số thâm canh tăng vụ ở cả hai vùng đồng bằng đã cao: 1,8 ở vùng đồng bằng sông Hồng và 1,6 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là do năng suất lúa ở Việt Nam đã cao hơn bất kì nước đang phát triển trồng lúa nào, trừ Trung Quốc. Có thể nói sản xuất lúa gạo ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn đưa nước ta từ chỗ phải nhập khẩu gạo phục vụ cho tiêu dùng trong nước thì đến nay gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu vào 80 thị trường chủ yếu, trong đó năm 2002 khu vực Trung Đông chiếm gần 30% ( năm 2001 là 14%), trong đó khu vực Châu Phi chiếm 10% ( năm 2001 là 25%), các khu vực còn lại thì tỷ trọng không mấy biến động. 43 Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Hiện nay Việt Nam là một trong số ít các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu trung bình từ 3,5 đến 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường về giá cả. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thưòng, trong một vài năm gần đây đã tập trung sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng khối lượng chưa nhiều. Năm 2002, gạo chất lượng cao chiếm khoảng 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ( năm 2001 là 40%), loại gạo chất lượng trung bình chiếm 85% ( năm 2001 là 15%), loại gạo chất lượng thấp và các loại khác chiếm khoảng 8%( năm 2001 là 45%). Về mặt giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 đến 20 USD/tấn. Theo thời báo kinh tế Việt Nam ngày 21/7/2003, giá gạo 5% tấm ( FOB) của Thái Lan là 195 USD/tấn, của Việt Nam là 181 USD/tấn, gạo 10% tấm là 192 USD/tấn và 172 USD/tấn;gạo 15% tấm là 188 USD/tấn và 165 USD/tấn; gạo 20% tấm là 175 USD/tấn và 160 USD/tấn. Năm 2002 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 33,6%, đây là điểm nổi bật của xuất khẩu gạo và đã hỗ trợ tích cực cho kim ngạch xuất khẩu. Giá xuất khẩu tăng một phần do thị trường thế giới nhưng yếu tố tích cực nhất là do chất lượng gạo của Việt Nam được cải thiện và thị trường đã chấp nhận mức giá cao hơn. 44 Theo dự báo và mục tiêu của Uỷ ban hợp tác mậu dịch gạo ( CRCT) được thành lập ngày 9/10/2002 với sự tham gia của 5 nước suất khẩu gạo lớn là Thái Lan, ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Pakistan- là ổn định giá gạo thế giới, đưa giá gạo trở lại mức giá của năm 1997 ( cao hơn 30% so với hiện nay). Sự ra đời của CRCT là một thách thức lớn cho Việt Nam trong những hợp đồng xuất khẩu gạo cấp Chính phủ. Đối với những hợp đồng đã kí có nguy cơ bị ép giá, còn với các quốc gia mà Việt Nam đang co kế hoạch đàm phán thì sẽ gặp khó khăn hơn đặc biệt là những nước là thành viên của WTO. Ngoài ra còn nhiều các bất lợi khác về xu hướng tự cung, tự cấp lương thực của nhiều nước trên thế giới, xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng cao, gạo sạch đang ngay càng phổ biến cũng sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. 3.2. Cà phê. Cà phê Việt Nam trải qua bao thăng trầm nay đã xác định được đúng vị trí và trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, mang tính chiến lược trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. ở Việt Nam cà phê được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng Tây Nguyên trên nền đất đỏ bazan với độ cao 400 đến 700 mét và vĩ độ rất thích nghi về sinh thái nên đã mang đến trên 700 hương vị tự nhiên cho cà phê Robusta của Việt Nam. Có thể nói Việt Nam đã được thiên nhiên ưu ái rất nhiều trong việc trồng và phát triển cây cà phê phục vụ xuất khẩu. Cà phê Việt Nam có năng suất rất cao, tương đương với mức cao nhất thế giới. Năng suất bình quân cao nhất thế giới là 5,5- 6 tạ/ha, Châu á là 7,7 tạ/ha thì năng suất của Việt Nam là 16- 17 tạ/ha, cá biệt có những nông trường năng suất lên tới 4 tấn nhân khô/ha. Giai doạn 1993- 2000 diện tích cà phê của Việt Nam tăng trung bình 23,92%/năm và các năm từ 1994- 1996 tăng nhanh nhất với mức độ tăng lần lượt là 48,46%; 