Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. Cơsởchọn đềtài. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2

Chương 2: CƠSỞLÝ LUẬN. 3

2.1. Tổng quan vềNHTM . 3

2.1.1. Khái niệm NHTM . 3

2.1.2. Chức năng của NHTM . 3

2.1.2.1. Trung gian tín dụng . 3

2.1.2.2. Trung gian thanh toán. 3

2.1.2.3. Cung ứng dịch vụngân hàng . 3

2.2. Lý luận chung vềhuy động vốn. 4

2.2.1. Khái niệm huy động vốn . 4

2.2.2. Cách thức huy động vốn . 4

2.2.2.1. Tiền gửi không kỳhạn . 4

2.2.2.2. Tiền gửi có kỳhạn . 4

2.2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn. 5

2.2.2.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn . 5

2.2.2.5. Phát hành giấy tờcó giá. 5

2.2.2.6. Huy động vốn từcác NHTM khác và từNHNN. 5

2.3. Lý luận chung vềtín dụng. 6

2.3.1. Khái niệm vềtín dụng . 6

2.3.2. Bản chất của tín dụng. 6

2.3.3. Chức năng và vai trò của tín dụng . 6

2.3.3.1. Chức năng của tín dụng . 6

2.3.3.2. Vai trò của tín dụng . 7

2.3.4. Các hình thức tín dụng . 8

2.3.4.1. Cho vay. 8

2.3.4.2. Bảo lãnh . 8

2.3.4.3. Chiết khấu. 8

2.3.4.4. Cho thuê tài chính. 8

2.3.5. Phân loại tín dụng . 8

2.3.5.1. Căn cứvào thời hạn tín dụng. 8

2.3.5.2. Căn cứvào chủthểtham gia trong quan hệtín dụng . 9

2.3.5.3. Căn cứvào mức độtín nhiệm của khách hàng . 9

2.3.5.4. Căn cứvào phương thức cho vay . 9

2.3.5.5. Căn cứvào phương thức hoàn trảnợvay . 10

2.3.5.6. Căn cứvào đối tượng tín dụng . 10

2.3.5.7. Căn cứvào mục đích sửdụng vốn tín dụng . 10

2.3.6. Tiêu chuẩn để được NHTM cấp tín dụng . 11

2.3.7. Nguyên tắc tín dụng. 11

2.4. Các chỉtiêu đánh giá nghiệp vụhuy động vốn và cho vay vốn. 11

2.4.1. Chỉtiêu đánh giá tình hình huy động vốn. 11

2.4.2. Chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng . 12

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG. 13

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCPNTVN . 13

3.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCPNTVN chi nhánh tỉnh An

Giang . 14

3.3. Cơcấu tổchức bộmáy hoạt động. 16

3.4. Chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban . 16

3.4.1. Phòng khách hàng. 16

3.4.2. Phòng thanh toán quốc tế. 17

3.4.3. Phòng kếtoán. 17

3.4.4. Phòng ngân quỹ. 17

3.4.5. Phòng Hành chánh – Nhân sự. 17

3.4.6. Phòng kiểm tra nội bộ. 17

3.4.7. Phòng kinh doanh dịch vụ. 17

3.4.8. Tổtổng hợp . 17

3.4.9. Phòng giao dịch trung tâm thương mại Long Xuyên và Phòng giao dịch tứ

giác Long Xuyên . 18

3.4.10. Tổvi tính . 18

3.4.11. Tổquản lý nợ. 18

3.5. Các nghiệp vụhiện có tại NHTMCPNT An Giang . 18

3.6. Thịphần huy động vốn và cho vay của VCB An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang . 19

3.6.1. Thịphần huy động vốn . 19

3.6.2. Thịphần cho vay. 20

3.7. Kết quảhoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2005-2007. 22

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY

NGẮN HẠN TẠI NHTMCPNT CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG . 24

