Khóa luận Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . i

LỜI CAM ĐOAN . ii

DANH MỤC VIẾT TẮT. iii

DANH MỤC HÌNH . iv

DANH MỤC BẢNG . v

CHƯƠNG 1: MỞĐẦU. 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1.2 MỤC TIÊU . 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 2

1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀTÀI . 3

1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN . 3

1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀTÀI . 3

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH DỆT

NHUỘM. 5

2.1 HIỆN TRẠNG QLMT CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM . 5

2.1.1 Những cách tiếp cận vềquản lý và bảo vệmôi trường công nghiệp. 5

2.1.2 Các công cụpháp lý trong quản lý ô nhiễm công nghiệp. 8

2.1.3 Tổng quan các giải pháp quản lý môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp. 13

2.1.3.1 Hệthống quản lý môi trường ISO 14001. 13

2.1.3.2 Sản xuất sạch hơn. 15

2.1.3.3 Quản lý nội vi. 19

2.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ QLMT TRONG NGÀNH DỆT NHUỘM . 21

2.2.1 Vịtrí của ngành dệt trong nền công nghiệp nước ta. 21

2.2 .2 Quy trình sản xuất. 23

2.2.3 Hiện trạng QLMT của ngành dệt nhuộm. 25

2.3 TỔNG QUAN CÁC CHẤT Ô NHIỄM SỬDỤNG TRONG ĐỀTÀI . 27

2.3.1 Phân tích các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. 27

2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước. 30

2.3.3 Thành phần và tính chất dòng thải của ngành dệt nhuộm. 32

2.3.3.1 Đối với không khí . 32

2.3.3.2 Đối với môi trường nước . 33

2.3.3.3 Chất thải rắn . 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU . 37

3.1.1 Phương pháp xác định cường độô nhiễm. 37

3.1.2Sơ đồnghiên cứu. 41

3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN . 42

3.2.1 Đánh giá mức độô nhiễm theo tải lượng của các chất ô nhiễm . 42

3.2.2 Đánh giá mức độô nhiễm theo độc tính . 43

3.2.3 Ứng dụng vào tính toán cho ngành dệt may . 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN . 46

4.1 DIỄN BIẾN TẢI LƯỢNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG 3 NĂM

2004-2006 . 46

4.1.1 Phát thải vào môi trường không khí . 46

4.1.2 Phát thải vào môi trường nước . 49

4.2 KẾT QUẢƯỚC TÍNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM THEO KHỐI LƯỢNG . 52

4.2.1 Phát thải vào môi trường không khí . 52

4.2.2 Phát thải vào môi trường nước . 58

4.3 KẾT QUẢƯỚC TÍNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM THEO ĐỘC TÍNH . 60

4.3.1 Diễn biến phát thải qua 3 năm 2004-2006 . 60

4.3.1.1 Phát thải qua môi trường không khí . 61

4.3.1.2 Phát thải qua môi trường nước . 66

4.4 SẮP XẾP THỨTỰƯU TIÊN CỦA CÁC PHÂN NGÀNH TRONG TOÀN

NGÀNH DỆT NHUỘM . 66

4.4.1 Đối với môi trường không khí . 66

4.4.1.1 Theo khối lượng . 66

4.4.1.2 Theo độc tính. 68

4.4.2 Đối với môi trường nước . 70

4.4.2.1 Theo khối lượng . 70

4.4.2.2 Theo độc tính. 72

4.4.2.3 So sánh các phân ngành theo khối lượng và độc tính . 72

4.5 SO SÁNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM VỚI MỘT

SỐNGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC . 73

4.5.1 Đối với môi trường nước . 74

4.5.2 Đối với môi trường không khí . 75

CHƯƠNG 5: ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬLÝ CÁC CHẤT Ô

NHIỄM ƯU TIÊN . 77

5.1 HẠN CHẾ, BẤT CẬP CHUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG . 77

5.2 GIẢI PHÁP CHUNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 79

5.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬLÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM ƯU TIÊN CỦA

NGÀNH DỆT NHUỘM . 80

5.3.1 Đối với môi trường không khí . 80

5.3.2 Đối với môi trường nước . 82

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 85

6.1 KẾT LUẬN . 85

6.2 KIẾN NGHỊ. 86

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tương đối lớn, một phần các hóa chất này không đi vào sợi vải mà đi vào nước thải làm TSS tăng lên. Ngoài ra công đoạn xử lý bông thô, một lượng cặn bẩn từ bông sẽ phát thải sau đó đi vào nước qua công đoạn làm sạch bông, làm cho TSS tăng cao. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 30 2.3.3 Thành phần và tính chất dòng thải của ngành dệt nhuộm 2.3.3.1 Đối với không khí Hầu hết các qui trình gia công trong các nhà máy dệt đều sản sinh ra khí thải. Các chất thải thể khí được xem như là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn trong công nghiệp dệt. Đặc biệt về lượng và loại ô nhiễm không khí thải ra từ các hoạt động trong ngành dệt đã lan rộng nhưng nói chung, dữ liệu về phát thải khí cho các hoạt động sản xuất của ngành dệt chưa có đầy đủ. Ô nhiễm không khí là loại ô nhiễm khó nhất trong việc lấy mẫu, kiểm tra và định lượng trong mỗi lần đánh giá. Các phát thải khí có thể được phân loại dựa trên bản chất của nguồn phát thải, cụ thể như sau: Các nguồn điểm: · Các nồi hơi · Các loài lò · Các bể chứa GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 31 Bảng 2.1. Các đặc tính của dòng thải vào môi trường không khí từ ngành dệt Quá trình Nguồn Các chất ô nhiễm Sản xuất năng lượng Phát ra từ lò hơi NO2, SO2, các hạt Tạo lớp phủ xấy khô và cắt Phát ra từ lò ở nhiệt độ cao VOC, bụi Hoạt động sản xuất vải cotton nhân tạo Khâu chuẩn bị chải khô, chải kĩ, sản xuất vải Bụi, TSP Hồ sợi Phát thải do sử dụng các hợp chất hồ vải (keo hồ, PVA) NO2, CO Hoàn tất Nhựa từ khâu hoàn tất, nhiệt độ do khâu sản xuất sợi VOC Lưu giữ các hóa chất Phát thải từ tanh chứa hàng hóa và hóa chất VOC Xử lý nước thải Phát thải từ tanh chưa hàng hóa và các hóa chất VOC 2.3.3.2 Đối với môi trường nước Phát thải từ công nghiệp dệt dưới dạng dòng thải lỏng, phế thải vải ướt/xơ từ các quá trình nhuộm. Dòng thải lỏng chứa nhiều hợp chất khác nhau như là: thuốc nhuộm và hoá chất, các chất làm đều màu và các chất phân tán, các kiềm và các muối, các axit. Bảng 2.2 chỉ ra các đặc tính của dòng thải từ các hoạt động trong quá trình sản xuất ngành dệt. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 32 Bảng 2.2. Các đặc tính của dòng thải vào môi trường nước từ ngành dệt Xí nghiệp Các thông số Đơn vị 1 2 3 4 5 ĐẶC tính sản phẩm Hàng bông dệt thoi Hàng pha dệt kim Hàn pha dệt kim Dệt len Sợi Nước thải M3/1 tấn vải 394 264 280 114 236 pH 8-11 9-10 9-10 9 9-11 TSS Mg/l 400- 1000 950- 1380 800- 1100 420 800- 1300 BOD5 Mg/l 70-135 90-220 120-400 120-130 90-130 COD Mg/l 150-380 230-500 570- 1200 400-450 210-230 Độ màu Pt-co 350-600 250-500 1000- 1600 260-300 Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường, 2005 Tác động do nước thải sản xuất gây ra Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ngành dệt nhuộm có thể tóm tắt như sau: - pH của nước thải có giá trị 9-12 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các loài thuỷ sinh. - Tổng lượng chất rắn lơ lửng và hòa tan đều cao hơn quy định. Trong đó có nhiều chất độc hại: thuốc nhuộm khó phân giải, các chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là các loại muối hòa tan với nồng độ cao đủ khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật. - Các chất khử có trong nước thải làm giảm đáng kể DO trong nước. - Màu nước thải với nồng độ cao làm giảm tính thẩm mỹ và ngăn cản các quá trình quang hợp của các sinh vật trong nước. Nước thải có màu đậm thì cộng đồng không chấp nhận, trước hết thuộc phạm trù ngoại quan hay thẩm mỹ. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 33 Nhưng điều đáng chú ý là nước thải có màu đậm cản trở hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời, bất lợi cho hô hấp và sinh trưởng của quần thể vi sinh và các loài thủy sinh khác. Và như thế ảnh hưởng xấu đến khả năng phân giải vi sinh các hợp chất hữu cơ trong nước thải. - Khả năng tích tụ sinh học của sinh vật trong nước. - Ảnh hưởng đến nước ngầm, gây hậu quả lâu dài. Đặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm sẽ không chỉ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông, nước ngầm trong khu vực mà còn có thể làm gia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích tụ... 2.3.3.3 Chất thải rắn Các chất thải rắn còn dư lại từ công nghiệp dệt không nguy hiểm. Các chất thải này bao gồm vải và sợi vụn, sợi và vải hỏng, phế bao gói. Còn có cả chất thải liên quan đến kho và sản xuất sợi và dệt, chẳng hạn như các thùng đựng hóa chất, ống giấy cuộn vải và các ống sợi cho nhuộm và dệt kim. Phế thải từ gian cắt tạo ra một lượng lớn vải vụn, mà thông thường có thể được giảm đi bằng cách tăng cường việc tận dụng hiệu quả vải trong cắt may. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 34 Bảng 2.3. Tổng hợp các chất thải rắn liên quan tới các sản xuất trong ngành dệt Nguồn Loại chất thải rắn Các quá trình xử lý cơ học của bông và xơ tổng hợp Chuẩn bị sợi Xơ và sợi Dệt kim Xơ và sợi Dệt thoi Xơ, sợi và vải vun Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi - Hồ, rũ hồ, làm bóng, tấy, giặt và hoàn tất hoá học Vải vụn - Hoàn tất cơ học Vụn xơ - Nhuộm và/hoặc in Thùng thuốc nhuộm - Nhuộm và/hoặc in (gắn với hoàn tất ) Thùng đựng hoá chất Nhuộm và hoàn tất vải dệt kim vải vụn, thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm Nhuộm và hoàn tất thảm - Đâm cài sợi, rác - viền biên vật liệu biên - Làm mịn và xén lông bụi xơ Nhuộm, in và hoàn tất Thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm Nhuộm và hoàn tất sợi và kho bãi sợi, thùng chứa hoá chất, thuốc nhuộm Nấu len chất bẩn, len, tạp thực vật, chất sáp Nhuộm và hoàn tất vải len Vụn xơ, đường may, vải, xơ, thùng chứa hoá chất thuốc nhuộm Xử lý nước thải Xơ, bùn thải và bùn được giữ lại Đóng gói giấy, carton, tấm nhựa, dây GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1 Phương pháp xác định cường độ ô nhiễm Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS) IPPS là mô hình kết hợp số liệu về ngành công nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về tải lượng ô nhiễm để tính toán hệ số cường độ ô nhiễm, tức là mức độ phát thải ô nhiễm tính trên một đơn vị hoạt động công nghiệp. IPPS được xây dựng năm 1995, là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa phòng nghiên cứu kinh tế thuộc Cục Tổng điều tra Mỹ, Cục bảo vệ môi trường các nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình, đáp ứng nhu cầu về dữ liệu phát thải ô nhiễm dựa vào đó có thể hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý chi phí-hiệu quả nhằm ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm (Hettige và nnk,1995). Đầu tiên, hệ số cường độ ô nhiễm được tính toán dựa trên số liệu sẵn có của Mỹ lấy từ kết quả Tổng điều tra công nghiệp chế biến, chế tạo của Mỹ và số liệu của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA). Các tính toán cơ bản dựa vào các thông tin của công nghiệp chế biến chế tạo như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động, sau đó so sánh các giá trị này với số liệu của USEPA về tải