Khóa luận Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG MỘT: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN

TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. 3

I.TỔNG QUAN VỂ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 3

1.Nguồn lợi thuỷ sản. 2

2.Vài nét về ngành thuỷ sản Việt Nam. 4

II.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN NÓI CHUNG VÀ XUẤT

KHẨU THUỶ SẢN NÓI RIÊNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6

1.Ngành thuỷ sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế 6

2.Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7

3.Ngành thuỷ sản với vấn đề xã hội 8

III.CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

NGÀNH THUỶ SẢN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN. 9

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ

SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI. 13

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU 13

1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kenh phân phối và tiếp cận

thị trường của EU 13

2.Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 16

3.Chính sách thương mại của EU 17

3.1.Chính sách thương mại nội khối 17

3.2.Chính sách ngoại thương 17

3.3.Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 18

3.4. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá 18

4.Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian qua 19

II.THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. 21

1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU

trong thời gian gần đây 21

2.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU

trong thời gian tới 27

2.1.Những kết quả đạt được 27

2.2.Những hạn chế tồn tại 28

III.TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 30

CHƯƠNG BA: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI. 32

I.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN SANG EU 32

1.Giải pháp về nguyên liệu 32

1.1.Trong khai thác thuỷ sản 32

1.2.Trong nuôi trồng thuỷ sản 33

1.3.Trong nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản 33

1.4.Trong quản lí thị trường nguyên liệu thuỷ sản 33

2.Giải pháp về thị trường 34

3.Giải pháp quản lí thương mại nguyên liệu thuỷ sản và chế biến

thuỷ sản 34

4.Giải pháp về công tác quản lí chỉ đạo và đảm bảo chất lượng an toàn

vệ sinh thực phẩm 35

5.Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo 36

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN SANG EU 37

1.Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu

hàng thuỷ sản 37

2.Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu 38

3.Giải pháp về vốn 38

III.CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ

SẢN SANG EU 39

1.Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp

xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán

quốc tế 39

2.Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản 40

KẾT LUẬN 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a EU về xuất xứ hàng hoá. Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như khoáng sản, thuỷ sản được xem là có suất xứ và được hưởng GSP. Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ ngày 1/7/1999 đến 31/1/2001. Trong việc quản lí nhập khẩu, EU phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm 2). Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào EU thuộc nhóm 2, chịu sự quản lí chặt chẽ, thường phải xin phép trước khi nhập khẩu nhưng sau khi kí hiệp định hợp tác năm 1995 thì được huỷ bỏ. 4. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian gần đây. Liên minh Châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, với hơn 400 triệu dân, chiếm 31% ngoại thương thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1993 - 1998 bình quân là 3%/năm và dự kiến đến 2010 đạt từ 3% đến 5%. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh với công nghệ hiện đại và có thu nhập cao. EU là một thị trường có sức mua lớn và thống nhất về thuế quan. Riêng đối với mặt hàng thuỷ hải sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Các thị trường nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha. Thị trường EU nhập khẩu hai mặt hàng chính là tôm và cá dưới dạng sản phẩm ăn liền (cá hộp, tôm nhúng…) hàng đông lạnh, hàng tươi sống. Liên minh Châu Âu là một trong ba thị trường tôm lớn nhất thế giới, trong đó ba nước nhập khẩu lớn nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và nhập khẩu hàng năm trên 200 nghìn tấn, chiếm 50% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của cả khối. Nhập khẩu tôm của EU tăng khá nhanh và vững chắc từ năm 1990 đến nay. Nếu như năm 1990, EU mới nhập 246 nghìn tấn tôm các loại, trị giá 1.252 triệu USD thì tới năm 1999 đã tăng lên 370 nghìn tấn, trị giá 2.186 triệu USD, gấp hai lần so với năm 1990. Các nước thành viên EU nhập khẩu lớn về tôm năm 1999 là Tây Ban Nha 94 nghìn tấn, Đức 24 nghìn tấn, Italia 41 nghìn tấn, Pháp 73 nghìn tấn. Trong năm 2000, EU đã nhập khẩu các sản phẩm tôm trị giá 2.580 triệu USD. Tại Đức, mặt hàng thuỷ sản bán lẻ chạy nhất là cá đông lạnh, chiếm 25% thị phần, sản phẩm chủ yếu cá cắt thỏi, phile cá, tôm, mực ống đông lạnh và bao bột. Thuỷ sản đóng hộp và rưới nước sốt chiếm 30% thị trường bán lẻ trong đó phổ biến là cá trích hợp, cá ngừ, cá trích mòi và cá thu. Nhìn chung, cá tươi ở Đức sẽ giảm, sản phẩm đông lạnh ngày càng quan trọng do thuận tiện để xử lí và bảo quản. Các sản phẩm cá và các loại thuỷ sản chiếm khoảng 80% lượng thuỷ sản tiêu thụ ở Đức và rất bán chạy. Tại Pháp, thuỷ sản ướp đá làm hồi sinh sản phẩm cá tươi. Tại đây, mạng lưới bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn và cơ chế mua tập trung cao độ đã gây không ít khó khăn cho các nhà cung cấp. Năm 2001, các nhà bán lẻ đã cung cấp 67% số cá ướp đá tiêu thụ ở Pháp, chủ yếu qua các siêu thị. Tại Bỉ, số lượng tiêu thụ cá và thuỷ sản có vỏ tươi, cá hồi biển, cá hồi sống và loài nhuyễn thể chiếm 78%. EU không chỉ nhập khẩu lớn mà còn xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với số lượng lớn. Nhờ có công nghiệp chế biến và tái chế phát triển hiện đại, phần lớn các sản phẩm nhập khẩu đều được chế biến lại để nâng cao giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản của EU hiện nay đạt 8 tỷ USD/năm, trong khi đó, uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác thuỷ sản từ năm 1997 - 2010 nhằm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU là rất lớn. Đây là thị trường khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/43/EEC ban hành tháng 6/1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước xuất khẩu và được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. EU là thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm cư dân có yêu cầu rất khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Có thể tập chung vào hai nhóm chính sau: sản phẩm thuỷ sản cao cấp phục nhu cầu của người Châu Âu bản địa và sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu cộng đồng người Châu á trong đó có Việt kiều. Hàng thuỷ sản nhập khẩu của EU chủ yếu từ các nước Châu á như: Thái Lan, Nhật Bản, ấn Độ, Việt Nam… trong đó Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về nuôi tôm xuất khẩu và cá ngừ, sản phẩm của họ có chất lượng cao, bao gói đẹp, giá cả hợp lí. Tuy nhiên, năm 1993, Pháp và Italia đã tẩy chay đồ hộp thuỷ sản của họ vì phát hiện có vi trùng dịch tả. Ân Độ là nước xuất khẩu mực ống và tôm sang các nước thuộc liên minh Châu Âu, được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu quy định của EU. Nhật Bản là nước xuất khẩu với khối lượng lớn sang EU với chất lượng sản phẩm cao, đa dạng. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản sang EU từ năm 1997 chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999, chiếm 15% thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, EU nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam các mặt hàng tôm đông, mực… Như vậy, cùng với các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU ngày càng tăng khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản. Tuy nhiên, mức độ giá trị nhập khẩu của EU diễn ra chậm hơn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, giá cả thuỷ sản EU là ổn định so với các thị trường khác. Cho nên đây là một yếu tố thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. II. Thực trạng và đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. 