Khóa luận Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3

1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3

1.1.1. Khái niệm kết hôn 3

1.1.2. Quy định về việc đăng ký kết hôn 4

1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 7

1.2.1. Hành vi chung sống như vợ chồng của nam nữ 7

1.2.2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam hiện nay 11

1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc nam nữ chung sống như vợ chồng hiện nay 14

1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 19

1.3.1. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Anh quốc 20

1.3.2. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Mỹ 21

1.3.3. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Australia 22

1.3.4. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Pháp 23

CHƯƠNG 2 24

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ MẶT PHÁP LÝ 24

2.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG 24

2.1.1. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn 24

2.1.2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng 25

2.2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 35

2.2.1. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được thừa nhận là “hôn nhân thực tế” 36

2.2.2. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là “hôn nhân thực tế” 39

2.3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 42

2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 46

KẾT LUẬN 50

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỒNG Thế kỷ 21 là thế kỷ mà quyền tự do cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết. Ở hầu hết các nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đang diễn ra phổ biến. Do điều kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước là khác nhau nên việc nhìn nhìn nhận của pháp luật mỗi nước về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng là khác nhau. 1.3.1. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Anh quốc Tại Anh, hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng được điều chỉnh bởi pháp luật HN&GĐ. Sự chung sống như vợ chồng của những phụ nữ đã ly hôn trước khi kết hôn lần thứ hai gần như là quy tắc xử sự hiện nay, áp dụng cho 70% các trường hợp kết hôn như vậy. Bên cạnh đó, những phụ nữ chưa một lần kết hôn chung sống như vợ chồng với một người nam giới trước khi họ tiến hành kết hôn ngày càng trở thành phổ biến, từ 7% năm 1970 tăng đến 48% vào năm 1987 [20]. Cho đến nay, con số này còn tăng lên nhiều. Từ thực tế đó, Quốc hội Anh đã ban hành những đạo luật khác nhau dẫn đến sự thay đổi về mức độ công nhận đối với hiện tượng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở công dân. Trước đây, pháp luật Anh không công nhận những người ăn ở với nhau như vợ chồng mà không kết hôn là vợ chồng, dưới góc độ pháp luật các bên chung sống như vợ chồng không có tư cách pháp lý của các cặp đã kết hôn, vì vậy mối quan hệ giữa họ không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật HN&GĐ, đồng thời những người chung sống như vợ chồng mà không kết hôn cũng không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ một đạo luật hoặc một quy chế pháp lý nào. Do vậy, giữa họ không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau. Hiện nay, sự nhìn nhận về việc chung sống như vợ chồng đã có sự thay đổi. Những quy định về sự ăn ở với nhau như vợ chồng đã được ban hành (cohabitation rule), trong đó, vấn đề tài sản giữa các bên chung sống phải được đối xử như giữa vợ chồng với nhau. Các nguyên tắc phân chia tài sản và cấp dưỡng cũng được áp dụng như các trường hợp kết hôn. Khi việc chung sống bị tan vỡ thì quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em phải được bảo vệ như đối với trẻ em của các cặp kết hôn. Các vấn đề như cấp dưỡng, bảo đảm việc hoc hành, vui chơi, giải trí của trẻ em do các cặp chung sống sinh ra phải được quan tâm. Như vậy, mặc dù pháp luật Anh không công nhận các bên chung sống mà không đăng ký kết hôn là vợ chồng nhưng lại có các quy định riêng điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, của trẻ em được sinh ra từ quan hệ đó và bảo vệ an ninh xã hội. 1.3.2. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Mỹ Khác với nước Anh, pháp luật của Mỹ cho rằng hôn nhân là một hợp đồng dân sự được ký kết giữa một người nam và một người nữ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau, hợp đồng này được lập nên và giải thể theo nghi thức trang trọng hơn hợp đồng thông thường. Trong đó, kết hôn là một sự kiện bắt buộc phải được tiến hành tại nhà thờ hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở dĩ nhà làm luật của Mỹ không coi quan hệ nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật HN&GĐ bởi tác động xấu của quan hệ này tới đời sống gia đình và xã hội, thuật ngữ “living together outside of marriage” (chung sống ngoài hôn nhân) được sử dụng để không thừa nhận tư cách vợ chồng giữa các bên, do đó các bên không được hưởng các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản mà pháp luật quy định cho các vợ chồng trong hôn nhân hợp pháp. Ở một số bang như: Ohio, Texas, Washington. DC,… Tòa án lại thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ chung sống như vợ chồng và gọi đó là “hôn nhân thực tế” nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện là: thời gian chung sống của các bên phải lâu dài; giữa họ đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau; thậm chí có bang quy định còn phải được những người xung quanh công nhận và các bên phải có nguyện vọng được kết hôn với nhau [20]. Như vậy, về mặt pháp lý nhà làm luật phủ định tính hợp pháp của hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm coi hôn nhân là một hợp đồng, sự tự do, tự nguyện của các bên nam, nữ là yếu tố quyết định thì nhà làm luật vẫn tiếp tục thừa nhận “hôn nhân thực tế” mặc dù quan điểm này không phải là phổ biến ở hầu khắp 50 bang ở nước Mỹ. 1.3.3. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Australia Quan hệ HN&GĐ ở Australia chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của nhà thờ cho tới khi đạo luật về HN&GĐ đầu tiên “Marriage Act” ra đời năm 1961. Từ đó, các khía cạnh của quan hệ hôn nhân mới được thể hiện rõ ràng bằng những quy định cụ thể. Pháp luật Australia quy định nam nữ muốn trở thành vợ chồng phải tiến hành hôn lễ tại nhà thờ hoặc tại cơ quan nhà nước. Sự tuyên bố của nhà thờ hoặc Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có giá trị pháp lý trong việc khẳng định rằng quan hệ hôn nhân đã phát sinh hiệu lực. Như vậy, trên nguyên tắc pháp luật Australia không công nhận các bên chung sống như vợ chồng mà không tiến hành hôn lễ tại nhà thờ hoặc tại cơ quan nhà nước là vợ chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm của pháp luật Australia coi hôn nhân là hợp đồng nên cũng công nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp các bên ký kết một hợp đồng sống chung với nhau gọi là “cohabitation contract”. Khi hợp đồng sống chung giữa các bên được ký kết thì các bên có tư cách là vợ chồng của nhau. Nếu trong hợp đồng có những điều khoản trái với đạo đức, chính sách công cộng thì điều khoản đó sẽ không phát sinh hiệu lực, còn hợp đồng sống chung thì vẫn có giá trị pháp lý. Đối với các trường hợp này quan hệ hôn nhân được phát sinh do hợp đồng. 1.3.4. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Pháp Nhà làm luật của Pháp quan niệm hôn nhân đồng thời mang hai tính chất: hợp đồng dân sự và thiết chế pháp luật. - Điều 194 Bộ luật dân sự quy định: Không ai có thể được đòi hỏi danh nghĩa vợ, chồng và các hệ quả dân sự của hôn nhân nếu không xuất trình chứng thư kết hôn được ghi vào sổ hộ tịch, trừ các trường hợp quy định tại Điều 46, phần các chứng thư hộ tịch. Trước sự phát triển của quan hệ chung sống như vợ chồng, người Pháp, thông qua con đường lập pháp hay án lệ, đã cố gắng áp dụng đối với những người chung sống như vợ chồng một quy phạm pháp luật trước đây chỉ dành riêng cho các cặp vợ chồng hợp pháp, chẳng hạn như thuế thu nhập, quyền tiếp tục thuê nhà ở, …[18] - Bên cạnh đó, Điều 515 cũng quy định: “thỏa ước dân sự về sự đoàn kết là một hợp đồng được giao kết bởi hai thể nhân trưởng thành, khác giới hoặc cùng giới, nhằm tổ chức cuộc sống chung của họ.” Tính hợp đồng của hôn nhân thể hiện ở giai đoạn trước và tại thời điểm kết hôn, khi đó phản ánh sự tự nguyện thỏa thuận của các bên kết hôn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền tự do của họ, cũng như để những điều kiện kết hôn của pháp luật được tôn trọng thì một thủ tục tố tụng đặc biệt và bắt buộc được tổ chức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, việc nam nữ chung sống như vợ chồng sẽ không được Nhà nước thừa nhận là hôn nhân hợp pháp. Tóm lại, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và quan điểm làm luật của các nước, một số nước đã thừa nhận chung sống như vợ chồng như là một dạng thức của hôn nhân, ngược lại, một số nước khác lại không thừa nhận. Nhìn chung, đa số nhà làm luật các nước đều công nhận sự tồn tại của tình trạng này như là một tất yếu khách quan của cuộc sống. Đồng thời, họ có những quy định cần thiết để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này đối với đời sống gia đình và xã hội. CHƯƠNG 2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ MẶT PHÁP LÝ 2.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG 2.1.1. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn Khi hai bên nam nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định thì mỗi người sẽ được trao cho một bản chính giấy chứng nhận kết hôn công nhận hai bên là vợ chồng của nhau. Giấy chứng nhận kết hôn (Giấy đăng ký kết hôn) là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp cho hai bên nam nữ, sau khi đã xem xét các điều kiện kết hôn của họ là hợp pháp, tổ chức đăng ký kết hôn theo nghi thức luật định và ghi nhận sự tự nguyện kết hôn để trở thành vợ chồng của họ. Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cứ viết, xác nhận giữa hai bên nam nữ đã phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng. Quan hệ này được Nhà nước công nhận và quy định các biện pháp bảo hộ. [12, tr.304] Việc được cấp Giấy chứng nhận kết hôn mang giá trị pháp lý to lớn, đó là: - Việc tiến hành nghi thức đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ có ý nghĩa rất quan trọng. Đây được coi là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện kết hôn của công dân, ngăn chặn hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn mà pháp luật đã quy định, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho hai bên nam, nữ khi thiết lập quan hệ vợ chồng. - Giấy chứng nhận kết hôn còn là bằng chứng bắt buộc để Tòa án xem xét và thụ lí giải quyết khi vợ chồng muốn ly hôn. Trường hợp vợ chồng đã ly hôn, muốn tái hợp lại, phải cùng nhau đi đăng ký kết hôn lại để được cấp Giấy chứng nhận kết hôn mới, khi đó, họ mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp. - Việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung cũng như quan hệ vợ chồng nói riêng. Bao gồm những quyền, nghĩa vụ về nhân thân và các quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. 2.1.2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng Giả sử mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra một cách êm đẹp, các bên nam nữ thật sự yêu thương, gìn giữ được mối quan hệ vợ chồng lâu dài, mục đích hôn nhân đạt được thì việc có đăng ký kết hôn hay không không trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nhưng, nếu trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn, cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên sẽ gặp khó khăn do hai bên không đăng ký kết hôn. Xem xét những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đến quan hệ vợ chồng chính là chỉ ra những tác động của sự không được thừa nhận là vợ chồng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân giữa vợ chồng. * Ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng Trong Luật HN&GĐ năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân bao gồm: Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng (Điều 18); Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng (Từ Điều 19 đến Điều 23); Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng (Điều 24). Theo Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy với nhau. Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy là bắt nguồn từ nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Nam nữ yêu thương nhau, mong muốn xây dựng gia đình nên đã kết hôn với nhau, Giấy chứng nhận kết hôn là sợi dây ràng buộc về mặt pháp lý giữa người nam và người nữ với nhau, giúp cho hai bên phần nào ý thức được trách nhiệm đối với quan hệ hôn nhân của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì sợi dây ràng buộc này lại không được chặt chẽ, đó chỉ là sự “quy ước” với chính bản thân mỗi bên về trách nhiệm chung thủy của mình đối với bên kia chứ không có một sự ràng buộc chắc chắn nào về mặt pháp luật. Cho dù người đó có vi phạm chế độ một vợ một chồng đi chăng nữa thì pháp luật cũng không có chứng cớ gì buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Do vậy, có thể nói việc chung sống như vợ chồng đã phần nào tạo một “cơ chế mở” cho việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau của “vợ chồng”. Xin đưa ra một ví dụ để minh chứng cho điều này. Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị L chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001 đã có hai người con chung (con lớn sinh năm 2002, con nhỏ sinh năm 2005). Năm 2006 anh A bỏ mẹ con chị L (không tiến hành xin ly hôn tại Tòa án) và kết hôn với chị Phạm Thị H có đăng ký kết hôn tại UBND xã. Khi chị L tìm đến và yêu cầu anh A về chung sống với mẹ con chị thì anh A đã từ chối, và đưa cho chị xem Giấy chứng nhận kết hôn của anh với chị H và tuyên bố việc anh lấy chị H là hoàn toàn hợp pháp. Qua ví dụ đưa ra ta thấy: nếu như ngay từ ban đầu anh A và chị L đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc anh và chị H kết hôn sau này là không thể (trừ khi anh chị đã ly hôn). Vì không có quan hệ vợ chồng theo pháp luật với chị L nên anh A đã tự do yêu thương người khác ngoài “vợ” của mình là chị L, thậm chí còn chối bỏ tư cách là chồng của chị L và tư cách làm cha của