lượng ô nhiễm của từng nhà máy. Sau đó, tính toán cường độ ô nhiễm bằng cách chia tổng tải lượng ô nhiễm cho các chỉ tiêu sản xuất (như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động). Ví dụ, hệ số cường độ gây ô nhiễm tính theo số lao động sẽ là kilogram một chất ô nhiễm trên một lao động. Hệ số cường độ ô nhiễm tính theo lao động có trị số ổn định hơn nhiều so với hệ số tính theo các yếu tố sản xuất khác. Điều này đúng cả ở các nước phát triển và đang phát triển (Dasgupta và nnk, 2002). USEPA thu nhập và lưu trữ thông tin về phát thải các chất gây ô nhiễm và hóa chất có hại cho sức khỏe con người và môi trường. IPPS có hệ số cường độ ô nhiễm cho các chất sau: Các chất ô nhiễm không khí: - Sun-phua-đi-ôxit (SO2); GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 36 - Nito-đi-ôxit (NO2) - Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC); - Bụi, bao gồm cả bụi tổng (TSP) và bụi mịn có kích thước dưới 10 micron (PM10). - Các chất ô nhiễm nước: - Nhu cầu ôxy sinh học (BOD) - Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) Hình 3.1 trình bày quy trình xác định cường độ ô nhiễm (hệ số phát thải) bằng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS-Industrial Pollution Projection System) Hình 3.1. Sơ đồ xác định cường độ ô nhiễm cho các ngành công nghiệp của Mỹ [Nguồn: phòng nghiên cứu chính sách Môi Trường, World Bank, 1994] Dữ liệu kinh tế Số liệu về phát thải ô nhiễm và độc chất ra không khí, nước Dữ liệu IPPS Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 $ Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 employee Của từng ngành sản xuất chế biến và đối với từng chất ô nhiễm 200.000 nhà máy sản xuất chế biến của toàn bộ phân ngành sản xuất của Mỹ GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 37 Một câu hỏi phổ biến được đưa ra khi áp dụng IPPS ở các nước đang phát triển như Việt Nam là: có thực tế không khi sử dụng các hệ số cường độ ô nhiễm tính toán dựa trên dữ liệu của Mỹ? Câu trả lời gồm hai điểm. Thứ nhất, trong hoàn cảnh thiếu thông tin chi tiết về phát thải ô nhiễm, IPPS được sử dụng như phương pháp ước lượng sơ bộ cho tới khi có những thông tin thu nhập từ hệ thống quan trắc địa phương và nạp thế vào mô hình để có được hệ thống dữ liệu đặc thù của nước cụ thể. Thứ hai, một lý do khác dẫn đến sử dụng IPPS là ở chỗ phải hiểu rằng trình độ công nghệ trong hệ thống IPPS có thể phản ánh được trình độ công nghệ của các cơ sở Việt Nam. Các hệ số cường độ ô nhiễm lấy từ IPPS được tính dựa trên dữ liệu phát thải từ 20.000 nhà máy ở Mỹ vào năm 1987. Ở Việt Nam, phần lớn các cơ sở công nghiệp hiện đang sử dụng công nghệ giống với công nghệ mà các nhà máy ở Mỹ áp dụng cách đây 15-20 năm, vào khoảng cuối của thập niên 80 và đầu thập niên 90. Điều quan trọng nhất là trong báo cáo này dung các giá trị giới hạn dưới của hệ số như vậy kết quả tính tải lượng ô nhiễm dựa theo công nghệ sử dụng ở Mỹ sát với thực tế hơn. Đối với Việt Nam, mặc dù đã có sẵn một số thông tin quan trắc về ô nhiễm, song thông tin này không được thu nhập một cách đầy đủ và có hệ thống và không bao quát hết các chất gây ô nhiễm hoặc các ngành như trong IPPS. Những kết quả quan trắc này cũng cung cấp dẫn chứng cho câu hỏi: Liệu các công nghệ đang được áp dụng ở Việt Nam có phù hợp với các hệ số của IPPS được tính toán dựa trên các công nghệ được sử dụng ở Mỹ không? Để kiểm tra, các hệ số ô nhiễm BOD và TSS được lấy từ Cục tiêu chuẩn (CTC) Việt Nam và từ dự án môi trường Việt Nam- Canada. Do cơ sở dữ liệu CTC có bao gồm hệ số được tính trên số lượng lao động sản xuất cho 54 phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nên