Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn

MỤC LỤC

 

 

Danh mục biểu bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục sơ đồ

Danh mục hình ảnh

Danh mục viết tắt

Chương 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa 2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1. Tín dụng 3

2.1.1. Tín dụng là gì? 3

2.1.2. Vai trò của tín dụng 3

2.2. Qui định cho vay của NHNo huyện Thoại Sơn 4

2.2.1. Nguyên tắc vay vốn 4

2.2.2. Điều kiện vay vốn 4

2.2.3. Thời hạn cho vay 4

2.2.4. Các qui định về lãi suất 4

2.2.5. Quy trình xét duyệt cho vay 5

2.2.6. Phương thức vay vốn 6

2.3. Đảm bảo tín dụng 7

2.3.1. Đảm bảo tín dụng là gì? 7

2.3.2 Phân loại đảm bảo 7

2.4. Rủi ro tín dụng 7

2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo 7

 

 

 

Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT HUYỆN THOẠI SƠN 9

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 9

3.2. Bộ máy quản lý của NHNo huyện Thoại Sơn 10

3.2.1. Sơ đồ tổ chức 10

3.2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 10

3.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Thoại Sơn 12

3.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Thoại Sơn trong

giai đoạn từ năm 2004-2006 13

3.4. Thuận lợi và khó khăn, định hướng phát triển năm 2007 của ngân hàng. 14

3.4.1. Thuận lợi 14

3.4.2. Khó khăn 15

3.4.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2007 15

Chương 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo

HUYỆN THOẠI SƠN 16

4.1. Tình hình huy động vốn của NHNo huyện Thoại Sơn 16

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn 17

4.2.1. Doanh số cho vay 17

4.2.2. Doanh số thu nợ của NHNo huyện Thoại Sơn 21

4.2.3. Doanh số dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006 26

4.2.4. Nợ quá hạn theo thời hạn của NHNo huyện Thoại Sơn 29

4.3. Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tín dụng của ngân hàng 31

4.3.1. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006 31

4.3.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006 31

4.3.3. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006 32

4.3.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân từ năm 2004-2006 33

4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng tại NHNo

huyện Thoại Sơn 33

4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo

huyện Thoại Sơn 39

4.4.1. Kết hợp giữa ngân hàng với phòng nông nghiệp và

chính quyền địa phương 39

4.4.2. Nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng 40

4.4.3. Nâng cao chất lượng công việc của CBTD 41

 