1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây. Châu á là khu vực khai thác và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, trong đó có Thái Lan, Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia… nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 25 dầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX lên vị trí thứ 13 và đứng vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới hiện nay. Những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng nhanh về kim ngạch và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng như các nước đang phát triển khác ở khu vực Châu á -Thái Bình Dương, xuất khẩu thuỷ sản trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với đất nước. Nếu từ đầu những năm 90, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ có mặt ở 20 thị trường nhưng đến nay sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 60 thị trường khác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đã có được những vị thế khá vững vàng tại các thị trường lớn với yêu cầu rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như thị trường Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1991 – 2000 đạt mức trung bình 20 %/ năm. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 475 triệu USD ( tăng 6,2 lần so với năm 1990) và chiếm tỷ trọng 10,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (2001 - 2002) Thị trường Năm 2001 Năm 2002 Số lượng (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) Số lượng (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) Mỹ 70.930,80 489.034.965 98.664,50 654.977.324 Nhật Bản 76.895,50 465.900.792 96.251,40 537.459.466 Trung Quốc 45.015,40 194.766.308 51.206,40 172.612.220 Hồng Kông 23.164,10 121.952.876 25.969,00 129.324.869 EU 26.659,04 90.745.293 28.612,78 73.719.852 Thị trường khác 132.825,86 415.085.520 157.953,91 454.727.185 Tổng cộng 375.490,70 1.777.485.754 458.657,99 2.022.820.916 Nguồn: Báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản 2001 – 2002. Mỹ, Nhật Bản là hai thị trường giữ vị trí nhất nhì trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Sức tiêu thụ của Mỹ đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam không hề giảm mà tăng lên đáng kể, chiếm 32.38% thị phần khối lượng, tăng 33,93% so với cùng kì năm ngoái, đạt 655 triệu USD. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường truyền thống với nhiều mặt hàng, chiếm 26,57% thị phần, đạt 537,5 triệu USD (2002) tăng 15,36% so với cùng kì năm ngoái. Thị trường Châu á (Trung Quốc và Hồng Kông), lượng hàng tiêu thụ sản xuất theo đường tiểu ngạch cũng khá nhiều, đạt 302 triệu USD , chiếm 14,9% thị phần. Riêng đối với thị trường EU, tuy thị phần không lớn (chỉ chiếm 3,6%) nhưng lại có ý nghĩa quan trọng vì các nước trong thị trường EU luôn yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Nếu được EU chấp nhận thì khả năng xâm nhập vào các thị trường khác của Việt Nam là rất cao. Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này đạt 73,7 triệu USD trong năm 2002, chiếm 3,64% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một tín hiệu tốt lành cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn tới, nhằm giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường khác. Từ khi bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (22/10/1999), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, sau khi Việt Nam kí hiệp định khung với EU, quan hệ thương mại hai bên có sự thay đổi lớn, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào EU thay vì nhập siêu trước đây. Cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu vào một số loại mặt hàng: giày dép, dệt may, nông sản, thuỷ hải sản, máy móc thiết bị điện… Xét theo ngành, có thể thấy: các mặt hàng chế biến (gồm cả thuỷ sản ) chiếm 65,5%, nguyên liệu thô 7,7%, giầy dép 38.6% và dệt may 21,3%, nhiên liệu và khoáng sản 2,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU trong năm 2001 Đơn vị: triệu USD. Mặt hàng Cà phê Cao su Đồ chơi trẻ em Giầy dép Hải sản Dệt may Thủ công mỹ nghệ Máy tính và linh kiện Sản phẩm gỗ Sản phẩm nhựa Xe đạp và phụ tùng Trị giá 197,99 23,84 27,38 1162,9 116,65 607,6 118,97 7,57 97 27,26 71,11 Nguồn:Tổng cục hải quan. Ngành thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 7% tổng GDP. Dù tỷ trọng vẫn giữ ở mức khiêm tốn nhưng đóng góp mạnh mẽ vào nền xuất khẩu. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt 116,65 triệu USD, chỉ đứng sau giày dép, dệt may, hàng nông sản. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản sang EU vào năm 1997 và vẫn còn đang ở những bước đi đầu tiên rất khiêm tốn. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU còn tương đối nhỏ so với một số thị trường khác. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU năm 1996 đạt 26,9 triệu USD chiếm 96 %; năm 1997 đạt 57,6 triệu USD. Năm 1998, xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU đạt 92 triệu USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này là 89%/năm. Nhưng đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu lại giảm sút so với năm 1998, chỉ đạt hơn 89 triệu USD. Nguyên nhân là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi như thiên tai và thị trường nhập khẩu có quy đinh hạn chế tạm thời. Năm 1995,Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thực phẩm (NAFIQACEN) đã thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất của 62 doanh nghiệp hạng A, 10 doanh nghiệp hạng B, 46 doanh nghiệp hạng C và 6 doanh nghiệp hạng D (không đủ điều kiện). Đến năm 1996, định kì tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất các doanh nghiệp đăng kí xuất hàng vào EU, có 65 doanh nghiệp được đưa vào danh sách trong đó có 27 doanh nghiệp hạng B, 28 doanh nghiệp hạng C. Các doanh nghiệp đều chịu sự giám sát chặt chẽ về nội dung và sẽ hoàn thành việc nâng cấp xong trước thời hạn thanh tra EU vào kiểm tra tháng 2/1997. Theo lời mời của Bộ thuỷ sản, Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã cử ông Eric Poudelet - thanh tra viên của Uỷ ban để tiến hành kiểm tra từ 16/2/1997 đến 24/2/1997. Kết quả là EU đánh giá cao việc phổ biến áp dụng các chỉ thị và quyết định của EU tại Việt Nam. EU cũng công nhận hệ thống của NAFIQACEN - (The National Fisheries Inspection and Quality Assurance Center) trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, nhưng cũng vẫn tăng cường kiểm tra các xí nghiệp trong danh sách nhập khẩu vào EU và triển khai ứng dụng quản lí kiểm nghiêm theo ISO 9000. Về điều kiện sản xuất, chỉ có 2/7 doanh nghiệp là đủ tiêu chuẩn. Tại quyết định 97-296-EEC ngày 20/4/1997, Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã đưa Việt Nam vào danh sách được phép xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. Đến 1998, Việt Nam chỉ có 40 doanh nghiệp được phép sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Nhưng đến tháng 6/2001, chúng ta có 61 doanh nghiệp và tới nay có 68 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đủ tiêu chuẩn và được đưa vào danh sách qua trọng này. Tháng 11/1997, Bộ thuỷ sản đã gửi công hàn kèm theo báo cáo chi tiết của NAFIQACEN về việc tiến hành theo yêu cầu của Uỷ ban EU, khẳng định Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính tương đương của EU. Bộ cũng cử đoàn cán bộ của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản sang Brusells trực tiếp làm việc với các quan chức và đại diện của một số nước thuộc Liên minh Châu Âu nhằm làm rõ thêm nhiều vấn đề trong báo cáo. Bằng việc làm này, Việt Nam dã tranh thủ được cảm tình của các quan chức có trách nhiệm của EU. Họ nhận xét phía Việt Nam đã cố gắng, nghiêm túc và đồng ý đề nghị Uỷ ban EU công nhận Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản gồm cả nhuyễn thể hai mảnh vào EU. Cũng vào thời điểm năm 1997,Việt Nam đồng thời thực hiện kiểm soát rất chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu vào EU do bị nghi ngờ nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Kết quả 10.068 kg mực nút đông lạnh xuất khẩu sang Italia phải kiểm tra lại và phát hiện có nhiễm Salmonella. Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản đã có văn bản trả lời sẽ huỷ bỏ số lô hàng này và phía Italia đã chấp nhận. Cùng lúc đó, 3500 kg cá phèn phile và 3840 kg mực nang phile xuất khẩu vào Pháp của hai doanh nghiệp (Xí nghiệp đông lạnh Phước Cơ và Agifish) bị phát hiện có tổng vi sinh vật vượt quá giới hạn so với quy định của Pháp và có Colifom phân trong toàn bộ mẫu. Kết quả là Pháp thu hồi toàn bộ bao bì in mã vạch mang tên công ty này. 12.588 kg bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu sang Italia của xí nghiệp Seaprodex cũng gặp phải tình trạng tương tự. Những lô hàng này bị lấy mẫu kiểm tra lại và phát hiện có Salmonella. Biện pháp giải quyết được Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản có văn bản trả lời và đình chỉ việc sản xuất, xuất khẩu mực và bạch tuộc vào EU của các xí nghiệp nói trên. Đồng thời trung tâm cũng thực hiện chế độ kiểm tra gấp đôi các sản phẩm còn lại. Các mặt hàng chính xuất khẩu vào EU bao gồm một số mặt hàng vì EU là một thị trường đa dạng cao với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ sản phẩm. Có thể tập trung vào hai nhóm sản phẩm chính: một là nhóm sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu của người Châu Âu bản địa, hai là nhóm sản phẩm phục vụ vho nhu cầu cộng đồng người Châu á trong đó có Việt kiều. Hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam chủ yếu phục vụ cho nhóm thứ hai. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2002 Nhóm hàng Số lượng (tấn) Kim ngạch ( USD) Bạch tuộc đông lạnh 3194.93 4.379.234 Cá đông lạnh 5398.15 16.448.100 Cá khô 115.60 213.980 Cá ngừ 157.610 2.658.757 Mực đông lạnh 470.940 9.244.725 Mực khô 4.756 114.198 Ruốc khô 2.000 85.065 Tôm đông lạnh 393.106 15.732.795 Các mặt hàng khác 961.997 24.842.998 Tổng cộng 2.861.278 73.719.852 Nguồn: Báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản - 2002. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường EU là cá đông lạnh 5.398 tấn, đạt 16,448 triệu USD chiếm 22,31%. Tiếp đó là mực và bạch tuộc đông lạnh đạt 7.904 tấn, đạt 13,634 triệu USD, chiếm 18,48%. Tôm đông lạnh đạt 3.931 tấn, đạt trên 15,733 triệu USD, chiếm 21,34 %. Ngoài ra, còn có các mặt hàng cá ngừ, mực khô và một số mặt hàng khác. Từ tháng 9/2001, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do EU đưa ra quyết định kiểm tra dư lượng kháng sinh và Chloramphenicol đối với 100% lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Phía Việt Nam buộc phải tiêu huỷ những lô hàng bị nhiễm dư lượng kháng sinh, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp sau những cố gắng thương lượng với phía EU. Tính đến nay, phía Việt Nam có 71 lô hàng bị EU phát hiện, trong đó có 56 lô nhiễm Chloramphenicol, 3 lô nhiễm Furazilidon/Nitrofuran, một lô nhiễm Oxytetracyline. Hàng thuỷ sản nuôi nhiễm 31 lô hàng, hàng thuỷ sản bán và phối chế nhiễm 31 lô và 4 lô không rõ thông tin. Hàng bị nhiễm tập trung nhiều nhất là các doanh nghiệp khu vực miền Nam (49) lô. Những lô hàng bị nhiễm EU không cho nhận về mà yêu cầu phải huỷ ngay, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải trả thêm khoản phí lô hàng từ 7.800 - 8.200 USD. Mặc dù Bộ thuỷ sản đã có văn bản và cử hai đoàn sang làm việc với EU để thông báo những việc ta đã tích cực xử lí và xin nhận hàng bị nhiễm đem về Việt Nam xử lí sẽ ít tốn kém hơn nhưng không được phía EU chấp nhận. Tuy nhiên, việc cử đoang sang làm việc với EU kịp thời đã để lại ấn tượng tốt về quan hệ của ta với EU và họ cho rằng chúng ta cũng tích cực xử lí vấn đề này nên EU chưa đưa Việt Nam ra khỏi danh sách như Trung Quốc. Thị trường EU ngày càng trở nên khó tính, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại không muốn xuất hàng vào thị trường này do tình hình kiểm soát dư lượng chất kháng sinh đặc biệt là Chloramphenicol. Việc đòi hỏi quá đáng của EU về chất kháng sinh trong thực phẩm và quy