Khóa luận Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Mục Lục

Trang

Lời cảm ơn i

Tóm lượt ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình vi

Chương 1. TỔNG QUAN 1

1.1. Cơ sở hình thành 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa thực tế 2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1. Cơ sở lý thuyết 3

2.1.1. Nhận thức 3

2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới 3

2.1.3. Nhu cầu 5

2.2. Phương pháp nghiên cứu 5

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 5

2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình 7

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu 7

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN 8

3.1. Tổng quan về Thoại Sơn 8

3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 9

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế 9

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9

3.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển 11

3.2.4. Tài chính ngân hàng 12

3.2.5. Vần đề xã hội 12

3.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001 – 2005 12

3.3.1. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang 12

3.3.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của huyện Thoại Sơn 13

3.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn 2001- 2005 14

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

4.1. Nhận thức của người nông dân 15

4.1.1. Về nhu cầu hợp tác 15

4.1.2. Về mô hình tổ chức 17

4.1.3. Về quan hệ sở hữu 20

4.1.4. Về tính tự nguyện khi tham gia 21

4.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của xã viên 22

4.1.5.1. Các quyền cơ bản của xã viên 22

4.1.5.2. Nghĩa vụ của các xã viên 25

4.1.6. Về hiệu quả hoạt động 26

4.1.7. Về biểu hiện của nhận thức 27

4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức 28

4.2.1. Các yếu tố môi trường 28

4.2.2. Các yếu tố nhân khẩu học 30

4.2.2.1. Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức 30

4.2.2.2. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức 30

4.2.2.3. Thu nhập 32

4.2.2.4. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã 33

4.2.3. Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức

34

4.3. Những thuận lợi và khó khăn mắc phải trong qua trình tuyên truyền, vận động nông dân về hợp tác xã của An Giang 35

4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức 36

4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các của hợp tác xã hiện tại 36

4.4.1.1. Tiếp tục đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã 36

4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả 37

4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã 38

4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 39

4.4.2.1. Cách thức tổ chức các buổi vận động, tuyên truyền 39

4.4.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động 40

4.4.2.3. Nội dung tuyên truyền 41

4.4.2.4. Tiến hành làm thí điểm: 43

4.4.2.5. Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địa phương 45

4.4.2.6. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hành quyết định 272 của Thủ tướng chính phủ 45

4.4.3. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong thời gian: 46

4.4.4. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện Thoại Sơn 47

4.5. Tổ chức thực hiện 47

4.5.1. Liên Minh Hợp Tác Xã 47

4.5.2. Tỉnh ủy, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang 48

4.5.3. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn 48

4.5.4. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các đài truyền thanh của các xã trong huyện 49

