Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp - dịch vụ tại Ngân hàng Công thương An Giang

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 3

1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG. 3

1.2. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG TÍN DỤNG. 3

1.2.2. Chức năng của tín dụng: 3

1.2.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. 3

1.2.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. 4

1.2.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. 4

1.3. VAI TRÒ TÍN DỤNG. 4

1.3.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. 4

1.3.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả. 5

1.3.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn định trật tự xã hội. 5

1.4. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 5

1.4.1. Theo mục đích của tín dụng. 5

1.4.2. Theo thời hạn tín dụng. 6

1.4.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng. 6

1.4.4. Theo phương thức cho vay. 6

1.4.5. Theo phương thức hoàn trả nợ vay. 6

CHƯƠNG 2 8

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 8

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC. 8

2.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN. 9

2.3.1. Ban giám đốc: 9

2.3.2. Phòng Tổ chức hành chính: 9

2.3.3. Phòng Kế toán giao dịch: 10

2.3.4. Phòng Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp: 10

2.3.5. Phòng tiền tệ kho quỹ: 10

2.3.6. Phòng thông tin điện toán: 10

2.3.7. Phòng quản lý rủi ro: 10

2.4. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG CHO VAY THƯƠNG NGHIỆP. 10

2.4.1. Nguyên tắc vay vốn. 10

2.4.2. Điều kiện vay vốn. 11

2.4.2.1. Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bên thứ 3 và bảo lãnh của bên thứ 3. 11

2.4.2.2. Điều kiện vay vốn có bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 12

2.4.2.3. Điều kiện vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản ( trừ bảo lãnh của bên thứ 3). 12

2.4.3. Hồ sơ vay vốn. 13

2.4.4. Phương thức cho vay trong tín dụng thương nghiệp-dịch vụ. 14

2.4.4.1. Phương thức cho vay từng lần. 14

2.4.4.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 15

2.4.5. Thời hạn và thể loại cho vay. 15

2.4.5.1. Thời hạn cho vay. 15

2.4.5.2. Thể loại cho vay. 16

2.4.6. Quy trình cho vay tại NHCT chi nhánh An Giang. 16

2.4.7. Những hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang: 16

2.4.8. Vai trò của chi nhánh NHCT An Giang đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang. 17

2.4.9. Định hướng hoạt động của NHCT An Giang năm 2008: 17

2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005 – 2007 ): 17

2.5.1. Tình hình nguồn vốn. 17

2.5.2. Tình hình sử dụng vốn: 23

2.5.2.1. Tổng doanh số cho vay. 23

2.5.2.2. Tổng doanh số thu nợ. 25

2.5.2.3. Tổng dư nợ. 27

2.5.2.4. Tổng nợ xấu. 28

2.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 30

2.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHCT CHI NHÁNH AN GIANG. 32

2.6.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn. 32

2.6.2. Dư nợ / Vốn huy động. 33

2.6.3. Dư nợ / Tổng nguồn vốn. 33

2.6.4. Nợ xấu / Dư nợ. 33

2.6.5. Lợi nhuận / doanh thu. 33

CHƯƠNG 3 34

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ Ở AN GIANG. 34

3.1.1. Thuận lợi. 34

3.1.2. Khó khăn. 35

3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG THƯƠNG NGHIỆP-DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHCT AN GIANG QUA 3 NĂM (2005 – 2007). 35

