Khóa luận Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3. Mục đích - Phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Đóng góp mới của luận văn 5

6. Cơ cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 7

1.1. Khái niệm, sự khác biệt giữa di chúc chung vợ chồng và di chúc thông thường 7

1.1.1. Khái niệm di chúc chung của vợ chồng 7

1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ chồng 8

1.1.3. Sự tất yếu hình thành di chúc chung của vợ chồng 10

1.1.4. Đặc thù của di chúc chung của vợ chồng 12

1.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng 14

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng trên thế giới 14

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của vợ chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 18

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 22

2.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 22

2.1.1. Điều kiện về chủ thể lập di chúc 22

2.1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích 25

2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất 29

2.1.4. Điều kiện về hình thức 30

2.1.5. Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước 33

2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 33

2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 33

2.2.2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 35

2.3. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng 37

2.4. Mối quan hệ di chúc chung di chúc riêng 39

2.4.1. Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản riêng 40

2.4.2. Trường hợp vừa có di chúc chung vừa có di chúc riêng 42

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HIỆU LỰC DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 46

3.1. Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng 46

3.1.1. Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế 46

3.1.2. Về tài sản được quản lý bởi người còn sống 47

3.1.3. Về tài sản chung và tài sản riêng 47

3.1.4. Di chúc định đoạt vợ chồng là người thừa kế của nhau 48

3.2. Các giải pháp, kiến nghị 49

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự mâu thuẫn. Điều 18 BLDS 2005 quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Nếu người nữ qua tuổi mười bảy (tức là chỉ cần một ngày sau sinh nhật của người ấy), bước sang tuổi mười tám mà kết hôn thì theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 điều đó hoàn toàn hợp pháp. Nhưng nếu sau khi kết hôn, người này cùng chồng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung thì di chúc ấy có được pháp luật công nhận hay không. Vì trong trường hợp này, người vợ không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đề tự mình quyết định việc lập di chúc. Người vợ muốn lập di chúc thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Quy định như vậy có là hợp lý vì người con gái sau khi “xuất giá” (“làm con nhà người”) muốn định đoạt tài sản, ở đây lại là tài sản chung với người chồng của mình, lại phải xin ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hay không đồng ý. Nếu cha, mẹ hoặc người giám hộ không đồng ý thì có phải là đã không đảm bảo quyền lập di chúc này của người vợ. Nhưng nếu không quy định quyền lập di chúc của người vợ trong trường hợp này thì cũng không là hợp lý, không đảm bảo yếu tố công bằng so với những chủ thể khác. Vậy nếu người vợ cùng chồng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung mà người vợ không xin ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ; hoặc có xin ý kiến mà cha, mẹ hoặc người giám hộ không đồng ý nhưng người vợ cùng chồng vẫn lập di chúc chung thì di chúc ấy có giá trị pháp lý, có được pháp luật công nhận hay không? Pháp luật không đề cập vấn đề này, phải chăng các nhà làm luật cho rằng: Thứ nhất, những người từ mười tám tuổi đối với nữ mà kết hôn không phải là nhiều, đặc biệt trong xã hội hiện đại; Thứ hai, các nhà làm luật đã loại trừ khả năng vợ chồng mới cưới có khối tài sản chung nhất định để định đoạt những tài sản ấy trong di chúc chung. Sự lý giải như vậy hoàn toàn không hợp lý. Không phải vì ít xảy ra mà pháp luật lại không quy định. Mặt khác, không thể nói vợ chồng mới cưới chưa thể có khối tài sản chung nhất định được. Vì có khả năng, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đã lâu, đợi đến khi đủ tuổi họ mới đăng ký kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng trước pháp luật. Khối tài sản mà họ đã có với nhau có thể được họ thỏa thuận làm tài sản chung. Hơn nữa, những tài sản mà hai vợ chồng nhận được trong lễ cưới cũng không hẳn là không có giá trị. Thiết nghĩ, nam nữ khi đến tuổi kết hôn, tức là họ đã đạt được sự phát triển nhất định về thể xác lẫn trí tuệ. Người con gái sau khi đi lấy chồng trở thành người phụ nữ biết lo toan, thu vén mọi chuyện trong gia đình nhà chồng, không còn sống cuộc sống phụ thuộc nhà mẹ đẻ và cũng không thể coi người vợ trong trường hợp này không có đủ sự kiểm soát đối với sự định đoạt của mình được nữa. Cho nên, không phải chuyện gì cũng phải có sự tham gia, đồng ý, đóng góp của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trong trường hợp lập di chúc chung này cũng vậy. Mặc dù pháp luật quy định người chưa thành niên muốn lập di chúc phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Nhưng thật phi lý khi đây là di chúc chung mà người vợ muốn lập với người chồng của mình, định đoạt những tài sản mà vợ chồng có trong đời sống chung. Vậy nên có thể coi đây là trường hợp ngoại lệ của khoản 2 Điều 647 BLDS 2005. Tiếp nữa, đây là một giao dịch pháp lý đơn phương được thực hiện bởi hai chủ thể là vợ và chồng cùng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung. Điều kiện cần thiết phải có đối với di chúc chung nữa là phải còn tồn tại tình trạng hôn nhân giữa vợ và chồng. Tồn tại tình trạng hôn nhân được hiểu là trên phương diện pháp luật họ là vợ chồng của nhau một cách hợp pháp (có đăng ký kết hôn hoặc hôn nhân thực tế do nam nữ sống chung trước ngày 3/1/1987 không đăng ký kết hôn và được công nhận là vợ chồng). Ở đây loại trừ khả năng tình trạng hôn nhân chấm dứt do một người chết trước (bao gồm cả chết về mặt sinh học và chết về mặt pháp lý), vì đây là sự chấm dứt tình trạng hôn nhân ngoài ý chí vợ chồng. Xuất phát từ bản chất di chúc chung được tạo lập giữa vợ chồng, thể hiện sự gắn kết hoà hợp, tình thương yêu trong gia đình. Hai cá nhân nam nữ đơn lẻ đương nhiên không có quyền lập di chúc chung. Pháp luật chỉ trao quyền này cho duy nhất vợ chồng mà thôi. Khi nam nữ kết hôn trở thành vợ chồng, họ định đoạt tài sản của mình bằng cách lập di chúc chung, pháp luật tôn trọng quyền này của họ. Nhưng vì một lý do nào đó, sau khi di chúc chung đã được lập vợ chồng lại ly dị, tài sản phân chia, đời sống hôn nhân không còn tồn tại, thì đương nhiên di chúc chung đã lập cũng không còn giá trị. Do vậy, phải đang là vợ chồng, phải đang trong tình trạng hôn nhân hợp pháp thì di chúc chung đã lập của vợ chồng mới có được pháp luật công nhận. 2.1.2. Điều kiện về nội dung và mục đích Nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ chồng phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội (khoản 2 Điều 122 BLDS 2005). Mục đích của di chúc chung của vợ chồng là sự định đoạt tài sản chung của vợ chồng cho những người thừa kế, rằng như một sự chắc chắn những người mà vợ chồng chỉ định trong di chúc chung sẽ được hưởng những tài sản do vợ chồng định đoạt, trừ trường hợp những người thừa kế đó từ chối. Nội dung di chúc chung của vợ chồng là những vấn đề cụ thể được vợ chồng thể hiện trong bản di chúc chung đó như tên người nhận phần tài sản là ai, được bao nhiêu, có trao nghĩa vụ gì không… Nếu di chúc chung của vợ chồng lập ra không có có tính chất định đoạt tài sản của vợ chồng cho những người thừa kế, mà chỉ là sự căn dặn, sắp đặt mọi chuyện sau khi vợ chồng chết, giống như là ý nguyện cuối cùng, lời trăn trở của người chết trước đối với họ hàng con cháu thì dù vợ chồng có ghi tên nó là di chúc chung của vợ chồng, bản chất của nó cũng không phải là di chúc thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Ở đây không có sự chuyển dịch tài sản cho những người thừa kế, những người thừa kế được nhắc đến cũng không xác định cụ thể là cá nhân, tổ chức nào. Mục đích di chúc chung của vợ chồng không đạt được. Nên điều kiện tiếp theo để một bản di chúc chung có hiệu lực là vợ chồng phải định đoạt những tài sản chung của mình là giành cho những ai, bao nhiêu phần, phải có sự chắc chắn có sự chuyển dịch tài sản cho những người thừa kế. Những vấn đề cụ thể vợ chồng định đoạt trong di chúc chung được coi là nội dung của