45,81%; 33%. Cũng trong thời gian này sản lượng cà phê Việt Nam tăng trung bình 6,4%/ năm. Tuy nhiên từ năm 2001 trở lại đây diện tích trồng cà phê lại co su hướng giảm. Một số diện tích trồng cà phê Robusta có năng suất thấp ở các tỉnh Tây Nguyên đã bị phá bỏ để trồng cây khác cho thu nhập cao hơn. Thêm vào đó do khí hậu không thuận lợi, khô hạn kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm diện tích và sản lượng cà phê trong những năm gần đây. 45 Hiện nay, cà phê cũng là mặt hàng được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao do năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh. Nếu năm 1995 sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 228.100 tấn thì năm 2001 đã đạt 931.200 tấn, tăng hơn 3,7 lần. Tuy nhiên đến năm 2002 sản lượng cà phê lai giảm 18,3% so với 2001, tức chỉ đạt 713.785 tấn nhưng đây vẫn là một dấu hiệu đáng mừng. Sản lượng cà phê tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê lại không tăng tỷ lệ thuận. Nếu như vụ cà phê 1997/1998 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 601 triệu USD thì ở các niên vụ sau kim ngạch xuất khẩu cà phê liên tục giảm sút và đến niên vụ 2001/2002 kim ngạch đó chỉ còn 263,260 triệu USD. Có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này: thứ nhất, trên thị trường thế giới cung lớn hơn cầu cà phê làm cho giá xuất khẩu giảm, đơn giá xuất khẩu cà phê niên vụ 2001/2002 chỉ bằng 13,88% đơn giá của vụ cà phê 1994/1995; thứ hai là trong sự biến động về giá cả, cà phê Arabica và cà phê Robusta đều bị giảm giá, năm 2001 cà phê Arabica 1225 USD/tấn giảm 36% so với năm 2000 và Robusta là 526 USD/tấn giảm 42% điều đó cho thấy rằng mức độ giảm giá của cà phê Robusta cao hơn rất nhiều so với cà phê Arabica, trong khi đó Việt Nam lại chủ yếu trồng cà phê Robusta loại cà phê dễ trồng, năng suất cao nhưng chất lượng thấp do đó giá thấp hơn; thứ ba, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cà phê hạt ( cà phê nguyên liệu) và xuất khẩu qua các trung gian, lượng cà phê hoà tan và cà phê rang xay của Việt Nam còn rất nhỏ bé so với tiềm năng, đơn giá xuất khẩu hai lọai này rất cao: cà phê hoà tan đạt trung bình 2766,5 USD/tấn ( niên vụ 2001/2002), tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hai loại này chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Trong thời gian tới để cải thiện tình hình giá xuất khẩu cà phê là điều rất khó do cung thế giới vẫn tiếp tuc lớn hơn cầu. Tuy nhiên Việt Nam có thể nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu nếu thực hiện tốt nội dung Nghị quyết 407 của tổ chức cà phê thế giới ( ICO) về việc yêu cầu các nước cung cấp cà phê nâng cao chất lượng cà phê, không xuất khẩu cà phê chất lượng kém ( cà phê Robusta có trên 150 lỗi/300g là có chất lượng kém, cà phê Arabica có 86 lỗi /300g). Việc thực hiên chương trình này có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng cà phê lại chưa ổn định, đồng đều. Tuy nhiên việc tham gia chương trình này sẽ giúp cho cà phê Việt Nam nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới qua đó giá xuất khẩu cũng được nâng cao và đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn hơn dù khối lượng xuất khẩu không tăng. 3.3. Chè. 46 Chè là loại cây trồng trên đất đồi núi, ít mất mùa, không tranh chấp với cây lương thực khác, có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ môi trường. Việt Nam từ lâu đã được coi là một trong những vùng có các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để trồng chè như khu vực trung du miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Phú Thọ, Mộc Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình...và cao nguyên Lâm Đồng ở miền Nam. Chè được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh trung bình do có lợi thế về chi phí lao động thấp. Yếu thế cạnh tranh của hai mặt hàng chè và cao su của Việt Nam là do năng suất và chất lượng còn