Khóa luận Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF

MỤC LỤC

 

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1 Cơ sở hình thành đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1 Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan 3

1.1 Khái niệm đòn bẩy 3

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan 3

2 Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) 5

2.1 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động 5

2.2 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động 6

2.3 Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp 7

2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động 7

3 Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) 7

3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính 8

3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro 11

4 Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính 14

Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN & RỦI RO CỦA CTY 16

1 Giới thiệu chung về cty Delta AGF 16

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 18

1.3 Nhận xét chung: 21

1.4 Những thuận lợi và khó khăn 21

1.5 Mục tiêu của công ty 22

2 Phân tích đòn bẩy hoạt động 22

2.1 Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí 22

2.2 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động 24

2.3 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động của công ty 26

2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động đối với công ty 28

3 Phân tích đòn bẩy tài chính 28

3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính 28

3.2 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần 34

4 Phân tích đòn bẩy tổng hợp 37

5 Giải pháp cho kế hoạch tài trợ nhu cầu vốn tương lai 38

5.1 Xác định EBIT kỳ vọng 38

5.2 Các mức vay nợ và chi phí sử dụng vốn vay 41

5.3 Phân tích mối quan hệ EBIT - EPS 43

5.4 Đo lường rủi ro tài chính của các phương án tài trợ 48

5.5 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các phương án tài trợ 49