4.5.5. Chính quyền địa phương các xã 49

4.5.6. Các hợp tác xã ở địa phương 49

Chương 5: KẾT LUẬN 50

5.1. Kết Luận 50

5.1.1. Nhận thức của nông dân 50

5.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức 50

5.1.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 50

5.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã 51

5.2. Đề xuất 51

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong biểu quyết thường bị vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã. Chính việc này làm cho các xã viên tách rời hợp tác xã, không tham gia các hoạt động của hợp tác xã. Điều này làm cho ban chủ nhiệm ngày càng xa rời xã viên, dẫn đến sự khập khiểng trong các hoạt động của hợp tác xã và hoạt động kém hiệu quả. Những điều trên cũng làm cho nông dân giảm lòng tin vào hợp tác xã, không muốn tham gia hợp tác xã. Hiện tại, có 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã xã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã. Đối với các nông dân còn lại thì các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã đang được nông dân nắm không rõ và không đủ. Chủ yếu nông dân nhận biết nghĩa vụ chấp hành theo điều lệ hợp tác xã và góp đủ phần vốn góp đã đăng ký. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thực của người nông dân về quyền và nghĩa vụ thì có hai vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức khá đầy đủ các quyền của xã viên và đa phần nông dân biết được quyền lợi của các xã viên là ngang bằng nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề bình đẳng khi biểu quyết của các xã viên còn khá nhiều nông dân chưa nhận thức được điều này. Thứ hai về vấn đề nghĩa vụ của các xã viên, ta thấy còn đến 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã không có nghĩa vụ gì. Ngoài ra người nông dân hiện tại chưa nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Đặc biệt là nghĩa vụ đóng góp ý kiến và dự họp; nghĩa vụ bảo vệ tài sản hợp tác xã đang đựơc nông dân nhận thức rất thấp. Về hiệu quả hoạt động: Một tiêu chí không kém phần quan trọng quyết định nông dân có vào hợp tác xã hay không đó là vào hợp tác xã có lợi cho người nông dân không? Phần mục này sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của người nông dân xem việc vào hợp tác xã có hiệu quả hơn cho phần vốn góp cũng như có làm quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình thuận lợi hơn không? Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.2. Bảng 4.2: Nhận thức của người nông dân về tính hiệu quả khi tham gia hợp tác xã. Tiêu chí lựa chọn Vốn góp Quá trình sản xuất nông nghiệp của nông hộ Tần số (người) Phần trăm (%) Tần số (người) Phần trăm (%) Có hiệu quả hơn. 14 14 73 73 Không có hiệu quả hơn. 18 18 27 27 Không biết 68 68 0 0 Tổng cộng 100 100 100 100 (Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007). Yếu tố xem xét đầu tiên là yếu tố hiệu quả của vốn góp. Ở tiêu chí này, chỉ có 32% nông dân đưa ra nhận định. Trong đó, có 14% nông dân cho rằng khi góp vốn vào hợp tác xã thì vốn góp được sử dụng hiệu quả hơn việc đầu tư vào các hoạt động khác. Và có 18% cho rằng hiệu quả sử dụng của vốn góp thấp hơn khi đầu tư vốn vào các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là, có đến 68% nông dân không đưa ra nhận định ở tiêu chí này. Những nông dân khó có thể so sánh hiệu quả của vốn góp do ít ghi chép lại. Một lý chính nữa là, do phần lớn người nông dân tham gia vào hợp tác xã không phải vì lợi nhuận. Lý do chính khiến người nông dân tham gia vào hợp tác xã là làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình thuận lợi hơn, do nhận được các dịch vụ từ hợp tác xã. Cho nên, những người nông dân thường ít quan tâm đến hiệu quả của vốn góp hơn những tiện ít mang lại từ các hoạt động của hợp tác xã. Lập luận hầu hết nông dân tham gia vào hợp tác xã vì giúp quá trình sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn, được chứng minh cụ thể khi có đến 73% nông dân cho rằng quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình sẽ thuận lợi hơn khi tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất. Và đây cũng chính là lý do chính để những người nông dân tham gia vào hợp tác xã. Và có 27% nông dân cho rằng sự hợp tác không mang lợi ích gì cho quá sản xuất của nông hộ. Đây là những nông dân theo quan điểm làm ăn cá thể (16%) và một phần những nông dân theo quan điểm tham gia hay không tham gia đều như nhau (14%) (kết quả nghiên