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005-2007. 24

4.1.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo thời hạn . 24

4.1.2. Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế. 26

4.1.3. Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động . 28

4.1.4. Đánh giá tình hình huy động vốn . 30

4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi

nhánh tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2007 . 32

4.2.1. Giới thiệu chung vềquy chếcho vay của NHTMCPNT An Giang. 32

4.2.2. Sơ đồquy trình tín dụng tại NHTMCPNT An Giang . 34

4.2.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHTMCPNT An Giang. 36

4.2.3.1. Phân tích DSCV và DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế. 39

4.2.3.2. Phân tích DSCV và DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế. 43

4.2.3.3. Phân tích dưnợcho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tếvà theo ngành kinh tế. 48

4.2.3.4. Thực trạng nợquá hạn của tín dụng ngắn hạn. 53

4.2.3.5. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn . 55

4.3. Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảhuy động vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân

hàng TMCP Ngoại thương tỉnh An Giang . 57

4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quảhuy động vốn. 57

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng ngắn hạn . 58

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 60

5.1. Kết luận . 60

5.2. Kiến nghị. 60

5.2.1. Đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. 60

5.2.2. Đối với NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang . 61

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 khoảng 5.000 triệu đồng, tức là khoảng 20%. + Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 54.000 triệu đồng, tăng hơn thời điểm năm 2006 là 24.000 triệu đồng, với tốc độ tăng 80%. Nhìn chung lợi nhuận của chi nhánh tăng đều đặn qua 3 năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng vào năm 2007 cao hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2006 do ngân hàng thành lập thêm 2 phòng giao dịch nên góp phần tạo thêm nguồn lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra việc ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm, tích cực tìm kiếm khách hàng cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng trưởng lợi nhuận vào năm 2007. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 24 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AG 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005-2007: Thị trường luôn sôi động với cuộc chạy đua cạnh tranh về lãi suất nhằm thu hút khách hàng. Do đó việc các ngân hàng đưa ra mức lãi suất thích hợp để vừa tăng tính cạnh tranh trên thị trường vừa nằm trong khuôn khổ cho phép của Nhà nước là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các ngân hàng phải có sự cân nhắc đúng. Phải giữ mức lãi suất bao nhiêu để vừa hấp dẫn khách hàng cả huy động và cho vay, cần thiết đảm bảo lãi suất từ việc cho vay phải đủ chi trả mức lãi suất huy động và đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Ta sẽ lần lượt đi vào phân tích từng hình thức huy động vốn để có cách nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn. 4.1.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo thời hạn: Bảng 4.1: HĐV theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TG KKH 20.019 27.000 86.213 6.981 34,9 59.213 219,3 TG CKH <12t 504.000 223.424 235.257 (280.576) (55,7) 11.833 5,3 TG CKH >12t 7.021 5.216 19.000 (1.805) (25,7) 13.784 264,3 Tổng cộng 531.040 255.640 340.470 (275.400) (51,9) 84.830 33,2 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.1: Huy động vốn theo thời hạn 20.019 504.000 7.021 27.000 223.424 5.216 86.213 235.257 19.