Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi

Trong lịch sử nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn con, nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. Nhìn chung các nhà khoa học đều nhận định rằng tiêu chảy là một hội chứng rất nan giải và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Theo Đào Trọng Đạt và Cs (1995) 4 có rất nhiều bệnh khác nhau có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy như: Bệnh do E.coli ở lợn, phó thương hàn, viêm ruột, bệnh hồng lỵ do Triponema hyodysenteriae, bệnh nhiễm độc tố ruột do Clostridium perfringens, bệnh tiêu chảy do Rotavirus, bệnh sán lá ruột.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chảy rất cao. Do vậy việc đảm bảo độ ấm cho gia súc khi trời lạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết Môi trường chuồng trại hầu như là nguồn lõy quan trọng nhất, chuồng trại ẩm ướt, phõn và nước tiểu không được quét dọn sạch sẽ là môi trường tốt để mầm bệnh khu trú. Lợn con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh từ trong chuồng đẻ và mang mầm bệnh sang chuồng nuôi cai sữa. Quỏ trình tẩy uế sát trùng không đủ cắt đứt chu kì lõy bệnh (Hampsen và cs) trích dẫn theo Nguyễn Xuõn Bình và Cs (2002) [2]. - Do chế độ chăm sóc nuụi dưỡng: Trong trường hợp phẩm chất thức ăn kém khẩu phần không phù hợp và thức ăn không được tiờu hoá hết sẽ bị vi sinh vật trong đường ruột phân giải tạo ra nhiều yếu tố như: Indol, H2S các chất độc này trực tiếp tác động đến hệ thống thụ cảm trên niêm mạc ruột gây xung huyết tăng tính mẫn cảm và nhu động đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Thức ăn là một trong các yếu tố chính kích thích vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh dẫn đến tiêu chảy ở lợn như lợn ăn quá nhiều thức ăn ôi thiu, nấm mốc hay trong thức ăn có tỷ lệ protein quá cao… Trong rất nhiều trường hợp tiêu chảy ở gia sỳc núi chung và ở lợn nói riờng, phát sinh do hàng loạt những thiếu sót trong quá trình chăm sóc nuụi dưỡng như: + Nước uống bị bẩn, lợn con gặm mút lung tung trong đó có những chỗ bị nhiễm E.coli. + Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men của lợn không kịp. + Thiếu Vitamin nhóm B như B1, B12 cũng dẫn đến rối loạn tiờu hoá và ỉa chảy . + Thiếu VitaminA, Cu, Selen…dẫn đến rối loạn tiờu hoá và ỉa chảy. + Lợn con thiếu sắt cũng dẫn đến thiếu máu, ỉa chảy phân trắng. Như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiêu chảy mà chúng ta phải xem xét chẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị đúng thuốc đúng bệnh (Nguyễn Hữu Vũ và Cs, 1999) [22] Do Virut: Bệnh do virút thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và có tính chất lây lan cao. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là nôn mửa, tiêu chảy mạnh, tỷ lệ chết cao đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi. Bệnh tích chủ yếu là ruột non căng phồng, chứa đầy dịch, có nhiều bọt, thành ruột mỏng và trong suốt do lông nhung bị teo. + Bệnh dịch tả: Bệnh do Pestisvirus gây ra. Đây là bệnh có tính chất truyền nhiễm và lây lan mạnh và xảy ra quanh năm trên tất cả các giống lợn và lứa tuổi. Nhưng nặng hơn là các giống lợn choai, lợn lai, tỷ lệ chết cao (100%). Bệnh có biểu hiện đặc trưng là nhiễm trùng huyết và xuất huyết. Bệnh thường bị bội nhiễm với phó thương hàn và tụ huyết trùng. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, phân lúc đầu táo sau đó phân lỏng vọt cần câu, mùi thối khắm. Ngoài ra cũn cú một số virus khác như: Adenovirus, Rotavirus… - Nguyên nhân do ký sinh trùng đường tiờu hoỏ Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường tiờu hoỏ có thể gây tiêu chảy như: + Cầu trùng gồm 2 giống: Eimeria và Isospora + Giun đũa (Ascaris suum) + Giun lươn (Strongyloides) + Giun tóc (Trichocephalus) + Sán lá ruột lợn (Pascidoisbuski) Bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào cỏc thỏng khí hậu ẩm ướt, mưa phùn (nhiệt độ từ 18-350C). Lợn mắc ký sinh trùng làm giảm khả năng tích luỹ sinh trưởng, làm con vật còi cọc, không những thế chỳng cũn làm tổn thương các tổ chức hoạt động của cơ thể làm giảm sức đề kháng của con vật tạo điều kiện để phát sinh bệnh khác. - Do vi khuẩn Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiờu hoỏ chỳng sẽ xâm nhập vào ruột non, chúng phát triển rất nhanh trong tế bào biểu mô ruột, ở đó chỳng gõy viờm, sưng phù các tế bào, ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non làm cho lợn bị tiêu chảy. Ngoài ra chỳng cũn xâm nhập vào các hạch Lympho gõy viờm, sưng phù các hạch, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào máu, tiết độc tố làm cho cơ thể nhiễm độc và chết. Theo kết quả của Trương Quang, Trương Hà Thái (ĐHNNI - Hà Nội) [13] khi lợn bị tiêu chảy số lượng của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp có biến động nghiêm trọng. Tuỳ theo lứa tuổi E.coli tăng gấp 1,94 - 2,54 lần, Samonella tăng gấp 1,25 - 1,8 lần, Staphylococus giảm 1,13 - 1,69 lần, Bacillus subtilis giảm 1,25-1,84 lần. Các kết quả trên trùng với kết quả của Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3]: E.coli tăng gấp 2,13 - 2,46 lần, Salmonella tăng gấp 1,79-2,69 lần và theo Lưu Thị Uyên (1999) [23]: E.coli tăng gấp 1,86-2,68 lần, Salmonella tăng gấp 1,7 - 2,68 lần, Bacillus subtilis giảm 1,18 – 1,43 lần. Chính những kết quả trên cho thấy trong điều trị tiêu chảy ở lợn, nhất là lợn con thì việc chăm sóc đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, chọn kháng sinh thích hợp để tiêu diệt, ức chế những vi khuẩn có hại, bổ xung chất điện giải, bù lại lượng nước đã mất do ỉa chảy và cho ăn các chế phẩm sinh học để lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột là những biện pháp không thể thiếu được cho hiệu quả điều trị cao (Trương Quang, Trương Hà Thái – 2007) [13]. - Do kí sinh trùng: Kí sinh trựng núi chung và kí sinh trùng đường tiờu hoỏ núi riờng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn cũng như các gia sỳc khỏc. Kớ sinh trựng gõy ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành kí sinh trùng gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra độc tố (nội ngoại độc tố). Ngoài ra trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy. Các loại kí sinh trựng gõy viêm ruột ỉa chảy ở lợn: + Eimeria.spp: Cầu trùng + Ascaris: Giun đũa + Pasciotopisbusky: Sán lá - Tiêu chảy ở lợn còn do người chăn nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng cường tớnh khỏng kháng sinh của vi khuẩn. Theo Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2004) [12] cho rằng: sai sót về chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột về chế độ thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc điều trị, dùng kháng sinh điều trị quá dài hoặc bị một số bệnh đường tiờu hoỏ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiờu hoỏ, lúc đó vi sinh vật có hại sẽ phát triển áp đảo các vi sinh vật có lợi gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn gọi là hội chứng loạn khuẩn. * Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy: Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy biểu hiện rất rõ ràng và điển hình. - Phân lúc đầu có thể táo bón sau đó lỏng tình trạng này kéo dài vài ngày cho đến hàng tháng. - Nhìn chung lợn bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước, mất các chất điện giải, rối loạn enzim gây suy nhược, gầy yếu lông dựng và xù. - Lợn biếng ăn có khi nôn mửa, thân nhiệt tăng nhẹ. - Tiêu chảy nặng kéo dài làm con vật kiệt quệ, lông dựng đứng, niêm mạc miệng, niêm mạc mắt nhợt nhạt, đi lại siêu vẹo. Trường hợp cấp tính con vật có thể chết do mất máu, mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim mạch thường ở bệnh truyền nhiễm, viêm ruột cấp, dịch tả. - Khi lợn bị mắc bệnh tiêu chảy cũng cú cỏc triệu chứng điển hình cho từng loại nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy: + Bệnh phó thương hàn phân màu vàng nhạt. + Bệnh dịch tả phân lỏng vọt cần câu cú mựi thối khắm. Đồng thời màu sắc phân cũng khác nhau như: + Phân bệnh hồng lỵ có lẫn máu tươi (Đào Trọng Đạt và Cs, 1995) [4] Theo Lê Văn Năm (1998) [9] cho biết phân lợn bị tiêu chảy do cầu trựng cú lẫn máu, thậm chí máu chiếm phần lớn của phân. Bệnh ỉa chảy phân trắng con vật sốt, phân màu trắng chuyển sang màu vàng nhạt, mùi thối. Bệnh giun sỏn phõn tỏo xen lẫn lỏng, con vật còi cọc chậm lớn. * Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh. Phòng bệnh không đặc hiệu. + Vệ sinh chuồng trại khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ khử trùng tiêu độc. + Không vận chuyển nhập lợn từ nơi khác vào khi chưa được kiểm tra và điều trị triệt để, phải có thời gian trống chuồng thích hợp trước khi nhập đàn mới. + Thức ăn nước uống phải sạch sẽ kết hợp chăm sóc quản lý tốt để tạo sức đề kháng vật nuụi. + Khống chế côn trùng và loài gặm nhấm. + Lợn bệnh phải được cách ly. + Tẩy giun sán định kì bằng Tayzu, Mebendzol, Levazol… + Khi lợn con mới sinh ra phải được bú sữa đầu. Tập cho lợn con ăn sớm, khi cho lợn con ăn thức ăn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. - Phòng bệnh đặc hiệu. + Tiờm phũng vỏcxin dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tiêm vácxin E.coli, Farvovirus cho lợn mẹ trước khi sinh. + Bổ sung sắt cho lợn con phòng bệnh phân trắng. + Bổ sung các chế phẩm sinh học như: EM, Orgacids, Bio …để phòng và chống bệnh tiêu chảy rất hiệu quả. * Trị bệnh Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị khá phức tạp. Căn cứ vào từng nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng khác nhau mà ta tiến hành điều trị một cách có hiệu quả nhất. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh là loại trừ ngay nguyên nhân gây tiêu chảy và phải đồng thời điều trị triệu chứng. - Điều trị theo triệu chứng: Tiêu chảy bao giờ cũng dẫn đến sự mất nước và rối loạn điện giải ở con vật như HCO-3, K+, Na+, Cl+…Nếu hiện tượng mất nước quá nhiều gây nôn mửa, tiêu chảy ra mồ hôi nhiều, chảy máu làm con vật có thể chết. Vì vậy điều trị phải bổ sung chất điện giải để cân bằng chất điện giải và chống mất nước, có thể dùng: + Glucose 5%: 100ml-250ml/con tiêm bắp hay tĩnh mạch. + Sử dụng Orezol cho uống. + Bổ sung Vitamin B, Vitamin C, Vitamin K để tăng cường sức đề kháng cho con vật. - Điều trị theo nguyên nhân. Khi mà ta xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy ta có thể điều trị theo phương pháp sau: + Nếu do cầu trựng: Dựng Hancoc… + Nếu do vi khuẩn: Dựng khỏng sinh phổ tác dụng rộng Norfloxacin, Coli - Tialin… + Nếu do cầu trùng và vi khuẩn: Có thể dùng Hancoc và kháng sinh Oxytetracylin để điều trị. + Nếu do kí sinh trựng: Dựng Hanmectin, Mebendazol. + Nếu do virút phải nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng các thuốc trợ lực và tiêm tối miễn dịch cho từng loại bệnh, phòng bội nhiễm kế phát bằng kháng sinh Tetramycin, Streptomycin, Ampicillin và Sulfamid điều trị tiêu chảy. - Điều trị cụ thể: Điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng các thuốc kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường tiờu hoá và các thuốc điều trị kí sinh trùng kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực, cân bằng điện giải chống nôn, mất nước và chăm sóc nuụi dưỡng tốt. Dùng: +No.TST:1ml/10kg TT + Viaquyl: 2ml/10kg TT + Bcomplex 5ml tiêm bắp thịt ngày 1 lần + Catosal : 2ml/10 kg TT 2.2.1.4. Những hiểu biết về vi khuẩn thường gặp trong bệnh tiêu chảy. *Vi khuẩn E.coli. Trong các vi khuẩn đường ruột loài Escherichia là