Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

Danh mục biểu bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục sơ đồ

Danh mục hình ảnh

Danh mục viết tắt

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦUU.1

1.1 Lý do chọn đềtài.1

1.2Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3 Phương pháp nghiên cứu.1

1.4 Phạm vi nghiên cứu.2

CHƯƠNG 2: CƠSỞLÝ LUẬN.3

2.1 Khái niệm hộgia đình:.3

2.2 Khái quát chung vềtín dụng: .3

2.2.1 Khái niệm vềtín dụng .3

2.2.2 Vai trò của tín dụng.3

2.2.3 Chức năng của tín dụng.4

2.2.4 Nguyên tắc tín dụng.5

2.2.5 Các loại hình tín dụng .5

2.3 Đặc điểm tín dụng hộgia đình, cá nhân:.7

2.4Vấn đềvề đảm bảo tín dụng: .7

2.4.1 Khái niệm về đảm bảo tín dụng .7

2.4.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng: .7

2.5Một sốchỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộgia đình, cá nhân.8

2.5.1Hệsốthu nợ: .8

2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng:.8

2.5.3Tỷlệnợquá hạn trên tổng dưnợ:.9

2.5.4Tỷlệdưnợtrên tổng vốn huy động:.9

2.6Một sốchỉtiêu dùng đểphân tích hoạt dộng tín dụng .9

2.6.1 Doanh sốcho vay:.9

2.6.2 Doanh sốthu nợ: .9

2.6.3Dưnợ: .9

2.6.4Nợquá hạn:.9

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI

NHÁNH AN GIANG.10

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.10

3.1.1 Giới thiệu vềngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.10

3.1.2 Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.10

3.2Cơcấu tổchức:.12

3.3 Chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban:.12

3.3.1 Giám đốc:.12

3.3.2 Phòng hành chánh:.12

3.3.3 Phòng kinh doanh:.13

3.3.4 Phòng hỗtrợkinh doanh:.13

3.3.5 Phòng quản lý rủi ro:.13

3.3.6 Phòng kếtoán – ngân quỹ:.14

3.3.7 Phòng kiểm tra nội bộ:.14

3.4 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong năm 2008.15

3.4.1 Thuận lợi .15

3.4.2 Khó khăn.15

3.5Kết quảhoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006-2008.16

3.6 Phương hướng nhiệm vụnăm 2009.17

3.7 Quy định cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.18

3.7.1 Đối tượng cho vay:.18

3.7.2 Điều kiện tín dụng.18

3.7.3 Phương thức cho vay.19

3.7.4 Loại cho vay và thời hạn cho vay.19

3.7.5 Lãi suất cho vay.20

3.7.6 Quy trình tín dụng .21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG.23

4.1 Tình hình tổng nguồn vốn tại ngân hàng.23

4.2 Phân tích thực trạng cho vay hộgia đình, cá nhân.24

4.2.1 Phân tích doanh sốcho vay hộgia đình, cá nhân.24

4.2.2 Phân tích doanh sốcho vay hộgia đình, cá nhân theo thời hạn.25

4.2.3 Phân tích doanh sốcho vay hộgia đình, cá nhân theo thểloại.26

4.3 Phân tích thực trạng thu nợhộgia đình, cá nhân.28

4.3.1 Phân tích doanh sốthu nợhộgia đình, cá nhân.28

4.3.2 Phân tích doanh sốthu nợhộgia đình, cá nhân theo thời hạn.29

4.3.3 Phân tích doanh sốthu nợhộgia đình, cá nhân theo thểloại.30

4.4 Phân tích thực trạng dưnợhộgia đình, cá nhân.32

4.4.1 Phân tích dưnợhộgia đình, cá nhân.32

4.4.2 Phân tích dưnợhộgia đình, cá nhân theo thời hạn .33

4.4.3 Phân tích dưnợhộgia đình, cá nhân theo thểloại .34

4.5 Phân tích thực trạng nợquá hạn hộgia đình, cá nhân.36

4.6 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộgia đình, cá nhân.38

4.6.1Hệsốthu nợ.38

4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng.39

4.6.3Nợquá hạn trên tổng dưnợ.39

4.6.4Dưnợtrên vốn huy động .40

4.7 Đánh giá những thành công và tồn tại chủyếu trong hoạt động tín dụng hộgia

đình, cá nhân.41

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG HỘGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG.43

5.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn:.43

5.2 Không ngừng mởrộng qui mô tín dụng hộgia đình, cá nhân.44

5.2.1 Nâng cao doanh sốcho vay.44

5.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụdành cho hộgia đình, cá nhân.44