trong nghiên cứu này có thể so sánh với các hệ số của IPPS (tính cường độ ô nhiễm theo số lao động). Các hệ số tương quan được tính toán giữa tải lượng ước tính của BOD và TSS khi sử dụng các hệ số của CTC và IPPS. Kết quả cho thấy có sự tương thích cao ở cấp tỉnh nhưng lại thấp ở cấp ngành. Tuy nhiên, những khác biệt GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 38 giữa các ước tính ở cấp ngành không đáng kể về mặt thống kê. Ngoài ra, sự tương thích thấp hơn ở các ngành là do chỉ có 54 phân ngành được so sánh. Một loạt các nghiên cứu ứng dụng có liên quan đến tải lượng ô nhiễm đã và đang được thực hiện ở một số các quốc gia như Brazin 1998, Latvia 1998, ThaiLan 2007, Malaysia 2008. Trong phần dữ liệu của hệ thống dự báo công nghiệp (IPPS) cường độ ô nhiễm được tính theo hai đơn vị: Pound/1000$ Pound/1000 nhân công (employee) Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đơn vị Pound/1000 nhân công bởi một số lý do sau đây: Một số nghiên cứu trước đây cho thấy kết ước tính tải lượng ô nhiễm tính theo đơn vị Pound/1000 $ khác biệt khá nhiều so với thực tế. Do đơn vị này có thể bị biến động theo tỉ số hối đoái và do mức độ lạm phát của thị trường. Các giá trị về nhân công thì có thể truy cập và điều tra một cách dễ dàng trong khi nhiều số liệu về kinh tế thì thường liên quan đến việc bảo mật kinh doanh của công ty nên rất khó tiếp cận. GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 39 3.1.2 Sơ đồ nghiên cứu Giải thích: Từ cường độ ô nhiễm (PI) và dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) về số lượng nhân công ta tính được tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và toàn ngành. Sau đó, ta so sánh tải lượng ô nhiễm theo khối lượng, và theo độc tính. Cuối cùng từ những số liệu đã tính toán ta phân hạng ô nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm. Dữ liệu IPPS của các chất ô nhiễm (Pound/1000 nhân công) Dữ liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) (số lượng nhân công) Tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và toàn ngành · Phát thải ra từ nước · Phát thải ra không khí So sánh tải lượng ô nhiễm theo khối lượng Sao sánh tải lượng ô nhiễm theo tính độc Phân hạng ô nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 40 3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 3.2.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm theo tải lượng của các chất ô nhiễm Công thức tính toán: = , Trong đó: (Polution load) : tải lượng ô nhiễm của các chất i (tấn/năm). PIi (Polution intensity): cường độ ô nhiễm của chất i (Pound/1000 nhân công). N (Number of employees) : tổng số lao động của ngành khảo sát (nhân công). Đối với phát thải không khí thì i : bụi mịn, SO2, NO2, CO, VOC, Tổng bụi lơ lửng. Đối với phát thải ra nước i : BOD, TSS. j : phân ngành (sản xuất sợi và dệt vải (j1), hoàn thiện các sản phẩm dệt (j2), sản xuất sản phẩm dệt may sẵn (trừ quần áo) (j3), sản xuất thảm và chân đệm (j4), sản xuất dây bện và lưới) (j5), sản xuất hàng dệt chưa phân vào đâu (j6), sản xuất hàng đan móc (j7), sản xuất trang phục trừ quần áo long thú (j8) ). 1000: quy đổi số công nhân theo đơn vị nghìn. 