Chương 4: KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cũng như quản lý để xuất khẩu và xây dựng thương hiệu. Tích cực hợp tác với các đối tác, viện nghiên cứu sản xuất dầu Bio Diesel, chuyển hóa mỡ cá thành dầu cá cao cấp. Tổ chức sản xuất đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm, chủ yếu là bột cá và dầu cá. Duy trì và phát huy sản xuất phụ phẩm dạng thủ công, đưa ra thị trường một số mặt hàng mới như: chả cá từ vụn cá tra, bao tử cá, da cá, bong bóng cá… Tổ chức các bộ phận phụ trợ phục vụ cho sản xuất như: kho chứa bột cá, mỡ cá, bao bì, in ấn bao bì bột cá, thùng phuy chứa mỡ cá, cách thức vận chuyển, giao hàng, đảm bảo theo các cam kết với khách hàng. Trong quản lý sản xuất đảm bảo an toàn lao động và xử lý môi trường tốt nhất về mùi và nước thải. Xí nghiệp Bê tông Việc vận hành trạm trộn, đội xe bơm hiện đã ổn định và rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Chuẩn bị một quỹ đất tốt thuận lợi giao thông thủy bộ để đặt trạm lâu dài. Hệ thống kiểm soát giá thành sản xuất bê tông thương phẩm, giá nguyên vật liệu, điện năng tương đối hiệu quả…Xây dựng đơn giá bán 1m3 bê tông thương phẩm cho hợp lý và mang tính cạnh tranh cao. Tích cực, năng động khảo sát, tiếp thị tất cả các công trình ở các địa bàn Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Phú, Phú Hòa, Vàm Cống, Thốt Nốt (thuận tiện giao thông, cầu đường). Mở rộng thêm các ngành nghề khác của bê tông, tăng cường các hoạt động dịch vụ khác. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bê tông, quy trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu. Công bố tiêu chuẩn chất lượng bê tông Delta AGF. Xí nghiệp Cơ điện lạnh Hoàn chỉnh các bộ phận chức năng của xí nghiệp: bộ phận thiết kế chi tiết sản phẩm, bộ phận thống kê chi tiết vật tư sản xuất sản phẩm, kế hoạch sản xuất và tiến độ thực hiện công trình của xí nghiệp. Xây dựng và công bố thông tin tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm như: khung kèo thép, cầu thép. Áp dụng ISO trong quản lý, xuất xứ nguyên vật liệu. Tổ chức tiếp thị, đưa sản phẩm ra thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Thống kê lại các sản phẩm đã sản xuất, chuẩn hóa lại thông số kỹ thuật, định mức vật tư vì vật tư cung cấp cho xí nghiệp có giá trị cao và biến động lớn theo giá thị trường. Xây dựng mối quan hệ cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng và chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý. Tính toán giá thành sản xuất làm cơ sở cho giá bán sản phẩm. Chú ý đầu tư cơ giới hóa, tự động hóa để tiết kiệm sức lao động, thúc đẩy nhanh tiến độ sản xuất và thi công. Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật Xây dựng qui trình vận hành an toàn, tiết kiệm năng lượng, điện nước. Xây dựng qui trình bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc, có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đúng kỳ hạn để hạn chế sự cố và tăng tuổi thọ thiết bị. Tăng cường quản lý vật tư có địa chỉ, quản lý chi phí dịch vụ hợp lý để đảm bảo kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp đông lạnh. Đào tạo lực lượng vận hành, sửa chữa vững vàng trong kỹ thuật, có tác phong công nghiệp, vệ sinh công nghiệp để không làm ảnh hưởng đến qui trình sản xuất các xí nghiệp đông lạnh, qui trình HACCP. Thực hiện chế độ báo cáo kịp thời hoạt động của xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật với công ty Agifish và công ty Delta AGF. Nhận xét chung: Chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh An Giang nên trong thời gian qua các công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Do đó nguồn cung cấp phụ phẩm về cá để sản xuất bột cá dồi dào, đồng thời nhu cầu về thức ăn thủy sản cả trong nước và ngoài nước tăng mạnh. Bên cạnh đó, tình hình phát triển ngành thủy sản do nhu cầu tăng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xây dựng công trình, chế tạo và lắp đặt máy móc chuyên về thủy sản. Vì vậy công ty Delta AGF bước đầu định hướng những hoạt động chính như trên là rất phù hợp với xu thế phát triển chung. Công ty mới thành lập đã nhận được thị trường từ Agifish. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh chính ở mặt hàng mỡ cá, bột cá là công ty Nam Việt, ngành xây dựng có công ty Sao Mai…là những công ty hoạt động lâu năm nên đã chiếm thị phần nhất định. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường tiềm năng của sản phẩm bột cá như: Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Trung Quốc. Việc tiếp cận thị trường trên cơ sở phát huy những ưu thế ở hầu hết các hoạt động chuyên về ngành thủy sản sẽ dần dần khẳng định uy tín và thương hiệu Delta AGF đối với khách hàng. Những thuận lợi và khó khăn Khó khăn và thách thức Thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng như: sắt, thép , xi măng, gạch, cát, đá…hiện nay đã tăng khoảng 20%, dự báo tăng thêm 30% - 40% ngay đầu năm 2008. Chính phủ đang từng bước xóa bỏ cơ chế trợ giá nên giá nhiên liệu xăng dầu có xu hướng biến động tăng khó dự báo. Khung giá đất cơ bản tại các địa phương tăng 20%, tiền thuê đất tại các khu công nghiệp tăng làm ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư. Sau một thời gian hoạt động, các đối thủ cạnh tranh đang dò xét để học hỏi cách thức hoạt động và sản xuất của công ty Delta AGF để cạnh tranh như: sản phẩm bê tông tươi, khung kèo thép, trang thiết bị chuyên dụng chế biến thủy sản, giá phụ phẩm, giá đấu thầu các công trình xây dựng. Công tác tổ chức phải hoàn chỉnh hơn để có nguồn nhân lực tốt nhất cho công ty. Bộ phận kinh doanh nắm bắt thông tin chưa kịp thời làm mất một vài cơ hội trong mua bán, đấu thầu dự án. Công ty đang có nhu cầu nguồn vốn lớn để tiếp tục đầu tư các dự án. Thuận lợi Các dự án đầu tư cho hoạt động của công ty Delta AGF đã hoàn chỉnh, đi vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, đạt hiệu quả đáng kể như: xí nghiệp Bê tông, xí nghiệp Cơ điện lạnh, xí nghiệp Bột cá, các thiết bị xe máy chuyên dùng cho xây dựng công trình và công trình giao thông. Các công trình đã trúng thầu và đang tích cực thực hiện với khối lượng khá lớn và giá trị cao. Mục tiêu của công ty Với những khó khăn do tình hình biến động giá cả chung trên thị trường so với vị thế và thuận lợi công ty có được, dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 16.7 tỷ đồng, tăng 280% so với năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức 12%, đảm bảo dự trữ đầy đủ các quỹ cho hoạt động như: bảo hiểm, khen thưởng, đào tạo…Mức lương bình quân từ 2.000.000 – 2.200.000 đ/tháng/người. Mở rộng thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng để khẳng định vị thế Delta trong công cuộc đầu tư và xây dựng các công trình, đặc biệt là chuyên ngành thủy sản. Phân tích đòn bẩy hoạt động Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 3, Quý 4 năm 2007 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 25.594.117 25.594.117 22.714.706 2.879.411 57.460 175.200 645.277 2.116.394 4.276 54.863 -50.587 2.065.807 2.065.807 516 đồng 35.873.259 35.873.259 32.345.003 3.528.256 45.936 340.452 336.514 52.204 793.864 2.387.672 249.233 382.365 -133.132 2.254.540 2.254.540 564 đồng Chỉ tiêu 15, 16 không có vì công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong hai năm tiếp theo. Dựa theo phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung: chi phí trả trước. Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Bao gồm: Chi phí sản xuất chung: tiền điện, khấu hao tài sản cố định, phí dịch vụ mua ngoài khác, phí tiếp khách. Chi phí dụng cụ bán hàng: vật tư, phuy đựng mỡ cá. Chi phí dịch vụ bán hàng mua ngoài: chi phí thuê bến cá theo tháng, chi phí thuê xe vận chuyển mỡ cá và bao tử, chi phí in biểu mẫu cho xí nghiệp Chế biến bột cá, chi phí quảng cáo trên xe buýt, chi phí bán hàng bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định… Tính toán chi phí theo cách ứng xử chi phí như sau: Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 Chi phí khả biến gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bất biến gồm: Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 22.193.193 18.869.694 2.360.353 963.146 1.341.990 521.513 175.200 645.277 31.536.006 27.145.820 2.849.030 1.541.156 1.655.065 808.997 52.204 793.864 Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 % Quý 4 % Doanh thu Biến phí Số dư đảm phí Định phí Lợi nhuận hoạt động 25.594.117 22.193.193 3.400.924 1.341.990 2.058.934 100% 87% 13% 35.873.259 31.536.006 4.337.253 1.655.065 2.682.188 100% 88% 12% Biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra 2.058.934 ngàn đồng (quý 3), 2.682.188 ngàn đồng (quý 4) sau khi bù đắp chính là lợi nhuận hoạt động. Tỷ lệ số dư đảm phí 13% (quý 3) thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với 13%. Tương tự, lợi nhuận hoạt động quý 4 bằng lượng doanh thu thay đổi nhân tỷ lệ số dư đảm phí là 12%. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu trong toàn doanh nghiệp. Thật vậy, khi có sự thay đổi của doanh thu từ 25.594.117 ngàn đồng đến 35.873.259 ngàn đồng (tăng 40%) thì biến phí sẽ tăng với tốc độ tương tự 42%, còn định phí chỉ tăng 23%. Tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu 2% dẫn đến tăng tỷ trọng biến phí trong doanh thu từ 87% lên 88% và thế là tỷ lệ số dư đảm phí cũng giảm tương ứng từ 13% xuống 12%. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động Để đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động, trước tiên chúng ta xem đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi như thế nào. Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 A. Trước khi thay đổi doanh thu Doanh thu Biến phí Số dư đảm phí Định phí Lợi nhuận hoạt động 25.594.117 22.193.193 3.400.924 1.341.990 2.058.934 35.873.259 31.536.006 4.337.253 1.655.065 2.682.188 B. Sau khi doanh thu tăng 30% Doanh thu Biến phí Số dư đảm phí Định phí Lợi nhuận hoạt động 33.272.352 28.851.151 4.421.201 1.341.990 3.079.211 46.635.237 40.996.808 5.638.429 1.655.065 3.983.364 Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động 49,5% 48,5% Chúng ta cũng có thể nhanh chóng biết được phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Quý 3: lợi nhuận tăng = 30% × 25.594.117 × 13% = 1.020.277 ngàn đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận = 1.020.277 / 2.058.934 = 49,5% Quý 4: lợi nhuận tăng = 30% × 35.873.259 × 12% = 1.301.176 ngàn đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận = 1.301.176 / 2.682.188 = 48,5% Doanh thu tăng với tốc độ 30% thì biến phí cũng tăng cùng với tốc độ như vậy để gia tăng số lượng sản phẩm tương ứng, nhưng định phí không thay đổi tạo ra tác động của đòn bẩy hoạt động làm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động quý 3, quý 4 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, mặc dù có sự sụt giảm trong tốc độ gia tăng lợi nhuận hoạt động của quý 4 so với quý 3. Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức doanh thu Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động Phần trăm thay đổi doanh thu = Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 Độ bẩy hoạt động Độ bẩy hoạt động Số dư đảm phí Lợi nhuận = Do công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, chế biến bột cá…nên sản phẩm cũng đa dạng và không thể tính thành đơn vị, vì vậy sử dụng công thức tính độ bẩy hoạt động theo doanh thu như sau: Quý 3: Độ bẩy hoạt động = 3.400.924 / 2.058.934 = 1,65 Quý 4: Độ bẩy hoạt động = 4.337.253 / 2.682.188 = 1,62 Độ bẩy hoạt động cả hai quý đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua sản lượng hòa vốn. Độ bẩy hoạt động quý 3 bằng 1,65 có nghĩa là từ mức doanh thu 25.594.117 ngàn đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 