3.2.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp-dịch vụ(TN-DV) . 35

3.2.1.1. Doanh số cho vay tín dụng thương nghiệp theo khách hàng. 35

3.2.1.2. Doanh số cho vay tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . 37

3.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV . 38

3.2.2.1. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng. 38

3.2.2.2. Doanh số thu nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay . 39

3.2.3. Dư nợ tín dụng TN-DV . 40

3.2.3.1. Dư nợ tín dụng TN-DV theo khách hàng . 40

3.2.3.2. Dư nợ tín dụng TN-DV theo thể loại cho vay. 42

3.2.4. Nợ xấu tín dụng TN-DV. 43

3.2.5. Một số giải pháp giảm rủi ro tín dụng TN-DV: 44

CHƯƠNG 4 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 45

4.1. KẾT LUẬN. 45

4.2. KIẾN NGHỊ. 46

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng thương nghiệp - dịch vụ tại Ngân hàng Công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Cho vay dài hạn : khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Quy trình cho vay tại NHCT chi nhánh An Giang. Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại NHCT An Giang. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Thẩm định hồ sơ vay vốn trên phương diện phi tài chính Thẩm định hồ sơ vay vốn trên phương diện tài chính Phân tích và thẩm định tín dụng Giám sát tín dụng Quyết định cho vay và giải ngân Những hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang: Về nghiệp vụ bao gồm: Thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm …bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ phù với quy định theo pháp luật. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác từ NHCT Việt Nam. Vay vốn ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung-dài hạn đối với các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu vay vốn. Thực hiện dịch vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh vàng bạc đá quý… Vai trò của chi nhánh NHCT An Giang đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang. Chi nhánh NHCT An Giang đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà trong thời gian qua, cụ thể như sau: Bằng công tác cấp tín dụng chi nhánh đã góp phần giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, để đứng vững trong sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Với chương trình cho vay tín dụng nông thôn góp phần đẩy mạnh ổn định sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, chi nhánh còn là nơi an toàn và uy tín để các thành phần kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi thực hiện tiết kiệm, đảm bảo đồng vốn có khả năng sinh lời. Chi nhánh luôn hoàn thành các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, cũng như đối với NHCT Việt Nam về chính sách lãi suất, cấp vốn cho các dự án kế hoạch trong tỉnh như: cho vay xây dựng nhà vượt lũ nông thôn, cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất…để từ đó góp phần cùng NHCT Việt Nam luôn xứng đứng là ngân hàng chủ đạo, vững mạnh và tin cậy trong sự phát triển của tỉnh nhà. Định hướng hoạt động của NHCT An Giang năm 2008: Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển ổn định đến năm 2010, chi nhánh NHCT An Giang định hướng kinh doanh trong năm 2008 như sau: Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 15% đến 20%. Tổng dư nợ đầu tư và cho vay tăng 15% đến 20%. Tỷ lệ nợ xấu( nhóm 3,4,5) dưới 5%/dư nợ cho vay. Cho vay trung-dài hạn tối đa 40%/dư nợ cho vay. Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản 75%/dư nợ cho vay. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005 – 2007 ): Tình hình nguồn vốn. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, cũng là đơn vị cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Do đó, nguồn vốn kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng.Với nguồn vốn lớn không chỉ giúp ngân hàng mở rộng việc cấp tín dụng cho nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng cao, mà còn nâng cao lợi thế cạnh tranh trong đầu tư tín dụng và mở rộng dịch vụ, thu hút được nhiều khách hàng, tạo được uy tín của ngân hàng trên thương trường, việc kinh doanh của ngân hàng sẽ ngày càng phát triển và có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tăng cường nguồn vốn được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của NHCT chi nhánh An Giang. Bên cạnh huy động nguồn vốn tại địa phương trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế có vốn nhàn rỗi, thông qua các hình thức như : nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…chi nhánh NHCT An Giang còn được tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ NHCT Việt Nam . Tổng nguồn vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tổng số % Tổng số % Tổng số Tỷ trọng Tăng(+) Giảm(-) (%) Tăng(+) Giảm(-) (%) Vốn huy động 421.112 56 360.281 52,45 493.774 57,70 -60.831 -14,45 133.493 37 Vốn điều hoà 326.689 44 326.589 47,.55 361.919 42,30 -100 -0,03 35.330 11 Tổng nguồn vốn 747.801 100 686.870 100 855.693 100 -60.931 -8,15 168.823 25 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang.) Đồ thị 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua tại NHCT qua 3 năm (2005 -2007). Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn năm 2005 đạt được 747.801 triệu đồng. Năm 2006 đạt được 686.870 triệu đồng, giảm 60.931 triệu đồng tương ứng 8,15% so với năm 2005; nguyên nhân là do tháng 09/2006 theo chỉ thị của NHCT Việt Nam tách chi nhánh NHCT Châu Đốc ra hoạt động độc lập. Năm 2007 tổng nguồn vốn của NHCT An Giang đạt được 855.693 triệu đồng, tăng 168.823 triệu đồng, tốc độ tăng 25% so với năm 2006. Điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Vốn huy động năm 2006 đạt 360.281 triệu đồng, giảm 60.831 triệu đồng tương ứng 14,45% so với năm 2005. Do năm 2006 thực hiện theo chủ trương của NHCT Việt Nam tách chi nhánh NHCT Châu Đốc ra hoạt động riêng nên vốn huy động giảm so với năm 2005, nhưng xét về nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh đã tiếp tục thực hiện nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt như: đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: phát hành thẻ ATM, thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối.., lãi suất huy động, tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng v.v. , đồng thời nâng cấp các điểm giao dịch, nhằm thu hút số lượng khách hàng giao dịch gửi tiền. Năm 2007 công tác huy động vốn đạt kết quả khả quan hơn với tổng số vốn huy động 493.774 triệu đồng, tăng 133.493 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 37%. Ngoài vốn huy động tại chỗ , NHCT chi nhánh An Giang còn được sự hỗ trợ vốn từ NHCT Việt Nam thông qua việc điều hòa vốn trong hệ thống. Trong năm 2005 NHCT Việt Nam đã điều hoà 326.689 triệu đồng. Năm 2006 là 326.589 triệu đồng, vốn điều hòa có giảm so năm 2005 nhưng không đáng kể. Năm 2007 vốn điều hoà 361.919 triệu đồng tăng 35.330 triệu đồng so năm 2006. Nhìn chung, vốn điều hoà từ NHCT Việt Nam chi viện chiếm tỷ trọng khá lớn gần 50% trong tổng nguồn vốn của NHCT An Giang. Tuy nhiên, trong thời gian tới để đẩy mạnh việc cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHCT An Giang cần phải có kế hoạch cụ thể, linh hoạt trong công tác huy động vốn, vì hiện nay nền kinh tế có nhiều biến động lớn ở một số lĩnh vực như chứng khoán, tiền tệ, bất động sản, đặc biệt là lạm phát tăng cao…gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế, cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Không chỉ riêng NHCT An Giang mà tất cả các Ngân hàng thương mại đều phải chịu ảnh hưởng bởi những tác động này, dẫn đến tình hình huy động vốn sẽ diễn ra cạnh tranh thực sự gay gắt giữa các ngân hàng. Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Vì vốn tự có của ngân hàng đại bộ phận được dành để tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở giao dịch, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Về phía khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn còn đem lại lợi ích cho họ bằng cách, tạo cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư sinh lợi, là nơi an toàn để cất trữ, tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ này, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Có thể nói hoạt động huy động vốn vừa đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vừa tạo thu nhập cho khách hàng trong tương lai. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm(-) %) Tăng(+) Giảm(-) (%) 1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế 197.631 200.692 252.835 3.061 1,55 52.143 25,98 Tiền gửi có kỳ hạn 51.684 72.464 130.427 20.780 40,21 57.963 79,9 Tiền gửi không kỳ hạn 141.350 99.391 101.505 -41.959 -29,68 2.114 2,13 Tiền gửi khác và ngoại tệ 4.597 28.837 20.903 24.240 527,30 -7.934 -27,51 2.Tiết kiệm 202.588 147.234 225.746 -55.354 -27,32 78.512 53,32 Tiết kiệm có kỳ hạn 176.612 129.282 173.437 -47.330 -26,80 44.155 34,15 Tiết kiệm không kỳ hạn 10.869 7.369 11.751 -3.500 -32,20 4.382 59,47 Tiết kiệm khác và ngoại tệ 15.107 10.583 40,558 -4,524 -29.95 29.975 283,24 3.Kỳ phiếu, trái phiếu 20.893 5.666 218 -15.227 -72,88 -5.448 -96,15 4.Huy động khác - 6.689 14,975 6.689 100 8.286 123,88 Tổng cộng 421.112 360.281 493,774 -60.831 -14 133.493 37 Bảng 2.2: Tổng vốn huy động qua 3 năm (2005 – 2007 ) . ĐVT: triệu đồng (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang.) Đồ thị 2.2: : Tổng vốn huy động qua 3 năm (2005 – 2007 ). Nguồn vốn huy động tại NHCT An Giang bao gồm các kênh như sau: Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Đối tượng khác hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có lúc thặng dư vốn nhưng cũng có lúc thiếu hụt vốn, lúc tạm thời thặng dư vốn doanh nghiệp cần tìm nơi đầu tư để sinh lợi, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn . Tuỳ vào chu kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp thường chọn các hình thức gửi tiền sau: Đối với tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả cả vốn và lãi khi đến kỳ hạn thanh toán cho khách hàng. Do đó, ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này để cho vay lại. Kết quả huy động như sau : Năm 2005 đạt 51.684 triệu đồng; năm 2006 đạt 72.464 triệu đồng, tăng 20.780 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 40,21%. Năm 2007 đạt 130.427 triệu đồng, tăng 57.963 triệu đồng, tốc độ tăng 79,9% so năm 2006. Tiền gửi huy động từ loại hình này luôn tăng trưởng qua các năm. Điều này chứng tỏ nền kinh tế có xu hướng tiến triển tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận, lượng tiền thừa nhiều nên doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lãi. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, chủ yếu dành cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán giao dịch kinh doanh qua ngân hàng khi cần trao đổi, kinh doanh mua bán, thanh toán các hoá đơn hàng hoá giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh được liên tục, tiết kiệm thời gian, và giảm bớt các chi phí trong giao dịch kinh doanh, nhất là được hưởng lãi trong tương lai nên nhiều doanh nghiệp chọn cách gửi tiền này. Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng. Do ngân hàng khó có thể kế hoạch hóa trong cho vay từ nguồn vốn này, nên lãi suất huy động cho loại hình này rất thấp, khoảng 0,3%/tháng. Hơn nữa, do chỉ để đáp ứng cho thanh toán, phần lớn các khách hàng giữ số dư trong tài khoản đủ để giao dịch, trả tiền hàng hoá cần thiết. Mặc dù vậy, do số lượng khách hàng rất đông, nên nguồn vốn huy động qua tiền gửi thanh toán lớn đáng kể. Kết quả huy động tiền gửi thanh toán tại NHCT An Giang như sau: Năm 2005 đạt 141.350 triệu đồng. Năm 2006 đạt 99.391 triệu đồng, giảm 41.959 triệu đồng, tức giảm 29,68% so năm 2005. Nguyên nhân do mục đích gửi tiền của khách hàng chỉ đáp ứng cho nhu cầu giao dịch thanh toán và mức lãi suất huy động từ loại hình này có mức sinh lợi không cao nên đa số khách hàng chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn. Năm 2007 đạt 101.505 triệu đồng, tăng 2.114 triệu đồng, tốc độ tăng 2,13%, không đáng kể so với năm 2006. Ngoài ra, để tận dụng mọi nguồn vốn, chi nhánh còn huy động thông qua hình thức tiền gửi khác và ngoại tệ (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam; tiền gửi ký quỹ đảm bảo ký hợp đồng và bảo lãnh…).Kết quả huy động được như sau: Năm 2005 đạt 4.597 triệu đồng; năm 2006 đạt 28.837 