5.2.3Tăng cường ứng dụng công nghệthông tin, phát triển hạtầng kỹthuật, trang

thiết bịcho hoạt động ngân hàng.45

5.3Xửlý triệt để, kiên quyết các khoản nợquá hạn.45

5.4 Nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũcán bộtín dụng tại

ngân hàng.46

5.4.1 Công tác đào tạo.46

5.4.2 Tuyển dụng .46

5.4.3 Thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút và giữchân nhân viên giỏi một cách

thỏa đáng .47

5.4.4 Hoàn thiện cung cách phục vụkhách hàng, nâng cao khảnăng giao tiếp của

cán bộnhân viên.47

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.49

6.1Kết luận .49

6.2 Kiến nghị.50

6.2.1 Đối với cơquan Nhà Nước:.50

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước:.50

6.2.3 Đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL:.51

TÀI LIỆU THAM KHẢO .52

pdf63 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hướng dẫn của ngân hàng. 3.7.3 Phương thức cho vay Ngân hàng nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp,Trong đó, phương thức cho vay hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là: Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng nơi cho vay tiến hành các thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay trả góp: khi vay vốn ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Trường hợp khách hàng trả nợ vay trước hạn ngân hàng thỏa thuận với khách hàng số lãi tiền vay phải trả cho phù hợp nhưng không được thấp hơn mức lãi tiền vay của cùng loại cho vay tại thời điểm trả nợ. Phương thức cho vay khác: Cho vay xây dựng sửa chữa mua nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay có bảo đảm bằng chứng từ có giá, cho vay cầm cố vàng, xe ô tô, xe gắn máy và các phương thức cho vay khác, được thực hiện theo qui định hiện hành của thống đốc ngân hàng nhà nước. 3.7.4 Loại cho vay và thời hạn cho vay Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nguồn vốn vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL thì thể loại vay và thời hạn cho vay xác định như sau: Thể loại cho vay: Cho vay ngắn hạn: cho khách hàng vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung dài hạn: cho khách hàng vay nhằm thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 19 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. Cho vay ngắn hạn thì thời hạn cho vay theo thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Nợ ngân hàng được phân thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2: Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 đến 180 ngày) là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày) là nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 3.7.5 Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do chi nhánh ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận theo lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi phù hợp với qui định của NHNN và hướng dẫn về định giá cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Chi nhánh ngân hàng phải công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết. Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo qui định của chính phủ về hướng dẫn của NHNN và ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức qui định của thống đốc NHNN và hướng dẫn của ngân hàng phát triển nhà nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong thời hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Trong trường hợp có qui định thay đổi về lãi suất và các trường hợp cần thiết, khi khách hàng và ngân hàng có nhu cầu, chi nhánh ngân hàng phát triển nhà nơi cho vay cùng khách hàng thỏa thuận mức lãi suất cho vay mới và ghi bổ sung vào hợp đồng tín dụng. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 20 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang 3.7.6 Quy trình tín dụng: Căn cứ vào chế độ tín dụng ngân hàng và phương thức hoạt động của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL nhằm đảm bảo tiền vay trên cơ sở pháp lý có hiệu quả thì quy trình tín dụng được thực hiện thông qua các bước sau: Sơ đồ 3.3: Mô tả quy trình tín dụng Hướng dẫn lập hồ sơ khách hàng Thẩm định hồ sơ vay vốn Quyết định cho vay (1) (2) Hướng dẫn lập giấy nhận nợ Lưu gửi, chuyển giao thông tin Giải ngân cho khách hàng Theo dõi quá trình sử dụng vốn Thu nợ và lãi vay khi đến hạn Xử lý khi khách hàng khó khăn Đánh giá hoạt động vay vốn Thanh lý hay mở hợp đồng mới (11) (8) (9) (10) (7) (5) (6) (3) (4) (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) (1) Khi có nhu cầu vay vốn: khách hàng đến ngân hàng và tổ tư vấn ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ khách hàng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho cán bộ tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như qui định tại điều 7 quy chế cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng (Quyết định số 1627/2001/QĐ_NHNN) phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại hình cho vay và khoản vay. (2) Thẩm định hồ sơ: cán bộ tín dụng đánh giá chung về khách hàng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống và khả năng trả nợ vay, thẩm định thực tế của khách hàng nếu cần thiết để quyết định cho vay. (3) Quyết định cho vay: Lãnh đạo phòng kinh doanh xem xét lại hồ sơ, thẩm định lại các chỉ tiêu đã được Cán bộ tín dụng tính toán. Sau đó ghi ý kiến của mình vào tờ trình thẩm định đồng ý hay