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm TG KKH TG CKH 12t Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 25 Từ bảng trên ta thấy tình hình HĐV theo thời hạn biến động liên tục: - Năm 2005 VHĐ đạt 531.040 triệu đồng. Năm 2006 VHĐ là 255.640 triệu đồng, giảm 275.400 triệu đồng, tốc độ giảm 51,9% so với năm 2005. - Năm 2007 VHĐ tăng trở lại đạt 340.470 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 84.830 triệu đồng, với tốc độ tăng 33,2%. Nhìn chung huy động vốn của chi nhánh có xu hướng giảm. Xảy ra tình trạng này là do sự tăng trưởng không đồng đều giữa các kỳ hạn, mặc dù TG KKH tăng đều đặn nhưng TG CKH lại biến động bất thường, đó là những nguyên nhân làm cho tình hình huy động vốn bị giảm trong giai đoạn 2005-2007. Sự không ổn định của nguồn vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua là do sự tác động trực tiếp của các khoản tiền gửi sau: - Tiền gửi không kỳ hạn: Ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. Số liệu cụ thể của loại tiền gửi này như sau: + Năm 2005 TG KKH là 20.019 triệu đồng, năm 2006 TG KKH đạt 27.000, tăng 6.981 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 34,9%. + Năm 2007 TG KKH đạt 86.213 triệu đồng, tăng 59.213 triệu đồng so với năm 2006, với tốc độ tăng là 219,3%. Nguyên nhân sự tăng trưởng liên tục của loại tiền gửi không kỳ hạn là do trong thời gian qua ngân hàng tích cực tiếp thị thu hút khách hàng có tiền gửi thanh toán lớn về số tài khoản giao dịch tại chi nhánh, cụ thể là tiền gửi của ngân sách Nhà nước và tiền gửi của các TCTD. Hơn nữa đây là loại tiền gửi có lãi suất huy động thấp nên sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí hoạt động tăng lợi nhuận cho chi nhánh, vì thế ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh huy động theo loại hình này. - Tiền gửi có kỳ hạn <12t: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng thương mại, nó tác động trực tiếp đến tình hình cho vay của chi nhánh và là nguồn tạo thu nhập chính cho ngân hàng. Số liệu như sau: + Năm 2006 đạt 223.424 triệu đồng, nếu so với con số 504.000 triệu đồng của năm 2005 thì giảm đến 280.576 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 55,7%. + Năm 2007 đạt 235.257 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2006 khoảng 5,3%, tức tăng khoảng 11.833 triệu đồng. Nhìn chung TG CKH <12t trong 3 năm 2005-2007 có xu hướng giảm. Do trên địa bàn xuất hiện thêm nhiều ngân hàng thương mại nên tình trạng cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, đó là nguyên nhân làm cho hình thức huy động này bị giảm sút đáng kể. - Tiền gửi có kỳ hạn >12t: An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về lương thực và thủy sản. Đây lại là những ngành nghề có chu kỳ kinh doanh ngắn nên nhu cầu vay vốn chủ yếu vẫn tập trung vào ngắn hạn, vì thế ngân hàng tập trung huy động vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là lý do làm cho tiền gửi có kỳ hạn >12t chiếm rất ít trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể như sau: + Năm 2005 là 7.021 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.216 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2005 khoảng 1.805 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 25,7%. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 26 + Năm 2007 vốn huy động tăng lên 19.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 13.784 triệu đồng, với tốc độ tăng 264,3%. Nhìn chung trong 3 năm 2005-2007, TG CKH >12t luôn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng vốn huy động của ngân hàng. Do nhu cầu của thị trường chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn nên ngân hàng chỉ chú trọng đến công tác huy động vốn ngắn hạn, đó là nguyên nhân làm cho tiền gửi có kỳ hạn >12t của ngân hàng thấp. Tóm lại tình trạng vốn huy động bị giảm sút sẽ tác động trực tiếp đến việc cấp tín dụng của chi nhánh, điều này hoàn toàn không tốt cho ngân hàng bởi vì giữa thời điểm nhu cầu vốn của thị trường có xu hướng ngày càng tăng thì tình trạng bất cân đối giữa huy động và cho vay sẽ làm cho ngân hàng bị mất tính cạnh tranh dẫn đến thu nhập của chi nhánh giảm. Hoat động HĐV của ngân hàng nói chung chịu ảnh hưởng chính của TG CKH, cụ thể là TG CKH <12 tháng, năm 2006 TG CKH <12t giảm khá mạnh nhưng đến đầu năm 2007 đã tăng nhẹ trở lại. Điều đó cho thấy ngân hàng đã tích cực hơn trong công tác HĐV, chủ động xây dựng những chính sách lãi suất hợp lý kèm theo một số chương trình khuyến mãi, hậu mãi nhờ đó đẩy mạnh hoạt động HĐV. 4.1.2. Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: Bảng 4.2: HĐV theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TG TCKT 159.068 143.052 117.566 (16.016) (10,1) (25.486) (17,8) TG Dân cư 104.932 98.465 91.846 (6.467) (6,2) (6.619) (6,72) TG TCTD và CTTC 267.040 14.123 131.058 (252.917) (95) 116.935 828 Tổng cộng 531.040 255.640 340.470 (275.400) (52) 84.830 33 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.2: Huy động vốn theo thành phần kinh tế 159.068 104.932 267.040 143.052 98.465 14.123 117.566 91.846 131.058 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm TG TCKT TG Dân cư TG TCTD và CTTC Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 27 Nếu đánh giá HĐV theo thành phần kinh tế ta thấy tình hình HĐV của ngân hàng chịu ảnh hưởng của ba loại tiền gửi sau: - Tiền gửi TCKT: Tại chi nhánh loại tiền gửi này giảm liên tục trong 3 năm. Cụ thể như sau: + Năm 2005 là 159.068 triệu đồng, năm 2006 là 143.052 triệu đồng, giảm so với năm 2005 khoảng 16.016 triệu đồng, với tốc độ giảm 10,1%. + Năm 2007 đạt 117.566 triệu đồng, giảm thêm 25.486 triệu đồng với tốc độ giảm 17,8% so với năm 2006. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do lãi suất thu được từ việc gửi ngân hàng khá thấp, kinh tế địa phương lại đang trên đà phát triển, một số công trình trọng điểm của tỉnh đang trong giai đoạn triển khai mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nên các tổ chức kinh tế có xu hướng dùng vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh thay vì chọn giải pháp gửi ngân hàng. - Tiền gửi dân cư: Trong giai đoạn 2005-2007 tiền gửi này có xu hướng giảm dần. Số liệu cụ thể như sau: + Năm 2005 là 104.932 triệu đồng, năm 2006 là 98.465 triệu đồng, giảm so với năm 2005 khoảng 6.467 triệu đồng, với tốc độ giảm 6,2%. + Năm 2007 đạt 91.846 triệu đồng, giảm thêm 6.619 triệu đồng với tốc độ giảm 6,72% so với năm 2006. Do lãi suất huy động của chi nhánh thấp hơn các TCTD trên địa bàn ở mức 0,02- 0,06% là nguyên nhân làm cho tiền gửi dân cư tại chi nhánh giảm dần qua 3 năm. Mặt khác lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng tiền gửi của dân cư trong giai đoạn này. - Tiền gửi TCTD và Công ty tài chính: Số liệu của loại tiền gửi này như sau: + Năm 2005 là 267.040 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, vì năm 2005 một phần vốn của chi nhánh được huy động từ tiền gửi nước ngoài. Năm 2006 đạt 14.123 triệu đồng, giảm 252.917 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tốc độ giảm 95%. Nguyên nhân sự sụt giảm tiền gửi trong năm 2006 vì trong năm này Ngân hàng trung ương hạn chế vốn huy động từ nước ngoài. + Năm 2007 đạt 131.058 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 116.935 triệu đồng, tức là khoảng 828%. Nguyên nhân vì năm 2006 VHĐ khá thấp nên ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn từ các TCTD trên địa bàn, từ đó làm tăng VHĐ của chi nhánh trong năm 2007. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 28 4.1.3. Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động: Bảng 4.3: HĐV theo sản phẩm huy động ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TG TCKT 491.000 224.000 244.000 (267.000) (54,4) 20.000 8,9 TGTK 35.000 26.000 91.000 (9.000) (25,7) 65.000 250 Kỳ phiếu 5.000 5.000 470 0 0 (4.530) (90,6) CCTG 40 640 5.000 600 1.500 4.360 681,3 Tổng cộng 531.040 255.640 340.470 (275.400) (52) 84.830 33 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.3: Huy động vốn theo sản phẩm huy động 491.000 35.000 5.000 40 224.000 26.000 5.000 640 244.000 91.000 470 5.000 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm TG TCKT TGTK Kỳ phiếu CCTG Trên phương diện sản phẩm huy động tình hình huy động vốn lại chịu tác động của 