cứu tại mục 4.1.1). Những nông dân này chưa thấy được những tiện ích do sự hợp tác, liên kết mang lại. Ngược lại, những nông dân này nghĩ rằng khi tham gia vào sẽ bị ràng buộc, không tự do, nên họ mới quan niệm sự hợp tác không mang lại hiệu quả cho quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại điều mong đợi của phần lớn nông dân từ hợp tác xã là nhận được các tiện ích từ các dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp, mong muốn quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình sẽ thuận lợi hơn khi tham gia hợp tác xã. Người nông dân hiện ít quan tâm đến hiệu quả của vốn góp, hiệu quả vốn góp không phải lý do chính để người nông dân tham gia hợp tác xã. Biểu đồ 4.13: Biểu hiện của nhận thức Về biểu hiện của nhận thức: Theo biểu đồ 4.13 thì hiện tại, có 58% nông dân không muốn tham gia hợp tác xã. Tuy nhiên, hiện có 42,2% nông dân được hỏi trả lời sẽ vào hợp tác xã nếu như hợp tác xã làm ăn hiệu quả. Như vậy, dù nhận thức của người nông dân về hợp tác xã còn hạn chế, nhưng người nông dân đã nhận thức được những thuận lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp do hợp tác xã mang lại, mong muốn tham gia hợp tác xã. Đây là một tín hiệu vui cho mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Kết luận: Qua việc phân tích nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã cho thấy nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về hợp tác xã có các đặc điểm sau: Đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết có sự hợp tác liên kết trong nông nghiệp và bắt đầu mong muốn tham gia hợp tác xã (có 42% nông dân). Hiểu hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, hoạt động vì lợi ích kinh tế và phải nộp thuế cho nhà nước. Hiện người nông dân biết được việc tham gia hợp tác xã là tự nguyện, dân chủ và công bằng. Người nông dân thức hạn chế về nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Đối với quyền lợi của xã viên thì nhận thức rõ hơn nhưng chưa đầy đủ. Sau cùng, mục đích chính của việc tham gia hợp tác xã của người nông dân là nhận được các dịch vụ của hợp tác xã cung cấp. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức: Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường tác động đến nhận thức là điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, công tác tuyên truyền vận động và hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung xem xét yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Nguyên nhân là do điều kiện đặc thù của vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể là: Đối với hoạt động giáo dục: Do những chủ trương, chính sách về giáo dục của cấp huyện, xã thường được thực thiện trên cơ sở triển khai các chính sách, chủ trương của tỉnh. Do đó, có ít sự khác biệt trong chính sách, chủ trương, chương trình hành động giữa các huyện, nhất là các xã trong huyện. Đối với hoạt động vận động tuyên truyền: Hiện tại, các hoạt động tuyên truyền chủ yếu được các cơ quan tỉnh tiến hành. Cho nên, ít có sự khác biệt về cách thức, chủ trương, ảnh hưởng của hoạt động này đến nhận thức của nông dân giữa các địa phương. Mặc khác, những tác động của công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động mang tính phức tạp, dài lâu, thường thể hiện chung chung, khó đánh giá và rạch ròi được. Để có thể đo lường mức ảnh hưởng phức tạp của giáo dục, công tác tuyên truyền vận động cần có những nghiên cứu quy mô hơn, chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, đối với các giải pháp ở công tác giáo dục và công tác tuyên truyền là những giải pháp có tính chiến lược, lâu dài và quy mô. Trong khi nghiên cứu chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về hợp tác xã. Trên cơ sở tình hình thực tế, kiến nghị những giải pháp để nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã, đối với Liên Minh Hợp Tác Xã, các cơ quan ban ngành của huyện Thoại Sơn. Đó chính là những lý do chính khiến nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến nhận thức trong số các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến nhận thức. Địa bàn ảnh hưởng đến biểu hiện của nhận thức: Ảnh hưởng của địa bàn đến sự cần thiết có sự hợp tác trong nông nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về nhu cầu hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp của nông dân giữa các địa bàn khác nhau, ứng với sig = 0,174 (xem phụ lục bảng 1.1). Kết hợp với việc 70% nông dân cho rằng