Khóa luận Ngành hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆTNAM 2

1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. 2

1.1.1. Sự ra đời của ngành hàng không nói chung. 2

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành hàng không Việt Nam .5

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 8

1.2.1. Cơ cấu tổ chức của ngành hàng không Việt Nam. 8

1.2.2. Cơ sở hạ tầng của ngành Hàng không Việt Nam. 12

1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG 17

CHƯƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 20

2.1. THỰC TRẠNG CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP. 20

2.1.1. Lĩnh vực dịch vụ KHCN. 22

2.1.2. Lĩnh vực thử nghiệm, sản xuất thử. 23

2.1.3. Các hoạt động dịch vụ khác: 23

2.2. HÀNG KHÔNG VIỆT NAM SAU THỜI KỲ HỘI NHẬP. 25

2.2.1. Những cơ hội. 26

2.2.2. Những khó khăn. 26

2.2.3. Những thị trường mới. 27

2.3. NHỮNG TỒN TẠI CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM SAU KHI HỘI NHẬP. 32

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 37

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN 37

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành hàng không. 37

3.1.2. Chính sách phát triển của NHK Việt Nam. 40

3.2. GIẢI PHÁP. 41

KẾT LUẬN.47

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9349 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ cũng chấp thuận cho Việt Nam Airlines xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) với sự tham gia của Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng các cổ đông khác. 1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG Ngành hàng không Việt Nam có một tiềm năng và một đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng… Trong quá trình hội nhập ngành Hàng không đóng vai trò rất quan trọng, trong đó thương hiệu Hàng Không Việt Nam đã được khẳng định rõ ràng. Trong những năm qua, Ngành hàng không Việt Nam đã duy trì được sự tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc, khẳng định được vị thế và vai trò của NHK quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư, xúc tiến du lịch và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Năm 2008 NHK Việt Nam đã thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhất là trong vận tải hành khách và hàng hoá, kinh doanh có lãi, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh hàng không…góp phần vào kết quả kinh tế xã hội chung của đất nước. Trong ngành hàng không, với sự tăng trưởng của nhu cầu hiện tại thì vai trò của thương hiệu không còn như truyền thống. Những yếu tố thực tế như giá cả, hành trình bay và thời gian bay luôn là những mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định mua vé của khách hàng. Đây là sự thật, thậm chí trong những trường hợpthương hiệu - bởi vì kinh nghiệm của thương hiệu, hay chính xác hơn, đó là đường bay trên không của thương hiệu. Điều này tạo ra một câu hỏi: Các thương hiệu chính xác đóng vai trò gì trong cái giá trị đang tăng của ngành hàng không? Ngành hàng không là một hoạt động nằm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy du lịch phát triển nhằm mục đích phát triển kinh tế… Hoạt động đó không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn ở nước ngoài, đặc biệt có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước. Chính vì vậy ngành Hàng không có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nền kinh tế của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh của ngành hàng không. Thông qua hoạt động hàng không có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao chất lương sống cho người dân. Đối với những nước có trình độ phát triển còn thấp như nước ta thì những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt là vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý.Chiến lược hướng