4 thành phần trong đó tác động chủ lực vẫn là tiền gửi TCKT và TGTK, kỳ phiếu và CCTG tuy có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Số liệu cụ thể như sau: - Tiền gửi TCKT: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tình hình như sau: + Năm 2005 đạt 491.000 triệu đồng, năm 2006 là 224.000 triệu đồng, giảm 267.000 triệu đồng với tốc độ giảm 54,4% so với năm 2005. Nguyên nhân vì ngân hàng chủ yếu huy động vốn theo phương thức truyền thống, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa linh hoạt trong điều hành lãi suất sát thị trường, các hình thức huy động khá ít không tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. + Năm 2007 tăng nhẹ đạt 244.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 khoảng 20.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 8,9%. Nguyên nhân vì chi nhánh áp dụng Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 29 chương trình ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc phân công cụ thể bộ phận đề ra chiến lược huy động vốn và bộ phận tác nghiệp, tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm, phát triển dịch vụ nhằm thu hút tiền gửi cá nhân, đồng thời áp dụng kỳ hạn, lãi suất linh hoạt đối với từng nhóm khách hàng. - Tiền gửi tiết kiệm: Các khách hàng gửi tiền tiết kiệm đều vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Tại chi nhánh tình hình gửi tiết kiệm qua các năm như sau: + Năm 2005 là 35.000 triệu đồng, năm 2006 đạt 26.000 triệu đồng, giảm khoảng 9.000 triệu so với năm 2005 với độ giảm là 25,7%. + Năm 2007 tiền gửi này tăng trưởng mạnh đạt 91.000 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 65.000 triệu, tương đương 250%. Nhìn chung tiền gửi tiết kiệm đang tăng trưởng. Nguyên nhân vì nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong 3 năm 2005-2007 nên thu nhập của người dân tăng cao, họ lại không thích đầu tư mạo hiểm vì thế xu hướng chung họ gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lợi. - Kỳ phiếu: Trong các hình thức huy động của ngân hàng thì kỳ phiếu là một trong những giải pháp tăng vốn khá tốt. Thế nhưng tại chi nhánh hình thức huy động này vẫn chưa được ngân hàng khai thác tốt. Số liệu qua 3 năm như sau: + Năm 2005 đạt 5.000 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.000 triệu đồng, có nghĩa là ngân hàng không tăng VHĐ bằng kỳ phiếu trong năm 2006. + Năm 2007 đạt 470 triệu đồng, so với năm 2006 thì giảm 4.530 triệu đồng, với tốc độ giảm 90,6%. Nhìn chung hình thức huy động bằng kỳ phiếu có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Nguyên nhân vì chi nhánh không phát hành kỳ phiếu trong 2 năm 2006 và 2007. - Chứng chỉ tiền gửi: Ngoài các hình thức huy động trên thì chứng chỉ tiền gửi cũng là một trong những hình thức huy động khá phổ biến ở các NHTM. Số liệu như sau: + Năm 2005 đạt 40 triệu đồng, năm 2006 đạt 640 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng 600 triệu đồng, với tốc độ tăng 1.500%. + Năm 2007 đạt 5.000 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 khoảng 4.360 triệu đồng, tốc độ tăng 681,3%. Tại chi nhánh HĐV bằng CCTG tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm khá thấp trong tổng VHĐ. Huy động vốn bằng CCTG có đặc điểm là không được rút vốn trước hạn, điều đó sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi phát sinh nhu cầu vốn bất ngờ, nên khách hàng thường không chuộng sử dụng hình thức này. Đó là nguyên nhân làm hạn chế VHĐ bằng CCTG tại chi nhánh. Tóm lại tình hình HĐV của VCB AG tuy có sự biến động trong 3 năm nhưng nhìn chung đã được ngân hàng cải thiện khá tốt đem lại cho ngân hàng khoản lợi nhuận đáng kể. Theo sản phẩm huy động thì tổng VHĐ chịu sự tác động chủ yếu của 2 loại tiền gửi, trong khi đó hình thức huy động thông qua phát hành GTCG lại không được ngân hàng quan tâm nhiều. HĐV thông qua hình thức phát hành GTCG là nhằm giải quyết sự thiếu hụt vốn tạm thời của ngân hàng. Khi huy động vốn bằng GTCG thì khách hàng không Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 