cần sự hợp tác, liên kết trong nông nghiệp, chứng tỏ đây là nhu cầu của tất cả các nông dân trong Huyện không phải trên một địa bàn cụ thể nào. Ảnh hưởng của địa bàn đến sự chọn lựa khâu quan trọng nhất: Kết quả nghiên cứu với sig = 0,012 cho thấy, có sự khác biệt trong việc lựa chọn khâu quan trọng nhất (xem phụ lục bảng 1.2). Các xã gần Long Xuyên, như Phú Thuận, Vĩnh Khánh thì nhu cầu hợp tác trong khâu tiêu thụ nhiều hơn các xã ở xa hơn về phía Tây Nam như Vĩnh Phú và Tây Phú. Cụ thể, 25% nông dân xã Phú Thuận chọn khâu tiêu thụ là quan trọng nhất, ngược lại không có nông dân xã Tây Phú chọn khâu tiêu thụ là quan trọng nhất. Đây là một trong những biểu hiện của kinh tế thị trường tác động đến nền nông nghiệp của Thoại Sơn, mức độ ảnh hưởng đến các địa bàn khác nhau là khác nhau. Các xã gần thành phố Long Xuyên thì mức độ ảnh hưởng nhiều hơn thể hiện qua việc nông dân nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải liên kết trong tiêu thụ sản phẩm và theo những nông dân này đây mới là khâu cần có sự hợp tác nhất hiện nay. Ảnh hưởng của địa bàn đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân: Theo kết quả bảng chéo và kiểm định Chi - Square cho thấy, có sự khác biệt giữa các địa bàn khác nhau trong việc quyết định có tham gia hợp tác xã hay không, ứng với sig = 0,006 (xem phụ lục bảng 1.3). Như vậy, hiện tại hầu hết các người nông dân đã nhận thấy sự cần thiết có sự hợp tác liên kết trong nông nghiệp. Tuy nhiên, những nông dân các xã càng xa thành phố Long Xuyên thì càng có xu hướng làm ăn cá thể nhiều hơn, ít chấp nhận tham gia hợp tác xã. Điều này có thể giải thích bởi mức độ tiếp nhận các thông tin về hợp tác xã giữa các nông dân. Đối với những nông dân tại các xã gần thành phố Long Xuyên sẽ có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin nhiều hơn, có có nhiều thông tin về hợp tác xã hơn. Từ những thông tin này, người nông dân thấy thực sự có lợi khi tham gia và muốn tham gia hợp tác xã. Đối với những nông dân tại các xã càng xa thành phố Long Xuyên thì nguồn thông tin về hợp tác xã hạn chế hơn, nông dân chưa thực sự hiểu rõ về hợp tác xã. Do đó, những nghi ngại về mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã khiến cho người nông dân chưa muốn tham gia hợp tác xã. Kết quả phân tích cho thấy, địa bàn có tác động trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản là đánh giá khâu cần thiết hợp tác nhất và quyết định có tham gia hợp tác xã. Cụ thể, các xã gần thành phố Long Xuyên càng có xu hướng tham gia hợp tác xã và cho rằng hợp tác trong khâu tiêu thụ sản phẩm là cần thiết nhất. Các yếu tố nhân khẩu học: Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức: Ảnh hưởng của trình độ đến nhận biết mục tiêu của hợp tác xã: Theo kết quả phân tích ứng với sig = 0,00 cho thấy, trình độ tác động trực tiếp quyết định đến nhận thức của nông dân về mục tiêu của hợp tác xã (xem phụ lục bảng 2.1). Cụ thể, những nông dân có trình độ văn hóa càng cao thì càng có xu hướng nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Có 60% người có trình độ cấp 3 nhận thức đúng, trong khi tỷ lệ này chỉ có 7,1% ở những người có trình độ cấp 1. Những người có trình độ càng thấp thì càng có xu hướng quan niệm rằng hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế. Ảnh hưởng của trình độ đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất: Theo kết quả bảng chéo và kiểm định Chi - Square chứng tỏ, nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trình độ văn hóa, ứng với sig = 0,08 ở mức ý nghĩa 95% (xem phụ lục bảng 2.2). Kết hợp với, có 87% nông dân nhận biết ruộng đất thuộc quyền sở hữu của xã viên khi tham gia hợp tác xã (kết quả nghiên cứu ở mục 4.1.3). Như vậy, nhận thức của người nông dân về quyền sở hữu ruộng đất này đã chuẩn xác và sâu rộng đến hầu hết nông dân trên địa bàn Huyện. Ảnh hưởng của trình độ đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Theo kết quả phần trên thì trình độ không có ảnh hưởng đến nhận thức của nông dân về quyền sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, khi điều tra về một vấn đề khó hơn - quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã, thì đã có sự khác nhau về nhận thức giữa các nhóm nông dân có trình độ khác nhau, ứng với sig = 0,012 (xem phụ lục bảng 2.3). Những nông dân có trình độ càng cao nhận thức càng chuẩn xác về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Cụ thể, có đến 80% nông