về phát triển ngành hàng không thực chất là giải pháp mở cửa của nền kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài về vốn và kỹ thuật, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Kết hợp chúng lại với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước khác. Ngành hàng không còn có vai trò mở rộng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Phát triển ngành hàng không có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, mặt khác chính các quan hệ đối ngoại lại tạo tiền đề cho việc mở rộng ngành hàng không. Có thể nói NHK không chỉ đóng vai trò là chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó cùng với hoạt động xuất nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như vốn, kỹ thuật, lao động, mở rộng thị trường… Đối với nước ta, hướng mạnh về phát triển NHK là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ của Việt Nam so với thế giới. Bất kì một quốc gia nào và trong thời kì nào có NHK phát triển thì nền kinh tế của nước đó, trong thời gian đó sẽ có tốc độ phát triển cao,lưu thông và trao đổi hàng hóa dễ dàng. Tóm lại, NHK có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì NHK góp phần khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của đất nước đồng thời đẩy mạnh thu hút lợi ích từ bên ngoài. CHƯƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1. THỰC TRẠNG CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP. Qua 50 năm trưởng thành và phát triển, ngành Hàng không Việt Nam (HKVN) đã trải qua rất nhiều gian nan, thử thách. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, HKVN là đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã trực tiếp tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công: Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, không quân đã dũng cảm, táo bạo vượt qua vĩ tuyến 17 chở vũ khí, lương thực chi viện cho quân và dân ta anh dũng đánh địch ở mặt trận Trị - Thiên (Huế). Trong Chiến dịch tổng tấn công Mùa xuân năm 1975, Ngành HKVN đã đáp ứng các yêu cầu thần tốc của mặt trận về vận tải phục vụ chiến đấu. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, Ngành HKVN cũng tham gia có hiệu quả trong việc vận chuyển bộ đội, tiếp tế vũ khí, lương thực cho các đơn vị đang chiến đấu, thả dù tiếp tế lương thực cho nhân dân. Ghi nhận những thành tựu này, trong 50 năm qua, HKVN đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương các loại, trong đó có 1 Huân chương Hồ Chí Minh (Đoàn bay 919) và 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân (Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam và Cụm cảng Hàng không miền Nam), 1 cá nhân là Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, ngành HKVN cũng nhận được nhiều huân chương Độc lập, Quân công, Chiến công, Lao động dành cho các tập thể, cá nhân khác. Trước thời kỳ Hội nhập ngành HKVN đã gặp không ít khó khăn như: Cơ sở hạ tầng hàng không, sân bay hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ, một số sân bay nội địa đang trong tình trạng quá tải, chất lượng dịch vụ và đào tạo cán bộ vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra, nhưng KHVN đã khắc phục những khó khăn đó để tiếp tục phát triển và hội nhập. Trong hơn 40 năm qua (1956 – 2000), NHK Việt Nam không có nhiều biến đổi và phát triển chậm, cho đến khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Ngành HKVN triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh chính trị của đất nước ổn định, kinh tế không ngừng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, những biến cố lớn trong giai đoạn này (Sự kiện 11/9 năm 2001; chiến tranh Irắc năm 2002; dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003 và dịch cúm gia cầm năm 2004-2005) đã có những tác động nặng nề tới vận tải hàng không toàn cầu nói chung và vận tải hàng không Việt Nam nói