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1. Kết luận 42

5.2. Kiến nghị 42

Tài liệu tham khảo 44

Phụ lục

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu, chỉ tiêu huy động vốn ở NHNo tỉnh giao và quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội cán bộ viên chức đã đề ra. Thống kê làm ba loại hình dễ quản lý như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm. -Tiền gửi không kỳ hạn đạt khoảng 15 tỷ đồng (2005) tăng 97,5% so năm 2004, năm 2006 tăng 9% so năm 2005 mức đạt 16 tỷ đồng. Sở dĩ cả hai năm đều tăng là do CBTD tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, công nhân viên có thu nhập ổn định. -Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động bình quân các năm khoảng 47%/năm. Năm 2005 đạt doanh số 26,2 tỷ đồng, tốc độ tăng 131% so với năm 2004, tiếp tục tăng 14,2% (2006) đạt khoảng 30 tỷ đồng so năm 2005. Là do khuyến khích vay vốn tham gia của các hộ dân cư tránh để nguồn vốn nhàn rỗi, doanh số có tăng nhưng chưa nhiều. -Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm: huy động được 10,3 tỷ đồng năm 2005 tăng 63,1% so năm 2004, sang năm 2006 tăng 84% so năm 2005 ở khoảng 19 tỷ đồng. Nhiều khách hàng có thu nhập ổn định thì họ tích cực tham gia khi nhận thấy rõ lợi ích từ việc gửi tiền. Như vậy, nguồn vốn cung ứng của ngân hàng trong những năm qua đã tạo thêm sinh lực mới cho huyện, góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất ở nông thôn như phong trào xoá đói giảm nghèo, phát triển Hợp tác xã, hội nông dân,…cải thiện đời sống cho người dân. Tạo sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu cho vay của người dân. 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn 4.2.1. Doanh số cho vay ò Theo thời hạn -Huy động vốn để tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro, chi nhánh đã nâng số khách hàng đến vay khoảng 8.000 lượt khách vào năm 2006, bình quân tăng 200-300 lượt khách hàng năm nên doanh số cho vay tăng lên. -Mặc dù cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều rủi ro, món vay nhỏ, chi phí lớn ít hiệu quả hơn so với ngân hàng khác song chi nhánh luôn đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn xem là chiến lược lâu dài. Tuy là một ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là một ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Biểu đồ 4.1. Doanh số cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2004-2006 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Từ bảng số liệu trên thì doanh số cho vay trong ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 202,5 tỷ đồng tăng 42,8% so năm 2004, tiếp tục tăng 26,9% năm 2006 đạt cho vay là 256,9 tỷ đồng so năm 2005. Do đầu tư nhiều đối tượng như: trồng lúa kết hợp thủy sản, hay hoa màu,..Nhằm đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp tăng thu nhập huyện Thoại Sơn đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 (Anh Thi. 25/1/2007. Hội nghị chuyên đề nuôi cá tại xã Vĩnh Khánh - huyện Thoại Sơn. Đọc từ: Hướng mở rộng tín dụng của ngân hàng mang lại hiệu quả đáp ứng vốn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. -Bên cạnh đó, các dự án có chu kỳ dài khoảng 3 năm cũng được đáp ứng vốn kịp thời nhưng có sự biến động không đều. Năm 2005 cho vay đạt khoảng 73 tỷ đồng tăng 50,7% so với năm 2004, do nhu cầu vay phục vụ cho ngành nghề ngày càng phong phú hơn. Nhưng đến năm 2006 giảm 14,4 tỷ đồng so với năm 2005, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: thời tiết, tình