dân có trình độ cấp 3 nhận thức đúng về vấn đề này. Trong khi tỷ lệ này là 38,5% ở những nông dân có trình độ cấp 2 và 33,4% ở những nông dân có trình độ cấp cấp 1. Qua phân tích sự ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến nhận thức của người nông dân kết quả thu được là trình độ văn hóa tác động tích cực đến nhận thức. Những người có trình độ học vấn cao thì có xu hướng nhận thức đúng, đầy đủ hơn về hợp tác xã. Đặc biệt, trình độ văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của người nông dân về hợp tác xã ở hai tiêu chí: nhận biết mục tiêu hoạt động của hợp tác xã và nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Cụ thể, những người có trình độ càng cao thì càng có càng có xu hướng nhận thức đúng hai vấn đề này. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức: Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân về quyền sở hữu ruộng đất là độ tuổi của nông dân, ứng với sig = 0,01 (xem phụ lục bảng 3.1). Cụ thể, những người nông dân ở độ tuổi từ 31 – 40 tuổi (nhóm tuổi thứ 2) là nhóm nông dân có nhận thức đúng nhất về tiêu chí này với 100% nông dân nhận thức đúng. Kế tiếp là nhóm từ 41 - 50 tuổi (nhóm tuổi thứ 3) với 96% nông dân nhận thức đúng, nhóm từ 51 – 60 tuổi (nhóm tuổi thứ 4) với 85% hiểu đúng tiêu chí này và sau cùng là nhóm từ 20 - 30 (nhóm tuổi thứ 1) với 54,5% có nhận thức đúng. Lý do của sự khác biệt này là do có sự khác biệt về thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp giữa các nhóm tuổi. Nhóm nông dân từ 31 – 60 tuổi là những người có thời gian tham gia sản xuất tương đối lâu, sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu, hoạt động gắn liền với cuộc sống của các nông dân này. Do đó, các nông dân này rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nông nghiệp đặc biệt là quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên, các nông dân này nhận thức khá rõ rằng đầy đủ ở tiêu chí này. Tuy nhiên, đối với các nông dân nhóm thứ 4 do bị ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ nên một số nông dân vẫn còn mang tư tưởng, cách nghĩ cũ, dẫn đến nhận thức sai lệch ở tiêu chí quyền sở hữu ruộng đất. Nhóm tuổi thứ 1, do thời gian tham gia sản xuất ít, chưa quan tâm đúng mức những vấn đề trong nông nghiệp và kể cả vấn đề đang nghiên cứu. Các nông dân thuộc nhóm 2 và 3 là những nhông dân có thời gian tham gia sản xuất tương đối lâu. Sự ảnh hưởng cả mô hình hợp tác xã kiểu cũ ít kết hợp với sự dễ dàng tiếp nhận cái mới hơn. Cho nên hiện đây là những nông dân hiểu rõ nhất về quyền sở hữu ruộng đất trong hợp tác xã. Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Kết quả nghiên cứu phần trên cho thấy, nhóm tuổi từ 31- 50 là nhóm tuổi có xu hướng hiểu đúng hơn về quyền sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, khi khảo sát nhận thức nông dân ở tiêu chí quyền sở hữu tài sản hợp tác xã thì xu hướng đã thay đổi. Ở tiêu chí này, những người có độ tuổi càng lớn thì càng có xu hướng hiểu sai lệch về vấn đề này, ứng với sig = 0,01 (xem phụ lục bảng 3.2). Xu hướng này được thể hiện qua bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3: Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Độ tuổi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã Nhà nước 9,1% 4,5% 23,1% 32,0% Ban Quản Trị 27,3% 45,5% 19,2% 28,8% Nông dân 45,5% 45,5% 34,6% 23,2% Không biết 18,2% 4,5% 23,1% 16,0% Tổng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% (Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007). Cụ thể, có đến 32% nông dân ở nhóm tuổi thứ 4 cho rằng tài sản hợp tác xã thuộc về nhà nước, trong khi tỷ lệ chỉ là 9% ở nhóm tuổi 1. Và có đến 45,5% nông dân nhóm 1 và nhóm 2 nhận thức đúng – quyền sở hữu thuộc về xã viên (nông dân), và tỷ lệ này là 35% ở nhóm 3 và 23% ở nhóm 4. Như vậy, những nông dân ở nhóm tuổi 1 là những người đại diện cho lớp trẻ, dù có đến 18,2% người không rõ về vấn đề này, nhưng nhưng tỷ lệ người hiểu đúng lại lại khá cao. Trong tiêu chí này, những nông dân nhóm 2 là những nông dân có nhận thức đầy đủ và rõ ràng nhất (chỉ có 4,5% nông dân không biết và 45,5% nông dân nhận thức đúng). Nguyên nhân chủ yếu là do có thời gian tham gia nông nghiêp tương đối dài, hoạt động nông nghiệp gắn liền với cuộc sống các nông dân này. Bên cạnh đó, các nông dân này còn tương đối trẻ nên tiếp nhận cái mới dể dàng hơn. Những nông dân thuộc nhóm tuổi thứ 4, do bị tác động từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, nên