2204,6: hệ số quy đổi từ Pound sang tấn. Từ đó, ta tính được tải lượng ô nhiễm tổng cộng của phân ngành j ( ) phát thải vào từng môi trường (nước, không khí) và tải lượng ô nhiễm tổng cộng của toàn ngành. = ∑ = ∑ GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 41 Trong đó: Phần trăm đóng góp của từng chất ô nhiễm trong phân ngành: % = x 100% Phần trăm đóng góp của từng chất ô nhiễm trong toàn ngành: = Cường độ ô nhiễm của từng chất ô nhiễm (PIi) được lấy từ nguồn dữ liệu của (IPPS) tương ứng giữa các ngành của Mỹ vào ngành của Việt Nam. Tổng số lao động của ngành dệt nhuộm được lấy từ nguồn điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê trong 3 năm 2004-2006. Sau khi tính toán được tải lượng ô nhiễm của từng chất ô nhiễm phát thải ra các môi trường thành phần là nước, không khí thì tính toán phần trăm đóng góp của từng chất ô nhiễm trên tổng tải lượng phát thải. Dựa trên % đóng góp của từng chất tôi sẽ so sánh mức độ ô nhiễm của từng chất theo khối lượng. 3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm theo độc tính Hiện nay rất nhiều các tài liệu chỉ so sánh mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm theo khối lượng phát thải của chúng. Việc tính toán này khá đơn giản và dễ hiểu nhưng không phản ánh đúng được mức độ gây độc của các chất ô nhiễm đối với Môi Trường và hệ sinh thái. Có những chất ô nhiễm khối lượng phát thải rất lớn nhưng tính độc hại lại rất nhỏ thì chưa chắc đã được quan tâm bằng những chất có độc tính cao nhưng tải lượng phát thải ít. Đây chính là một điểm mới của đề tài trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm. Vì thế trong phần tính toán này tôi đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm theo độc tính, ta gọi là tải lượng ô nhiễm độc tính đã hiệu chỉnh (Weighted toxic) (PLihc). GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 42 Công thức: PLihc =PLi x i PLihc: tải lượng ô nhiễm độc tính đã hiệu chỉnh của chất i. i: hệ số hiệu chỉnh độc tính của chất i Phát thải vào không khí: Chất ô nhiễm Bụi CO SO2 NO2 VOC Tổng bụi bụi lơ α 1 1 4 3 5 1 Phát thải vào nước: Chất ô nhiễm BOD TSS α 1 1 [Nguồn: sherif IR và Jonathan PD, trade and the Environment: indentifyin “hot pot” sectors. Clean technology Environment policy, 4 (2003), 264-273.] Công thức: PLthc = ∑ PLthc: tổng tải lượng ô nhiễm độc tính đã hiệu chỉnh Chc %= hc t hc i PL PL *100% GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 43 3.2.3 Ứng dụng vào tính toán cho ngành dệt may Lưu đồ phân ngành Để tính tải lượng ô nhiễm ngành dệt may thì tôi phải tính tải lượng của từng phân ngành và sau đó so sánh phần trăm đóng góp tải lượng phát thải của từng phân ngành đối với từng chất ô nhiễm. Sản xuất sản phẩm dệt may sẵn (trừ quần áo) (j3) Sản xuất thảm và chân đệm (j4) Sản xuất sợi và dệt vải (j1) Hoàn thiện các sản phẩm dệt (j2) Sản xuất dây bện và lưới (j5) Sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu (j6) Sản xuất hàng đan, móc (j7) Sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) (j8) GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 DIỄN BIẾN TẢI LƯỢNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG 3 NĂM 2004-2006 Để tính tải lượng ô nhiễm của từng ngành ta áp dụng công thức: PLi = , Trong đó: PLi (Polution load) : tải lượng ô nhiễm của các chất I (tấn/năm). PIi (Polution intensity): cường độ ô nhiễm của chất i (Pound/1000 nhân công). N: tổng số lao động của ngành khảo sát (nhân công). 1000: quy đổi số công nhân theo đơn vị nghìn. 2204,6: hệ số quy đổi từ Pound sang tấn. 4.1.1 Phát thải vào môi trường không khí Bảng 4.1. Các hệ số và tải lượng ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí 2004 N SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN TỔNG BỤI LƠ LỬNG PI PL PI PL PI PL PI PL PI PL PI PL J1 86028 226919 8855 313100 12218 42020 1640 85891 3352 6074 237 40606 1585 J2 9737 226919 1002 313100 1383 42020 186 85891 379 6074 27 40606 179 J3 10655 1436 7 885 4 205 1 10244 50 0 0 2126 10 J4 6592 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 J5 4446 