Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán

Từ biểu đồ trên ta thấy, sau khi tham gia và hoạt động trên TTCK tập trung, cả 03 doanh nghiệp đều có sự tăng vốn điều lệ với tỷ lệ rất lớn: DHG tăng 150%, DMC tăng 28,26% và IMP tăng 82,17%.

Do niêm yết cổ phiếu ra công chúng thặng dư vốn cổ phần của 03 doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao so với lúc chưa lên sàn. DHG tăng 378,76 tỷ đồng, DMC có mức tăng trưởng lớn nhất đạt 536,86% đạt 229,27 tỷ và IMP tăng trưởng 448,84% đạt 175,74 tỷ đồng.

Sự gia tăng của vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng vốn CSH. Mức tăng trưởng vốn CSH của DHG là lớn nhất đạt 282,28% và thấp nhất là IMP tăng 112,03%.

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty này mới chỉ được giao dịch trong nội bộ của công ty phát hành và trong ngành Dược, tuy nhiên nó cũng đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư dài hạn giúp cho bản thân các công ty có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. [39] Tuy còn rất mới song số lượng công ty cổ phần Dược tham gia TTCK cũng là con số đáng kể. TTCK đã thể hiện là một kênh huy động vốn dài hạn giúp các doanh nghiệp Dược có thêm nguồn kinh phí để thực hiện những chiến lược kinh doanh của mình 1.5. Mối liên quan giữa cổ phần hoá và thị trường chứng khoán Bất kì một thị trường nào cũng cần phải có hàng hoá để trao đổi, buôn bán. TTCK cũng vậy, hàng hoá của TTCK là các chứng khoán do các công ty cổ phần phát hành. Như vậy công ty cổ phần là một chủ thể hàng hoá lớn nhất của TTCK. Công ty cổ phần phát hành 2 loại chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu công ty, đây là hai loại hàng hoá có chủng loại phong phú và hấp dẫn nhất trên TTCK. Công ty cổ phần gắn liền với TTCK như là hai mặt của quá trình xã hội hoá của lực lượng sản xuất. Từ nhu cầu xã hội hoá lực lượng sản xuất mà Công ty cổ phần ra đời. Nếu như công ty cổ phần phát hành các chứng khoán làm nảy sinh nhu cầu giao dịch trên TTCK, giúp phong phú thêm hàng hoá trên TTCK và làm TTCK phát triển sôi động. Số lượng, chất lượng và sự phát triển của CTCP là yếu tố quyết định giúp TTCK duy trì và phát triển. Thì ngược lại, TTCK ra đời làm cho Công ty cổ phần phát triển tốt hơn từ đó đẩy nhanh tiến trình CPH của các Doanh nghiệp Nhà nước. TTCK và Công ty cổ phần quan hệ với nhau rất chặt chẽ, TTCK cần Công ty cổ phần như một nguồn cung cấp hàng hoá, còn Công ty cổ phần cần TTCK như là kênh huy động vốn và giao dịch hàng hoá. Không những thế người đầu tư lại có thể thu hồi vốn đầu tư của mình bất cứ lúc nào thông qua TTCK. [19] 1.6. Phân tích hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu khảo sát. 1.6.1. Khái niệm [23] Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 1.6.2. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD [23] Để trở thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Phân tích HĐKD có những nhiệm vụ cụ thể sau: F Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. F Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó. F Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục các tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. F Xây dựng các phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 1.6.3. Các chỉ tiêu phân tích [23], [25] a/ Tình hình sử dụng vốn - Tăng trưởng vốn CSH - Các hệ số khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh - Các tỷ số đòn bẩy tài chính - Hệ số nợ trên Vốn CSH - Hệ số nợ trên tổng tài sản - Vốn CSH/ tổng tài sản b/ Doanh thu - Tăng trưởng doanh thu và doanh thu hàng sản xuất - Các tỷ số năng lực hoạt động: - Vòng quay hang tồn kho - Hiệu suất sử dụng TSCĐ - Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản c/ Lợi nhuận - Tăng trưởng lợi nhuận - Các tỷ suất lợi nhuận : - LNST/ Doanh thu thuần - LNST/VSH - LNST/tổng tài sản - LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh/Doanh thu thuần d/ Thị phần * Công thức TP = (1) Trong đó: - TP: thị phần - D : Doanh thu thuần - T : Tổng giá trị tiền thuốc toàn thị trường * Đơn vị: % e/ Tỷ số giá trị thị trường [25], [39] *Tỷ lệ chi trả cổ tức Công thức: T = (2) Trong đó: T: Tỷ lệ chi trả cổ tức C: Cổ tức mỗi cổ phần thường E: thu nhập mỗi cổ phần Tỷ lệ này cho biết doanh nghiệp chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư * Thu nhập một cổ phần (EPS) Công thức: EPS = (3) Trong đó: - EPS: thu nhập mỗi cổ phần - L: Lợi nhuận sau thuế - C: Cổ tức ưu đãi (nếu có) - S: Số lượng cổ phần thường đang lưu hành Đơn vị: Nghìn đồng/cổ phiếu EPS là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh tình hình nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không phụ thuộc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên TTCK. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. ý nghĩa: EPS là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của cổ phiếu bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phiếu. Hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu. * Hệ số giá trên thu nhập (P/E) *Công thức: P/E = (4) Trong đó: - P/E:Hệ số giá trên thu nhập - P: giá thị trường mỗi cổ phiếu - E: EPS của 12 tháng gần nhất Tỷ số này cho biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đô la lợi nhuận của doanh nghiệp. Thể hiện cổ phiếu của công ty đắt hay rẻ hơn so với thu nhập. 1.7. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của ba doanh nghiệp Dược tham gia ttck tập trung 1.7.1. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang [18],[35] Tiền thân của công ty cổ Phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược Phẩm 2/9 thành lập ngày 2/9/1974 tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thuộc Sở Y tế khu Tây Nam bộ. Sau 33 năm hình thành và phát triển công ty đã đổi tên 06 lần để phù hợp với định hướng của Nhà Nước. Ngày 02/09/2004 Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/08/2004 của UBND thành phố Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hiệp Dược Hậu Giang thành công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng. 1.7.2. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế Domesco [17], [33] Công ty được thành lập từ tháng 07/1985 với tên gọi là Công ty vật tư thiết bị y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Trong 20 năm hoạt động, để phù hợp với định hướng của ngành Dược cũng như của Nhà nước, công ty đã 07 lần đổi tên. Năm 2003 DMC thực hiện cổ phần hoá trong đó Nhà nước nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Ngày 01/01/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi là Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco theo quyết định số 144/QĐ.UB.TL ngày 27/11/2003 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm chứng khoán Tp.HCM vào ngày 25/12/2006 1.7.3. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm [21], [36] Tiền thân của IMP là xí nghiệp liên hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập theo quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp. Sau 04 lần đổi tên để phù hợp với định hướng của Nhà Nước, tháng 07/2001 thực hiện chủ trương cổ phần hoá của nhà nước công ty đổi tên từ Công ty Dược Phẩm Trung Ương 07 thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Imexpharm theo quyết định số 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn Điều lệ là 22 tỷ đồng. IMP là công ty đầu tiên trong tổng công ty Dược tiến hành Cổ phần hoá và cũng là doanh nghiệp Dược đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM theo quyết định số 76/ UBCK- GPNY do chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 15/11/2006. Bảng 1.2: Thời gian cổ phần hoá và tham gia TTCK tập trung của ba doanh nghiệp STT Công ty Thời gian CPH Thời gian tham gia TTCK tập trung 1 DHG 05/08/2004 21/12/2006 2 DMC 01/01/2004 25/12/2006 3 IMP 25/07/2001 15/11/2006 Như vậy ta có thể nhận thấy rằng cả ba doanh nghiệp tuy thời gian cổ phần hoá khác nhau nhưng có cùng thời gian tham gia TTCK tập trung. Vì vậy hoạt động chứng khoán của chúng có những nét tương đồng nhau. Phần II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, nội dung và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Ba doanh nghiệp Dược tham gia TTCK tập trung • Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco • Công ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm * Các số liệu trong bảng báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán của ba doanh nghiệp giai đoạn 2005-2007. * Các số liệu trong Bản Cáo Bạch, bản thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ba doanh nghiệp năm 2007 * Các số liệu về giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM năm 2007 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Bộ môn Quản Lý và Kinh tế Dược, trường Đại Học Dược Hà Nội 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/ 2008 đến tháng 05/2008 2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu Dựa vào các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh, đề tài tiến hành khảo sát những chỉ tiêu sau được trình bày ở sơ đồ dưới đây: Tình hình sử dụng vốn Doanh thu Lợi nhuận Thị phần Tỷ số giá trị thị trường Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh Tăng trưởng vốn Hệ số khả năng thanh toán Tỷ số đòn bẩy tài chính Tăng trưởng doanh thu Tỷ số năng lực hoat động Tăng trưởng lợi nhuận Tỷ số khả năng sinh lợi Cổ tức EPS P/E Hình 2.1. Sơ đồ các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu không xác xuất có mục đích phù hợp với mục tiêu của đề tài và dựa trên hai tiêu chí sau: 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ỉ Phương pháp hồi cứu ỉ Phương pháp chuyên gia ỉ Phương pháp phân tích kinh tế 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê và giá cổ phiếu được tính theo phương pháp trung bình . Xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel for Window 2003. 2.3.4. Trình bày kết quả - Trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2003 for Window - Báo cáo bằng phần mềm Microsoft Power Point 2003 for Window Phần III kết quả khảo sát và Bàn luận Tham gia TTCK tập trung, cả ba doanh nghiệp sẽ phải chịu những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các thể chế và quy luật hoạt động trên TTCK. Khoá luận phân tích hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp Dược tham gia TTCK tập trung thông qua một số chỉ tiêu sau: 3.1. Tình hình sử dụng vốn 3.1.1. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu Sự thay đổi vốn CSH là yếu tố đầu tiên và dễ dàng nhận thấy ở các doanh nghiệp mới tham gia TTCK tập trung. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. a/. Tăng trưởng vốn CSH Bảng 3.1. Tăng trưởng vốn CSH của ba doanh nghiệp trước và sau Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu DHG DMC IMP 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng 2007 Trước lên sàn % tăng trưởng Vốn điều lệ 200,000 80,000 150,00 137,699 80,00 28,26 116,59 64,00 82,17 Vốn CSH 651,57 170,44 282,28 461,98 156,28 195,61 493,60 232,80 112.03 Thặng dư vốn cổ phần 378,76 0 229,27 36,00 536,86 175,74 32,03 448,84 Nhận xét: Từ bảng 3.1 ta có biểu đồ sau: Hình3.1: Mức tăng trưởng vốn điều lệ và vốn CSH Từ biểu đồ trên ta thấy, sau khi tham gia và hoạt động trên TTCK tập trung, cả 03 doanh nghiệp đều có sự tăng vốn điều lệ với tỷ lệ rất lớn: DHG tăng 150%, DMC tăng 28,26% và IMP tăng 82,17%. Do niêm yết cổ phiếu ra công chúng thặng dư vốn cổ phần của 03 doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao so với lúc chưa lên sàn. DHG tăng 378,76 tỷ đồng, DMC có mức tăng trưởng lớn nhất đạt 536,86% đạt 229,27 tỷ và IMP tăng trưởng 448,84% đạt 175,74 tỷ đồng. Sự gia tăng của vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng vốn CSH. Mức tăng trưởng vốn CSH của DHG là lớn nhất đạt 282,28% và thấp nhất là IMP tăng 112,03%. b/. Đầu tư dài hạn Như vậy qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng thì cả 03 doanh nghiệp đều huy động được một nguồn vốn rất lớn tồn tại dưới dạng vốn chủ sở hữu. Có được số tiền này cả 03 doanh nghiệp sẽ có thêm vốn để đầu tư vào TSCĐ, vào hệ thống phân phối để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ số tiền đã huy động được 03 doanh nghiệp đã có kế hoạch đầu tư vào các dự án kinh doanh, cụ thể được trình bày ở các bảng sau: * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.2. Danh mục đầu tư của DHG STT Tên dự án Số tiền (tỷ đồng) 1 Đầu tư xây dựng nhà máy mới 123,215 2 Xây kho Tân Tạo 25,161 3 Xây dựng hệ thống bán hàng tại các chi nhánh trong cả nước 33,483 4 Công ty chế biến tảo Vĩnh Hảo 3,6 5 Công ty bao bì sạch Vĩnh Tường 20 6 Mua cổ phiếu các công ty Dược 33,15 7 Công ty con DHG travel 3 8 Công ty con bao bì 5 9 Công ty nuôi trồng chế biến Dược liệu 3 Tổng 273,76 Trong đó hạng mục đầu tư 4,5,6 đã hoàn thành và có tổng giá trị là 56,76 tỷ. Các hạng mục còn lại có vốn đầu tư là 217 tỷ đang trong giai đoạn hoàn thành. * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.3. Danh mục đầu tư của DMC STT Tên dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng) 1 Góp vốn vào công ty cổ phần Dược DOMEDIC 9,0 2 Góp vốn vào nhà máy thức ăn thuỷ sản 45,0 3 Đầu tư nhà máy chiết xuất Dược liệu 57,0 4 Đầu tư xưởng sản xuất thuốc Non Beta- lactam 67,0 Tổng 178,0 Kết quả thực hiện: góp vốn vào công ty cổ phần Dược DOMEDIC là 9,0 tỷ. Còn các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ và mời thầu. Số tiền thu được do phát hành cổ phiếu chưa sử dụng được tạm dùng vào việc: ỹ Trả nợ vay ngân hàng : 71,7 tỷ ỹ Đầu tư tài chính : 10 tỷ ỹ Gửi ngân hàng : 60 tỷ ỹ Bổ sung vốn lưu động : 51,59 tỷ Ngoài ra DMC còn có các dự án đầu tư tới 2015 với mục tiêu đến 2015 phát triển DMC thành một tập đoàn hùng mạnh từ * Danh mục đầu tư của DMC Bảng 3.4. Danh mục đầu tư của IMP STT Tên dự án Vốn (tỷ đồng) 1. Đầu tư xây dựng nhà máy Cephalosporin 106 2. Đầu tư vào trung tâm bảo tồn và phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười. Đầu tư nhà máy sản xuất nguyên liệu Dược 20 3 Đầu tư vào hệ thống phân phối sản phẩm 20 4. Nâng cấp thiết bị hiện đại cho các nhà máy đã có 10 Tổng 156 Nhận xét: Qua các danh mục đầu tư ở trên ta thấy DHG là doanh nghiệp đầu tư dài hạn nhiều nhất là 273,76 tỷ, sau đó đến DMC với 178,0 tỷ và ít nhất là IMP 156 tỷ. Điều đó cho thấy ba doanh nghiệp đã có hướng đầu tư vào tài sản dài hạn, dịch chuyển dần nguồn vốn đang tồn tại phần lớn dưới dạng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn sang TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và cơ cấu lại tài sản cũng như nguồn vốn. Sự tăng trưởng vốn CSH ở trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp mà cụ thể ở tỷ số khả năng thanh toán và tỷ số đòn bẩy tài chính như sau: 3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số khả năng thanh toán của 03 doanh nghiệp được tổng hợp từ bản cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, và kết quả được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 3.5. Tỷ số khả năng thanh toán của ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Lần STT Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Khả năng thanh toán ngắn hạn DHG 1,75 1,13 2,32 DMC 1,87 1,75 3,49 IMP 2,03 3,72 6,72 2 Khả năng thanh toán nhanh DHG 0,27 0.12 1,53 DMC 0,15 0,10 1,80 IMP 1,01 1,87 4,58 Nhận xét: a/. Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện thời) Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ sau: Hình 3.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn của ba doanh nghiệp Ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của cả ba doanh nghiệp đều tăng trong năm 2007, IMP tăng cao nhất đạt 6,72 và thấp nhất là DHG với khả năng thanh toán ngắn hạn là 2,32. IMP là doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao nhất trong ba doanh nghiệp. b/. Khả năng thanh toán nhanh Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ sau: Hình 3.3. Khả năng thanh toán nhanh của ba doanh nghiệp giai đoạn 2005- 2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của ba doanh nghiệp được tăng lên cao. Tăng cao nhất là IMP với 4,58 lần gấp gần 2,5 lần so với năm 2006 và 4,5 lần so với năm 2005. Khả năng thanh toán thấp nhất năm 2007 là 1,53 lần gấp 15 lần so với 2006 và trung bình là DMC với 1,8 lần. Như vậy ta thấy các hệ số thanh toán của 03 doanh nghiệp đều tăng dần từ năm 2005 đến 2007. Điều đó có nghĩa là ba năm vừa qua cả 03 doanh nghiệp càng ngày càng có khả năng thanh toán cao hơn và bằng giá trị thuần về TSLĐ, tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của mình các doanh nghiệp có thể dễ dàng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc vay ngân hàng và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn. 3.1.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính (tỷ số cân đối vốn) Các tỷ số này cho biết mức độ mà doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Qua các báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán, các tỷ số đòn bẩy tài chính của 03 doanh nghiệp được tổng kết lại như sau: Bảng 3.6. Tỷ số đòn bẩy tài chính của ba doanh nghiệp khảo sát Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (lần) DHG 0,55 0,65 0,31 DMC 0,41 0,42 0,22 IMP 0,46 0,32 0,13 Tỷ số nợ trên Vốn CSH (lần) DHG 1,23 1,83 0,45 DMC 0,71 0,72 0,28 IMP 0,87 0,30 0,14 Vốn CSH trên tổng tài sản (%) DHG 44,86 35,30 68,99 DMC 58,62 58,01 78,05 IMP 53,60 76,91 87,45 Nhận xét: a/. Tỷ số nợ/tổng tài sản Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.4. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của ba doanh nghiệp Ta thấy năm từ năm 2005 đến 2007 tỷ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần và giảm nhanh nhất là năm 2007. Năm 2007 tỷ số này thấp nhất là IMP chỉ có 0,13 lần,, sau đó đến DMC 2,22 lần và cao nhất là DHG vơi 0,31 lần. DMC có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao nhất là 0,65 lần vào năm 2006, DHG cao nhất là 0,55 vào năm 2005. b/. Tỷ số nợ/ vốn CSH Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.5. Tỷ số nợ trên vốn CSH của ba doanh nghiệp Ta thấy tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản thì tỷ số nợ trên vốn CSH cũng có xu hưởng giảm dần và giảm nhanh hơn tỷ số nợ trên tổng tài sản. DHG giảm từ 1,83 năm 2006 xuống còn 0,45 năm 2007, DMC giảm gần 3 lần so vơi 2006 đạt 0,28 lần và năm 2007 thấp nhất là IMP với 0,14. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của vốn CSH do phát hành cổ phiếu ra công chúng nên làm giảm tỷ số nợ trên vốn CSH. c/. Tỷ số tự tài trợ (Vốn CSH/tổng tài sản) Từ bảng 3.6 ta có biểu đồ sau: Hình 3.6. Tỷ số tự tài trợ của ba doanh nghiệp Năm 2007 cả 03 doanh nghiệp đều có tỷ số tự tài trợ tăng cao. Trong đó tốc độ tăng của DHG cao nhất gấp 1,95 lần so với năm 2006. Nhưng lại thấp nhất trong 03 doanh nghiệp, IMP cao nhất là 87,45%. Tỷ số này tăng là do mức tăng khá cao của vốn CSH. Trong khi nợ phải trả lại không tăng mà có xu hướng giảm. Vốn đầu tư của CSH tăng do niêm yết cổ phiếu để huy động vốn và thặng dư vốn cổ phần cũng tăng đáng kể. Như vậy bằng vốn chủ sở hữu của mình doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình mà không phải phụ thuộc vào bên ngoài. Qua phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính ta thấy năm 2007 cả 03 doanh nghiệp do tăng được một nguồn vốn lớn từ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng nên đã có thêm nhiều vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải vay thêm các khoản nợ. Nợ vay giảm cùng với việc tăng tổng tài sản cũng như vốn CSH là nguyên nhân gây nên tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm còn tỷ số tự tài trợ lại cao. Ba doanh nghiệp có được điều đó là do huy động được một nguồn vốn lớn từ việc niêm yết cổ phiếu. Chính vì vậy tăng được khả năng tự chủ và giảm hệ số đòn bẩy tài chính. 3.2. Doanh thu, doanh thu hàng sản xuất Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đáng giá hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp sau khi lên sàn , khoá luận tiến hành khảo sát tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của ba doanh nghiệp 3.2.1. Tăng trưởng doanh thu Từ các bản báo cáo tài chính ta có bảng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau: Bảng 3.7. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thucủa ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu DHG DMC IMP 07 06 (+/-) 07/06 07 06 (+/-) 07/06 07 06 (+/-) 07/06 1 Tổng DT 1.285,2 873,07 47,20 813,19 661,95 22,84 454,42 527,28 -13,81 2 DT thuần 1.269,28 868,19 46,19 811,26 659,25 23,03 451,60 525,40 -14,05 3 DT sản xuất 1.201,60 805,50 45,75 420,11 344,40 21,95 427,73 492,05 -13,17 Nhận xét: Từ bảng 3.7 ta có biểu đồ sau: Hình3.7: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của 03 doanh nghiệp so với năm 2006 Doanh thu của DHG và DMC năm 2007 có sự tăng trưởng cao năm 2007 tổng doanh thu đạt 1.285,20 tỷ đồng đạt 47,2% so với năm 2006. Mức tăng trưởng doanh thu của DMC cũng lên tới 22,84% đạt 813.19 tỷ đồng...Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007, hai doanh nghiệp có thêm vốn để hoạt động kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao sản xuất và các công tác kiểm tra chất lượng... Từ biểu đồ trên ta nhận thấy rằng DHG có mức tăng trưởng cao nhất sau đó đến DMC. Riêng đối với IMP, doanh thu năm 2007 lại giảm 13,81%, doanh thu hàng sản xuất giảm 13,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2007 IMP không chạy theo doanh số mà chủ động cơ cấu lại sản phẩm, loại bỏ một số sản phẩm có hiệu quả kinh doanh thấp. Hơn nữa doanh thu năm 2006 cũng tăng do IMP thu được 133,69 tỷ doanh thu hàng sản xuất do chương trình thuốc chống cúm gia cầm của Bộ Y tế. Nếu không kể doanh thu này thì năm 2007 doanh thu của IMP tăng 15,23% trong đó doanh thu hàng sản xuất tăng 19,18%. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu hàng sản xuất cũng chiếm tỷ trọng rất lớn: DHG cao nhất là 94,67%, IMP là 94,71% và DMC thấp nhất là 92,78%. Như vậy, cả 03 doanh nghiệp đều có tỷ trọng lớn về sản xuất vì vậy đầu tư vào TSCĐ để nâng cao năng suất là hướng đi đúng đắn của cả ba doanh nghiệp. Do có sự tăng trưởng doanh thu ở trên nên năng lực hoạt động của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi lớn 3.2.2. Các tỷ số năng lực hoạt động Bảng 3.8. Tỷ số năng lực hoạt động của ba doanh nghiệp khảo sát Đơn vị: Lần STT Khoản mục Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vòng quay hàng tồn kho DHG 4,89 3,98 4,09 DMC 4,89 4,07 3,81 IMP 2,34 4,04 3,17 2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ DHG 8,59 5,66 4,73 DMC 7,85 6,07 5,38 IMP 12,06 11,87 4,59 3 Hiệu suất sử dụng tài sản DHG 1,89 1,79 1,35 DMC 2,13 1 ,73 1,37 IMP 1,07 1,72 0,79 Nhận xét: a/. Vòng quay hàng tồn kho Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.8. Vòng quay hàng tồn kho của ba doanh nghiệp Qua bảng tổng kết tỷ số năng lực hoạt động trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho có sự biến đổi không ổn định ở cả 03 doanh nghiệp trong các năm. Năm 2007 vòng quay HTK của DHG tăng không đáng kể đạt 4,09 giảm số ngày luân chuyển từ 90 ngày năm 2006 xuống còn 88 ngày năm 2007. Còn vòng quay HTK của DMC và IMP đều giảm trong đó IMP giảm nhiều nhất từ 4,04 năm 2006 xuống còn 3,17 năm 2007. b/. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của ba doanh nghiệp Năm 2007 là năm cả 03 doanh nghiệp đều có hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp hơn nhiều so với năm 2006 và 2005. DMC cao nhất với vòng quay TSCĐ là 5,38 còn IMP thấp nhất là 4,59, và DHG giữ vòng quay tài sản cố định trung bình là 4,73. Nguyên nhân chủ yếu là do cả 03 doanh nghiệp đều sử dụng phần vốn huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để đầu tư vào mua TSCĐ. Tuy doanh thu thuần của cả ba doanh nghiệp đều tăng nhưng tốc độ không nhanh bằng tốc độ tăng tài sản cố định, vì vậy vòng quay TSCĐ trong năm 2007 giảm. c/. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau: Hình 3.10. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của cả 03 doanh nghiệp đều giảm. Trong đó năm 2007 IMP giảm nhiều nhất chỉ có 0,79 và DMC cao nhất là 1,37. Nguyên nhân chủ yếu cũng do tốc độ tăng tổng tài sản quá nhanh vượt tốc độ tăng của doanh thu. Do có thêm số tiền phát hành cổ phiếu đem lại nên tổng tài sản tăng cao và chủ yếu tồn tại dưới dạng TSLĐ. 3.3. Lợi nhuận 3.3.1. Tăng trưởng lợi nhuận Bảng 3.9. Lợi nhuận của ba doanh nghiệp năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu DHG DMC IMP 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 2007 2006 (+/-) 07/06 (%) 1 LN từ SXKD 126,90 86,91 46,01 63,79 53,04 20,27 61,13 44,31 37,96 2 LNTT 127,09 87,06 45,98 64,26 54,04 18,91 63,23 47,11 34,21 3 LNST 128,31 87,06 47,37 64,18 48,60 32,06 54,52 42,28 28,96 Nhận xét: Từ bảng 3.9 ta có biểu đồ sau: Hình3.11. Lợi nhuận sau thuế và mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Nhìn chung cả ba doanh đều có mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Trong đó DHG vẫn khẳng định mình là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược bằng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 46,01%, LNTT tăng 45,98% và LNST tăng 47,37%. IMP tuy có sự giảm doanh thu song do cơ cấu lại sản phẩm, công ty cắt giảm một số mặt hàng có lãi suất kém. Vì vậy mức tăng trưởng lợi nhuận vẫn rất cao, LNST đạt mức tăng trưởng là 29,96% 3.3.2. Tỷ số khả năng sinh lợi Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng cao nhưng nó có ảnh hưởng đến các tỷ suất lợi nhuận như thế nào, khoá luận tiến hành khảo sát các tỷ suất lợi nhuận. Từ bản cáo bạch và bản báo cáo tài chính của ba doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng 3.10. Tỷ số khả năng sinh lời của ba doanh nghiệp Đơn vị:% Chỉ tiêu Công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 LNST/DTT (ROS) DHG 10,00 10,03 10,01 DMC 6,37 7,37 8,57 IMP 7,85 8,05 12,03 Ln từ hoạt động SXKD/ DTT DHG 9,84 8,87 9,99 DMC 7,91 8,04 7,68 IMP 8,86 8,43 13,54 RO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7744.doc
Tài liệu liên quan