loài phổ biến nhất. Loài này xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết, E.coli sống bình thường trong đường ruột của người và động vật. Khi các điều kiện nuụi dưỡng khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, thì E.coli trở lên cường độc và có khả năng gây bệnh. - Đặc điểm hỡnh thỏi Trực khuẩn E.coli có dạng hình gậy ngắn, kích thước 0,6mm´2-3mm, 2 đầu tròn, khi trong cơ thể có hình cầu. Trực khuẩn đứng riờng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, xung quanh thân có lông nên có thể di động được. Khi nhuộm màu bắt màu Gr(-) không hình thành nha bào. Trong tổ chức và dịch thể ngâm ra từ bệnh tích thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu sẫm ở 2 đầu. Tuy nhiờn cũng có khi gặp những biến chủng không di động và không có lông. - Đặc tính nuụi cấy Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [21] trực khuẩn E.coli hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, mọc trờn mụi trường dinh dưỡng bình thường. Chúng có khả năng sinh sản trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 150C-240C, nhưng thích hợp nhất là 370C độ pH thích hợp nhất là 7,2-7,4 chúng có thể mọc ở môi trường toan tính hoặc kiềm tính. Trong môi trường dinh dưỡng đặc như thạch, thịt Pepton qua 18h-24h bồi dục trong tủ ấm ở 370C. Chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu trắng xám có kích thước trung bình, dạng tròn mặt khuẩn lạc hơi lồi lên màu xám xanh giữa đục xám, để 3 ngày sau khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra. Trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt. Canh trựng cú mựi hôi thối, khi lắc mạnh cặn tan đều trong môi trường. Ngoài ra có một số biến chủng tạo nên bề mặt môi trường một màng mỏng. Trờn môi trường Gelatin vi khuẩn mọc theo vết cấy trên mặt ống thành một lớp bựa xám. Môi trường AMBE chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen. Môi trường Wilson Bcur E.coli bị kìm chế. Môi trường Istrali E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng. Môi trường Indol E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ mận cú ỏnh kim. - Đặc tính sinh hoá Trực khuẩn E.coli lên men và sinh hơi đường Glucoze, Glactoze, Duxit, Glyxerin, Salixin, Manto, Arabino. Không lên men Dextrin, Amidin, Glycozen, Xenlobio. E.coli làm đông sữa sau 24h-37h ở 370C không làm tan chảy Gelatin, thường sinh Indol, không sản sinh H2S. Phản ứng MR dương tính. Phản ứng VP âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit. - Sức đề kháng của mầm bệnh Trực khuẩn E.coli không chịu được nhiệt độ cao, chúng bị tiêu diệt ở 600C trong vòng 15 phút, 1000C giết chết trực khuẩn một cách nhanh chóng. Trong đất nước E.coli sống được vài thỏng, các chất sát trùng thông thường như Formon 1%, Crezil 5%, nước vôi 20%…có thể tiêu diệt E.coli trong vòng từ 15-20 phút. Sức sống của E.coli giảm xuống đáng kể khi nhiệt độ trong chuồng nuụi xuống 30%, nếu nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuụi tăng thì E.coli cũng tăng theo. Độc tố của E.coli đun sôi sau 15 phút mới bị phá huỷ. E.coli đề kháng với sự sấy khô, chỳng cú độ nhạy cảm cao với nhiều loại kháng sinh. Theo Lê Ngọc Anh, Phạm Khắc Hiếu (1997) [1] khi nghiờn cứu về tính mẫn cảm và tớnh khỏng của E.coli với các loại kháng sinh hiện đang dùng ở nước ta đã nhận xét những kháng sinh có tác dụng tốt với E.coli là Neomycin còn Streptomycin có hoạt tính kháng sinh thấp đối với các chủng E.coli gây bệnh ở nước ta nên hiệu quả điều trị bệnh sẽ thấp. - Các chủng E.coli gây bệnh Hiện nay đó cú nhiều công trình nghiờn cứu của các nhà khoa học nước ngoài về việc định ra các chủng E.coli gây bệnh.Theo Nguyễn Quang Tính (2008) [14] thì tác giả W.Uittic đã nghiờn cứu và cho biết: Bệnh ỉa chảy của lợn con gây ra chủ yếu do 4 type: O8 gồm 2 serotype K87(B), K88(L) O138 gồm 