166511 336 51976 105 72518 146 101152 204 0 0 87768 177 J6 22850 14564 151 6025 62 2514 26 4895 51 865 9 9129 95 J7 27888 123187 1558 50971 645 9284 117 978264 12375 0 0 73287 927 J8 496160 1747 393 658 148 184 41 436 98 16 4 82 18 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 45 Tổng (tấn) 664356 761283 12302 736715 14565 168745 2157 1266773 16508 13029 276 253604 2991 2005 N SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN TỔNG BỤI J1 96711 226919 9954 313100 13735 42020 1843 85891 3768 6074 266 40606 1781 J2 10125 226919 1042 313100 1438 42020 193 85891 394 6074 28 40606 186 J3 16176 1436 11 885 6 205 2 10244 75 0 0 2126 16 J4 7616 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 J5 4123 166511 311 51976 97 72518 136 101152 189 0 0 87768 164 J6 16067 14564 106 6025 44 2514 18 4895 36 865 6 9129 67 J7 37547 123187 2098 50971 868 9284 158 978264 16661 0 0 73287 1248 J8 509198 1747 404 658 152 184 42 436 101 16 4 82 19 Tổng (tấn) 697563 761283 13926 736715 16341 168745 2392 1266773 21224 13029 304 253604 3481 2006 J1 73497 226919 7565 313100 10438 42020 1401 85891 2863 6074 202 40606 1354 J2 10508 226919 1082 313100 1492 42020 200 85891 409 6074 29 40606 194 J3 20004 1436 13 885 8 205 2 10244 93 0 0 2126 19 J4 3455 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 J5 5066 166511 383 51976 119 72518 167 101152 232 0 0 87768 202 J6 33892 14564 224 6025 93 2514 39 4895 75 865 13 9129 140 J7 57407 123187 3208 50971 1327 9284 242 978264 25474 0 0 73287 1908 J8 579185 1747 459 658 173 184 48 436 115 16 4 82 22 Tổng (tấn) 783014 761283 12933 736715 13651 168745 2098 1266773 29262 13029 249 253604 3838 Trong đó: (J1: sản xuất sợi và dệt vải, J2: hoàn thiện các sản phẩm dệt, J3: sản xuất sản phẩm dệt may (trừ quần áo), J4: sản xuất thảm và chân đệm, J5: sản xuất dây bện và lưới, J6: sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu, J7: sản xuất hàng đan móc, J8: sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú). Bảng 4.2. Tổng tải lượng của các chất ô nhiễm không khí của toàn ngành dệt may (2004-2006) SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN TỔNG BỤI LƠ LỬNG 2004 12302 14565 2157 16508 276 2991 2005 13926 16341 2392 21224 304 3481 2006 12933 13651 2098 29262 249 3838 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 46 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tổng tải lượng ô nhiễm của các thông số qua 3 năm vào môi trường không khí Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta thấy được tổng tải lượng của các chất qua 3 năm 2004, 2005, 2006 có sự thay đổi liên tục. Đối với NO2 năm 2005 tải lượng ô nhiễm tăng lên 1,12 lần nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống 0,83 lần. Tương tự như vậy hầu hết các chất đều có xu hướng tăng ở năm 2005, nhưng sang đến năm 2006 thì lại giảm đi. Chỉ có VOC và Tổng bụi lơ lửng là tăng đều qua 3 năm. Năm 2005 VOC tăng 1,28 lần, đến năm 2006 tiếp tục tăng thêm 1,38 lần. Tổng bụi lơ lửng (TSP) cũng thay đổi, năm 2005 TSP tăng gấp 1,16 lần năm 2004, sang đến năm 2006 lại tăng thêm 1,1 lần. Điều đó cho ta thấy quá trình tăng giảm của các chất qua 3 năm không có sự đồng nhất do nhiều lý do như nền kinh tế phát triển không ổn định, công tác quản lý trong lĩnh vực ô nhiễm không khí chưa được chú trọng đúng mức và không đồng bộ. Vì vậy phần tiếp theo tôi sẽ nghiên cứu và trình bày đề tài theo giá trị trung bình (average) qua 3 năm để thuận tiện và chính xác hơn trong quá trình tính toán. 4.1.2 Phát thải vào môi trường nước 12302 13926 12933 14565 16341 13651 2157 2392 2098 16508 21224 29262 276 304 249 2991 3481 