thấp. Năng suất chè của Việt Nam là 935kg/ha trong khi đó của Indonesia là 1386kg/ha và Malaysia là trên 2000kg/ha10. Sản xuất chè ở Việt Nam chưa phát triển mạnh. Năm 1999 diện tích chè ở Việt Nam mới chỉ có 80.000 ha và mục tiêu từ nay tới 2010 sẽ tăng lên 120.000 ha. Trong 10 năm qua, sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng tuy nhiên so với thế giới vẫn còn ở mức thấp. Về mặt chất lượng, nếu xét theo các chỉ tiêu sinh hoá thì chè búp tươi của Việt Nam đạt các chỉ tiêu quốc tế về lượng vitamin, chất hoà tan, cafein không thua kém chè của ấn Độ, Trung Quốc và Srilanca. Ngoài ra, chè Việt Nam còn có nhiều hương vị đặc trưng riêng được người tiêu dùng nước ngoài ưa thích. Tuy nhiên do giống chưa tốt, công nghệ sản xuất, chế biến chè lạc hậu nên chất lượng chè của Việt Nam chưa cao và đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giá xuất khẩu chè của Việt Nam thấp, lên xuống thất thường và phụ thuộc vào giá của thị trường thế giới. Trước năm 1945 giá xuất khẩu đạt 1.536 USD/ tấn nhưng từ năm 1996 giá bắt đầu giảm, cụ thể là chỉ còn 1.430USD/ tấn và đến nay chỉ còn 1.100USD/ tấn. Tuy phụ thuộc vào giá chè thế giới nhưng mức độ phụ thuộc của giá chè Vịêt Nam xuất khẩu lại theo chiều hướng bất lợi: tăng chậm hơn mức tăng giá của thế giới và giảm nhanh hơn mức giảm giá của thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tập trung đầu tư các thiết bị tiên tiến, nhập khẩu giống mới, tăng năng suất chè, qua đó làm tăng lợi thế cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Dự báo từ nay đến 2005 xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tăng ở mức bình quân cao nhất, khoảng 8%/ năm về lượng và 16%/ năm về giá trị. 3.4. Hạt điều Cây điều là cây có khả năng chịu hạn khá cao, có thể trồng trên các vùng đất xấu, khó có thể phát triển các loại cây khác như đất miền Trung hay một vài khu vực khô hạn tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 47 Hiện nay, cả nước ta có khoảng 200 ha diện tích đất trồng điều, năng suất bình quân đạt 4 đến 5 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 200.000 tấn hạt thô. Năng lực sản xuất chế biến của các doanh nghiệp ngành điều hiện nay là 250.000 tấn, do vậy nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nên ngành điều phải nhập thêm 50.000 tấn điều thô để chế biến (năm 2002). Năm 2002 cả nước xuất khẩu được khoảng 63.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 212 triệu USD, tăng 54,8% về lượng và 39,4% về giá trị so với năm 2001, giá bình quân cả năm là 3275USD/ tấn. Về giá xuất khẩu điều của Việt Nam cho đến nay chủ yếu vẫn được tham khảo và xác định dựa trên cơ sở giá xuất khẩu của ấn Độ và giá thành sản xuất. Trước đây do mới xâm nhập thị trường nên Việt Nam thường bị ép giá nhưng từ năm 1999 trở lại đây, giá xuất khẩu của ta đã lên ngang với giá của thị trường thế giới và thậm chí có những doanh nghiệp còn bán được với giá cao hơn giá xuất khẩu của ấn Độ. Sở dĩ có được điều đó một phần lớn là do chất lượng điều của ta cao và được ưa chuộng hơn điều của Indonesia và ấn Độ. Điều của Việt Nam có hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ do ta chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn. Tuy nhiên kích thước và trọng lượng hạt chỉ thuộc loại trung bình và nhỏ, vì vậy khi chế biến, nhân điều của Việt Nam chỉ ở cấp 5 trong 8 cấp nhân nguyên trắng. Bên cạnh đó, do nguồn nguyên liệu đầu vào không đồng nhất và chưa đủ lớn, trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu nên chất lượng nhân điều của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh mạnh mẽ được với các đối thủ canh tranh khác. Tuy nhiên hiện nay nhân điều Việt Nam đã có mặt tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ và một số thị trường có sức tiêu thụ mạnh khác như Trung Quốc, Pháp, Newzealand, Thái Lan và Indonesia...và nhu cầu nhập khẩu hạt điều của các thị trường này từ Việt Nam đang tăng