hình kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp,…trong sản xuất nên đa số chuyển sang sản xuất với chu kỳ ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, thu nhập của người vay vốn còn thấp. Tóm lại, tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn này, nâng cao uy tín của chi nhánh đến với nhiều khách hàng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 70% tổng doanh số cho vay. Tổng mức cho vay là 275,5 tỷ đồng năm 2005 tăng 44,8% so năm 2004, tiếp tục tăng 14,5% so với năm 2005. Chi nhánh xác định thị trường nông thôn vừa là thị trường quen thuộc đầy hấp dẫn với lượng khách hàng tiềm năng nhiều, giúp chi nhánh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. ò Theo ngành nghề òòDoanh số cho vay theo ngành nghề trong ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Trong đó, cho vay nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác, bình quân qua 3 năm lần lượt nông nghiệp chiếm khoảng 34,3%/ năm và dịch vụ nông nghiệp chiếm cao nhất 52,5%/năm tổng doanh số cho vay. Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No (a) 51.097 68.749 84.834 17.652 34,5 16.085 23,4 Dịch vụ No (b) 75.047 105.564 134.644 30.517 40,7 29.080 27,5 Cho vay đời sống 4.360 7.879 12.022 3.519 80,7 4.143 52,6 Ngành nghề khác 11.328 20.307 25.378 8.979 79,3 5.071 25,0 Tổng cộng (c) 141.832 202.499 256.878 60.667 42,8 54.379 26,9 a/c (%) 36,0 34,0 33,0 - - - - b/c (%) 52,9 52,1 52,4 - - - - Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Phương hướng phát triển của huyện vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp dựa vào lợi thế của vùng theo hướng CNH - HĐH, triển khai áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp thay thế tập quán canh tác lạc hậu vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng năng suất. Nâng cấp các công trình thuỷ lợi cùng với hỗ trợ của chính quyền địa phương, vay vốn để sửa chữa trang thiết bị máy móc như: sửa máy cày, máy bơm nước, đóng vỏ đò,… nên doanh số vay cho dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% tổng doanh số cho vay. Đạt khoảng 105,6 tỷ đồng năm 2005 tăng 30,5 tỷ đồng so năm 2004, sang năm 2006 tăng 29,1 tỷ đồng so năm 2005 doanh số đạt 134,6 tỷ đồng do CBTD tiến hành thẩm định về việc trả nợ của khách hàng nên ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư. -Thoại Sơn tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá huyện nhà bằng cách phát động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp cho vay là 68,8 tỷ đồng năm 2005 tăng 17,7 tỷ đồng so năm 2004; tăng 16,1 tỷ đồng năm 2006 đạt 84,8 tỷ đồng so năm 2005. Xu hướng vay nuôi gia cầm giảm do dịch bệnh nên nhiều hộ nhanh chóng chuyển sang nuôi khác như: trâu, bò, dê,…số lượng heo giảm không đáng kể nhờ phòng nông nghiệp có hướng chỉ đạo kiểm soát dịch ngăn chặn lây lan trong vùng. Trong đó, vay nuôi thuỷ sản chiếm khoảng 60% tổng doanh số cho vay của ngành. -Cán bộ công nhân viên vay chủ yếu dựa vào tín chấp số tiền vay được ứng trước dùng vào việc sửa nhà, chi tiêu sinh hoạt. Nhìn chung, năm 2005 đạt 7,9 tỷ đồng tăng 3,5 tỷ đồng so năm 2004; đạt 12 tỷ đồng năm 2006 tăng 4 tỷ đồng so năm 2005. Do vay thanh toán các khoản phí khác gồm vay bên ngoài, mua vật dụng trong gia đình,…Bên cạnh đó, vay cho ngành nghề tăng đều qua các năm. Năm 2005 cho vay là 20,3 tỷ đồng tăng 79,3% so năm 2004, sang năm 2006 tiếp tục tăng 25% so năm 2005. Dùng vào việc sửa chữa nhà trọ, phòng Karaoke, mua trang thiết bị cho phòng Internet,…Là do thực