1,65% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 16,5% trong lợi nhuận hoạt động. Tương tự, một sụt giảm 10% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 16,5% trong lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động quý 4 bằng 1,62 có nghĩa là từ mức doanh thu 35.873.259 ngàn đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 1,62% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu, một gia tăng 10% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 16,2% trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại. Sự sụt giảm trong độ bẩy hoạt động từ quý 3 sang quý 4 thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận quý 3 nhạy cảm hơn và rủi ro cũng lớn hơn so với quý 4. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động của công ty Kết cấu chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động. Bảng kết cấu chi phí Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Kết cấu chi phí Quý 4 Kết cấu chi phí Chênh lệch % Biến phí Định phí Tổng chi phí 22.193.193 1.341.990 23.535.183 94% 6% 100% 31.536.006 1.655.065 33.191.071 95% 5% 100% 9.342.813 313.075 9.655.888 42 23 41 Trong chi phí khả biến, chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (85% -86%). Đối với định phí thì chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm 40% (quý 3), 52% (quý 4) trong tổng định phí. Đây là hai chi phí biến động nhiều nhất được xem là đại diện cho sự phân tích trong biến phí và định phí sau hai quý. Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 Chênh lệch % Chi phí nguyên vật liệu Khấu hao tài sản cố định 18.869.694 531.506 27.145.820 853.971 8.276.126 322.465 44 61 Tình hình lạm phát lại tăng nhanh từ 7,3% đến 12,6% (tháng 9 – 12/2007), thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, gạch, cát, đá…đã tăng khoảng 20%, giá nhiên liệu xăng dầu cũng tăng do chính phủ đang từng bước xóa bỏ cơ chế trợ giá. Đặc điểm ngành nghề xây dựng cần nguyên vật liệu với khối lượng lớn cho các công trình làm chi phí nguyên vật liệu tăng 8.276.126 ngàn đồng, tốc độ tăng 44% từ quý 3 sang quý 4. Khấu hao tài sản cố định tăng là do công ty đầu tư thêm tài sản cố định để hoàn thiện hơn nữa các hoạt động sản xuất kinh doanh tổng giá trị đầu tư là 6.629.050 ngàn đồng ở các xí nghiệp như: Xe cẩu ở bộ phận xây dựng giá trị 600.000 ngàn đồng. Máy phát giá trị 670.000 ngàn đồng, trạm biến áp được chuyển giao từ công ty Agifish giá trị 289.939 ngàn đồng thuộc xí nghiệp Chế biến bột cá… Xí nghiệp Bê tông được đầu tư máy bơm bê tông trị giá 1.670.520 ngàn đồng, hai xe vận chuyển bê tông mỗi xe trị giá 866.740 ngàn đồng… Máy cắt và vát mép ống pipe trị giá 179.005 ngàn đồng sử dụng ở xí nghiệp Cơ điện lạnh… Chênh lệch khấu hao tài sản cố định tăng 322.465 ngàn đồng đã làm cho tốc độ biến động tăng đến 61%. Trong định phí có sự sụt giảm định phí bán hàng do chi phí mua phuy sắt đựng mỡ cá để phục vụ cho vận chuyển sản phẩm vẫn dùng đủ cho quý 4, tuy nhiên tổng định phí vẫn tăng là do phần lớn sự gia tăng của khấu hao. Mặc dù khấu hao tài sản cố định tăng 61% nhiều hơn tốc độ tăng chi phí nguyên vật liệu 44%, nhưng giá trị nguyên vật liệu lớn hơn giá trị khấu hao đã góp phần làm biến phí tăng 42%. Còn chi phí khấu hao tăng 61% nhưng giá trị nhỏ hơn nên chỉ góp phần làm tăng định phí 23%. Sang quý 4, biến phí và định phí đều có sự thay đổi lớn làm tổng chi phí tăng đến 41%, nhưng tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng định phí dẫn đến sự thay đổi nhẹ trong kết cấu chi phí theo chiều hướng biến phí chiếm tỷ trọng nhiều hơn từ 94% sang 95%, và ngược lại tỷ trọng định phí giảm từ 6% còn 5%. Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ và biến phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu chi phí làm số dư đảm phí nhỏ, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu chỉ 13% (quý 3), 12% (quý 4), vì vậy nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Cụ thể khi doanh thu tăng 30% thì lợi nhuận hoạt động chỉ tăng 49,5%; 48,5% lần lượt ở quý 3, quý 4. Tuy nhiên, nếu doanh thu sụt giảm các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng nên lợi nhuận cũng giảm ít hơn. Tốc độ tăng doanh thu 30% như nhau nhưng tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động khác nhau, tốc độ tăng lợi nhuận của quý 3 là 49,5%, nhưng quý 4 thấp hơn 48,5%. Tốc độ tăng lợi nhuận khác nhau là do tỷ trọng định phí ở quý 3 (6%) lớn hơn tỷ trọng định phí quý 4 (5%) trong kết cấu chi phí làm tỷ lệ số dư đảm phí ớ quý 3 (13%) cũng lớn hơn quý 4 (12%), dẫn đến kết quả sụt giảm độ bẩy hoạt động từ 1,65 còn 1,62. Ngược lại, khi doanh thu giảm 30% thì lợi nhuận hoạt động quý 4 giảm 48,5% trong khi quý 3 giảm đến 49,5%. Từ đó có thể kết luận, ở quý 3 lợi nhuận hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu và rủi ro cũng lớn hơn quý 4, độ bẩy hoạt động giảm đã nói lên điều đó, nguyên nhân do sự chênh lệch tỷ trọng định phí trong kết cấu chi phí ảnh hưởng đến tỷ lệ số dư đảm phí. Điều đó đã chứng tỏ rằng kết cấu chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng làm ảnh hưởng đến tác động của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động đối với công ty Bây giờ công ty có thể nhận ra sự thay đổi trong doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động ở một mức định phí là 1.655.065 ngàn đồng (quý 4). Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì lợi nhuận hoạt động có chiều hướng tăng hay giảm X %×1,62. Ngược lại, biết trước độ bẩy hoạt động công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình, nếu công ty mong muốn lợi nhuận hoạt động tăng Y% thì sẽ xác định doanh thu cần đạt được là Y%/ 1,62. Điều này có ý nghĩa hơn khi việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hoàn chỉnh, bởi vì công ty còn trong giai đoạn đầu tư hệ thống sản xuất kinh doanh nên định phí hoạt động có thể gia tăng và khả năng khai thác thiết bị máy móc sản xuất còn rất lớn. Sự chênh lệch khá xa giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí chứng tỏ công ty không hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống tỷ trọng định phí lớn chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận. Phân tích đòn bẩy tài chính Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính Bảng cân đối kế toán Quý 3, Quý 4 năm 2007 Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác 59.690.255 14.757.731 15.193.636 26.284.156 3.454.732 32.646.531 32.296.308 350.223 101.583.849 18.536.993 26.413.011 52.671.904 3.961.941 64.775.051 54.771.501 9.600.000 403.550 TỔNG TÀI SẢN 92.336.786 166.358.900 A. NỢ PHẢI TRẢ 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1. Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Lợi nhuận chưa phân phối 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 50.180.931 41.087.197 9.093.734 42.155.855 42.171.648 40.000.000 2.171.648 -15.793 121.955.568 96.301.035 25.654.533 44.403.332 44.426.187 40.000.000 4.426.187 -22.855 TỔNG NGUỒN VỐN 92.336.786 166.358.900 Tình hình nợ vay của công ty trong năm 2007 Bảng tổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn Đvt: ngàn đồng Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 Lãi suất/ tháng A. Vay ngắn hạn B. Vay dài hạn 1. Ngân hàng Phát Triển 2. Ngân hàng Ngoại Thương 3. Ngân Hàng TMCP Việt Á 0 9.093.734 6.000.000 3.093.734 41.336.000 25.654.533 12.000.000 4.654.533 9.000.000 0,85 % 0,75 % 1,05 % 1,1 % Sự gia tăng nguồn vốn chủ yếu là sự gia tăng của nợ ngắn hạn và dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn tài trợ tài sản ngắn hạn, vay dài hạn tài trợ tài sản dài hạn. Mục đích sử dụng các nguồn vốn vay như sau: Khoản vay ngắn hạn 30.000.000 ngàn đồng sử dụng mua nguyên liệu ổn định sản xuất ban đầu cho xí nghiệp Chế biến bột cá trong thời gian 6 tháng (12/2007 – 6/2008). Khoản vay ngắn hạn 13.000.000 ngàn