đa phần những nông dân này quan niệm hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, tài sản hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của nhà nước, của Ban Quản Trị hợp tác xã. Ảnh hưởng của độ tuổi đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân: Qua nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt tương đối trong quyết định có tham gia hợp tác xã hay không giữa các nhóm tuổi khác nhau, ứng với sig = 0,054 (với mức ý nghĩa 90%, xem phụ lục bảng 3.3). Qua phân tích, những nông dân càng lớn tuổi càng có xu hướng không muốn tham gia hợp tác xã. Điều này thể hiện qua việc, có đến 67,7% nông dân trên 50 tuổi không muốn tham gia hợp tác xã, trong khi 100% người dân từ 20 – 30 tuổi muốn tham gia vào hợp tác xã. Sự khác biệt này một phần do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ trong giai đoạn những năm 1980 đã tạo ấn tượng không tốt cho người nông dân về mô hình hợp tác xã. Và những nông dân lớn càng lớn tuổi thì sự ảnh hưởng càng sâu sắc hơn. Do đó, những nông dân càng lớn tuổi càng có xu hướng không muốn tham gia hợp tác xã. Khi xem xét ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức của nông dân về hợp tác xã kết quả thu được là: Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân rất phức tạp. Những nông dân lớn tuổi là những người quan tâm đến hoạt động của nông nghiệp nhiều hơn, tuy nhiên lại là có xu hướng khó tiếp thu cái mới hơn. Điều đó thể hiện ở việc, nông dân lớn tuổi hiểu rõ quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nông dân. Nhưng ở hai tiêu chí tiếp theo, quyền sở hữu tài sản hợp tác xã thì nhận thức không đúng và biểu hiện của nhận thức cũng không tích cực bằng những nông dân trẻ tuổi (phần lớn nông dân lớn tuổi không muốn tham gia hợp tác xã). Thu nhập: Một yếu tố nhân khẩu học khác cũng tác động đến nhận thức của nông dân, đó là thu nhập bình quân trên đầu người. Yếu tố thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ chi trả cho học tập, đầu tư cho giáo dục, quyết định trình độ học vấn, quyết định thời gian và mức độ của việc quan tâm, tiếp thu các vấn đề mới, vấn đề xã hội. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về thu nhập trên đầu người gặp rất nhiều khó khăn và thông tin thu được thường có độ chính xác không cao do: Người dân thường ít quan tâm, ghi chép vấn đề thu nhập bình quân trên đầu người. Thu nhập gia đình thường từ nhiều nguồn khác nhau như nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán, làm thuê,…. Do đó rất khó xác định, tính toán và tổng hợp. Các nguồn thu nhập không ổn định, thường là các thu nhập đột xuất. Mức độ chi tiêu, đầu tư cho giáo dục, tiết kiệm của mỗi gia đình là hoàn toàn khác nhau và rất khó để rạch ròi, phân định tỷ lệ này. Với những khó khăn trong công tác thu thập thông tin về thu nhập nêu trên, cùng với phạm vi nghiên cứu hẹp và thời gian nghiên cứu ngắn, nên việc thu thập, xử lý thông tin về thu nhập có độ chính xác cao là việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chỉ dừng ở việc thừa nhận sự ảnh hưởng của thu nhập đến nhận thức. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã: Sự khác nhau trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã: Theo kết quả thu được từ phân tích cho thấy, không có sự khác biệt trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã, với sig = 0,3 (xem phụ lục bảng 4.1). Ngoài ra, chỉ có 23% nông dân nhận biết đầy đủ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã (kết quả nghiên cứu ở mục 4.1.2). Như vậy, ở tiêu chí này, đa phần nông dân chưa nhận thức đúng (ngay cả những xã viên của hợp tác xã). Đây là hậu quả của việc vận động, thành lập hợp tác xã theo số lượng của Huyện trong thời gian qua, xã viên chưa thực sự hiểu về mục tiêu của hợp tác xã nhưng vẫn tham gia hợp tác xã. Sự khác nhau trong nhận thức quyền sở hữu ruộng đất: Khi xem xét mối quan hệ giữa việc tham gia hợp tác xã đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất, kết quả cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức giữa nông dân không tham gia hợp tác xã và xã viên. Qua phân tích với sig = 0,019 (xem phụ lục bảng 4.2), chứng minh có sự ảnh hưởng của việc đã tham gia đến nhận thức tiêu chí này. Cụ thể, 100% xã viên nhận biết ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân, tỷ lệ này là 85% đối với nông dân. Lý do của sự khác biệt này do, những hợp tác xã trong huyện