hiện dịch vụ cầm kỳ phiếu, vay làm ghế đá,…chi nhánh linh hoạt mức lãi suất phù hợp là động lực thúc đẩy nhiều khách hàng đến vay tại NHNo huyện Thoại Sơn. Tóm lại, chi nhánh nắm được tình hình phát triển kinh tế qua các năm nên đã tập trung đầu tư phát triển ngành chủ lực nhằm tạo chỗ dựa vững chắc để phát triển các ngành khác. òòCho vay theo trung hạn có sự biến động không đều qua các năm Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 4.290 8.977 7.210 4.687 109,3 -1.767 -19,7 Dịch vụ No 25.021 36.514 25.535 11.493 45,9 -10.979 -30,1 Cho vay đời sống 14.312 18.935 18.940 4.623 32,3 5 0,03 Ngành nghề khác 4.810 8.564 6.934 3.754 78,0 -1.630 -19,0 Tổng cộng 48.433 72.990 58.619 24.557 50,7 -14.371 -19,7 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Qua bảng thống kê trên thì thấy doanh số cho vay năm 2005 tăng mạnh so năm 2004. Trong đó, ngành chiếm tỷ trọng cao vẫn là thuộc ngành dịch vụ nông nghiệp với doanh số cho vay là 36,5 tỷ đồng tăng 45,9%. Mục đích vay mua các loại máy như: máy cày, máy xới, máy bơm nước, kinh doanh thuốc trừ sâu phân bón,…chi phí đầu tư cao nên vay trung hạn kéo dài thời gian sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc hoàn vốn và trả lãi. Khi vào vụ hè thu, thu đông do thời tiết thất thường mưa nhiều nên nhu cầu sấy lúa rất nhiều mà trên địa bàn chưa đáp ứng đủ, từ nhu cầu thực tế một số hộ đã mạnh dạn vay vốn xây dựng nơi sấy lúa, kinh doanh sấy nấm rơm. Năm 2006 doanh số giảm đi 30,1% so năm 2005, do số lượng mua máy giảm vì số lượng máy tương đối phục vụ đủ nhu cầu gần xa trong vùng. Mặt khác, huy động vốn trong ngắn hạn nên cho vay chủ yếu trong ngắn hạn, phương án sản xuất có chu kỳ trong ngắn hạn. -Bên cạnh đó, cho vay đời sống tăng đều năm 2005 đạt doanh số là 18,9 tỷ đồng tăng 32,3% so năm 2004, năm 2006 tăng nhẹ 0,03% so năm 2005. Mục đích vay để mua đất; mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng nhà ở theo chủ trương chính sách nâng cao đời sống nhân dân có nơi ở vững chắc khi lũ về để yên tâm sản xuất và công nhân viên mua xe gắn máy phục vụ cho việc đi lại; vay đi xuất khẩu lao động khoảng thời gian 3 năm như: Malaysia, Indonesia,.... -Tương tự, đối với nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay khoảng 9 tỷ đồng tăng 4,7 tỷ đồng so năm 2004. Do vay xây dựng trang trại, chuồng trại nuôi heo, bò,mở rộng nuôi thuỷ sản…cải tạo vườn tạp trồng cây gáo, bạch đàn,…Năm 2006, cho vay là 7,2 tỷ đồng giảm 1,8 tỷ đồng so năm 2005, ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. -Đối với ngành nghề khác được đầu tư tăng, năm 2005 đạt 8,6 tỷ đồng tăng 3,8 tỷ đồng so năm 2004. Dùng cho việc xây dựng phòng nghỉ để phục vụ du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet,….Sang năm 2006 giảm đi 1,6 tỷ đồng cho vay chỉ còn 6,9 tỷ đồng so năm 2005. Mặt khác, huyện ít có dự án đầu tư lớn và cũng do tài sản thế chấp không đủ để đảm bảo cho những khoản vay lớn. Như vậy, nhu cầu vay của người dân vừa cao vừa đa dạng mọi ngành nghề dựa vào sự phát triển của ngành, chi nhánh đầu tư cho phù hợp với hướng phát triển kinh tế của huyện nên doanh số sẽ thay đổi qua các năm là điều tất nhiên. Cùng với sự chỉ đạo của NHNo tỉnh, chi nhánh luôn điều chỉnh doanh số cho vay ở mức cân đối và ổn định nhất để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của chi nhánh. 