Khóa luận Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003

 Vị trí địa lí:

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong toạ độ vị trí địa lý Từ 10007’ đến 10058’ vĩ độ Bắc và 105012’ đến 105058’ kinh độ Đông và có tiếp giáp như sau:Đông Bắc giáp Long An, Tây Bắc giáp Campuchia, Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long, Đông giáp Long An và Tiền Giang, Tây giáp Cần Thơ và An Giang

 Diện tích

Tỉnh Đồng Tháp có tổng diện tích đất tự nhiên là 324607.87 ha, được chia cắt bởi 2 khu vực Nam sông Tiền và Bắc sông Tiền

- Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên là 249050.06 ha gồm các huyện:Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và thị xã Cao Lãnh

- Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên là 75557.81 ha gồm các huyện: Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư được chỉnh lý cho phù hợp với hình thức sử dụng đất là sử dụng chung. 3. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất để xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ nhà chung cư hoặc cho nhiều nhà chung cư thì được cấp riêng cho chủ sở hữu công trình hoặc tổ chức quản lý công trình; trường hợp không có chủ sở hữu hoặc không có tổ chức quản lý công trình thì giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất quản lý diện tích đất có công trình. 4. Việc GCNQSDĐ đối với đất xây dựng nhà tập thể được quy định như sau: a) Đất xây dựng nhà tập thể bao gồm đất để xây dựng nhà tập thể, đất sân, vườn và đất xây dựng công trình trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người sống trong nhà tập thể; b) Nhà tập thể thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế để bố trí chỗ ở cho người lao động hoặc nhà tập thể của tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu để bố trí chỗ ở cho học viên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tổ chức đó; c) Nhà công vụ của các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước để bố trí chỗ ở cho cán bộ, công chức thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ quan, tổ chức đó. 4. Xử lý và cấp GCNQSDĐ cho người có nhà ở thuộc sở hữu chung 1. Nhà ở thuộc sở hữu chung mà các chủ sở hữu tự thoả thuận phân chia toàn bộ diện tích đất thành từng thửa đất sử dụng riêng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất đó. 2. Nhà ở thuộc sở hữu chung mà các chủ sở hữu tự thoả thuận phân chia phần diện tích đất sử dụng riêng và có phần diện tích sử dụng chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho từng chủ sở hữu nhà; trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi phần diện tích đất sử dụng chung và phần diện tích đất sử dụng riêng. 3. Nhà ở thuộc sở hữu chung mà các chủ sở hữu không tự thoả thuận phân chia diện tích đất sử dụng riêng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho từng chủ sở hữu nhà; trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi diện tích đất là sử dụng chung. 5. Xử lý và cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau: a) Đất không có tranh chấp; b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận. c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 6. Xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất nông nghiệp 1. Các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (trong Điều này gọi chung là tổ chức) tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất và cơ quan cấp trên là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty nhà nước. 2. Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết căn cứ vào kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Chính phủ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt; quy hoạch phát triển ngành. Nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải xác định rõ diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, phương án sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết của tổ chức sử dụng đất tại địa phương. 4. Căn cứ vào quy hoạch chi tiết sử dụng đất đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất mà tổ chức được giữ lại sử dụng. 5. Diện tích đất đã lấn, chiếm; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết dứt điểm để xác định người sử dụng đất. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, mốc giới sử dụng đất, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sử dụng đất. 7. Việc xử lý đối với đất không thuộc quy hoạch chi tiết sử dụng đất của tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước sử dụng đất nông nghiệp và đất nông nghiệp của tổ chức bị giải thể được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 7. Xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại 1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát hiện trạng sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nội dung sau: a) Hiện trạng sử dụng đất so với hồ sơ địa chính và quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; b) Kết quả đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối của trang trại; c) Diện tích đất được Nhà nước giao, cho thuê; nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân khác; nhận khoán của tổ chức. 2. