Khóa luận Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Bố cục đề tài. 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4

1.1. Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước. 4

1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. 4

1.1.2. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. 5

1.2. Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9

1.2.1. Về ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10

1.2.2. Về việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17

1.2.3. Quy định về thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27

Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế 29

2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 29

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế 31

2.2.1. Tình hình quản lý 31

2.2.2. Những vướng mắc hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 41

2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế 50

2.3. Một số giải pháp kiến nghị, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 53

2.3.1. Hoàn thiện pháp luật: 53

2.3.2. Kiến nghị 57

PHẦN KẾT LUẬN 63

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư: Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Tài chính bao gồm: tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Thương mại: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Xây dựng: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư. Về xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm mà có chế tài xử lý phù hợp được quy định tại luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản khác có liên quan. Tóm lại, Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thực hiện các cam kết về hiệp định thương mại AFTA thì việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư nói chung và quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được quan tâm một cách đúng đắn. Thông qua quyền hạn của mình nhà nước thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư. Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế. Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thừa Thiên-Huế là một tỉnh duyên hải Miền Trung Việt Nam, thuộc vĩ tuyến 16.0’00’’ đến 16.0’48’’ vĩ Bắc, kinh tuyến 107.0’00’’ đến 108.0’18’’ kinh Đông, với diện tích tự nhiên là 5.054 km2, nằm trên một dãi đất hẹp có chiều dài bờ biển là 128km, chiều rộng trung bình 60km với địa hình khá đa dạng gồm sông, núi, đồi, đồng bằng, đầm phá và biển. Tỉnh Thừa Thiên-Huế nằm ở vị trí trung điểm của cả nước thuộc vùng trọng điểm kinh tế miền trung bắt đầu từ Huế tới Dung Quất; là đầu mối của các tuyến đường giao thông quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) rất thuận lợi cho việc khai thác tiềm lực, phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế và đặc biệt quan trọng trên trục hành lang thương mại quốc tế Đông Tây nối liền ba nước Thái Lan – Lào và Việt Nam theo quốc lộ 9. Phía Bắc giáp với Quảng Trị (nơi có khu kinh tế mở và cửa khẩu Lao Bảo), phía Nam giáp với Đà Nẵng (một thành phố lớn có tiềm lực lớn nhất miền Trung) phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tổ chức hành chính của Thừa Thiên-Huế gồm có thành phố Huế và tám huyện, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới; sáu huyện đồng bằng ven biển là: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc. Thừa Thiên-Huế có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm trung bình năm là 250C, số giờ nắng trong một năm là 1.700 đến 2000 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 đến 2000mm/năm. Thừa Thiên-Huế còn là tỉnh có nhiều khoáng sản, trong đó chủ yếu là đá vôi: 1300 triệu m3, cao lanh: 530 triệu m3, đá ốp lát là 25 triệu m3, đất sét 1000 triệu tấn, đá xây dựng 2000 triệu m3, Imenit: 100 tấn, cát trắng 100 triệu tấn với hàm lượng sio2 trên 89,4%, nước khoáng nóng có lưu huỳnh: 10lít/ giây, nước khoáng nóng có can xi: 12lít/giây, ngoài ra còn có titan, than bùn, pyrit. Đây là nguồn nguyên liệu chính để xây dựng các nhà máy xi măng, các nhà máy sản xuất nguyên liệu xây dựng; Huế còn là vùng gò đồi với nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi dưới hình thức thành lập các trang trại; diện tích rừng và đất rừng gần 330.000 ha (trong đó có rừng quốc gia Bạch Mã với hệ thống động thực vật phong phú bậc nhất nước ta; rừng trồng 50.000 ha gồm: thông, bạch đàn, keo…là nguyên liệu tốt cho ngành nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó Thừa Thiên-Huế còn có bờ biển 128km và hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ 22.000ha với một số loài có giá trị cao như: tôm, cua, mực, cá thu, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương, rong câu chỉ vàng…diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng và sản lượng đánh bắt ngày càng tăng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được UNESCO xếp hạng như cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, sông Hương, Núi Ngự, đèo Hải Vân… ngoài ra, đây còn là một trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các ngành dịch vụ chất lượng và trình độ cao trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, thương mại, khoa học-công nghệ, bưu chính viễn thông…trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức 13%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện; cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường đầu tư; quá trình đô