Khóa luận Những giải pháp nâng cao vai trò của Tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TCXH 5

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TCXH. 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm của TCXH 9

1.2 PHÂN LOẠI TCXH. 13

1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TCXH TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 21

2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 21

2.2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. 28

2.2.1 hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đảng cộng sản Việt Nam 28

2.2.2 hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội. 30

2.2.3 Hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 41

2.2.4 Hoạt động tuyên truyền pháp luật của các TCXH khác 42

2.3 Hạn chế trong hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH 44

2.3.1 Hạn chế trong các quy định pháp luật. 44

2.3.2 Hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật của các TCXH. 45

2.4. Nguyên nhân. 46

2.4.1 Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền pháp luật. 46

2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật. 48

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TCXH TRONG LĨNH VỰC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 50

3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH. 50

3.2 Tăng cường mối quan hệ giữa TCXH và cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 51

3.3 TCXH xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật phù hợp với điều kiện mới. 53

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nâng cao vai trò của Tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và vận động chấp hành pháp luật, theo đó các tổ chức thành viên của MTTQ phát động phong trào chấp hành pháp luật theo từng đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đề án phân công rõ trách nhiệm của MTTQ và các thành viên, trong đó: Ủy ban Trung ương MTTQVN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình theo từng thời gian cụ thể; hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện đề án tại cộng đồng dân cư. Hội NDVN phối hợp với các cơ quan tham gia đề án lồng ghép việc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong hội viên nông dân với phong trào nông dân sản xuất giỏi, hoạt động của câu lạc bộ nông dân. Trung ương Đoàn TNCSHCM tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong đoàn viên thanh niên; phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, luật nghĩa vụ quân sự.. gắn với việc thực hiện đề án với phong trào “thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Với tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền pháp luật, nhất là trong giai đoạn hiện nay, ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012, theo đó đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Từ 80% đến 90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình; 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động; 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ; 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp đến đối tượng này; Từ 95% đến 100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp; Như vậy, theo chương trình này thì việc tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện đối với 6 nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người lao động, người sử dụng lao động; thanh thiếu niên; người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông…Chương trình được thực hiện với các đề án trọng tâm; Đề án thứ 1: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số với sự tham gia của Hội Nông Dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPNVN; Đề án thứ 2: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường với sự tham gia của Trung ương Đoàn TNCSHCM Đề án thứ 3: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp với sự tham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các văn bản khác như: Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên đến 2010, đặt ra mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa và ý thức tuân theo pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên. Tóm lại, có thể thấy rằng nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyên truyền pháp luật nói chung và hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH nói riêng, do đó đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, triển khai vào thực tiễn cuộc sống. Các văn bản trên đã tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế để các TCXH tham gia vào công tác tuyên truyền pháp luật, góp phần cùng cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền pháp luật trên phạm vi cả nước. Các văn bản pháp luật đã chỉ rõ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là quyền, là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi TCXH. Việc “luật hóa” hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH đã góp phần nâng hoạt động này lên một tầm cao mới, trở thành một trong những nội dung hoạt động chính của các tổ chức này, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước phối hợp với TCXH, mà cụ thể là MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp với Ủy ban Nhân dân xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật. Với tư cách là cơ quan nhà nước, nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động của mình, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và TCXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCXH trong việc thực hiện công tác này. Các chương trình tuyên truyền pháp luật đã nêu rõ mục tiêu cần đạt được; nội dung chương trình; thời gian thực hiện và đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra, theo đó các TCXH có thể phối hợp với cơ quan nhà nước, các TCXH khác hoặc