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại mà sử dụng đất không đúng mục đích; tự ý xây dựng nhà ở, công trình sử dụng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình kiến trúc khác thì phải tự khắc phục, tháo dỡ công trình để sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; trường hợp không tự khắc phục, tháo dỡ thì Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện biện pháp cưỡng chế hoặc thu hồi đất; b) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Nhà nước giao đất mà đã sử dụng để làm kinh tế trang trại thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn còn lại đối với diện tích đất không vượt quá hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai; đối với diện tích đất vượt hạn mức thì xử lý theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; c) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Nhà nước giao đất mà đã sử dụng để làm kinh tế trang trại thì phải chuyển sang thuê đất; thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất; d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm kinh tế trang trại do được Nhà nước cho thuê đất hoặc do nhận khoán của tổ chức, nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân khác thì được tiếp tục sử dụng theo hợp đồng đã ký kết; đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm kinh tế trang trại do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 71 của Luật Đất đai. 3. Diện tích đất quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này (trừ trường hợp nhận khoán của tổ chức) mà có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương II: PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN I. Phương pháp Đề tài được thựchiện gồm các bước sau: * Bước1: Nghiên cứu và thu thập tất cả các tài liệu có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm nắm rõ quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ. Bên cạnh đó nghiên cứu những quy định mới của Luật Đất đai năm 2003 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đánh giá ưu điểm của những thay đổi này. * Bước2: Tham gia trực tiếp công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại sở Tài nguyên Môi trường Đồng Tháp nắm quy trình và những vấn đề phát sinh trong thực tế công việc tại sở, rút ra những khó khăn, tồn tại trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai 1993. * Bước3: Tổng hợp tài liệu viết báo cáo. * Bước4: Hoàn chỉnh luận văn. II. Phương tiện Địa điểm : đề tài được thực hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ ngày 15/3/2005 đến 30/6/2005. *Các văn bản cần thiết Dựa trên những quy định chung của Tổng cục Địa chính (cũ) và Bộ Tài nguyên và Môi trường Những quy định chung của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Sở Tài nguyên và Môi trường - Công điện 09/CĐ-BTNMT ngày 18/11/2004của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP - Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003. - Quyến định số 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 - Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính - Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. Và một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài Phương tiện thực hiện - Máy tính, Đĩa mềm, Kinh phí, xe gắn máy. Chương III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN I. Khái quát vùng nghiên cứu: Vị trí địa lí: Tỉnh Đồng Tháp nằm trong toạ độ vị trí địa lý Từ 10007’ đến 10058’ vĩ độ Bắc và 105012’ đến 105058’ kinh độ Đông và có tiếp giáp như sau:Đông Bắc giáp Long An, Tây Bắc giáp Campuchia, Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long, Đông giáp Long An và Tiền Giang, Tây giáp Cần Thơ và An Giang Diện tích Tỉnh Đồng Tháp có tổng diện tích đất tự nhiên là 324607.87 ha, được chia cắt bởi 2 khu vực Nam sông Tiền và Bắc sông Tiền - Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên là 249050.06 ha gồm các huyện:Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và thị xã Cao Lãnh - Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên là 75557.81 ha gồm các huyện: Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc. Dân số Toàn tỉnh có số dân 1.626.024 người, sống tập trung chủ yếu ở 2 thị xã Cao Lãnh và Sa Đéc Tình hình quản lý sử dụng đất Đồng tháp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 84.65% diện tích đất toàn tỉnh Theo thống kê năm 2004 như sau: Bảng 1: Diện tích các loại đất Loại đất Diện tích Đất nông nghiệp 274.786,25 ha Đất lâm nghiệp 14.561,53 ha Đất ở nông thôn 15.016,54 ha Đất ở đô thị 2.474,70 ha Đất chuyên dùng 32.785,39 ha (Nguồn: báo cáo chuyên đề của tỉnh Đồng Tháp, năm 2004) II. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Căn cứ Quyết định 97/2004/QĐ-UB, ngày 07/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường) 1. Hồ sơ đăng ký * Cá nhân, hộ gia đình: - Một đơn xin cấp GCNQSDĐ (Mẫu 04, 14, 17, 15,/ĐK) - Và một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoảng 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có) hoặc một số giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Quyết định 97/2004/QĐ-UB, ngày 07/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường theo từng trường hợp cụ thể. - Và văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu là trường hợp được uỷ quyền. * Tổ chức sử dụng đất - Một đơn xin cấp GCNQSDĐ (Mẫu số 04, 13, 14, 15, 17 /ĐK). - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoảng 1, 2 và 5 Điều 50 của luật đất đai (nếu có). - Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). - Và một số giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Quyết định 97/ 2004/QĐ-UB, ngày 07/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường theo từng trường hợp cụ thể. 2. Trình tự đăng ký 2.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp tỉnh 2.1.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất (mở rộng) * Trình tự thực hiện (1) Người sử dụng đất sau khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sau khi nhận đủ hồ sơ và chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Sở hoàn thành trong thời hạn 55 ngày làm việc (2) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Sở sau khi nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 25 ngày. (3) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 ngày. (4) Ủy ban nhân dân tỉnh ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không được uỷ quyền trong thời hạn 9 ngày. (5) Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong và trao trả hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường (6) Sở Tài nguyên và Môi trường nhận hồ sơ và trả lại cho Văn Phòng Đăng Ký quyền sử dụng đất cấp Sở (7) Văn Phòng Đăng Ký quyền sử dụng đất cấp Sở chỉnh lý và trả hồ sơ lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả hồ sơ lại cho người sử dung đất tại đây người sử dụng đất được thông báo về việc nộp tiền sử dụng đất (nếu có). (8) Người sử dụng đất nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có ). Các mục (5), (6), (7), (8) trong thời hạn 6 ngày làm việc. Sơ đồ Đối tượng sử dụng đất Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Sở Sở Tài nguyên và Môi trường UBND tỉnh (1) (8) (2) (7) (3) (6) (4) (5) Hình 1 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất (mở rộng) 2.1.2 Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính *Trình tự thực hiện. (1) Người sử dụng đất sau khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sau khi nhận đủ hồ sơ và chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Sở.trong thời hạn 17 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (2) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin đăng ký biến động; làm trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì phải thực hiện trích đo địa chính thửa đất trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ xin đăng ký biến động đến Sở Tài nguyên và Môi trường 10 ngày) (3) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.( 7 ngày) (4) Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong và gửi hồ sơ về cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Sở . (5) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Sở nhận hồ sơ và chỉnh lý sau đó trả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả lại giấy chứng nhận cho người sử dụng đất (6) Người sử dung đất nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sơ đồ Đối tượng sử dụng đất Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Văn Phòng Đăng Ký Quyền sử dụng đất Sở Sở Tài nguyên và Môi trường (1) (6) (2) (5) (3) (4) Hình 2 Sơ đồ trình tự thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền thay đổi về nghĩa vụ tài chính 2.1.3 Sơ đồ trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao * Trình tự thực hiện (1) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu công nghệ cao hoặc Ban quản lý khu kinh tế trong thời hạn 29 ngày làm việc (2) Ban quản lý khu công nghệ cao hoặc Ban quản lý khu kinh tế sau khi nhận hồ có trách nhiệm xem xét, quyết định gia hạn giao lại đất, gia hạn hợp đồng thuê đất; thông báo cho người được gia hạn sử dụng đất biết để thực hiện nghĩa vụ tài chính, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm nộp cho Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền chỉnh lý GCNQSDĐ 17 ngày làm việc (3) Kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận và chứng từ tài chính, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉnh lý thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi cho Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế trong thời hạn 7 ngày. (4) Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý cho người sử dụng đất được gia hạn sử dụng đất.trong thời hạn 5 ngày và thông báo cho người sử dụng biết và làm thủ tục tài chính tại cơ quan thuế. người sử dụng đến cơ quan thuế nợp tiền sử dụng đất. ( Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 132 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP) Sơ đồ Cơ quan thuế Đối tượng sử dụng đất Ban quản lý khu công nghệ cao hoặc ban quản lý khu kinh tế Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) (1) (4) (2) (3) Hình 3: Sơ đồ trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao 2.2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp huyện 2.2.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn. * Trình tự thực hiện (1) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã trong vòng 55 ngày kể cả thời gian công khai danh sách (2) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trong thời gian là 25 ngày kể cả 15 ngày công khai danh sách. công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; (3) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trong vòng 12 ngày (4) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân huyện trong vòng 8 ngày. (5) Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất ( 5 ngày). (6) Trả hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (7) Phòng Tài nguyên và Môi trường trả hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. (8) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng trả hồ sỏ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (9) Người sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (6), (7), (8), (9) trong thời gian 5 ngày Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã, thị trấn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện UBND cấp xã Công khai danh sách Sơ đồ (1) (9) (2) (8) (3) (7) (5) (6) Hình 4: Sơ đồ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tại xã, thị trấn 2.2.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường. * Trình tự thực hiện (1) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại phường nộp hồ sơ tai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp thị xã trong thời hạn 55 ngày làm việc kể cả thời gian công khai danh sách. (2)Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp thị xã nhận hồ sơ và chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp thị xã (3) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết, lấy ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trong vòng 25 ngày làm việc kể cả 15 ngày công khai danh sách. (4) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thi xã (15 ngày) (5) Ủy ban nhân dân thị xã ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất (9 ngày). (6) Ủy ban nhân dân thị xã sau khi ký xong gửi trả hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường . (7) Phòng Tài nguyên và Môi trường trả hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. (8) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ và chỉnh lý sau đó chuyển cho bộ phận tiếp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003.doc