không đồng ý, nếu đồng ý thì trình hồ sơ lên giám đốc chi nhánh.Giám đốc sẽ căn cứ vào tờ trình thẩm định có chữ ký của cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng nghiệp vụ kinh doanh để xem xét và quyết định cho vay hay không. (4) Hướng dẫn lập giấy nhận nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo lịch giải ngân cho khách hàng đến nhận vốn vay thì khách hàng phải ký giấy nhận nợ. Khách SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 21 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang hàng có thể giải ngân một lần hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân cán bộ tín dụng phải lập giấy nhận nợ theo mẫu có sẵn. (5) Giải ngân cho khách hàng: Khi thủ tục hoàn tất,cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán – ngân quỹ nhận và hạch toán ở các khoản giải ngân theo qui định và khách hàng sẽ nhận được tiền ở phòng kế toán – ngân quỹ. (6) Lưu gửi và chuyển giao thông tin: cán bộ tín dụng có trách nhiệm nạp thông tin dữ liệu về khách hàng và khoản vay vào chương trình máy tính và chuyển những chứng từ cần thiết cho các phòng, bộ phận có liên quan để phối hợp theo dõi khoản vay. (7) Theo dõi quá trình sử dụng vốn: trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, có thể tái thẩm định khi cần thiết, tiến hành chấm dứt hoạt động và thu hồi vốn khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. (8) Thu nợ và lãi: cán bộ hỗ trợ có trách nhiệm lập danh sách các khoản nợ (chậm nhất trước 10 ngày làm việc), lập và gửi phiếu nhắc thu nợ chuyển cho cán bộ tín dụng đến khách hàng vay vốn chậm nhất 5 ngày trước thời điểm nợ phải trả. (9) Xử lý khi khách hàng gặp khó khăn: trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố khách quan dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và có văn bản đề nghị gia hạn trả nợ lãi, thì cán bộ tín dụng xem xét và trình ban giám đốc để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi cho khách hàng để khách hàng có thể tiếp tục hoạt động và trả nợ. Còn nguyên nhân chủ quan thì cán bộ tín dụng xem xét trình ban giám đốc chuyển sang nợ quá hạn và tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ gốc. (10) Đánh giá hoạt động vay vốn: cán bộ tín dụng đánh giá lại quá trình hoạt động vay vốn của khách hàng, chấm điểm khách hàng và xếp loại khách hàng, phân loại khách hàng, những mặt ưu điểm, nhược điểm của khách hàng để có cơ sở cho lần hợp tác tiếp theo. (11) Thanh lý hay tiếp tục hợp đồng mới: cán bộ tín dụng sẽ thanh lý hợp đồng đối với khách hàng xếp loại không tốt hay sẽ tiếp tục ký hợp đồng tiếp với khách hàng có uy tín và được đánh giá xếp loại tốt. ¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 3: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang tuy mới thành lập vào năm 1999 và mặc dù không phải là một ngân hàng lớn nhưng bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, từng bước xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình đã và đang từng bước phát triển hơn cả về quy mô lẫn về chất lượng. Bên cạnh đó ngân hàng không ngừng sửa đổi, bổ sung từng bước hoàn thiện bộ máy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng luôn có những chiến lược thu hút khách hàng. Điều đó có thể thấy rõ qua tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có sự tiến triễn và không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, bất kỳ một hoạt động nào của ngân hàng đều phải đối mặt với những rủi ro và rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng thường gặp phải đó chính là rủi ro về tín dụng. Chính vì vậy, tiếp theo chúng ta sẽ phân tích hoạt động cho vay ngân hàng để thấy rõ hơn về thực trạng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng đang diễn ra như thế nào. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 22 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Tình hình tổng nguồn vốn tại ngân hàng Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Muốn hoạt dộng có hiệu quả, việc đầu tiên phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình hoạt động được trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc làm cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Bảng 4.1: Tình hình tổng nguồn vốn qua 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 189.618 291.643 378.846 102.025 53,81 87.203 29,9 Tiền gửi TCTD 5.344 10.457 16.341 5.113 95,68 5.884 56,27 Tiền gửi TCKT 2.487 17.157 58.634 14.670 589,87 41.477 241,75 Tiền gửi cá nhân, hộ dân cư 181.787 264.029 303.871 82.242 45,24 39.842 15,09 Vốn điều hoà 674.938 750.813 864.523 75.875 11,24 113.710 15,14 Tổng vốn 864.556 1.042.456 1.243.369 177.900 20,58 200.913 19,27 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2007 tăng 177.900 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 20,58%. Năm 2008 tăng 200.913 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 19,27%. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đang có xu hướng phát triển tốt, có được kết quả này là do Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang được nhiều người biết đến nhờ đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, năng động, tận tình phục vụ trong giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Đồng thời ngân hàng cũng phát triển thêm các SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 23 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang sản phẩm, dịch vụ kết hợp với các chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, lãi suất ưu đãi nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn và nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gởi tiền vào Chi nhánh ngày càng tăng. 4.2 Phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình, cá nhân 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An giang. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của tỉnh An giang mà cả đối với ngân hàng, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại chi phí lãi tiền gởi của khách hàng, chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Những năm gần đây, nhu cầu vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tình hình doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang thể hiện như sau : Bảng 4.2: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,36 511.563 62,62 2. Tổng DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Qua số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân tăng đều qua các năm: năm 2007 đạt 816.943 triệu đồng chiếm 74,7% trong tổng doanh số cho vay và tăng 230.744 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 39,36%. Năm 2008 đạt 1.328.506 triệu đồng chiếm 77,6%, tăng 511.563 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 62,62%. Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân liên tục tăng qua các năm là do các loại hình kinh doanh chủ yếu chiếm hơn 80% là hộ gia đình, cá nhân và hộ gia đình, cá nhân chiếm một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Mặt khác, trong thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay phù hợp, thủ tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị nên đã thu hút được lượng lớn khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đến xin vay vốn tại ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã góp phần bổ sung vốn lưu động cho người dân yên tâm làm ăn, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 24 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang 4.2.2 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thời hạn Bảng 4.3: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn Hạn 309.548 503.137 867.642 193.589 62,5 364.505 72,4 Trung, Dài hạn 276.651 313.806 460.864 37.155 13,4 147.058 46,9 Tổng 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,4 511.563 62,6 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) 309.548 276.651 503.137 313.806 867.642 460.864 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thời hạn từ năm 2006 - 2008 Ngắn hạn Trung, Dài hạn Doanh số cho vay ngắn hạn: Do tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục gia tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay. Mặt khác, nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay của ngân hàng phần lớn tập trung vào cho vay ngắn hạn. Mục đích cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 503.137 triệu đồng, tăng 193.589 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 62,5%. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 867.642 triệu đồng, tăng 364.505 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 72,4%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng chủ yếu là do các năm qua sản xuất nông nghiệp, các mặt hàng nông phẩm gặp nhiều thuận lợi, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 25 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang chế biến nông sản vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,nhằm phát triển sản xuất tăng thu nhập đồng thời kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng cho vay như: ngành nghề thương mại dịch vụ, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, Doanh số cho vay trung, dài hạn: Cho vay trung, dài hạn là loại hình cho vay dưới hình thức từ trên 12 tháng đến 60 tháng, đối tượng cho vay là các dự án cải tạo vườn tạp, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ đối với sản xuất, mua tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng, Đồng thời hoạt động cho vay trung, dài hạn có doanh số chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn, điều này góp phần đảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2007, doanh số cho vay trung dài hạn đạt 313.806 triệu đồng, tăng 37.155 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 13,4%. Năm 2008 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 460.864 triệu đồng, tăng 147.058 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 46,9%. Như vậy, qua ba năm doanh số cho vay có chiều hướng tăng dần kể cả cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn vì các khoản vay trung, dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên ngân hàng phải chú trọng các món vay có chất lượng cao, thẩm định, xét duyệt cho vay, lựa chọn khách hàng kỹ hơn rồi mới quyết định cho vay. 4.2.3 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thể loại Bảng 4.4: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thể loại ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % XDSCN 182.175 190.146 322.826 7.971 4,4 132.680 69,8 Tiêu dùng 89.789 225.734 484.905 135.945 151,4 259.171 114,8 SXKD 219,759 277.403 382.610 57.644 26,3 105.207 37,9 Đối tượng khác 94.476 123.660 138.165 29.184 30,9 14.505 11,7 Tỷ trọng