định cấm hoàn toàn Chloram - Zerotolerance là nội dung tranh cãi trong cuộc họp ngày 24/4/2002 của liên minh các nhà xuất khẩu thuỷ sản tại Bruselles. Ngay cả Mỹ cũng không thống nhất với quy định này của EU. Do vậy, dù thị trường này hiện đang có nhu cầu nhập khẩu lớn và được giá hơn thị trường khác nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều e ngại không dám xuất hàng vào đây. EU tăng thuế nhập khẩu đối với tôm đông lạnh của Việt Nam từ 4,5% lên tơí 10,9% áp dụng từ 01/01/2002 tới 12/12/2004. Đồng thời tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% đối với lô hàng tôm nhập khẩu. Do vậy, các thị trường khác như Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng áp dụng quy định tương tự. Trong khi đó, thuế nhập khẩu từ Madagasca, Senegan, Guana thuộc Pháp sang EU giữ nguyên 0%, Thái Lan thoả thuận giảm thuế nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chín tù 14,4% và 20% xuống còn 10,9% và 16,5%. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng khó khăn cho mặt hàng tôm của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường EU. Tỷ trọng giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam xuất vào thị trường này trong những tháng đầu năm 2003 giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3,56%. Trong khi những năm khác thường ở mức 6 -7%. Tuy vậy, ta vẫn cần phải giữ uy tín để duy trì thị trường EU và tạo cơ hội xuất khẩu sang thị trường khác. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối EU có thể kể đến Anh 13,5%, Ai Len 0,3%, áo 0,4%, Bỉ 17,8%, Đan Mạch 1,1%, Đức 17,9%, Hà Lan 3,9%, Hi lạp 0,4%, Italia 13,4%, Pháp 15,4%, Tây Ban Nha 4%, Thụy Điển 1,2%, Bồ Đào Nha 0,3%. Thị trường EU đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh thực phẩm hàng thuỷ sản. Để vào được đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều rào cản với những điều kiện khắt khe: EU kiểm ta từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên. Tại hội chợ thuỷ sản ở Bruselles tháng 5/2000, 11 doanh nghiệp Việt Nam đã kí 24 hợp đồng và bản ghi nhớ đối tác nước ngoài mua của Việt Nam khoảng hơn 500 tấn thuỷ sản chế biến các loại trị giá hơn 3 triệu USD. Trong các loại mặt hàng thì tôm là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Những thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam trong khối EU là Bỉ, Italia, Hà Lan, Đức, Anh, Pháp… Cho đến nay, mặt hàng này vẫn chưa xâm nhập vào các thị trường Ai Len, Phần Lan, Luxambua. EU đã tăng thuế nhập khẩu tôm đông của Việt Nam từ đẩu năm 2002 đồng thời tăng cường kiểm tra từng lô hàng để phát hiện những trường hợp còn chẩt Chloramphenicol trong sản phẩm. Tháng 11/1999, Việt Nam được Uỷ ban Châu Âu công nhận đưa vào danh sách các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU và tháng 4/2000 được vào danh sách các nước nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU. Đây là bước tiến vượt bậc của ngành chế biến thuỷ sản nước ta trước tình hình nhập khẩu khó khăn vào thị trường này. Uỷ ban Châu Âu đã công nhận 5 vùng nuôi nhuyễn thể của nước ta ở Tiền Giang và Bến Tre. Và mới đây, EU đã thông báo bổ sung cho 5 vùng nuôi nghêu của Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Đó là các vùng: An Minh, Hà Tiên, Bà Lụa, Kiên Lương (Kiên Giang) và Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh). Nhờ đó, toàn bộ nhuyễn thể của tất cả các vùng nuôi này đều có thể bán được vào thị trường EU. Như vậy, hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang dần được chấp nhận vào thị trường rất khắt khe này. Song các vấn đề cần phải giải quyết còn nhiều ở trước mắt. Từ đó xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ tạo được uy tín trên thị trường thế giới, giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam. 2. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây. 2.1. Những kết quả đạt được. Nhờ chất lượng được cải tiến nên khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU được nâng cao. Hiện nay, hàng thuỷ sản của v có mặt ở 60 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như: Nhật Bản, EU , Bắc Mỹ, mở rộng thị trường triển vọng Trung Quốc và đang cố gắng lấy lại thị trường truyền thống là các nước ở Liên Xô cũ. Việt Nam là nước vươn lên từ vị trí thứ 25 lên vị trí thứ 13 và đứng vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đẩu trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian qua chiếm 15% tổng xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành thuỷ sản. Thuỷ sản Việt Nam đã và đang được ưa chuộng ở các nước thuộc EU, dành được thế cạnh tranh khi được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mười vùng nuôi nhuyễn thể thuộc các tỉnh và vùng Tiền Giang, Bến Tre, Cần Giờ và Kiên Giang Việt Nam được EU công nhận đạt điều kiện an toàn vệ sinh làm nguyên liệu cho sản xuất và có thể bán được vào thị trường EU. Tính đến nay, Việt Nam đã có 68 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được vào danh sách xuất khẩu hàng thuỷ hải sản vào EU. Tháng 11/1999, EU chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản của Việt Nam có đủ điều kiện được EU uỷ quyền kiểm tra hàng thuỷ sản trước khi xuất khẩu vào EU. Tháng 4/2000, EC cũng đã thông qua quyết định về điều kiện cụ thể cho việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài có vỏ, loài da gai và loài chân bụng sống ở biển của Việt Nam. Giải quyết được công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn, tăng thu ngân sách nhà nước. Hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam bằng các dự án hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn về phát triển thể chế, tăng cường năng lực quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm cho cơ quan quản lí ngành thuỷ sản. Các dự án chủ yếu của Đan Mạch dành cho Việt Nam trong việc nâng cấp công nghiệp chế biến thuỷ sản hướng tới đạt yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là hỗ trợ việc hình thành Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản NAFIQACEN. Tiếp đó, sự hợp tác giữa hai nước thông qua dự án SEAQIP (dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thuỷ sản), một dự án hỗ trợ kĩ thuật do DANIDA dành cho Bộ thuỷ sản Việt Nam với tổng kinh phí 5,3 triệu USD. Dự án hỗ trợ tích cực thành lập và hoạt động Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Ngoài ra, dự án cũng góp phần đưa hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh tiếp cận HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point- phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Dựa trên những kinh nghiệm đã thu được từ SEAQIP, một dự án mới được hình thành mang tên “ Hỗ trợ chương trình ngành thuỷ sản (FSPS)”trị giá 40,5 triệu USD thực hiện trong 5 năm (2000 - 2004). Ngày 5/4/2002, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) tổ chức hội thảo thuỷ sản giữa Việt Nam và Iceland với tiêu đề “ Hiện đại hoá ngành công nghiệp thuỷ sản”. Công ty ICECON chuyên tư vấn về ngư nghiệp, chế biến, quản lí chất lượng, thiết bị chế biến, sẽ là đầu mối kêu gọi đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Iceland vào ngành thuỷ sản Việt Nam. Những thành tựu quan trọng đã đạt được trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU là những tín hiệu đáng mừng. Bởi lẽ thị trường EU là một thị trường rất khó tính, khắt khe về chất lượng vệ sinh đối với hàng nhập khẩu của các nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế trong việc chế biến và xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này. Nhận thức được điều này, nhà nước và các doanh nghiệp cần phải khắc phục những hạn chế để có bước chân vững chắc trong việc xuất khẩu vào thị trường EU. 2.2 Những hạn chế còn tồn tại. Hạn chế lớn nhất của ngành thuỷ sản xuất khẩu hiện nay là khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao để chế biến. Do vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển. Hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là hàng đông lạnh sơ chế, cơ cấu sản phẩm mất cân đối. Điều này dẫn tới giá cả cạnh tranh tại thị trường EU thấp ( chỉ bằng 70%mức giá sản phẩm củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11255.DOC
Tài liệu liên quan