thị hoá nhanh tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển bền vững, lâu dài. Thừa Thiên-Huế có khoảng 600.000 người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh (1.107.000 người) trong đó số lao động qua đào tạo là khoảng 142.500 người chiếm 25%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều tỉnh trong cả nước như Quảng Nam chỉ có 52,2 nghìn lao động qua đào tạo. Để có được lợi thế đó là nhờ Huế là một trong bốn trung tâm giáo dục lớn nhất của cả nước với 10 trường đại học, 4 trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng. Ngoài ra Thừa Thiên-Huế còn có một bệnh viện TW, một trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung, 220 người đạt trình độ tiến sĩ, 600 người đạt trình độ thạc sĩ, 3010 y bác sĩ, 510 dược sĩ, 19450 người đạt trình độ đại học và cao đẳng và 52000 sinh viên. Từ những điều nêu trên cho thấy Thừa Thiên-Huế là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống… so với nhiều tỉnh miền Trung khác. Đây là một trong những yếu tố để thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tiến tới thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để nâng cao tính cạnh tranh trong việc kêu gọi đầu tư từ bên ngoài mà đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài mà chỉ dựa vào những lợi thế đó là chưa được mà cần phải biết kết hợp những tiềm năng sẵn có với chính sách quản lý của Nhà nước mà đặc biệt là quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mới đạt được hiệu quả cao. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế 2.2.1. Tình hình quản lý Thực hiện nghị quyết 16 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW IV về “Một số chủ trương, giải pháp lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng chương trình hành động số 51/CTR-UBND ngày 10/9/2008 với 14 nhiệm vụ cụ thể để đưa nền kinh tế Thừa Thiên-Huế phát triển nhanh và bền vững. Qua một năm triển khai, Thừa Thiên-Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; có 13/17 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch năm 2007. Tăng trưởng GDP đạt 13,6%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, xếp vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong toàn quốc. Tổng thu ngân sách đạt trên 1500 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2006. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội  tiếp tục tăng mạnh đạt 5.710 tỷ đồng tăng 20,2% so với năm 2006. Thu hút 52 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 699 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện khoảng 198 triệu USD, bằng 28,3% tổng số vốn đăng ký. Kim ngạch xuất khẩu đạt 164,4 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở  rộng, Châu Á chiếm khoảng 69,8%, Châu Âu chiếm khoảng 13,9%, Châu Mỹ chiếm khoảng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh. Khu vực dịch vụ ước tính tăng 13,8%, đóng góp 6,0% vào mức tăng trưởng chung. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tỉnh năm 2007 ước đạt 6.641,35 tỷ đồng, tăng 36,3% so với năm trước. Dịch vụ tài chính ngân hàng tăng 16,9%. Công nghiệp-xây dựng tăng 18,2%, chất lượng và sức cạnh tranh của một số sản phẩm được cải thiện; sản phẩm chủ lực vẫn tăng khá; năng lực sản xuất toàn ngành tiếp tục được đầu tư phát triển. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng lên từ vị thứ 38 lên vị thứ 15 so với 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ công thương tổ chức 12 lớp phổ biến cam kết của Việt Nam trong WTO cho gần 2.000 lượt cán bộ quản lý Nhà nước các cấp, các hiệp hội, Đại học Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap) tổ chức các hội thảo giới thiệu về thị trường Châu Âu, các rào cản kỹ thuật và biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO và pháp luật Việt Nam…đã góp phần chuyển biến nhận thức trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế và tổ chức thương mại thế giới. Cũng trong xu thế chung của nhiều tỉnh, thành phố cả nước, Thừa Thiên – Huế đang tận dụng tốt cơ hội năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO của mình. Để tiếp tục xúc tiến đầu tư nước ngoài, Thừa Thiên - Huế đã đưa vào hoạt động có hiệu quả nhiều công trình có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, Cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài , A Đớt - Tà Vàng. Một số công trình như thuỷ điện Bình Điền, Hương Điền, xi măng Long Thọ II, Hồ Tả Trạch, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, một trong những vùng động lực phát triển kinh tế-xã hội cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhất là trong năm 2007. Nhiều nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, SingGaPo, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Đức…đã có nhiều dự án đầu tư vào Thừa Thiên - Huế như tập đoàn Banyan Tree( SingGaPo) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu du lịch Cù Dù tại khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với tổng vốn đầu tư là 276 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh đã ký biên bản hợp tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh với tập đoàn A- Ki-Tec Teng-Ga-Ra (Singapo); ký biên bản hợp tác về phát triển đường bay đến SingGaPo với Tập đoàn Changi Airports International. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; tham gia các khoá tập huấn, các hội nghị, hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài do các bộ, ngành tổ chức. Qua những đợt cọ xát thực tế đó, công tác makettinh đầu tư đã được chuyên nghiệp hoá hơn và đã ngày càng khẳng định là một trong những địa phương có tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2020 đã xác định phương hướng chủ yếu để tập trung thu hút vốn FDI cụ thể như: “quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động ổn định sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; giúp đỡ những đơn vị đang tạm thời khó khăn trong việc triển khai các dự án đầu tư. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đẩy mạnh đầu tư vào địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách hướng dẫn đầu tư vào khu kinh tế trọng điểm Chân Mây- Lăng Cô, KCN Phú Bài, Khu du lịch Bạch Mã. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao…” Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nỗ lực vượt qua mọi thách thức khó khăn, nắm bắt các thời cơ và vận hội to lớn để thu hút FDI, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả ngày càng nhiều, trong đó nổi bật có 3 doanh nghiệp là Luksvaxi, Century, Bia Huế đóng góp hơn 1/3 ngân sách địa phương. Không như các địa phương khác các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên-Huế được đầu tư dưới hình thức liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài là ngang nhau (53,3%/46,7%) điều đó sẽ giúp cho phía Việt Nam củ thể là Thừa Thiên-Huế tận dụng được kinh nghiệm quản lý và khả năng tiếp cận cũng như làm chủ công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động. UBND Tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Quyết Định Số 579/2006/ QĐ – UBND quy định giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Quyết Định Số 973/2006/QĐ - UBND ngày 10/04/2006 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô Quyết Định Số 1175/2007/ QĐ – UBND. Nghị định ban hành quy định cấp, điều chỉnh, đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào địa bàn Thừa Thiên-Huế Quyết Định 1130/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên-Huế. Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên-Huế là những ưu đãi nào có lợi nhất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được áp dụng không phân biệt thời điểm cấp giấy phép đầu tư. Trường hợp những quy định về ưu đãi thay đổi thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thụ hưởng theo mức ưu đãi cao nhất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền lụa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp, với các hình thức như: doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Lựa chọn vị trí cho cơ sở sản xuất và kinh doanh của mình trong các KCN, TKCN…và ngoài khu vực trên theo quy định của tỉnh. Mặt khác, tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển chọn lao động tại địa phương và cung cấp các số liệu, thông tin liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp và lập dự án. b. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. UBND Tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và thực hiện việc cấp, điều chỉnh, đổi và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sở kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động đầu tư trực tiếp tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, có nhiệm vụ: Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm tra dự án đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp, điều chỉnh, đổi, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư. Giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy định của giấy chứng nhận đầu tư. Giúp UBND tỉnh tổng hợp, đánh giá hoạt động đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh (bao gồm khu công nghiệp và khu kinh tế) theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ kế hoạch và đầu tư. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh; ban quản lý các khu công nghiệp, ban quản lý khu kinh tế; UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở kế hoạch và đầu tư trong việc thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư và giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối với đăng ký lại doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ đăng ký lại doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp Chuyển đổi doanh nghiệp được áp dụng trong các trường hợp sau : Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại. Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp trong trường hợp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản đã đầu tư sau khi kết thúc thời hạn hoạt động cho Chính phủ Việt Nam được đăng ký lại, chuyển đổi theo quy định của Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Không thay đổi nội dung cam kết về chuyển giao không bồi hoàn đối với dự án đã được cấp giấy phép đầu tư; Kế thừa và tiếp tục thực hiện dự án đầu tư liên quan đến tài sản đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn. Trường hợp thay đổi các nội dung liên quan đến việc chuyển giao không bồi hoàn thì việc đăng ký lại, chuyển đổi theo quy định của Nghị định 101/2006/NĐ-CP phải được thủ tướng Chính phủ chấp thuận. c. Chính sách ưu đãi trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thừa Thiên-Huế UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cam kết thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư; Luật đất đai; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định