XDSCN 31,1 23,3 24,3 Tỷ trọng TD 15,3 27,6 36,5 Tỷ trọng SXKD 37,5 34 28,8 Tỷ trọng khác 16,1 15,1 10,4 Tổng 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,4 511.563 62,6 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 26 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng DSCV hộ gia đình, cá nhân theo thể loại từ năm 2006 – 2008 Năm 2006 31% 15% 38% 16% XD,SCN TD SXKD Khác Năm 2007 23% 27% 16% 34% Năm 2008 24% 37% 29% 10% XD,SCN TD SXKD Khác XD,SCN TD SXKD Khác Ta thấy doanh số cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tăng là do trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên tập trung nhiều khu dân cư với mức sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa cũng rất cần thiết, thể hiện gương mặt của một thành phố là trung tâm kinh tế của Tỉnh. Hơn nữa trên địa bàn An Giang còn có nhiều nơi chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên việc vay vốn sửa chữa nhà của người dân cũng rất cần thiết. Doanh số cho vay ở loại hình này không ngừng tăng qua các năm, cao nhất vẫn là năm 2008 tăng 132.680 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 69,8% so với năm 2007. Mặc dù nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là để phát triển nhà ở nhưng DSCV xây dựng, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng không cao so với tổng doanh số cho vay, là vì loại hình này thời gian cho vay dài, do mua nhà để ở không kinh doanh nên không có sinh lời và chi phí thẩm định cũng cao, mất nhiều thời gian. Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho hộ gia đình mua sắm phương tiện, vật dụng, trang thiết bị sinh hoạt gia đình. Do xã hội phát triển nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong gia đình cũng có xu hướng tăng lên chính vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu cho vay tiêu dùng cũng tăng lên qua các năm cụ thể DSCV năm 2008 là 484.905 triệu đồng tăng 259.171 triệu đồng (tương đương 114,8%) so với năm 2007. Ở lĩnh vực cho vay SXKD thì ngân hàng cho vay đối với các hộ kinh doanh, mua bán nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động do thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh, thời gian cho vay thường là vay ngắn hạn, vì vậy khả năng thu hồi vốn nhanh. Cho vay SXKD cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong DSCV và tăng qua các năm cụ thể doanh số SVTH: Lâm Mỹ Thanh _DH6TC1 Trang 27 Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân GVHD: TS.Bùi Thanh Quang tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang năm 2008 là 382.610 triệu đồng, tăng 105.207 triệu đồng với tốc độ tăng 37,9% so với năm 2007. Nguyên nhân DSCV sản xuất kinh doanh tăng là do ngân hàng thực hiện nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị,thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình kinh doanh có hiệu quả nên cần bổ sung vốn để mở rộng SXKD, đồng thời cũng có một số hộ mới cần vốn để kinh doanh. Chính điều này đã đưa DSCV sản xuất kinh doanh tăng lên. Còn đối với loại hình cho vay khác thì doanh số cho vay của năm 2008 là 138.165 triệu đồng tăng 14.505 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 11,7% so với năm 2007, bao gồm các loại hình cho vay như: cho vay du học, xuất khẩu lao động, mua xe,các hình thức cho vay khác này cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Nhìn chung trong thời gian qua tốc độ cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thể loại cho vay đều tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng, ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn đến giao dịch. Hơn nữa, sản phẩm vay của ngân hàng đa dạng với nhiều hình thức: vay trả góp, cầm cố, tín chấp,Bên cạnh đó, doanh số cho vay có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng loại hình, từng địa bàn giúp cho hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. 4.3 Phân tích thực trạng thu nợ hộ gia đình, cá nhân 4.3.1 Phân tích doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân Bên cạnh công tác cho vay, ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc thu hồi nợ vì thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng cho nên ngân hàng muốn hoạt động tốt thì không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ để đồng vốn được bảo tồn, thu hồi nhanh, tránh thất thoát. Tình hình thu nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân qua ba năm tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang được thể hiện sau : Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 705.746 698.039 1.219.634 (7.707) (1,1) 521.595 74,7 2. Tổng DSTN 926.323 913.946 1.551.574 (12.377) (1,34) 637.628 69,77 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang) Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân năm 2007 đạt 698.039 triệu đồng chiếm 76,4% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 7.707 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 1,1%. Năm 2008 đạt 1.219.634 triệu đồng chiếm 78,61% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 521.595 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 74,7%. Đạt được kết quả như vậy do công tác thu nợ được quan tâm đúng mức và kiểm tra đều đặn nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra trôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1100.pdf
Tài liệu liên quan