4.2.2. Doanh số thu nợ của NHNo huyện Thoại Sơn ò Theo thời hạn -Hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phát triển bền vững chỉ khi sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao, đồng thời thu nợ đúng thời hạn. Vì thế, công tác thu nợ hết sức quan trọng để có thể duy trì kinh doanh, cho vay sản xuất và tái sản xuất mở rộng cả về qui mô lẫn hoạt động tín dụng. Biểu đồ 4.2. Tình hình thu nợ trong giai đoạn năm 2004-2006 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Doanh số thu nợ đều tăng lên qua các năm. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Năm 2005 doanh số thu đạt 177,3 tỷ đồng tăng 57,8% so năm 2004; năm 2006 tiếp tục tăng 29,2% với mức thu khoảng 229 tỷ đồng so năm 2005. Do nhu cầu vay phục vụ phương án SXKD theo ngắn hạn gia tăng, sản phẩm bán được giá và do những doanh nghiệp ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài về lúa, tôm, cá,….Mặt khác, ý thức vay vốn trả đúng hạn trong dân nâng cao. Đối với hộ khó khăn được bàn giao cho ngân hàng chính sách xã hội với nhiều sự ưu đãi giúp xóa đói giảm nghèo. Khách hàng giữ uy tín với ngân hàng, nếu để nợ quá hạn nhiều lần thì ngân hàng sẽ ngưng ký hợp đồng tạo áp lực, tránh tâm lý chủ quan về ngân hàng nhà nước tiêu cực trong việc hoàn trả nợ. -Tuy nhiên, thu hồi nợ trung hạn doanh số có giảm nhẹ, ảnh hưởng đến mức chỉ tiêu đề ra của NHNo tỉnh An Giang. Năm 2005 thu nợ 66,5 tỷ đồng giảm đi 3% so năm 2004, tiếp tục giảm thu năm 2006 là 0,5% so năm 2005. Do doanh số cho vay trung hạn giảm trong nhiều năm gần đây, kinh doanh các cửa hàng bán gối đầu nên chậm thu hồi cho ngân hàng thời hạn vay của nhiều khách hàng khác nhau nên hoàn vốn cũng khác nhau. Một số hộ bị chuyển sang nợ quá hạn làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. -Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào và NHNo huyện Thoại Sơn cũng không ngoại lệ nếu thu nợ không đúng dự kiến để kéo dài hay tồn đọng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xấu hơn là phá sản. Để không rơi vào hoàn cảnh đó đòi hỏi nỗ lực cả tập thể, trong đó vai trò người lãnh đạo rất quan trọng là người thuyền trưởng chèo chống con thuyền của mình vượt qua thuyền khác và những tảng băng trôi, dựa vào lợi thế sẵn có để tiến thẳng về đích một cách an toàn nhất. Tóm lại, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng năm 2005 đạt thu 243,8 tỷ đồng tăng 63 tỷ đồng so năm 2004, tiếp tục tăng năm 2006 là 51,5 tỷ đồng so năm 2005. Với việc thực hiện tốt vai trò trung gian của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, hạn chế được mức độ rủi ro dẫn đến nợ xấu cả về phía khách hàng cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. CBTD thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, chi nhánh sẽ sao kê“Sao kê”: là bảng kê chi tiết các khoản giao dịch cùng các khoản mà khách hàng còn nợ của chi nhánh trong một khoảng thời gian nhất định. tất cả các khoản nợ đọng để CBTD tiện theo dõi cam kết lập phương án kế hoạch thu hồi nợ, ngăn chặn các trường hợp nợ quá hạn. ò Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NHNo huyện Thoại Sơn òòTrong ngắn hạn -Mặc dù đa dạng hoá đối tượng phục vụ nhưng đa số khách hàng vay ở ngân hàng là nông dân, sản xuất nông nghiệp và mua trang thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp nên doanh số thu hồi nợ bình quân so với các ngành khác chiếm tỷ trọng nhiều hơn lần lượt: ngành nông nghiệp khoảng 38,5%/năm và dịch vụ nông nghiệp khoảng 46,5%/năm tổng doanh số thu nợ. Bảng 4.5. Doanh số thu nợ theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No (a) 49.615 64.872 79.741 15.257 30,8 14.869 22,9 Dịch vụ No (b) 48.095 