riêng. Đây là những khó khăn cho toàn ngành trong việc thực hiện các định hướng, mục tiêu chiến lược cũng như các chỉ tiêu cụ thể đề ra cho cả một giai đoạn phát triển. Song, ngành HKVN đã nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm 2001-2005 đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực Vận tải Hàng không đã tạo được môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhờ vậy, các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn về năng lực, vốn, công nghệ để ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển. Đối với lĩnh vực quản lý và khai thác cảng hàng không, các cảng hàng không trong những năm qua đã được tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới theo hướng hiện đại, góp phần giảm đáng kể tình trạng quá tải, chất lượng phục vụ hành khách ngày càng được nâng cao, sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua các cảng hàng không không ngừng tăng và đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng cường an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Hiện nay, ngành HK đang quản lý, khai thác 22 Cảng hàng không (CHK) trong đó có 3 CHK quốc tế và 19 CHK địa phương với tổng công suất là 14 triệu hành khách/năm. Có 10 CHK đạt cấp 4E, 10 CHK đạt cấp 4C và 2 CHK đạt cấp 3C theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (Internationnal Civil Aviation Organization)[1, tr 4]. Về quản lý, điều hành bay: Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 2 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Với nhiệm vụ này, ngành quản lý điều hành bay không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ không lưu, đạt được trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực... Trước thời điểm Hội nhập Tổng giám đốc Tổng công ty HKVN, Viện Trưởng Viện KHHK ký quyết định phê duyệt thành lập Trung tâm dịch vụ KHCN. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu Trung tâm dịch vụ KHCN hiện nay đang triển khai thực hiện bao gồm: 2.1.1. Lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ của ngành Hàng không.  Cung ứng các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các dự án quy hoạch, đầu ttheo đặt hàng.    Tư vấn các vấn đề về thẩm định công nghệ, mua bán, chuyển giao công nghệ, sở hữu công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Hàng năm trung tâm đều có các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý của Tổng công ty HKVN như: -   Chương trình áp dụng ISO 9000 trong Tổng công ty HKVN -   Sở hữu công nghiệp trong Tổng công ty HKVN năm 2000   Cung ứng, lắp đặt, hướng dẫn khai thác các thiết bị vật tư Khoa học công nghệ và môi trường sản xuất thử nghiệm các sản phẩm nghiên cứu triển khai phục vụ nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trong Viện, Tổng công Ty, ngành và thị trường   Sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chỉnh vận hành các thiết bị Khoa học công nghệ và môi trường theo nhu cầu của Viện, Tổng công ty và thị trường. Các thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế trên máy bay và các trang thiết bị mặt đất. Đây là 2 nhiệm vụ hiện nay Trung tâm đang gấp rút xây dựng dự án đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu rộng lớn, cấp thiết của Tổng công ty đang đặt ra hiện nay.  2.1.2. Lĩnh vực thử nghiệm, sản xuất thử. Hệ thống các sản phẩm tiềm năng của trung tâm, với thế mạnh là hoạt động trong lĩnh vực KHCN tiên tiến về Hàng không, Trung tâm đang xúc tiến tổ chức xây dựng các dự án đầu tư cụ thể để triển khai đồng bộ loại hình dịch vụ này. Hiện nay đội máy bay sở hữu của Vietnam Airlines đang tăng lên nhanh chóng, đi kèm với đội bay, hệ thống trang thiết bị phục vụ mặt đất cũng được đầu tư đồng bộ. Vật tư phụ tùng thay thế hàng năm hầu hết đều phải nhập ngoại. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã đánh giá và đề cập đến việc sản xuất vật tự phụ tùng thay thế đặc biệt là vật tư, phụ tùng trang thiết bị khai thác mặt đất. Một số sản phẩm dự kiến khai thác là: các loại ống hút cao su thuỷ lực, ống hút chất thải vệ sinh máy bay, thùng contener khoang hàng máy bay, tay ốp ghế máy bay... Dự kiến Trung tâm sẽ tổ chức phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài ngành để nhanh chóng đưa các đề tài vào sản xuất thử và cung ứng kịp thời theo nhu cầu của thị trường. Năm 2000 kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung tâm đã sản xuất chế tạo thành công 9 con rồng bơm khí và được thả tại Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội do Th.s Phạm Văn Tới chủ trì thực hiện là một trong những ứng dụng đầu tiên của trung tâm trong việc sản xuất thử nghiệm các sản phẩm nghiên cứu. 2.1.3. Các hoạt động dịch vụ khác:    a) Phục vụ các hội nghị, hội thảo, đưa đón đoàn theo hợp đồng. Được giao nhiệm vụ khai thác cơ sở vật chất của Viện, trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ các lớp học, hội nghị, hội thảo của các đơn vị có nhu cầu. Hệ thống phòng hội trường được trang bị âm thanh và ánh sáng hiện đại. Đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ từng bước đã nắm bắt tốt hơn cách thức phục vụ các yêu cầu của khách hàng.  Thực hiện dịch vụ nhận giữ, bảo quản trang thiết bị, vật tư với hệ thống kho bãi của Viện dần đảm bảo được về cất lượng và an toàn đối với trang thiết bị, phương tiện giao thông, hàng hoá vật tư.  b) Tổ chức luyện thi tiếng Anh theo tiêu chuẩn TOEIC của ETS Học ngoại ngữ đang là nhu cầu cấp thiết đối với xã hội trong điều kiện kinh tế hội nhập, đặc biệt là trong ngành Hàng không luôn gắn ngoại ngữ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông công ty HKVN. Hàng năm, Trung tâm đã tổ chức cho hàng trăm lượt học viên là CBCNV ngành hàng không và các đối tượng có nhu cầu học tập tham gia các khoá ôn luyện thi TOEIC. Trung tâm luôn duy trì mở lớp hàng tháng và chất lượng ngày càng được nâng cao với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm luyện thi và đang giảng dạy trong các trường đại học có uy tín của Việt nam như Đại học ngoại thương, Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. c) Trung tâm dịch vụ KHCN Thực hiện thành công đề án "Thiết kế qui hoạch mạng sân bay dân dụng toàn quốc", được Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành xuất sắc đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Thiết kế chế tạo máy bay trực thăng siêu nhẹ" (giai đoạn 1). Thực hiện thành công các dự án quốc tế tài trợ như: VIE/89/016 về nâng cấp khí tượng Hàng không; RAS/93/101 về nâng cấp công tác an toàn, an ninh HK, tìm kiếm cứu nguy trong khu vực Đông Nam Á, ... Những con số ấn tượng trước thời điểm hội nhập[1 ,t r12]: Sản lượng vận chuyển hành khách từ 2001- 2005 đạt 25,3 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân 12,8%/năm; Sản lượng hàng hóa đạt 459 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân 13,1%/năm; Tổng sản lượng hành khách thông qua cảng HK đạt 53,5 triệu lượt, tăng bình quân 12,4%/năm, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 1,15 triệu tấn, tăng bình quân 19,4%/năm; Sản lượng điều hành bay đạt 1,036 triệu lần chuyến và 1,2 tỷ km điều hành, tăng tương ứng 8,8%/năm và 12%/năm. Tổng doanh thu toàn ngành đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 16,3%/năm, nộp ngân sách đạt 7.148 tỷ đồng, tăng trưởng 9%/năm 2.2. HÀNG KHÔNG VIỆT NAM SAU THỜI KỲ HỘI NHẬP. Nhìn lại 5 năm tham gia tiến trình hội nhập (2001 – 2005), thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể với mức bình quân tăng trưởng hàng năm là 15%. Bộ Giao thông vận tải, Ngành hàng không Việt Nam đã nỗ lực tập trung đầu tư vào các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ, đào tạo con người, đơn giản hóa thủ tục