khác của pháp luậtvề thuế, về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Ngoài các chính sách chung, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo đúng thẩm quyền do pháp luật Việt Nam qui định. Chính sách đất đai Đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,5% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Riêng đối với một số khu vực đất có điều kiện đặc thù và một số ngành nghề được được qui định cụ thể như sau: Đối với dự án đầu tư tại các vị trí có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế kinh doanh tại các đường phố của thành phố huế, trung tâm huyện lỵ của huyện Hương Thủy thì tỷ lệ tính đơn giá cho thuê đất được xác định từ 0,5-0,65% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Đối với dự án đầu tư vào địa bàn các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc; dự án đầu tư vào khu công nghiệp và dự án đầu tư vào địa bàn các xã khó khăn Phú Sơn và Dương Hòa thuộc huyện Hương Thủy ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của thủ tướng Chính phủ thì đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,35% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Đối với dự án đầu tư vào địa bàn Nam Đông, A Lưới hoặc thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,25% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Trường hợp dự án sử dụng đất nhằm mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được tính bằng 70% giá đất ở. Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng theo quy hoạch (khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và các khu vực khác có yêu cầu), căn cứ theo khung giá đất được ban hành hàng năm UBND tỉnh xác định giá đất giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất với mức giá thấp nhất phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái và du lịch đầm phá với điều kiện phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy môi trường sinh thái tự nhiên, được qui định cụ thể như sau : Đối với phần diện tích đất phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn giá thuê đất được xác định trên giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Đối với phần diện tích đất phục vụ cho mục đích tạo cảnh quan với điều kiện phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy môi trường sinh thái tự nhiên, đơn giá thuê đất được xác định trên giá đất theo mục đích sử dụng đất (đã được xác định trong quyết định cho thuê đất) do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước: dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nêu tại điều 3, quy định này hoặc tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo qui định chi tiết tại Điều 14, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ. Chính sách về thuế Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian áp dụng đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nêu tại Điều 3, quy định này hoặc tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ được qui định chi tiết tại điều 34, Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ. Cụ thể như sau: Dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư gồm: Sản xuất sản phẩm phần mềm; Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Xây dựng trung tâm công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ mới chưa được sử dụng tại Việt Nam; Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông; Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Đầu tư xây dựng khu chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư gồm Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, khu công viên văn hoá có hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; Xây dựng và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống; Đầu tư, thành lập trường đại học quốc tế; Đào tạo nghề nông thôn; Sản xuất, sửa chữa nhạc cụ truyền thống; Bảo tồn, tôn tạo, phục hồi di sản văn hoá; Xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế; Xây dựng nhà máy nhiệt điện; Xây dựng cơ Sở hạ tầng dịch vụ viễn thông và internet; Dự án có kim ngạch xuất khẩu hoặc doanh thu ngoại tệ từ 80% tổng doanh thu trở lên; Dự án sử dụng trên 200 lao động đối với địa bàn 02 huyện: Nam Đông, A Lưới; trên 500 lao động đối với các địa bàn còn lại. Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Huyện Nam Đông và huyện A Lưới. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang và khu công nghiệp; Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nêu tại Điều 3, quy định này hoặc tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định chi tiết tại Điều 35, 36,37 và 39, Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ. Miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nêu tại điều 3, quy định này hoặc tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ. Chính sách về hoạt động thương mại UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ủy quyền cho ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Tỉnh Thừa Thiên - Huế (sau đây gọi tắt là ban quản lý) quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ban quản lý xét duyệt kế hoạch nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo nội dung sau: Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm thực hiện đúng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996, Luật sửa đổi b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN DOAN CAM VAN.doc
Tài liệu liên quan