tự mình thực hiện việc tuyên truyền pháp luật; phạm vi đối tượng được tuyên truyền pháp luật cũng được mở rộng đến tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của mọi thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định phù hợp, tạo ra cơ sở cho hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH thì các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Phần lớn các văn bản pháp luật đều chỉ quy định chung chung là TCXH có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật cho nhân dân, giáo dục nhân dân ý thức chấp hành và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân…mà không quy định rõ rằng để thực hiện hoạt động này các TCXH có thể sử dụng những hình thức, phương tiện tuyên truyền như thế nào; sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước ở mức độ nào để công tác này đạt kết quả tốt; chưa phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nước và TCXH trong các chương trình phối hợp tuyên truyền pháp luật, cơ quan nhà nước hay TCXH sẽ chịu trách nhiệm về kết quả của công tác tuyên truyền. Chính những thiếu sót trong quy định pháp luật này đã làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua. Để pháp huy hơn nữa vai trò của TCXH trong công tác tuyên truyền pháp luật thì trong thời gian tới cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH, qua đó có sự sửa đổi, bổ sung các quy định đã có hoặc ban hành các quy định mới cho phù hợp với tình hình hiện nay, để chúng trở thành động lực phát triển của xã hội. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH. hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đảng cộng sản Việt Nam Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐCSVN “là đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt” của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện. Vai trò của ĐCSVN trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trước hết thể hiện ở việc Đảng coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước, được thể hiện trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng: Nghị quyết lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” đã đặt ra nhiệm vụ “đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đoàn viên… tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến mọi người dân, động viên nhân dân thực hiện” Nghị quyết lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cũng yêu cầu: Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cần có kế hoạch vận động, giáo dục, bồi dưỡng ý thức giác ngộ chính trị cho đoàn viên, hội viên và nhân dân Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn. Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, ngày 9/12/2003 Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng, các tổ chức Đảng các cấp phải xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một biện pháp của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên. Vai trò của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật còn thể hiện ở hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng. Các tổ chức cơ sở đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống TCXH, tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng, là bộ phận cấu thành của Đảng không chỉ thể hiện trong hoạt động xây dựng tổ chức mà còn thể hiện trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cầu nối ngắn nhất trực tiếp giữa Đảng với nhân dân, là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân của tổ chức cơ sở Đảng được biểu hiện ở chỗ các tổ chức cơ sở Đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống TCXH, nó gắn bó trực tiếp với nơi ở hoặc nơi làm việc của Đảng viên, và mọi đảng viên sống, làm việc có quan hệ thường xuyên với nhân dân. Cơ sở là nơi gắn bó trực tiếp với nhân dân, là nơi trực tiếp tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị của chính quyền các cấp tới mọi người dân. hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội. hoạt động tuyên truyền pháp luật của MTTQVN MTTQVN Là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Là nơi quy tụ, tập hợp đông đủ nhân dân tham gia khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân. Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật. MTTQVN thực hiện việc tuyên truyền pháp luật tới quần chúng nhân dân trước hết là thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, đây là một trong những nhiệm vụ của MTTQ các cấp trong việc tuyên truyền pháp luật được quy định tại Điều 7 Luật Mặt trận tổ quốc. Bên cạnh đó với tính chất là tổ chức gần gũi, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và chi phối nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, quy tụ một lực lượng rất lớn các thành phần xã hội tham gia, do vậy MTTQ có lợi thế rất lớn khi tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Thông qua hoạt động này, MTTQ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật về đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự cho nhân dân lao động, không những thế còn góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên để tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong thành viên, hội viên và nhân dân những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Quan tâm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhằm thông qua lực lượng này tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. MTTQ các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên để thực hiện các nội dung của chương trình tuyên truyền pháp luật, trong đó chú trọng tới việc lồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ vào các nội dung tuyên truyền pháp luật. Từ năm 1995 đến nay, Ủy ban Trung ương MTTQVN phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, một trong những nội dung quan trọng của phong trào là xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, chấp hành tốt các chính sách của Đảng, kế hoạch của nhà nước. Qua 14 năm triển khai, cuộc vận động đã mang lại những hiệu qủa thiết thực trên nhiều mặt của cuộc sống nhân dân ở cơ sở, thu hút sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cuộc vận động có quy mô toàn quốc, mang tính toàn dân, toàn diện, được nhân dân tự nguyện tham gia. Thông qua cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đến nay đã đạt gần 100% số khu dân cư tham gia và hưởng ứng thực hiện, cuộc vận động đã phát triển bền vững, xuyên suốt qua gần 3 nhiệm kỳ đại hội của Mặt trận và đạt được kết quả trên nhiều mặt, trong đó có công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của từng khu dân cư trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong thời gian qua, MTTQVN đã triển khai thực hiện đề án “xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”. Ban điều hành đề án gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Trung ương Hội LHPNVN, Trung ương Hội CCBVN, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính. Ngay từ đầu năm 2008, đại diện ban điều hành đề án đã có kế hoạch làm việc với lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết, Đài truyền hình Việt Nam, Tạp chí Mặt trận về một số nội dung tuyên truyền của đề án, chỉ tính riêng trong năm 2008 Tạp chí Mặt trận đã tuyên truyền đến bạn đọc cả nước 30 bài, 30 tin và các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; các đơn vị khác như Đài truyền hình Việt Nam, báo Đại Đoàn Kết đã xây dựng được một số phóng sự, bài viết về thực trạng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại một số khu dân cư trong toàn quốc. Ban điều hành đề án còn phối hợp với Vụ pháp chế của Bộ Tư Pháp biên soạn nội dung 3 cuốn sách: Hỏi đáp pháp luật về xây dựng và nhà ở cung cấp cho người dân vùng đô thị; Hỏi đáp pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và hòa giải ở cơ sở; Hỏi đáp pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đề án đã chọn 12 tỉnh, thành phố là: Điện Biên, Thanh Hóa, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nội, Đắc Lắc, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Quảng Nam, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình và các thành viên là Hội CCBVN, Hội NDVN, Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM được chọn làm điểm, gắn trách nhiệm xây dựng mô hình để làm cơ sở cho việc triển khai trên diện rộng. Tính đến năm 2008 trên toàn quốc đã có 52 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án từ 2006 đến 2010. Với trọng tâm của đề án là hướng về cộng đồng dân cư, đến từng gia đình và đến từng người dân, đề án đã quan tâm gắn các nội dung tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật với thực hiện cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thông qua đó nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Ở tất cả các xã, phường được chọn làm điểm đều xây dựng các “nhóm nòng cốt” có từ 5 đến 7 thành viên . Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện đề án, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định: Tại tỉnh Điện Biên: Đây là một trong 12 tỉnh được chọn triển khai xây dựng mô hình điểm của trung ương. Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã chọn 3 xã làm điểm là xã Xá Tổng của huyện Mường Chà, xã Thanh Minh thuộc Thành phố Điện Biên Phủ, xã Ẳng Nưa thuộc huyện Tuần Giáo, ở mỗi xã điểm lại chọn ra một bản làm điểm: xã Xá Tổng chọn bản Sa Ninh, xã Thanh Minh chọn bản Púng Tôm, xã Ẳng Nưa chọn bản Bó Mạy. Tại các địa phương này, Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn, tuyên truyền một số nội dung cơ bản của 9 Luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân như Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở…Tại 3 xã điểm đã tổ chức được 30 nhóm nòng cốt với 242 thành viên, trong đó xã Sá Tổng có 10 nhóm, xã Thanh Minh có 9 nhóm, xã Ẳng Nưa có 11 nhóm, đồng thời đã tổ chức cho 100% các hộ gia đình ký cam kết gia đình không có người vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, ở các địa phương này cũng xây dựng “Câu lạc bộ Mặt Trận Tổ Quốc với pháp luật” sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần theo các chuyên đề pháp luật, đây là mô hình mới theo sáng kiến của Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh. Tại tỉnh Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ và ban điều hành chọn 3 xã: xã Nam Xuân của huyện Quan Hóa, xã Nga Thủy của huyện Nga Sơn, xã Hà Lĩnh của huyện Hà Trung làm 3 điểm đại diện cho 3 vùng của tỉnh Thanh Hóa. Các khu dân cư được chọn đã tổ chức các hình thức tuyên truyền như họp chi ủy, chi bộ, họp ban công tác Mặt trận, tổ chức họp nhân dân đồng thời thành lập 7 nhóm nòng cốt, 7 câu lạc bộ pháp luật, củng cố các tổ liên gia tự quản, tổ hòa giải… Đến năm 2008 ở 3 xã điểm có 26 nhóm nòng cốt, 26 tổ hòa giải, 26 câu lạc bộ pháp luật với 182 thành viên và đã đi vào hoạt động thiết thực để tuyên truyền vận động và giám sát việc chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư. Cũng trong năm 2008 đã tập trung tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật khiếu nại tố cáo, Luật an toàn giao thông…thu hút hơn 60.000 lượt người tham gia. Hoạt động tuyên truyền pháp luật của Công đoàn. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Hiện nay nước ta có hơn 10 triệu công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chưa kể tới bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang cũng là thành viên của tổ chức Công Đoàn, với số lượng thành viên đông đảo như vậy nên hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật của Công đoàn là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật của người lao động. Hiện nay hiểu biết của nhân dân về luật pháp còn rất hạn chế, ngay cả đối với cán bộ, công chức và người lao động thì sự hiểu biết cũng chưa đầy đủ. Có những văn bản pháp luật được ban hành từ lâu và tác dụng thiết thực đối với cuộc sống của công nhân, viên chức, người lao động như Bộ luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục…nhưng vẫn chưa được người lao động hiểu một cách đầy đủ, có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật mà chủ thể không hề hay biết. Trong khi đó, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút một lực lượng lao động lớn vào làm việc, tuy nhiên phần lớn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là người ngoại tỉnh, xuất thân từ nông thôn, tại các khu công nghiệp ở Hà Nội số công nhân ngoại tỉnh là 50%, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai lên đến 70%, do đó hiểu biết pháp luật còn hạn chế, Thực tế đó đặt ra cho Công Đoàn các cấp, các ngành trong việc thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến với người lao động, nghĩa là phải làm cho công nhân, viên chức lao động hiểu và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phạm pháp luật hiện hành, đồng thời cũng biết dùng luật pháp để bảo vệ chính mình. Một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật cho công nhân có hiệu quả đang được áp dụng và nhân rộng là xây dựng các tổ tự quản, đây là hình thức tổ chức xã hội tự nguyện được lập ra trong công nhân lao động tại khu nhà trọ, khu công nghiệp, được hình thành sớm nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang được triển khai nhân rộng và bước đầu hoạt động có hiệu quả ở Đồng Nai và Bình Dương. Hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được gần 700 tổ tự quản bên cạnh các khu công nghiệp tại địa bàn các quận 7, quận 9, quận 12, quận Củ Chi, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Gò Vấp…Thông qua các tổ tự quản này, các cấp Công đoàn đã phối hợp tích cực với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong công nhân lao động những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của người lao động như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật phòng chống ma túy, Luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ, tuyên truyền phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội. Kết quả rõ nét là số lượt công nhân lao động được phổ biến pháp luật tăng theo hàng năm, trong năm 2008 đã có 15.000 lượt người lao động tại các khu có tổ tự quản được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát hành 10.000 tài liệu tuyên truyền các loại. Các cấp Công đoàn còn phối hợp với lực lượng công an tổ chức phát động phong trào đấu tranh và tố giác tội phạm, gắn sinh hoạt của tổ tự quản với sinh hoạt tổ dân phố định kỳ hàng tháng để tuyên truyền phòng chống tội phạm, đặc biệt là đấu tranh tố giác tội phạm, xây dựng được 15 khu công nhân lao động không có tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Việc hình thành tổ tự quản tại các khu nhà ở của công nhân ở khu công nghiệp đã tạo dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữ chính quyền, Công đoàn, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Công đoàn trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của công nhân lao động, tạo chuyển biến trong người lao động về ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành tốt pháp luật, thúc đẩy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đoàn TNCSHCM. Đoàn là tổ chức xã hội của thanh niên, được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên. Thanh niên ngày nay là lực lượng xã hội to lớn có tiềm năng hùng hậu, là cánh tay đắc lực của Đảng, kế thừa tinh hoa truyền thống cuả dân tộc và những thành quả của cách mạng qua đó mở rộng giao lưu quốc tế. Thanh niên ngày nay có thế mạnh cơ bản là: có trình độ học vấn cao hơn trước, có tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn tập hợp đông đảo thanh niên tham gia các phong trào ở địa phương, thanh niên luôn giữ vai trò gương mẫu xung kích trong viêc thực hiện pháp luật ở xã, phường, thị trấn, tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến thanh niên và nhân dân địa phương, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy ước, hương ước, vận động nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Sau đây là một số nét về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên của Tỉnh đoàn Phú Thọ: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên được các cấp bộ đoàn tổ chức thường xuyên thông qua các hình thức như phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền pháp luật cho gần 680 lượt đoàn viên thanh niên, tập trung vào các nội dung: Luật Thanh niên, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, cung cấp một lượng lớn các đầu sách như cuốn “Cẩm nang công tác phổ biến giáo dục pháp luật”, “Cẩm nang an toàn giao thông” tới các cơ sở đoàn và chi đoàn trong tỉnh, tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi tại cơ sở; phát hơn 1000 tờ rơi về tác hại của ma túy, bảo vệ môi trường, thu hút hơn 11.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Các cơ sở đoàn đã tổ chức các cuộc thi viết về bảo vệ đường sắt, tổ chức cho 100% đoàn viên thanh niên, thiếu niên ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội, không vi phạm luật an toàn giao thông, không sử dụng ma túy…duy trì mô hình Đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ, các hòm thư tố giác tội phạm. Cùng các đoàn thể tham gia tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên thanh niên và nhân dân, Đoàn xứng đáng là đội hậu bị của Đảng, là đội tiên phong giác ngộ lý tưởn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức xã hội và vai trò của tổ chức xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật.doc
Tài liệu liên quan