nhằm khai thác hiệu quả các sân bay và cung ứng dịch vụ hàng không. Ngành hàng không Việt Nam đã chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang hội nhập toàn cầu như hiện nay, Ngành Vận tải hàng không (VTHK) thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng cũng đang vận hành theo xu thế đó. Để phát triển và hội nhập, Tổng Công ty HKVN đã và đang chủ động tham gia vào thị trường VTHK thế giới - một thị trường có tính cạnh tranh quốc tế rất khốc liệt, với nhiều đối thủ khổng lồ, có tiềm lực mạnh và kinh nghiệm dày dạn như Air France, Singapore Airlines, Lufthansa, Cathay Pacific… Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi có lĩnh vực vận tải hàng không được coi là tốc độ phát triển cao nhất toàn cầu, Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới  (WTO), ký kết các hiệp định thương mại song phương, hoàn thiện hơn nữa hệ  thống luật pháp, đã làm cho guồng máy của nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ hơn,  nhu cầu đi lại và du lịch của người dân tăng cao, từ đó, tạo đà phát triển cho ngành  vận tải hàng không. Nắm bắt cơ hội trong một thị trường đầy tiềm năng, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HKVN) đã thực hiện một bước đi quan trọng  mang tính chiến lược: Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng  không Quốc tế (IATA) vào tháng 12/2006. Để trở thành thành viên của IATA, HKVN phải vượt qua quá trình kiểm tra cấp  chứng chỉ an toàn khai thác hết sức nghiêm ngặt của IATA. Với chứng chỉ  An toàn khai thác, HKVN đã đạt được những yếu tố an toàn bay và những tiêu chuẩn chung  về chất lượng dịch vụ và khai thác bay của thế giới. Vì thế, các rào cản xuất phát  từ lý do trình độ quản lý và khai thác của HKVN được dỡ bỏ, mở ra một loạt  những cơ hội cũng như thách thức mới cho HKVN. 2.2.1. Những cơ hội. Cơ hội đầu tiên khi gia nhập IATA là HKVN sẽ được tham gia vào một môi  trường kinh doanh bình đẳng hợp tác trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, tham  gia khai thác tự do vùng trời ở mọi khu vực và tùng lãnh thổ. Hơn nữa, HKVN còn  có cơ hội khai thác và trao đổi thông tin, dữ liệu chung trên phạm vi toàn cầu về  thời tiết, nguy cơ khủng bố, các lỗi kỹ thuật... và nhận được sự hỗ trợ tối đa khi  khó khăn. Cùng với đó, việc đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh cũng là một cơ  hội lớn khi tham gia IATA. Cam kết giữa các thành viên IATA trong quá trình đơn giản hóa thủ tục kinh doanh đã giúp giảm chi phí khai thác và tăng lợi nhuận cho các thành viên. Đổi mới khoa học, công nghệ và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cũng là một hoạt động hỗ trợ của IATA dành cho các hãng hàng không thành viên. Có thể nói, trở thành thành viên của IATA không chỉ đem lại lợi ích về mặt thương mại mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xây dựng và quảng bá tên tuổi của HKVN. Thương hiệu và biểu tượng "Vietnam Airlines" sẽ được đưa vào danh  sách các hãng hàng không thành viên của IATA, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định đẳng cấp quốc tế cũng như chất lượng toàn cầu của các loại hình dịch vụ mà HKVN đang cung cấp. 2.2.2. Những khó khăn. Thách thức lớn nhất có lẽ là môi trường cạnh tranh khốc liệt với sự mở rộng của thị trường hàng không trong nước thời kỳ hậu WTO. Việc thâm nhập, mở rộng hoạt động của các hãng hàng không lớn với cơ sở hạ tầng vững chắc và nguồn lực dồi dào, sự ra đời và bùng nổ mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ và luật tự do hóa bầu trời đang đi vào hoạt động, là thách thức đòi hỏi các nỗ lực không ngừng của HKVN. Cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác an toàn nhằm duy trì hiệu lực của chứng chỉ IOSA là một điều kiện tiên quyết mà HKVN phải nỗ lực. Ngoài ra, là thành viên IATA, HKVN còn tham gia các chương trình cải cách lớn