triệu đồng tăng 24.240 triệu đồng so với năm 2005, đạt tốc độ tăng 527,3%. Năm 2007 đạt 20.903 triệu đồng, giảm 7.934 triệu đồng, tương ứng 27.51 % so với năm 2006, do tác động đồng USD liên tục mất giá vào đầu năm 2007, làm cho nhiều khách hàng chuyển sang gửi tiền Việt Nam đồng đảm bảo theo giá vàng hoặc chuyển sang đầu tư vàng. Nhìn chung, kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tại NHCT An Giang qua 3 năm đều tăng. Nguồn vốn huy động này, sẽ giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn trong công tác mở rộng việc cấp tín dụng cho các đơn vị kinh doanh các những ngành nghề chủ lực trong tỉnh . Bên cạnh, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế thì hình thức tiền gửi tiết kiệm cũng là kênh huy động chính của chi nhánh NHCT An Giang. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và các tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu sinh lợi, và có kế hoạch sử dụng trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân có thu nhập thường xuyên, ổn định, nhất là công nhân viên, viên chức và những người hưu trí. Đây là kênh huy động mang lại vốn đáng kể cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên các ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất rất hấp dẫn, mức này cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn, và còn thay đối tuỳ theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng), tuỳ theo đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng). Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2005 đạt được 176.612 triệu đồng, năm 2006 đạt được 129.282 triệu đồng, giảm 47.330 triệu đồng tương ứng 26.7% so với năm 2005, do tách chi nhánh NHCT Châu Đốc. Năm 2007 đạt 173.437 triệu đồng tăng 44.155 triệu đồng, tốc độ tăng là 34,15% so năm 2006. Tiếp tục thực hiện theo chủ trương của NHCT Việt Nam thực hiện huy động tiết kiệm dự thưởng, có nhiều giá trị lên đến 1 tỷ đồng. So với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có mức huy động thấp hơn, kết quả huy động như sau: năm 2005 đạt 10.869 triệu đồng; năm 2006 đạt 7.369 triệu đồng, giảm 3.500 triệu đồng tương ứng 32,2% so năm 2005, do khách hàng có nhu cầu chuyển sang gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất ưu đãi hơn. Năm 2007 đạt 11.751 triệu đồng tăng 4.382 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 59,47%. Cho thấy chi nhánh đã thành công trong việc phát động phong trào giữ vững khách hàng cũ tìm kiếm khách hàng mới thông qua mối quan hệ tín nhiệm với khách hàng cũ. Trên thực tế tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Để khai thác nguồn vốn này ngân hàng phải chú trọng đa dạng hoá các loại hình huy động như: huy động bằng vàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở,…với lãi suất hợp lý. Đối với tiền gửi tiết kiệm khác và ngoại tệ (bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam; tiết kiệm có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm mục đích tiêu dùng…): Năm 2005 là 15.107 triệu đồng; năm 2006 là 10.583 triệu đồng, giảm 4.524 triệu đồng tương ứng 29,95 % so với năm 2005. Năm 2007 hình thức huy động này tăng rất cao đạt 40.558 triệu đồng, tăng 29.975 triệu đồng, tốc độ tăng là 283,24%. Do khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm đồng Việt Nam đảm bảo theo giá vàng để hạn chế tình trạng đồng Việt Nam mất giá do lạm phát. Đối với kỳ phiếu, trái phiếu. Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền bằng cách thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Việc huy động kỳ phiếu, trái phiếu tại chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2005 đạt 20.893 triệu đồng. Năm 2006 đạt 5.666 triệu đồng giảm15.227 triệu đồng tương ứng 72,88% so năm 2005. Năm 2007 kết quả huy động tiếp tục giảm 96,15% so năm 2006, chỉ đạt mức 218 triệu đồng, do nguồn vốn trong ngắn hạn chi nhánh không thiếu hụt. Đối với hình thức huy động khác. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước hay tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội… hình thức này chiếm tỷ lệ thấp, năm 2006 huy động được 6.689 triệu đồng; năm 2007 huy động được 14.975 triệu đồng, tăng 8.286 triệu đồng so với năm 2006. Xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, cùng với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng …đã tác động không tốt đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại nói chung và các chi nhánh NHCT nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải khai thác tốt nguồn vốn. Tạo và cung ứng đủ vốn là điều kiện tiên quyết để chi nhánh NHCT An Giang nâng cao thế và lực trong kinh doanh, khẳng định ưu thế cạnh tranh và uy tín của một ngân hàng thương mại lớn . Trong các giải pháp huy động vốn ngoài lãi suất, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng kết hợp với mở rộng mạng lưới hoạt động; triển khai các đại lý chứng khoán, bảo hiểm nhằm thu hút nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát huy tối đa uy tín của mình… v.v sẽ là giải pháp hữu hiệu, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong huy động vốn như hiện nay. Tình hình sử dụng vốn: Tổng doanh số cho vay. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại, để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi thu được từ hoạt động cho vay, mới có thể bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vừa thu được lợi nhuận vừa có rủi ro cao, vì vậy ngân hàng phải thận trọng trong khâu lựa chọn khách hàng cho vay, thẩm định và quản lý chặt chẽ các khoản vay mới có thể giảm thiểu được rủi ro trong cho vay. Tổng doanh số cho vay tại chi nhánh NHCT An giang đều tăng qua các năm. Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế, trong đó giúp cho họ thay đổi công nghệ sản xuất, thực hiện tốt chủ trương phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành nghề là “mũi nhọn” của tỉnh, từng bước chuyển đổi cơ cấu, nâng cao đời sống nhân dân. Bảng 2.3 : Doanh số cho vay theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tăng(+) Giảm(-) (%) Tăng(+) Giảm(-) (%) Ngắn hạn 1.016.053 97,60 1.153.064 94,36 1.636.912 88,50 137.011 13,48 483.848 41,96 Trung và dài hạn 24.967 2,40 68.960 5,64 212.717 11,50 43.993 176,20 143.757 208,46 Tổng cộng 1.041.020 100 1.222.024 100 1.849.629 100 181.004 17,39 627.605 51,36 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang) Đồ thị 2.3 : Doanh số cho vay theo thể loại cho vay qua 3 năm (2005 – 2007). Qua bảng trên ta thấy NHCT An Giang chủ yếu cho vay ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay. Cho vay ngắn hạn của NHCT luôn tăng trưởng qua 3 năm: Năm 2005 đạt được 1.016.053 triệu đồng. Năm 2006 đạt 1.153.064 triệu đồng, tăng 137.011 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng là 13,48%. Năm 2007 đạt 1.636.912 triệu đồng, tăng 483.848 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 41,96%. Chi nhánh tiếp tục cho vay các chương trình khuyến nông, thu mua lương thực, nuôi trồng chế biến thủy sản và hỗ trợ người dân nuôi cá ba sa trong tỉnh. Việc cấp tín dụng trung - dài hạn thấp hơn nhiều so với ngắn hạn. Mục đích của tín dụng trung – dài hạn là hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, mua sắm thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng…cấp tín dụng trung - dài hạn tại đạt kết quả như sau: năm 2005 đạt được 24.967 triệu đồng. Năm 2006 đạt được 68.960 triệu đồng tăng 43.993 triệu đồng so . năm 2005, tốc độ tăng 176,2%. Năm 2007 đạt 212.717 triệu đồng, tăng 143.757 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 208,46%. Chi nhánh đã mạnh dạn cho vay đối với các dự án có hiệu quả khả thi và mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên với thời gian trả chậm trung và dài hạn. Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của chi nhánh NHCT An Giang luôn tăng trưởng qua các năm. Điều đó cho thấy chi nhánh đã thành công trong việc mở rộng tín dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng vay vốn trên địa bàn. Tổng doanh số thu nợ. Nếu như việc mở rộng các kênh tín dụng nhằm nâng cao doanh số cho vay thu nhiều lợi nhuận, thì công tác thu nợ cũng rất quan trọng. Phần vốn thu hồi được, một phần dùng trang trải cho các chi phí, số còn lại bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh mới. Do vậy, việc cấp tín dụng và công tác thu nợ phải được tiến hành song song và phối hợp chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ phản ánh ở doanh số cho vay đầu ra mà còn ở thể hiện ở công tác thu nợ đầu vào có hiệu quả hay không. Bảng 2.4: Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm (2005 – 2007) . ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tăng(+) Giảm(-) (%) Tăng(+) Giảm(-) (%) Ngắn hạn 921.276 96,40 1.101.198 96,02 1.519.521 90,99 179.922 19,53 418.323 37,99 Trung- dài hạn 34.406 3,60 45.617 3,98 150.393 9,01 11.211 32,58 104.776 229,7 Tổng cộng 955.682 100 1.146.815 100 1.669.914 100 191.133 20,00 523.099 45,61 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang ). Đồ thị 2.4: Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm (2005- 2007 ). Năm 2005 thu nợ ngắn hạn đạt 921.296 triệu đồng. Năm 2006 đạt 1.101.189 triệu đồng, tăng 179.922 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 19,53%. Năm 2007 đạt 1.519.521 triệu đồng, tăng 418.323 triệu đồng, tốc độ 38% so với năm 2006. Tốc độ thu nợ tăng do tình hình sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nuôi cá ba sa được giá đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu gạo, thủy sản tăng, việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuận lợi đã tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn. Doanh số thu nợ tín dụng trung – dài hạn của chi nhánh ổn định qua 3 năm, cụ thể: Năm 2006 thu nợ được 45.617 triệu đồng, tăng 11.211 triệu đồng, tốc độ tăng 32,58% so năm 2005. Năm 2007 đạt được 150.393 triệu đồng, tăng 104.776, tốc độ tăng 229,7% rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân do chi nhánh đã tập trung và tăng cường thu nợ , đặc biệt là khoản nợ cho vay tiêu dùng của công nhân viên mua xe trả góp. Bảng 2.5. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Doanh số thu nợ 955.682 1.146.815 1.669.914 191.133 523.099 2. Dư nợ bình quân 743.674 743.674 743.674 - - Vòng quay vốn tín dụng(vòng) 1,29 1,54 2,25 0,26 0,70 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang ). Nguồn vốn của chi nhánh luân chuyển nhanh, hiệu quả hoạt động tương đối tốt. Vòng quay vốn tín dụng năm 2006 tăng 0,26 vòng so với năm 2005, chứng tỏ đồng vốn ngân hàng sử dụng có hiệu quả làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2007 là năm đồng vay vốn của ngân hàng cao nhất, tăng 0,7% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc gia tăng này do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh đạt hiệu quả tốt, thu hoạch đạt năng suất cao làm cho doanh số thu nợ tăng dẫn đến vòng quay vốn tín dụng tăng theo. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng dư nợ bình quân. Tổng dư nợ. Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng mở rộng, thì dư nợ cho vay các thành phần kinh tế cũng tăng. Dư nợ phản ánh tình trạng vốn của ngân hàng được đầu tư ở một thời điểm nhất định, nó được luân chuyển trong các doanh nghiệp dưới dạng hàng hoá, vật tư, nhiên liệu…, các chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy NHCT An Giang chủ yếu cho vay trong ngắn hạn nên mức dư nợ ở thể loại cho vay này cũng rất lớn, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Tổng dư nợ qua 3 năm (2005 -2007 ) . ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng(+) Giảm(-) (%) Tăng(+) Giảm(-) (%) Ngắn hạn 636.206 551.668 669.059 -84.538 -13,29 117.391 21,28 Trung và dài hạn 90.040 110.863 173.187 20.823 23,13 62.324 56,22 Tổng cộng 726.246 662.531 842.246 -63.715 -8,77 179.715 27,13 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang ). Đồ thị 2.5: Tổng dư nợ qua 3 năm (2005 -2007 ) . Năm 2005 dư nợ là 636.206 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là 551.668 triệu đồng, giảm 84.538 triệu đồng, tốc độ giảm là 13,29% so với năm 2005. Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng các năm, nhưng dư nợ năm 2006 giảm là do chi nhánh tăng thu nợ, không để nợ tồn đọng nhằm hạn chế rủi ro, mức dư nợ giảm còn do v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tín dụng thương nghiệp-dịch vụ.doc
Tài liệu liên quan