30 được rút vốn trước hạn nên rất thuận tiện cho ngân hàng trong việc xây dựng những chính sách phát triển lâu dài mà không bị thụ động về vốn. Vì thế sắp tới ngân hàng nên xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn từ GTCG, cụ thể là kỳ phiếu và CCTG. 4.1.4. Đánh giá tình hình huy động vốn: Bảng 4.4: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.718.000 1.751.000 1.961.000 Dư nợ Triệu đồng 593.000 534.000 721.000 Vốn huy động Triệu đồng 531.040 255.640 340.470 VHĐCKH Triệu đồng 511.021 228.640 254.257 VHĐKKH Triệu đồng 20.019 27.000 86.213 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 30,9 14,6 17,4 VHĐCKH/ Vốn huy động % 96,2 89,4 74,7 VHĐKKH/ Vốn huy động % 3,8 10,6 25,3 Vốn huy động/ Dư nợ % 89,6 47,9 47,2 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) ™ Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ số này biến động liên tục trong 3 năm: + Năm 2005 là 30,9%, năm 2006 đạt tỷ lệ 14,6%, giảm hơn so với năm 2005 là 16,3%, tốc độ giảm 52,8%. + Năm 2007 đạt 17,4%, tức là tăng 2,8% so với năm 2006, tốc độ tăng 19,2%. Nhìn chung vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân vì ngày càng có nhiều Ngân hàng TMCP thành lập chi nhánh trên địa bàn. Chỉ tính riêng năm 2007, trên địa bàn đã có thêm khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng TMCP đi vào hoạt động, tung ra nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó các NHTM Nhà nước cũng đang có những sản phẩm huy động vốn linh hoạt được thiết kế cho toàn hệ thống đã tạo cho chi nhánh áp lực chia sẽ thị phần rất lớn. Bên cạnh do lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP cao hơn NHTM Nhà nước nên gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong vấn đề cạnh tranh. Ngoài ra tổ chức kinh tế thì không sử dụng vốn thừa vào việc gửi tiền ngân hàng mà chọn giải pháp kinh doanh khác mang lại hiệu quả cao hơn, vì thế VHĐ bị giảm sút trong giai đoạn này. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần lưu tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn bởi vì điều đó sẽ giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn kinh doanh góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. ™ Vốn huy động có kỳ hạn/ Vốn huy động: Đây là chỉ tiêu thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại ngân hàng, bởi vì ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn cho vay nếu vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 31 Tỷ lệ này tại chi nhánh giảm dần qua các năm: + Năm 2005 đạt 96,2%, năm 2006 là 89,4%, tức giảm đi khoảng 6,8 % so với năm 2005, tốc độ giảm 7,1%. + Năm 2007 đạt 74,7%, so với năm 2006 thì giảm khoảng 14,7%, tốc độ giảm 16,4%. Mặc dù vốn huy động có kỳ hạn giảm liên tục nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lãi suất huy động đối loại tiền gửi này luôn cao hơn đáng kể so với huy động không kỳ hạn vì thế thu hút đáng kể lượng khách hàng gửi tiền theo hình thức này. ™ Vốn huy động không kỳ hạn/ Vốn huy động: Vốn huy động không kỳ hạn cũng đóng vai trò khá quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. Theo bảng số liệu ta thấy huy động vốn không kỳ hạn của ngân hàng trong 3 năm qua rất khả quan. Cụ thể: - Năm 2005 đạt tỷ lệ 3,8%, năm 2006 là 10,6%, tăng khoảng 6,8% so với năm 2005, tốc độ tăng 178,9%. - Năm 2007 đạt 25,3%, tăng 14,7% so với năm 2006, tốc độ tăng 138,7%. Nhìn chung VHĐKKH tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng tiếp thị được thêm khách hàng về mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh. Đặc biệt là tiền gửi của các TCTD. Trong các hình thức huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn có lợi thế là lãi suất chi trả rất thấp nên sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho ngân hàng. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần thiết lập chính sách lãi suất hợp lý, chính sách tiếp thị khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán lớn để thu hút lượng tiền gửi này. ™ Vốn huy động/ Dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt bởi vì nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường. Tại chi nhánh chỉ tiêu này giảm rõ rệt qua trong 3 năm qua. - Năm 2005 là 89,6%, năm 2006 đạt tỷ lệ 47,9%, tức là giảm đi 41,7% so với năm 2005, tốc độ giảm 46,5%. - Năm 2007 tiếp tục giảm thêm 0,7% so với năm 2006, chỉ còn 47,2%, tốc độ giảm 1,5%. Nếu nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi nhánh đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn huy động được, tất cả vốn huy động đều tham gia vào quá trình cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên chỉ tiêu vốn huy động/ dư nợ lại giảm liên tục nguyên nhân vì mức vốn huy động của ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của thị trường. Do đó ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng tạo thu nhập cho chi nhánh. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 32 4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2007: 4.2.1. Giới thiệu chung về quy chế cho vay của NHTMCPNT An Giang: ™ Đối tượng cho vay: - Các tổ chức và cá nhân Việt Nam: + Các pháp nhân: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự. + Cá nhân + Hộ gia đình + Tổ hợp tác + Doanh nghiệp tư nhân - Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. ™ Điều kiện cho vay: Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNT Việt Nam. ™ Thời hạn cho vay: Chi nhánh và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHNT để thỏa thuận về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn còn lại được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. ™ Lãi suất cho vay: Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHNT. - Phương thức áp dụng lãi suất: Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theo một trong hai phương thức sau: Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 33 + Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn cho vay. + Lãi suất cho vay có điều chỉnh. - Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn: Tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã cam kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. - Phạt đối với khoản nợ lãi quá hạn: Chi nhánh có thể thỏa thuận với khách hàng áp dụng hoặc không áp dụng mức phạt đối với số nợ lãi quá hạn song tối đa không quá 5% so với số nợ lãi quá hạn. - Trường hợp cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, các loại phí do các bên tham gia đồng tài trợ thỏa thuận, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. ™ Phương thức cho vay: Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay sau đây: - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay hợp vốn - Cho vay trả góp - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu - Cho vay có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc GTCG ghi danh khác do NHNT phát hành. - Cho vay có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, các GTCG ghi danh do các TCTD khác phát hành; trái phiếu Chính phủ ghi danh, trái phiếu kho bạc ghi danh (gọi chung là GTCG ghi danh do các tổ chức khác phát hành). - Cho vay có bảo đảm bằng các GTCG không ghi danh/ vô danh do NHNT hoặc các TCTD khác phát hành; trái phiếu Chính phủ không ghi danh/ vô danh, trái phiếu kho bạc không ghi danh/ vô danh (gọi chung là GTCG không ghi danh). - Cho vay cầm đồ - Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với Quy định này, điều kiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đặc điểm của khách hàng vay. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang GVHD: Ths. Đỗ Công Bình SVTH: Võ Thùy Dương Trang 34 ™ Hạn mức cho vay tối đa: NHNT phải tuân thủ các giới hạn: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng của NHNT không được vượt quá 15% vốn tự có của NHNT. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của NHNT. - Tổng dư nợ cho vay của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich tinh hinh huy dong von va cho vay ngan han tai ngan hang TMCP ngoai thuong chi nhanh a.PDF
Tài liệu liên quan