của Hiệp hội, như chương trình áp dụng vé điện tử đối với hành khách và hàng hóa mà hãng đang thực hiện. Các chương trình lớn nhằm mục đích số hóa công tác quản lý, sử dụng dữ liệu, đơn giản hóa các thủ tục đối với hành khách, tránh sai lỗi là quá trình cải cách đòi hỏi đầu tư phát triển dài hạn và đồng bộ. 2.2.3. Những thị trường mới. Ngoài các cơ hội và  thách thức kể trên, việc trở thành thành viên của IATA là bước khởi đầu thuận lợi cho kế hoạch mở đường bay tới Mỹ trong năm 2008 của HKVN. Để vươn tới thị truờng Mỹ, HKVN phải đạt chất lượng khai thác, bảo dưỡng, dịch vụ theo quy chế của nhà chức trách Hàng không Mỹ. Quy chế này về cơ bản bao hàm các yêu cầu  tương đương với tiêu chuẩn IOSA. Do vậy, các cố gắng không ngừng nghỉ đang từng bước đưa Hàng không Việt Nam tham gia vào một trong những thị trường hàng không sôi động nhất thế glớì, thị trường Hoa Kỳ.  HKVN, một hãng hàng không quốc gia trên con đường hội nhập và phát triển còn nhiều thử thách và trở ngại. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển từ một hãng hàng  không khiêm tốn của thập niên 90 cuối thế kỷ trước, trở thành một Hãng hàng  không có tên tuổi trong cộng đồng IATA hôm nay, là một minh chứng rằng kết quả của những cố gắng, nỗ lực đó đã và đang được công nhận. Bước sang năm 2008, là mùa xuân thứ 10 liên tiếp HKVN an toàn tuyệt đối với con số vận chuyển kỷ lục: gần 9 triệu lượt hành khách. Đây là một thành tích mà trước đây vài năm không mấy người trong ngành HKVN dám mơ ước.Trong đó riêng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) thực hiện gần 70.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, vận chuyển hơn 8 triệu khách.  Ở ngành HKVN nói chung và Vietnam Airlines nói riêng, mọi hoạt động luôn được đặt trên nền tảng an toàn. Từ cách cầm chiếc cờ lê của người thợ ở xưởng sửa chữa tàu bay đến người làm ở văn phòng cơ quan quản lý, làm thủ tục bay... đều có mục tiêu trước hết là bảo đảm an toàn cho những chuyến bay.  Có thể nói, không có một nghị quyết, cuộc họp nào ở HKVN lại không nhắc đến an toàn. Ý thức đó cộng với hệ thống kiểm soát an toàn hiện đại, tiên tiến xuyên suốt từ hệ thống tổ chức con người tác nghiệp đến hệ thống luật pháp, kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy chế an ninh... ngày càng hoàn thiện là nền tảng an toàn vững chắc của HKVN.  Từ năm 1992 trở lại đây khi nguồn cung cấp kỹ thuật, phương tiện từ Liên Xô không còn nữa, HKVN bắt đầu phải thuê, mua các thế hệ máy bay hiện đại về khai thác. Thời gian này bước khởi đầu hòa nhập với ngành Hàng không thế giới của HKVN. Cứ mỗi một hợp đồng thuê, mua tàu bay thì kèm theo là các hợp đồng tài trợ đào tạo người lái, nhân viên kỹ thuật...  Cùng các hợp đồng đào tạo theo các hợp đồng thương mại, HKVN tổ chức nhiều lớp đào tạo đủ các ngành nghề tiếp thu những quy trình kiểm soát an toàn khoa học, bài bản của các cường quốc hàng không. Hàng trăm lớp đào tạo thợ, chuyên gia, phi công, kiểm soát viên không lưu được cử đi Australia, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Ucraina, New Zealand học tập, tiếp thu những kiến thức tiên tiến nhất về khai thác hàng không, máy bay, trang thiết bị hiện đại.  Cùng với kiến thức, phi đội máy bay trẻ, hiện đại, HKVN còn có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngày càng tiên tiến, hội nhập với hàng không thế giới. Những năm gần đây, cơ quan quản lý Nhà nước ngành HKVN đã tách hẳn khối sản suất kinh doanh, chấm dứt hiện tượng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là giám sát an toàn bay.  