đồng để mua vật tư thi công xây dựng ký túc xá trường đại học An Giang thời hạn 9 tháng (11/2007 – 8/2008), công ty đã trả nợ gốc 1.664.000 ngàn đồng, khoản vay hiện tại là 11.336.000 ngàn đồng. Vay dài hạn để đầu tư các hạng mục của dự án đầu tư xí nghiệp Chế biến bột cá với số tiền vay tối đa là 12.000.000 ngàn đồng, thời hạn cho vay là 72 tháng (9/2007 – 9/2013). Bên vay được rút vốn vay trong thời hạn tối đa 12 tháng, công ty đã rút vốn ở quý 3 là 6.000.000 ngàn đồng và quý 4 rút 6.000.000 ngàn đồng còn lại. Công ty vay trung hạn 54 tháng (8/2007 – 2/2012) với số tiền vay tối đa là 5.000.000 ngàn đồng để mua sắm máy móc và xe chuyên dùng cho dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp Bê tông. Thời gian ân hạn là 6 tháng, công ty rút 3.093.734 ngàn đồng quý 3 và 1.560.799 ngàn đồng ở quý 4, bắt đầu trả lãi từ tháng 2/2008. Với mục đích bổ sung vốn để đầu tư quỹ đất cho công ty Delta AGF, để xây dựng văn phòng và nhà xưởng cho các xí nghiệp trực thuộc. Công ty vay 9.000.000 ngàn đồng trong thời hạn 36 tháng (10/2007 – 10/2010). Công ty bắt đầu chi trả lãi vay từ tháng 11/2007 với tổng lãi vay là 336.514 ngàn đồng, cụ thể như sau: Đvt: ngàn đồng Tháng Diễn giải Tiền lãi nợ vay Tháng 11 Tháng 12 Trả lãi khoản vay 9.000.000 Trả lãi khoản vay 9.000.000 Trả lãi khoản vay 13.000.000 Trả lãi khoản vay 12.000.000 72.600 99.000 113.914 51.000 Các tỷ số đòn bẩy tài chính Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý. Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản Quý 3 Quý 4 Tỷ số nợ Ở quý 3 có 54% tài sản được tài trợ bằng vốn vay nhưng sang quý 4 tỷ số này tăng lên đến 73%, do tổng tài sản tăng 80% nhưng tổng nợ tăng lên với tốc độ mạnh hơn đến 143% để tài trợ một phần cho sự tăng lên của tổng tài sản. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ Vốn cổ phần Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio) Quý 3 Quý 4 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Tỷ số ở hai quý đều lớn hơn 100% chứng tỏ các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần 19% (quý 3), 175% (quý 4). Tỷ số này tăng mạnh thể hiện công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể, do tổng nợ tăng 143% nhưng vốn cổ phần chỉ tăng 5%. Khoản vốn vay tăng lên bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong nợ ngắn hạn, chủ yếu là sự tăng lên của tín dụng thương mại phi lãi suất và các khoản phải trả, nợ vay ngắn hạn từ 0 (quý 3) tăng vọt lên 41.336.000 ngàn đồng là do công ty mua vật tư thi công các công trình trúng thầu, mua nguyên liệu ổn định sản xuất ban đầu. Để thấy mức độ tài trợ vốn vay một cách thường xuyên cũng rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu được thể hiện thông qua tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần Nợ dài hạn Vốn cổ phần = Quý 3 Quý 4 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần, điều này có nghĩa là phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Mặc dù vậy, nợ dài hạn đã cung cấp cho công ty 22% ngân quỹ so với cổ đông và tăng lên 58% ở quý 4. Sự gia tăng của nợ dài hạn 182% một mặt là lá chắn thuế, mặt khác sẽ làm tăng thêm chi phí trả lãi vay dẫn đến gia tăng rủi ro về mặt tài chính nếu lợi nhuận công ty làm ra không đủ trả lãi vay. Tổng tài sản trên vốn cổ phần Tổng tài sản Vốn cổ phần = Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio): Quý 3 Quý 4 Tổng tài sản trên vốn cổ phần Tỷ số này cho thấy công ty có được tổng tài sản gấp 2,19 lần so với vốn cổ phần (quý 3) và 3,75 lần (quý 4). Điều này cho thấy vốn cổ phần chỉ tài trợ một phần khiêm tốn cho tổng tài sản, chỉ số này tăng do tốc độ tăng của tổng tài sản (được tài trợ từ nợ vay) lớn hơn tốc độ tăng của vốn cổ phần (do lợi nhuận chưa phân phối góp vào). Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): Tỷ số này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRUONG THI HUYEN TRANG.doc
Tài liệu liên quan