2 serotype K81, K88(L) O147 gồm 2serotype K89 (B), K88(L) O(1,117) gồm 2serotype KH, K88(L). - Điều kiện xuất hiện bệnh E.coli Bệnh do E.coli gây ra sẽ xuất hiện do một số yếu tố sau: Điều kiện môi trường, chăm sóc không đầy đủ, thức ăn cho mẹ có chất lượng thấp, thời gian cho bú sữa đầu không kịp thời gây tình trạng thiếu các Globulin miễn dịch ở con non, cơ thể con non nhạy cảm với bất kì tác động nào bên ngoài. - Đường nhiễm bệnh Đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm E.coli phát triển nhanh trong đường ruột. Chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật sẽ chết. * Vi khuẩn Salmonella - Nguồn bệnh của vi khuẩn Giống Salmonella gồm 500 loài khác nhau, loài thường xuất hiện bệnh tiêu chảy của giống này là Salmonella cholerasuis và Salmonella typhisuis. - Đặc điểm hỡnh thỏi và đặc tính nuụi cấy Salmonella là một vi khuẩn hình gậy, hai đầu tròn, kích thước 0,4-0,6àm x 1-3àm. Không hình thành giỏp mô và nha bào, phần lớn có thể di động được, trờn thõn có lông, khi nhuộm màu bắt màu Gram (-) Vi khuẩn Salmonella sống được ở điều kiện hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ thích hợp 370C, pH=7,2-7,6. Trờn môi trường nước thịt Salmonella phát triển làm canh trùng đục đều. Trờn môi trường thạch thường xuất hiện những khuẩn lạc tròn trong sáng, ẩm ướt, nhẵn bóng, hơi lồi nên ở giữa. Vi khuẩn Salmonella không làm tan chảy Gelatin - Đặc tính sinh hoá Trực khuẩn Salmonella phần lớn lên men sinh hơi đường Glucose, Mantose, Levuno, Galactose…trừ một số trường hợp chỉ lên men nhưng không sinh hơi như: Salmonella abortusequi, Salmonella abotusbovis, Salmonella typhisuis. Phần lớn các loài Salmonella không nên men Lactose, Saccarose. Đa số làm tan chảy Gelatin, không thuỷ hoá Ure, không sinh hơi Indol, sinh H2S, phản ứng VP âm tính, phản ứng MR dương tính. - Sức đề kháng của Salmonella Mầm bệnh có sức đề kháng cao đối với các tác động của môi trường bên ngoài, chúng giữ khả năng sống rất lâu khi bị phơi khô, theo bụi bặm sống được 50 ngày, trong phân sống được 4 năm, Salmonella chết trong canh trùng ở nhiệt độ 600C trong vòng 60 phút, 700C trong vòng 25 phút, 750C trong vòng 5phỳt. Vụ hoạt chúng trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 800C và 2-3h trong vòng 600C. Đặc biệt Salmonella chịu được nhiệt độ thấp, 100C trong vòng 115 ngày, ở nhiệt độ đông lạnh Salmonella tồn tại được 7 tháng. - Đường nhiễm và khả năng truyền bệnh Thực tế cho thấy đường nhiễm bệnh chủ yếu là qua đường tiờu hoá và đường hô hấp. Lợn con có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với những con bệnh hoặc trong ăn uống. Đặc biệt qua sữa và bú sữa, lợn con bị bệnh ăn phải các loài gặm nhấm chết vì bệnh do Salmonella,vì vậy lây nhiễm có thể qua đường tiờu hoá. Tuy nhiờn kết quả gây nhiễm còn phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, liều lượng gây nhiễm và sức chống đỡ của lợn bị gây nhiễm. - Sinh bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào đường tiờu hoá rồi nhanh chóng đi vào hệ Lympho của ruột, từ đó chúng vào hệ tuần hoàn, vi khuẩn này tiết ra độc tố. Chính loại độc tố này có tác dụng thúc đẩy quá trình xâm nhập của vi khuẩn trong cơ thể, nếu vi khuẩn xâm nhập vào ruột và phát triển thành một lượng lớn độc tố trở nên tăng cường với một lượng rất cao làm phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiờn cũng có lượng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ Lympho của ruột rồi từ đó chúng xâm nhập vào máu và gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết. Khi mầm bệnh vào máu, chúng tiết ra độc tố giai đoạn ủ bệnh lúc này sẽ kết thúc và thể hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. 