92.864 101.632 44.769 93,1 8.768 9,4 Cho vay đời sống 1.067 5.566 7.540 4.499 421,6 1.974 35,5 Ngành nghề khác 13.551 29.575 40.214 16.024 118,2 10.639 36,0 Tổng cộng (c) 112.328 177.297 229.127 64.969 57,8 51.830 29,2 a/c (%) 44,2 36,6 34,8 - - - - b/c (%) 42,8 52,4 44,4 - - - - Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Từ bảng trên thì thu nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm. Năm 2005 ngành nông nghiệp thu 64,9 tỷ đồng tăng 15,3 tỷ đồng so năm 2004, đến năm 2006 tăng 14,9 tỷ đồng so năm 2005. Do thị trường ổn định và người dân rút kinh nghiệm trong sản xuất đồng thời trình độ người thực hiện phương án nâng cao có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. Hạn chế những nguyên nhân từ tự nhiên với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống đê bao khép kín tiểu vùng năm 2002 nhằm chống lũ bảo vệ lúa, mô hình mùa nước nỗi. -Tổng Giám đốc của NHNo Việt Nam có chính sách cho vay khắc phục dịch cúm gia cầm theo qui định 1/12/2005 cho toàn hệ thống ngân hàng chung cả nước, cụ thể giảm lãi vay 0,15%/tháng (trong thời gian 6 tháng) đối với hộ chăn nuôi gia cầm các khoản vay mua con giống, thức ăn, chăm sóc, phòng chống bệnh được cơ quan thẩm quyền xác nhận thiệt hại. Đối với khoản vay quá hạn được áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn bằng không. Các khoản vay đến 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp, hộ gia đình chuyển hướng sản xuất kinh doanh, khắc phục dịch bệnh được giảm lãi suất 0,15%. (Thành Vinh. 30/1102005. AGRIBANK: Đổi mới để người nông dân hơn. Đọc từ: -Gia tăng nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp, tuỳ khả năng bảo đảm tài sản thế chấp và mục đích sử dụng phù hợp sẽ đầu tư để thay thế sức lao động con người, nhu cầu vốn sửa chữa máy nhiều phục vụ cho gia đình và những hộ sản xuất xung quanh. Năm 2005 thu 92,9 tỷ đồng tăng 93,1% so năm 2004, sang năm 2006 thu nợ tăng nhẹ 9,4% so năm 2005, do CBTD nắm chắc món vay thường xuyên đôn đốc khách hàng tránh để quá hạn. -Thường cho vay đời sống ở cán bộ công nhân viên để trang trải sinh hoạt, sửa chữa nhà,…trả theo quy định dựa vào thu nhập để có hạn mức tín dụng phù hợp đa số họ giữ uy tín với ngân hàng. Năm 2005 thu là 5,6 tỷ đồng tăng 4,5 tỷ đồng so năm 2004, năm 2006 tăng khoảng 2 tỷ đồng so năm 2005. Ngoài ra, thu nợ các ngành nghề khác đạt hiệu quả cao năm 2005 tăng 118,2% so năm 2004, sang năm 2006 tăng 36% chủ yếu thu từ các kỳ phiếu. Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn tăng song song đó là công tác thu nợ tăng theo đảm bảo nguồn thu. Một trong số những rủi ro đáng sợ vì nếu nguồn vốn không được thu hồi đúng thời hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc tái đầu tư. òòTrong trung hạn -Cho vay trung hạn càng kéo dài thì rủi ro càng cao trong thu hồi vốn và lãi do thời hạn vay khác nhau nên doanh số thu nợ sẽ có biến động. Nhu cầu vay trung hạn giảm nên doanh số thu nợ qua 3 năm cũng giảm thể hiện ở bảng sau. Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No (a) 7.750 8.177 8.213 427 5,5 36 0,4 Dịch vụ No (b) 36.383 26.847 27.010 -9.536 -26,2 163 0,6 Cho vay đời sống 19.680 21.663 21.098 1.983 10,1 -565 -2,6 Ngành nghề khác 4.715 9.778 9.800 5.063 107,4 22 0,2 Tổng cộng (c) 68.528 66.465 66.121 -2.063 -3,0 -344 -0,5 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Tổng thu nợ đạt 66,5 tỷ đồng năm 2005 giảm 3% so năm 2004, đến năm 2006 giảm tiếp 0,5% so năm 2005. Do ảnh hưởng thời tiết, vay mua máy giảm, giá đầu ra của sản phẩm biến động, kinh doanh chưa hiệu quả doanh số cho vay có xu hướng giảm, CBTD chưa chủ động sắp xếp thời hạn trả nợ cho khách hàng. -Đối với ngành nông nghiệp và ngành nghề khác thì tăng nhẹ qua các năm. Ngành nông nghiệp năm 2005 thu 8,2 tỷ đồng tăng 5,5% so năm 2004, năm 2006 tăng 0,4% so năm 2005. Do sản phẩm bán được giá nhờ áp dụng kỹ thuật mới bảo quản sau thu hoạch giảm thất thoát nâng cao chất lượng, kinh doanh hiệu quả. Cho vay đời sống giai đoạn đầu tăng 10,1% do làm việc ở nước ngoài thu nhập cao gửi tiền về, thu nhập công nhân viên ổn định đảm bảo khoản vay; giảm đi 2,6% năm 2006 so năm 2005 vì các hộ vay sửa nhà theo đề án gặp khó khăn, mở rộng làm ăn không hiệu quả và một số công nhân viên dùng trang trải cuộc sống hằng ngày nên trễ thời gian quy định. -Doanh số thu nợ dịch vụ nông nghiệp biến động các năm, năm 2005 thu nợ giảm so năm 2004 là 26,2%, đến năm 2006 tăng 0,6% so năm 2005. Người dân sử dụng nhiều máy móc và được mùa nên thanh toán đầy đủ cho chủ máy, chia ra nhiều kỳ trả nợ phù hợp với khả năng của khách hàng. Cần đẩy mạnh hơn công tác thu nợ hạn chế rủi ro về thu hồi vốn, đồng thời điều chỉnh lãi suất phù hợp, vay nhiều trả đúng việc sử dụng vốn của ngân hàng ngày hiệu quả hơn. Tóm lại, Số tiền vay lớn, thời gian vay kéo dài thì mức độ rủi ro cao nhưng nó không còn là khó khăn vì chi nhánh đề ra nhiều biện pháp phòng ngừa như: tăng tính chính xác và chặt chẽ hơn khi thẩm định khả năng khách hàng và phương án, có phương án phòng và nguồn thu khác đảm bảo khả năng thu nợ từ khách hàng. 4.2.3. Doanh số dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006 òTheo thời hạn -Nhận thức đúng đắn đường lối phát triển kinh tế của Đảng uỷ, UBND huyện cùng với sự chỉ đạo của NHNo tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tín dụng trên địa bàn đúng hướng với tốc độ nhanh và có kết quả cao. Doanh số cho vay tăng qua các năm có sự điều chỉnh dư nợ tăng trưởng phù hợp mức tăng của nền kinh tế. Biểu đồ 4.3. Tình hình dư nợ trong giai đoạn 2004-2006 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Tổng dư nợ năm 2005 là 234,2 tỷ đồng tăng 15,7% so năm 2004, đến năm 2006 tăng 8,6% so với năm 2005. Điều chỉnh dư nợ tăng qua các năm nhờ có điều kiện thuận lợi từ phía Thủ tướng Chính phủ ra nghị quyết 67 năm 1999, về chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tạo bước ngoặt quan trọng là hộ No được vay tín chấp tối đa đến 10 triệu đồng. (4/7/2006. Thanh Sơn: khi tín dụng ngân hàng được xã hội hoá. Đọc từ: -Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao bình quân 66,2% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 152,3 tỷ đồng tăng 19,8% so năm 2004, sang năm 2006 tăng 18,2% so năm 2005. Do ngân hàng luôn tích cực chủ động tiếp cận và tìm kiếm khách hàng trên cơ sở phân loại khách hàng để nâng mức đầu tư với khách hàng có tín nhiệm làm ăn hiệu quả, nhu cầu vốn luôn lớn hơn cung vốn và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau của nền kinh tế huyện nhà. -Ngược lại, dư nợ cho vay theo trung hạn biến đổi không đều ở giai đoạn này vì nhu cầu vốn các năm khác nhau. Năm 2005 dư nợ đạt 81,9 tỷ đồng tăng 8,7% so năm 2004, do vay xây dựng nhà, tôn nền nhà đối với hộ nằm trong vùng lũ, kinh doanh phòng nghỉ,…Đến năm 2006 giảm xuống 9,2% còn 74,4 tỷ đồng so năm 2005. Huyện thuần về nông nghiệp nên dự án có qui mô lớn về nông nghiệp và các ngành nghề khác còn hạn chế, chủ yếu cho vay các dự án nhỏ. Khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi vay vốn và mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bảng 4.7. Khung pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Hộ vay không thế chấp tài sản Mức tiền dưới...