3838 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2004 2005 2006 SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN TỔNG BỤI LƠ LỬNG GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 47 Bảng 4.3. Hệ số và tải lượng phát thải vào môi trường nước 2004 N BOD TSS PI PL PI PL sản xuất sợi và dệt vải (j1) 86028 9199 359 14285 557 hoàn thiện các sản phẩm dệt (j2) 9737 9199 41 14285 63 sản xuất sản phẩm dệt may sẵn (trừ quần áo) (j3) 10655 0 0 0 0 sản xuất thảm và chân đệm (j4) 6592 2154 6 3622 11 sản xuất dây bện và lưới (j5) 4446 0 0 0 0 sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu (j6) 22850 123 1 247 3 sản xuất hàng đan móc (j7) 27888 0 0 527 7 sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú (j8) 496160 0 0 0 0 Tổng (tấn) 664356 20674 407 32967 641 2005 sản xuất sợi và dệt vải (j1) 96711 9199 404 14285 627 hoàn thiện các sản phẩm dệt (j2) 10125 9199 42 14285 66 sản xuất sản phẩm dệt may sẵn (trừ quần áo) (j3) 16176 0 0 0 0 sản xuất thảm và chân đệm (j4) 7616 2154 7 3622 13 sản xuất dây bện và lưới (j5) 4123 0 0 0 0 sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu (j6) 16067 123 1 247 2 sản xuất hàng đan móc (j7) 37547 0 0 527 9 sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú (j8) 509198 0 0 0 0 Tổng (tấn) 697563 20674 454 32967 716 2006 sản xuất sợi và dệt vải (j1) 73497 9199 307 14285 476 hoàn thiện các sản phẩm dệt (j2) 10508 9199 44 14285 68 sản xuất sản phẩm dệt may sẵn (trừ quần áo) (j3) 20004 0 0 0 0 GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 48 sản xuất thảm và chân đệm (j4) 3455 2154 3 3622 6 sản xuất dây bện và lưới (j5) 5066 0 0 0 0 sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu (j6) 33892 123 2 247 4 sản xuất hàng đan móc (j7) 57407 0 0 527 14 sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú (j8) 579185 0 0 0 0 Tổng (tấn) 783014 20674 356 32967 567 Bảng 4.4. Tải lượng ô nhiễm qua 3 năm môi trường nước BOD TSS 2004 407 641 2005 454 716 2006 356 567 Hình.4.2. Biểu đồ thể hiện tải lượng ô nhiễm của các thông số qua 3 năm vào môi trường nước 407 454 356 641 716 567 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 BOD TSS GVHD: TS. THÁI VĂN NAM SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 49 Nhận xét: Từ hình 4.2 ta thấy được tải lượng ô nhiễm môi trường nước qua 3 năm có xu hướng tăng giảm đột ngột. Đối với BOD năm 2005 tăng lên 1,11 lần sang năm 2006 lại giảm xuống 0,78 lần. Năm 2005 TSS tăng lên 1,11 lần sang năm 2006 giảm xuống 0,79 lần. Điều đó chứng tỏ từ năm 2004 sang năm 2005 kinh tế đất nước có sự thay đổi các nhà máy, xí nghiệp tăng lên đáng kể, công nghệ xử lý nước từ trước đã cũ không đáp ứng nhu cầu xử lý, ngoài ra còn phải kể đến công tác xử lý nước không được chú trọng mạnh, các đoàn thanh tra, kiểm tra làm việc không đúng trách nhiệm do đó mới xảy ra hiện tượng lượng BOD,TSS tăng mạnh ở năm 2005. Sang đến năm 2006, lúc này kinh tế thế giới trong đó có cả Việt Nam bị khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều nhà máy xí nghiệp buộc phải đóng cửa, các công nghệ cũ được thay thế, công tác quản lý, giám sát được chú trọng, nhà nước ban hành nhiều quy định đối với nước cấp và nước thải. Vì vậy mà lượng BOD, TSS sang đến năm 2006 đã giảm đáng kể. Chính vì những lý do đó nên trong phần báo cáo tiếp theo của môi trường nước tôi sẽ lấy giá trị trung bình để hợp lý và chính xác hơn trong quá trình tính toán. 4.2 KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM THEO KHỐI LƯỢNG 4.2.1 Phát thải vào môi trường khôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVU VIET DUNG.pdf
Tài liệu liên quan