hiện có đều thực hiện đúng tiêu chí này. Cho nên, những xã viên khi đã trực tiếp tham gia hợp tác xã đã nhận rõ vấn đề này. Ngược lại, vẫn còn tiểu số nông dân không tham gia hợp tác xã vẫn nhận định hợp tác xã kiểu mới như hợp tác xã kiểu cũ – ruộng đất thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã. Sự khác nhau trong nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Sự cải thiện trong nhận thức của xã viên thể hiện rõ hơn khi xem xét ở tiêu chí quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Ở tiêu chí này, đã có sự khác biệt trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã. Các xã viên nhận thức chuẩn xác hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã, ứng với sig = 0,002 (xem phụ lục bảng 4.3). Cụ thể, có đến 58,3% xã viên nhận thức đúng tiêu chí này, trong khi chỉ 37,5% nông dân không tham gia hợp tác xã hiểu đúng tiêu chí này. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới - quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã, nhưng vẫn còn 41,7% xã viên chưa nhận thức đúng. Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt giữa những người nông dân không tham gia hợp tác xã và xã viên trong nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất và tài sản của hợp tác xã. Các xã viên khi tham gia hợp tác xã thì nhận thức chuẩn xác hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã ở hai tiêu chí này. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là có quá ít sự khác biệt trong nhận thức giữa nông dân không tham gia hợp tác xã và xã viên (ngay ở tiêu chí mục tiêu hoạt động của hợp tác xã). Hiện tại, nhận thức của xã viên các hợp tác xã còn một số hạn chế và thiếu sót, những thông tin mà xã viên có được từ hợp tác xã không đầy đủ, chính xác. Xã viên chưa thật sự hiểu về hợp tác xã – tổ chức mà mình đang tham gia. Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức: Qua việc phân tích bảng chéo, sau khi tiến hành chọn lọc những mối quan hệ có ý nghĩa (với mức ý nghĩa 95%), kết quả thu được là việc nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động, phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã và nhận biết xã viên có nghĩa vụ ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân (xem phụ lục bảng 5.1, 5.2, 5.3). Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4: Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các tiêu chí của nhận thức: Tiêu chí Nhận thức Sẽ tham gia hợp tác xã Sẽ không tham gia hợp tác xã Tổng N % N % N % Nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Đúng 20 87% 3 13% 23 100% Sai 27 35% 50 65% 77 100% Nhận thức về phạm vi cung cấp dịch vụ Đúng 47 71% 19 29% 66 100% Sai 33 75% 11 25% 44 100% Nhận biết xã viên hợp tác xã có nghĩa vụ Đúng 40 53% 36 47% 76 100% Sai 8 33% 16 67% 24 100% (Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007) Ở mối quan hệ giữa việc nhận thức đúng mục tiêu hợp tác xã và quyết định tham gia hợp tác xã, kết quả nghiên cứu cho thấy những nông dân nhận thức đúng mục tiêu hoạt động có xu hướng sẽ tham gia hợp tác xã. Cụ thể, có 87% nông dân nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xã quyết định sẽ tham gia hợp tác xã. Ở tiêu chí nhận phạm vi cung cấp dịch vụ và nhận biết xã viên có nghĩa vụ cũng tương tự tiêu chí mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Những nông dân nhận thức đúng phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã, nhận biết xã viên hợp tác xã có nghĩa vụ thì càng có xu hướng sẽ tham gia hợp tác xã. Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí của nhận thức với quyết định tham gia hợp tác xã, kết quả thu được có ba tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân. Đó là: Nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; Nhận thức đúng về phạm vi cung cấp dịch vụ; Nhận biết xã viên hợp tác xã có nghĩa vụ. Kết luận: Kết quả của việc tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cung cấp những thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn về nhận thức của nông dân. Qua đây ta thấy nhận thức của nông dân Thoại Sơn có các đặc điểm sau: Các nông dân ở các xã gần thành phố Long Xuyên có xu hướng nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về hợp tác xã và mong muốn tham gia vào hợp tác xã hơn các nông dân tại các xã tiến về phía giáp ranh với Kiên Giang. Những nông dân có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN TRUNG NGHIA.doc
Tài liệu liên quan