(triệu đồng) 10 30 50 500 Sản xuất Trang trại Nuôi trồng thủy sản Hợp tác xã xuất khẩu nông sản Khắc phục dịch cúm gia cầm Nguồn tin: -Năm 2004 doanh số cho vay thấp hơn doanh số dư nợ 12,2 tỷ đồng công tác thu nợ gặp khó khăn, hai năm sau đó nhờ rút kinh nghiệm có sự điều chỉnh phù hợp, doanh số cho vay cao hơn doanh số dư nợ chênh lệch lần lượt là 41,3 tỷ đồng; 61,1 tỷ đồng. òDoanh số dư nợ theo ngành nghề của Ngân hàng òòTrong ngắn hạn Bảng 4.8. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 40.230 44.107 51.234 3.877 9,6 7.127 16,2 Dịch vụ No 72.187 84.887 102.652 12.700 17,6 17.765 21,0 Cho vay đời sống 4.269 6.582 8.670 2.313 54,2 2.088 31,7 Ngành nghề khác 10.356 16.668 17.439 6.312 61,0 771 4,6 Tổng cộng 127.042 152.244 179.995 25.202 19,8 27.751 18,2 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Từ bảng thống kê trên thì doanh số dư nợ điều chỉnh tăng qua các năm do doanh số cho vay tăng. Nhu cầu vốn trong ngành nông nghiệp cao bình quân chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. Năm 2005 kết quả dư nợ khoảng 44 tỷ đồng tăng 9,6 % so năm 2004, năm 2006 dư nợ 51 tỷ đồng tăng 16,2 % so năm 2005. Do mua con giống ở các trang trại, mô hình VAC, tổ vay vốn trồng nấm rơm, nhiều mô hình mùa nước nổi được áp dụng mang lại hiệu quả đáng kể như: 1 vụ lúa-1 vụ màu, 1 vụ lúa- 1 vụ tôm,… -Ngành nông nghiệp phát triển kéo theo phát sinh nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành bình quân chiếm trên 55 % tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ đạt 84,9 tỷ đồng tăng 17,6% so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 21% đạt 102,7 tỷ đồng so năm 2005. Do xu hướng cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn số lượng máy móc ngày càng tăng. Muốn đưa nông nghiệp phát triển nhanh hội nhập với nền nông nghiệp khu vực là cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. -Ngoài ra, ngành nghề khác cũng được đầu tư và doanh số dư nợ cho vay tăng nhẹ các năm. Năm 2005 dư nợ cho vay 16,7 tỷ đồng tăng 61% so năm 2004, năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng 4,6% so năm 2005. Do uy tín của ngân hàng nâng cao về chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển. Kinh tế phát triển khá rõ nét với mức sống người dân và trình độ nâng cao có thể nắm bắt theo nhịp sống của thời hội nhập chung của toàn xã hội. òòDoanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn của Ngân hàng Bảng 4.9. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 6.956 7.756 7.932 800 11,5 176 2,3 Dịch vụ No 37.375 47.042 38.642 9.667 25,9 -8.400 -17,9 Cho vay đời sống 19.367 16.639 17.410 -2.728 -14,1 771 4,6 Ngành nghề khác 11.709 10.495 10.446 -1.214 -10,4 -49 -0,5 Tổng cộng 75.407 81.932 74.430 6.525 8,7 -7.502 -9,2 Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn -Dư nợ theo trung hạn có sự biến đổi không điều trong giai đoạn này, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao bình quân khoảng 57,4% tổng dư nợ, vay mua máy sấy lúa, máy cắt lúa nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch,...Nó đạt mức là 47 tỷ đồng tăng 9,7 tỷ đồng so năm 2004, ngành nông nghiệp cũng tăng 10,3% ở mức 7,8 tỷ đồng. Ngân hàng không bỏ quên các ngành khác vẫn được đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Thoại Sơn.doc