2.2.1.5.Thành phần và tác dụng của chế phẩm Bio. Chế phẩm Bio do công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt. Chế phẩm Bio được trình bày với túi 100gr, 500gr, 1kg * Thành phần. Trong 100gr Bio cú các thành phần sau: - Vi khuẩn nhóm Lactic sống: +Lactobacilus 2.1010 – 1011 CFU - Vitamin: + Vitamin A 40.000 UI + Vitamin D3 10.000UI + Vitamin E 150mg - Lysin 5g - Tá dược vừa đủ 1kg * Tác dụng: - Kích thích tiêu hoá, tăng trọng nhanh, tăng tớnh thốm ăn, hấp thụ thức ăn tốt. - Phòng ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, bệnh sưng phù đầu ở heo con tập ăn, heo nái nhanh lên giống cho nhiều sữa. - Giảm mựi hôi phõn. * Cách dùng Cho ăn liên tục trong quá trình chăn nuôi. Lợn con tập ăn: 1kg trộn 50kg TĂ Lợn nái- Thịt: 1kg trộn 200kg TĂ Gia cầm: 1kg trộn 150 kg TĂ Trõu, bò, bê, nghé: 1kg trộn 250kg thức ăn. ( Tài liệu từ Công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt) 2.2.2. Tình hình nghiờn cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiờn cứu trong nước. Trong lịch sử nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn con, nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. Nhìn chung các nhà khoa học đều nhận định rằng tiêu chảy là một hội chứng rất nan giải và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Đào Trọng Đạt và Cs (1995) [4] có rất nhiều bệnh khác nhau có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy như: Bệnh do E.coli ở lợn, phó thương hàn, viêm ruột, bệnh hồng lỵ do Triponema hyodysenteriae, bệnh nhiễm độc tố ruột do Clostridium perfringens, bệnh tiêu chảy do Rotavirus, bệnh sán lá ruột. Tác giả cho rằng bệnh đường tiờu hoá chiếm vị trí ưu tiờn trong thời kì sơ sinh của tất cả các loài gia súc và quá trình bệnh lý này chủ yếu là do sự mất cân bằng của quần thể sinh vật đường ruột gây ra. Theo tác giả trong đường tiờu hoá của gia sỳc luôn tồn tại quần thể vi sinh vật rất phong phú ở trạng thái cân bằng của cơ thể, hệ vi sinh vật trong đường tiờu hoá và môi trường của chúng tạo nên hệ sinh thái tiờu hoá. Khi cơ thể gặp những tác động tấn công khác nhau: sự sai sót về chế độ dinh dưỡng, sai sót trong dùng thuốc điều trị, sự thay đổi môi trường…Nếu những nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ “Khả năng khỏng xõm nhiễm” bị giảm yếu hoặc bị mất hoàn toàn, các vi sinh vật gây bệnh được trang bị những đặc tính thích đáng sẽ hình thành trong ống tiờu hoá và chuẩn bị cơ địa cho bệnh phát sinh. Khi có bất cứ một tác nhân nào tác động vào hệ sinh thái đường tiờu hoá ảnh hưởng tới sự cân đối của quần thể vi sinh vật cư trú sẵn trong đường tiờu hoá đều có thể tạo thuận lợi cho những loài “Sinh vật không mong muốn” là dẫn tới hội chứng tiêu chảy. Theo Lê Văn Năm (1998) [9] cho rằng: Bệnh tiêu chảy của lợn con chủ yếu do điều kiện khí hậu bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức đề kháng. Dẫn tới trực khuẩn E.coli phát triển sản sinh độc tố gây ra bệnh tiêu chảy cho lợn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Hoàng Văn Tuấn (1998) [20] đã nghiờn cứu xác định được sự thay đổi số lượng vi khuẩn E.coli, Salmonella, Clostridium trong phân lợn bị tiêu chảy. Tác giả Trương Lăng (1997) [7] đó nêu bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng phức tạp đặc biệt là viêm dạ dày ruột, dịch tả và gầy sút nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh từ 25%-100%. Bệnh này xảy ra quanh năm và nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuõn hè. Nguyễn Thiờn Thu và cs (2004) [19] cho biết bệnh lợn con và lợn sau cai sữa ỉa chảy do E.coli và Salmonella gây ra khá phổ biến trong đàn lợn nuụi tại các hộ gia đình và các trại chăn nuụi. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố tạo stress, các yếu tố vệ sinh và mất miễn dịch bảo hộ từ lợn mẹ dẫn đến lợn con mắc bệnh với tỷ lệ chết cao E.coli gây bệnh thường nhiễm ở lợn con từ rất sớm ngay từ 1 ngày tuổi. Salmonella thường nhiễm gây bệnh và gây chết cho lợn sau cai sữa. Lê Văn Tạo (1996) [17] cho biết kết quả sản xuất thử nghiệm vacxin E.coli cho uống phòng bệnh lợn con phân trắng vacxin đã thử nghiệm trên lợn con thấy tỷ lệ lợn con bị bệnh giảm đáng kể từ 37,5%- 44,5% lô không dùng vacxin giảm xuống 7,3%- 9,2% so với lụ dùng vacxin . Theo Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [10] tiến hành điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuụi lợn Miền Bắc tìm thấy 37,5% lợn nhiễm Samonella. Trước tình hình như vậy nhúm tỏc giả Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [10] đã nghiờn cứu và chế tạo thành công vácxin đa giá Salco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con. Vacxin đã được áp dụng để phòng bệnh có hiệu quả ở nhiều trại chăn nuụi lợn, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy giảm từ 30-50%, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy giảm 10-20%. Nguyễn Thị Tài (2000) [16] nghiờn cứu về “chế phẩm sinh học” để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con ngoài kháng sinh đặc trị với vi khuẩn đường ruột (Trimason, chloramphenicol…) có hiệu quả điều trị từ 75% - 80% nên phối hợp kháng sinh trên với các chế phẩm sinh học sẽ làm tăng hiệu quả điều trị từ 85% - 90% và bổ sung điện giải vừa tăng hiệu quả điều trị vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 89,5%- 90%, con vật mau hồi phục bảo đảm số lượng và chất lượng con giống. Theo Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2004)[12] cho biết: chế phẩm vi sinh Lactovet được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus Actidophylus (LA) bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin và axit amin có tác dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các loại vi sinh vật có hại, phòng chống một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiờu hoỏ, nâng cao tỷ lệ chuyển hoá thức ăn, tăng sức đề kháng. Hiện nay có nhiều chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung được sử dụng rộng rãi và có tác dụng tốt trong phòng và trị các bệnh tiêu chảy cho lợn như: EM (Effective Microorganism), enzim Biosub, Aminomis, Polivit, Orgacids… Theo cỏc tỏc giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [6] cho thấy việc sử dụng Coli bactecin có tính đề kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn nhiều lần, liều 250ml trong ngày có hiệu quả đặc biệt trong thời gian cai sữa lợn con. (Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl rất tốt. Trong những năm gần đây trên thị trường xuất hiện chế phẩm Bio do công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt sản xuất. Đây là một chế phẩm mới xuất hiện tại Việt Nam và theo khuyến cáo của nhà sản xuất nó có tác dụng rất tốt trong phòng bệnh tiêu chảy cho gia súc. 2.2.2.2. Tình hình nghiờn cứu ngoài nước Theo Erwin M Kohler (1996) [25] lợn con tiêu chảy thường được gọi là rối loạn đường ruột sơ sinh, đặc trưng của bệnh là gây bệnh tiêu chảy cho gia súc. Tên của loài vi khuẩn quen thuộc với chúng ta ngày nay S.choleraesuis lần đầu tiên xuất hiện trờn bỏo cỏc năm của phòng chăn nuôi công nghiệp của Mỹ năm 1885 với sự nhỡn nhõn nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M và cs, 1997) [24] LavaPA (1997) [26] khi nghiờn cứu về bệnh tiêu chảy và các nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella cholera, Salmonela typhimurium là 2 tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo. P.X.Matsier (1976) [28] dùng Covectecin tức E.coli sống chung M17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ngày với liều 250ml, sau 17 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kì cai sữa. Hai tác giả Lobiro và Acovach (1993) [27] đã chữa bệnh cho lợn con bằng cách uống Histamin 3 lần trong ngày liờn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 240.doc
Tài liệu liên quan