Theo đó, các đơn vị, hãng hàng không phải tổ chức khai  thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, các trang thiết bị phục vụ bay, đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không... theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của Mỹ, châu Âu và các quy định của nhà chức trách HKVN còn ngặt nghèo hơn. Việc thuê, mua bất kể loại tàu bay chở khách gì, chất lượng tốt đến đâu, ngoài lai lịch phải rất rõ ràng, máy bay phải dưới 20 tuổi đời (thông thường hàng không thế giới cho phép khai thác thương mại máy bay đến 25 tuổi). Tất cả các loại vật tư, phụ tùng đều phải được chế tạo bởi những hãng sản xuất danh tiếng nhất...  Năm 2007 cũng cho thấy cố gắng phi thường của NHK Việt Nam và  Vietnam Airlines đã đi đầu trong việc quản lý chất lượng an toàn khai thác. Vietnam Airlines đã đạt được tiêu chuẩn an toàn khai thác (IOSA) của Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA) sau nhiều năm thực hiện chương trình quản lý chất lượng ISO ở các công ty, xí nghiệp: A75, A76, xí nghiệp phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất Nội Bài, Tân Sơn Nhất...  Với thành quả đó, Vietnam Airlines được IATA kết nạp là thành viên chính thức. Đây là một mốc son rực rỡ của ngành HKVN. Bởi vì chỉ có những hãng hàng không có tổ chức quản lý chất lượng an toàn khai thác rất cao mới được gia nhập tổ chức này.  Nếu so sánh với những hãng hàng không lớn, có kinh nghiệm quản lý lâu đời hơn VNA rất nhiều ở Nga, Mỹ, và nhiều nước Đông Nam Á, châu Á, châu Phi mà vẫn chưa được gia nhập tổ chức này, mới thấy sự nỗ lực của VNA, ngành HKVN trong khi gặp không ít khó khăn: Khí hậu khắc nghiệt, mưa, bão... các hãng hàng không thiếu phương tiện, vật tư, phụ tùng...  Năm 2007, trong khi nhiều nước trên thế giới, trong khu vực, nhất là ở Indonesia, Philipines, Thailand... bị nhiều tai nạn thì HKVN chỉ gặp các sự cố nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tất cả đều được điều tra làm rõ, rút kinh nghiệm kịp thời....  Vào những ngày cuối năm 2007, Vietnam Airlines đã huy động được nguồn tài chính để ký hợp đồng mua thêm 42 máy bay hiện đại nhất gồm 10 chiếc A350, 20 chiếc A321 của châu Âu và 12 chiếc B787 của Mỹ. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho nỗ lực không ngừng nâng cao an toàn của HKVN. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ giữa năm 2008 đang ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Tình hình thị trường hàng không cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo dự báo của Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA) NHK thế giới sẽ lỗ 6,1 tỷ USD, mức cao nhất từ năm 2003[6, tr 3]. NHK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, càng bay nhiều càng lỗ, một số hãng đã phải cắt giảm đường bay, chuyến bay, giảm nhiều nhân lực, cơ cấu lại các chuyến bay để giảm lỗ tới mức thấp nhất có thể chịu đựng được. Đối với hoạt động kinh tế, trong khó khăn vẫn có những cơ hội nếu chúng ta biết nắm bắt. Mặc dù mọi chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập này đều giảm sút nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng vẫn cao nhất nhì khu vực và thế giới. Việc giá dầu thế giới đã giảm từ mức 148 USD/thùng giữa năm 2008 xuống mức 40 – 50 USD/ thùng vào cuối năm 2008, dự báo năm 2009 cũng sẽ chỉ dao động ở mức tương tự là điểm rất thuận lợi cho NHK Việt Nam. Bên cạnh đó, những chính sách của nhà nước cũng từng bước tạo thuận lợi cho NHK, trong đó có việc mới đây nhà nước đã xóa bỏ giá trần trên các đường bay nội địa, cho phép áp dụng phụ thu nhiên liệu khi giá dầu tăng quá mức và bắt đầu áp dụng chính sách chống độc quyền đối với các dịch vụ phục vụ ở các CHK, SB, cung ứng nhiên liệu… Một trong những động thái đầu tiên để ngành hàng không Việt Nam bước vào hội nhập là điều chỉnh các loại giá theo hướng bằng mức trung bình của khu vực ASEAN, xóa bỏ phân biệt về mức thu giữa các hãng hàng không trong và ngoài nước. Hiện nay với NHK Việt Nam, nhà nước chỉ quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgành hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập.doc
Tài liệu liên quan