các con ruột của mình. Trong thực tế, cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng diễn ra êm ả mà đôi khi vẫn xảy ra mâu thuẫn, vì không bị ràng buộc bởi pháp luật nên trong suy nghĩ của hai bên nam nữ họ có quan niệm là còn tình cảm thì sống chung, còn nếu tình trạng trầm trọng kéo dài mà không thể sống cùng nhau được nữa thì chia tay mà lại không cần phải làm những thủ tục kết hôn, ly hôn cho phức tạp. Những suy nghĩ như vậy đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho mỗi bên sau này, đặc biệt là lên phụ nữ và trẻ em. Xét một cách vĩ mô, nó làm suy đồi những giá trị đạo đức và nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt. Quyền đại diện cho nhau trước pháp luật là một trong những quyền nhân thân quan trọng của vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các trường hợp: + Đại diện theo ủy quyền: “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.” (khoản 1, Điều 24) Quy định này đã tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện được các giao dịch dân sự trong trường hợp một bên vì lý do nào đó không thể trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch này đòi hỏi sự đồng ý của cả vợ và chồng. + Đại diện theo pháp luật: “vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó” (khoản 2, Điều 24). Như vậy, vợ chồng có thể giám hộ cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc nếu được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đó là quy định trong trường hợp hai bên nam nữ đã xác lập quan hệ vợ chồng bằng việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nam, nữ có quan hệ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là có quan hệ hôn nhân trên thực tế thì cũng không phát sinh quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau. Khi hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu một bên thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng mà lại không được sự ủy quyền của bên kia, thì khi đó quyền và lợi ích của bên kia sẽ không được pháp luật bảo vệ. Ví dụ sau đây chứng minh cho điều đó. Bản án số 32/DSST ngày 26/05/2007 của TAND quận C, thành phố H đã giải quyết vụ kiện giữa anh X và chị Y, chung sống với nhau từ năm 2002 sau khi cả hai người đều đã ly hôn. Họ chung sống hạnh phúc, đến năm 2006 thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng nên anh X đã yêu cầu ly hôn. Trước Tòa, chị Y cho rằng anh X không phải là chồng mà chỉ là bạn của chị, do thấy anh X nuôi con nhỏ một mình nên đã chung sống để giúp đỡ anh nuôi con. Trong thời gian chung sống, anh X đã góp tiền để chị Y mua một mảnh đất trị giá 1,2 tỉ đồng. Chị Y không thừa nhận có quan hệ vợ chồng với anh X nên không chấp nhận yêu cầu chia tài sản của anh X. Rõ ràng anh X là người bị thiệt hại về tài sản trong trường hợp này. Giả sử, ngay từ khi về chung sống với nhau, anh X và chị Y tiến hành đăng ký kết hôn thì khi chị Y mua một tài sản có giá trị lớn như mảnh đất thì phải có giấy ủy quyền của anh X cho chị Y đại diện cho anh mua miếng đất đó. Như vậy là quyền lợi của anh X sẽ được bảo đảm khi anh X có đăng ký kết hôn với chị Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì anh X và chị Y không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nên giao dịch của chị Y không có sự ủy quyền của anh X là hoàn toàn phát sinh hiệu lực. Do đó, về mặt pháp lý thì mảnh đất này chỉ thuộc về chị Y, anh X không được chia tài sản, trừ khi chứng minh được tư cách đồng sở hữu với chị Y. * Những ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng. Liên quan đến khía cạnh này, Luật HN&GĐ 2000 quy định một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng (Điều 27); Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28); Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29); Quyền thừa kế tài sản chung của vợ chồng (Điều 31),… * Về nguyên tắc, để xác định tài sản chung của vợ chồng thì điều quan trọng nhất đó là thời kỳ hôn nhân. Điều 27 Luật HN&GĐ chỉ rõ: “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”. Theo pháp luật HN&GĐ hiện hành thì thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm hai bên nam nữ được cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên trong trường hợp “kết hôn không đăng ký” thì việc xác định thời kỳ hôn nhân lại không dễ dàng. Tại Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP đã quy định về việc công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực: “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế.” Cùng vấn đề, điểm c Mục 1 Nghị định số 77/2001 còn quy định: thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống được gia đình chấp nhận, được người khác hay tổ chức chứng kiến, hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Mặc dù vậy, trong thực tiễn việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải lúc nào cũng được suôn sẻ. Trong không ít các trường chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc khi họ có yêu cầu ly hôn thì việc xác định thời điểm nam, nữ bắt đầu về chung sống với nhau rất khó, bởi lúc đó người nào cũng muốn được lợi về tài sản. Có thể tài sản họ tạo lập ra là trong thời kỳ hôn nhân nhưng do không có một mốc chứng cứ rõ ràng nên họ gian lận về thời điểm chung sống để tài sản đó là của riêng họ, do họ có được trước thời kỳ hôn nhân. Hậu quả là người kia phải chịu thiệt, đặc biệt là những người phụ nữ lấy chồng và đóng vai trò là “phụ nữ của gia đình”, tuy không có công sức tạo dựng tài sản do lao động của mình nhưng giả sử trong trường hợp đó họ có mối quan hệ vợ chồng ràng buộc về mặt pháp lý thì khi giải quyết vấn đề chia tài sản họ sẽ được pháp luật bảo vệ quyền tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. * Về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng, Điều 4, Chương II của Nghị định 70/2001 quy định: 1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực…) 2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng Như vậy, đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận của vợ chồng theo hình thức luật định. Đặt vấn đề ngược lại, nếu một bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng định đoạt những tài sản lớn như đã nói ở trên là để tẩu tán tài sản hoặc để thực hiện những lợi ích riêng của gia đình thì tất yếu lợi ích vật chất của bên kia sẽ bị xâm phạm. Ví dụ: Anh A và chị B có quan hệ chung sống như vợ chồng với nhau từ năm 2003. Một lần, khi chồng đi công tác vắng nhà, chị B đã mang 2 tỉ đồng là tài sản chung giữa chị và anh A để đi mua một căn hộ chung cư ở Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính và đăng ký quyền sở hữu với tên chị B. Khi anh A đi công tác về, thấy số tiền 2 tỉ đồng của mình đã bị chị B mang đi mua nhà mà không hỏi ý kiến của mình đã rất tức giận, tuy nhiên lại không thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng mua nhà của chị B bởi về nguyên tắc, Tòa án chỉ tuyên bố hợp đồng do một bên vợ, chồng tự định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng mà không có sự thỏa thuận của người chồng, vợ kia là vô hiệu khi quan hệ của họ là vợ chồng theo luật định, tức là được công nhận là hôn nhân thực tế hoặc có Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong ví dụ trên, để lấy lại được phần tài sản của mình trong quan hệ tài sản chung với chị B là một việc làm rất khó cho anh A, anh A phải tự mình chứng minh để bảo vệ cho quyền tài sản của mình. Từ những điều trên cho thấy, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ có thể gây ra một tác động vô cùng lớn tới lợi ích về tài sản của vợ, chồng khi người chồng, người vợ của họ thực hiện một giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn nhưng lại không được sự đồng ý của họ. * Vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng trong quan hệ chung sống không đăng ký kết hôn liệu có đặt ra? Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận của người khác quản lý di sản…. Giả sử trong trường hợp người vợ hoặc chồng trong quan hệ “hôn nhân không đăng ký” bị chết, không để lại di chúc thì người chồng, người vợ kia sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật. Bởi, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, do không được Nhà nước thừa nhận là vợ (hoặc chồng) của người chết, hay nói cách khác, họ không trình được Giấy chứng nhận kết hôn hoặc không được công nhận là có quan hệ hôn nhân thực tế với người chết nên họ sẽ không phải là đối tượng được hưởng di sản theo pháp luật. Khi đó, di sản thừa kế sẽ được chia cho những người khác theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, lần lượt là: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, trong quan hệ vợ chồng không đăng ký kết hôn thì chỉ phát sinh quan hệ thừa kế trong trường hợp người chết có để lại di chúc, không đặt ra vấn đề thừa kế theo pháp luật. Có thể thấy rằng, nếu người vợ hoặc chồng bị chết một cách đột ngột mà không để lại di chúc thì quyền, lợi ích về tài sản của người chồng, người vợ còn sống sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ sau là minh chứng cho điều này: Chị A và anh B được TAND quận M, thành phố X quyết định cho ly hôn vào tháng 04/2006. Hai người sống riêng được một thời gian thì lại trở về chung sống với nhau như vợ chồng từ tháng 11/2006 mà không đăng ký kết hôn. Tháng 03/2008, anh B không may bị tai nạn lao động chết. Trong thời gian chung sống từ tháng 11/2006 đến tháng 03/2008, anh B và chị A có thêm một số tài sản trị giá 250 triệu đồng. Khi anh B chết, cha mẹ anh cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý.doc
Tài liệu liên quan