lên rất mạnh mở ra những triển vọng mới cho việc tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu điều của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này cũng khẳng định rằng nhân điều Việt Nam có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường và nếu có những biện pháp đúng đắn, Việt Nam có thể đảm bảo và nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của nhân điều Việt Nam tương xứng với tiềm năng và góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu. 3.5 Rau quả. 48 10 Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 4/3/2003 Xét về địa hình, đất đai, khí hậu cho thấy nước ta có khả năng gieo trồng những loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới. Với đặc điểm địa hình khá phức tạp, những tiểu vùng khí hậu khác nhau phần lớn mang tính chất nhiệt đới, một phần mang tính chất Châu á nhiệt đới và ôn đới đã hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau với những sản phẩm rau quả đa dạng quanh năm được trồng khắp trong cả nước. Trong những năm gần đây sản xuất rau quả của cả nước có xu hướng tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng trong đó diện tích tăng từ 5 đến 7%/năm, năng suất tăng trên dưới 2%/năm và sản lượng tăng khoảng 10%/năm. Đặc biệt đã hình thành các vùng chuyên canh về cây ăn quả và rau như xoài, cam… Về mặt chất lượng các sản phẩm rau quả của Việt Nam nhìn chung không đạt yêu cầu về độ đồng đều của các sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, chất lượng đóng gói bao bì, chủ yêu vẫn sử dụng cac loại hộp thiếc kín theo phương pháp hàn thiếc điều này khó được chấp nhận ở các nước công nghiệp. Ngoài ra phần lớn hoa quả được bảo quản theo phương pháp thủ công là chính chưa có thiết bị lựa chọn và xử lý quả tươi trước khi xuất khẩu do đó chi phí cho một đơn vị sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu thường vượt mức cho phép, độ hao hụt lớn. Tất cả các nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp, chưa có sức hấp dẫn với người tiêu dùng nước ngoài so với các nước xuất khẩu khác. Ví dụ như trong khi Thái Lan xuất khẩu được 3,5% trong tổng sản lượng 1,7 triệu tấn chuối, Philippin xuất được tới 35% trong tổng sản lượng 3,5 triệu tấn chuối11 thì Việt Nam chỉ xuất được 0,8% trong tổng sản lượng 1,32 triệu tấn. Giá thành sản xuất trái cây của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực: So với Thái Lan, giá thành cam Việt Nam cao hơn 4 lần, xoài cao hơn 5 lần và cà chua cao gấp đôi Tuy nhiên rau quả tươi là những mặt hàng có triển vọng mở rộng xuất khẩu rất lớn của Việt Nam và hiện nay vẫn trong giai đoạn tìm đầu ra nên trong thời gian tới cùng với sự tiến bộ của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, sự đầu tư thích đáng của các doanh nghiệp vào công nghệ chế biến, bảo quản và công tác Marketing mặt hàng rau quả tươi sẽ có nhiều triển vọng phát triển xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 49 11 Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 17/8/2003. 1.Thành tựu Trong giai đoạn 1997-2001 thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam :giá cả các mặt hàng nông sản có xu hướng ngày càng giảm, nền kinh tế thế giới trải qua thời kỳ suy thoái kéo dài mà bắt đầu là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam ánăm 1997.Năm 2001, kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh ước đạt 1,5% bằng gần một phần hai mức tăng trưởng 3,8% của năm 2000 trong đó Hoa kỳ chỉ đạt 1,1%, EU đạt 1,8% và Nhật Bản giảm 0,5% so với năm 2000 đây là các thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam .Thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2001 cũng giảm sút đáng kể, mức độ tăng trưởng chỉ đạt 5,5% so với mức 12% của năm 2000. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở các nước Châu á - khu vực lấy thương mại làm thế mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB18.doc
Tài liệu liên quan