bản di chúc ấy. Về mặt lý thuyết, khi lập di chúc chung, vợ và chồng không loại trừ khả năng chỉ định lẫn nhau làm người hưởng di sản của người chết trước. Trong trường hợp đó, di chúc chung trở thành một hợp đồng mà việc phát sinh hiệu lực của hợp đồng ấy sẽ bị hoãn lại cho đến thời điểm mở thừa kế của một trong hai bên giao kết. Việc vợ chồng tự định đoạt tài sản cho người kia có được pháp luật cho phép không?. BLDS 2005 không quy định về vấn đề này. Có thể thấy rằng hiệu lực di chúc chung chỉ phát sinh từ thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Nếu người này là người thừa kế của người kia và đều không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc chung lúc này không có giá trị pháp lý. Số di sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu vợ chồng chỉ định đoạt một phần tài sản trong khối di sản chung cho người kia, còn những phần khác giành cho những người thừa kế khác thì khi cả hai vợ chồng cùng chết thì phần di chúc định đoạt tài sản cho những người thừa kế khác vẫn có hiệu lực. Phần di chúc vợ chồng định đoạt tài sản cho nhau sẽ không có giá trị pháp lý và sẽ được chia theo pháp luật. Nếu một người chết trước, người còn sống sửa đổi phần di chúc liên quan đến tài sản của mình trong khối tài sản chung thì khi đó, phần di chúc của người chết trước có hiệu lực pháp luật. Trong phần di chúc có hiệu lực ấy lại có sự định đoạt một phần di sản cho người chồng hoặc người vợ còn sống. Như vậy, người chồng hoặc người vợ còn sống là người thừa kế theo di chúc của người chết trước. Nếu số di sản mà người chết trước định đoạt cho người kia ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật thì căn cứ Điều 669 BLDS 2005, người còn sống còn được hưởng ít nhất hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật nữa. Như vậy việc vợ chồng định đoạt tài sản cho nhau trong di chúc chung luôn là có lợi đối với người chết sau. Điều này có thể dẫn đến hành vì lừa dối hoặc những hành vi phạm pháp khác nhằm mục đích trục lợi của người còn sống. Từ phân tích ở trên, có thể thấy dù pháp luật không cấm vợ chồng định đoạt tài sản cho nhau trong di chúc chung nhưng như vậy cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi của những người thừa kế khác. Thiết nghĩ, việc vợ chồng định đoạt tài sản cho nhau trong di chúc chung là không cần thiết. Ngoài ra, khi phần di chúc của người chết trước có hiệu lực pháp luật thì người còn sống vẫn sẽ được hưởng số di sản ít nhất bằng hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật, vì thuộc đối tượng thừa kế quy định tại Điều 669 BLDS 2005. Về vấn đề tài sản: Điều 663 BLDS 2005 quy định: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”, với quy định như vậy, pháp luật chỉ cho phép vợ chồng định đoạt tài sản chung trong di chúc chung ấy. Vợ chồng là đồng sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất trong thời kỳ hôn nhân. Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung…”. Vấn đề tài sản chung cũng là một điều kiện tiên quyết trong hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không phải là vợ chồng định đoạt tài sản chung trong di chúc chung ấy, thì sẽ không được coi là di chúc chung; và dĩ nhiên sẽ không phải chịu sự ràng buộc của hiệu lực di chúc chung ấy. Điều này không có nghĩa là pháp luật cấm vợ chồng định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung, nhưng với những tài sản riêng đó, các quy định điều chỉnh sẽ hoàn toàn khác với các quy định điều chỉnh di chúc chung, và hiệu lực pháp luật của chúng cũng hoàn toàn khác. Nó không thể được coi là một phần di chúc chung, mà giống với di chúc riêng hơn. Nếu vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng đều định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung, thì mỗi người đều có quyền tự do định đoạt cũng như thay đổi phần liên quan đến tài sản riêng trong di chúc chung ấy mà không cần sự đồng ý của người kia. Về vấn đề hiệu lực, hiệu lực của phần di chúc định đoạt về tài sản riêng sẽ có từ thời điểm mở thừa kế khi một trong hai vợ chồng chết, không cần phải người sau cùng chết hoặc vợ chồng cùng chết như di chúc chung. Nếu vợ chồng cùng định đoạt tài sản của mỗi người trong một tờ di chúc thì cũng không được coi là di chúc chung. Tương tự như vậy, nếu sau khi thống nhất lập di chúc chung, vợ chồng lại yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì lúc này di chúc chung cũng không thể tồn tại. Một vấn đề nữa, trường hợp trong di chúc chung vợ chồng định đoạt tài sản của mình trong khối tài sản chung bằng cách phân chia rõ ràng tài sản của chồng, tài sản của vợ và mỗi người được tự do định đoạt tài sản trong khối tài sản đã chia ấy. Dù hình thức là di chúc chung nhưng bản chất thì giống với việc vợ chồng tự mình định đoạt tài sản trong di chúc riêng của mỗi người hơn. Và việc phân chia tài sản trong khối tài sản chung để mỗi người tự ý định đoạt theo ý mình gần giống với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Lúc này bản chất của di chúc chung không còn nữa. Việc vợ chồng định đoạt như vậy sẽ không được pháp luật công nhận. Nói tóm lại, việc có tài sản chung và thỏa thuận thống nhất định đoạt tài sản chung là điều kiện cần để vợ chồng có thể lập di chúc chung. Vấn đề ủy quyền: Vấn đề này không được đặt ra đối với việc lập (cả về nội dung lẫn hình thức) cũng như đối với những thay đổi sau này về nội dung di chúc chung của vợ chồng đã lập. Như đã phân tích ở trên, không đặt vấn đề uỷ quyền cho người kia lập di chúc chung thay mình, ủy quyền việc ký thay di chúc ấy, cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung di chúc ấy. Thậm chí trong trường hợp một người bị tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi, bị bệnh tâm thần, bị các bệnh không thể minh mẫn, sáng suốt, người kia cho dù là đại diện theo pháp luật của người đó nhưng việc lập, thay đổi di chúc chung cũng không thể tiến hành được. Điều này cũng đúng trong trường hợp một trong hai bên bị tuyên bố là mất tích. Điều này xuất phát từ ý chí chung thống nhất, tự nguyện của vợ chồng trong các vấn đề của di chúc chung. Ý chí của mỗi người đều được tuân thủ tuyệt đối. 2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005: “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. Nguyên tắc tự nguyện cũng là một trong những nguyên tắc căn bản của pháp luật dân sự. Nó có ý nghĩa quan trọng bởi khi không có sự tự nguyện hoàn toàn này, giao dịch có thể rơi vào các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn hoặc do bị lừa dối, đe dọa. Ý chí tự nguyện phải được tuân thủ một cách tuyệt đối trong di chúc chung của vợ chồng. Điều đó thể hiện ở chỗ, việc lập di chúc chung phải được vợ chồng bàn bạc thoả thuận, tự nguyện, thống nhất cao. Ở đây, loại trừ việc ý chí của vợ hoặc chồng bị lừa dối, cưỡng ép, vì như vậy đã là không hợp pháp so với giao dịch dân sự thông thường nhất, trong khi đây lại là di chúc chung. Tuy nhiên, việc vợ hoặc chồng bị giả tạo, lừa dối bởi người kia là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra, đặc biệt đây lại là vấn đề liên quan đến tài sản chung của cả hai vợ chồng. Nhưng chỉ tại thời điểm di chúc chung có hiệu lực người ta mới có thể biết được di chúc ấy có được pháp luật chấp nhận hay không. Và nếu như vậy quyền lợi của những người thừa kế rất bị ảnh hưởng và thật không công bằng với người chết trước. Vì là di chúc chung, nên ý chí của cả vợ và chồng cũng đều phải “chung”. Cái “chung” nhắc đến ở đây là việc quyết định có lập di chúc hay không, và trong di chúc chung ấy, vợ chồng định đoạt tài sản cho ai, bao nhiêu, như thế nào cho những người thừa kế. Đó phải là ý chí tự nguyện của cả vợ và chồng. Nếu chỉ là của vợ hay của chồng thôi thì sẽ không được chấp nhận. Kết quả của sự thỏa thuận ấy được thể hiện ở một văn bản thống nhất là di chúc chung của vợ chồng, trong đó có chữ ký xác thực của cả hai vợ chồng. Khi vợ hoặc chồng muốn lập di chúc chung, thuyết phục sự đồng ý của người kia và sau đó người vợ hoặc chồng này tự ý định đoạt tài sản chung mà không có sự tham gia thống nhất của người còn lại. Dù hình thức vợ chồng thống nhất lập di chúc chung nhưng bản chất di chúc chung ấy không phải là sự thỏa thuận thống nhất của cả hai người. Như đã phân tích ở phần “Điều kiện về nội dung và mục đích di chúc chung”. Tính chất thỏa thuận thống nhất trong di chúc chung phải xuyên suốt từ quá trình hình thành, tồn tại đến khi chấm dứt di chúc ấy. Vợ chồng thống nhất lập di chúc chung mới chỉ là cái vỏ ngoài của bản di chúc ấy. Quan trọng hơn, trong di chúc chung của mình định đoạt cái gì, cho ai, bao nhiêu thì vợ chồng phải cùng nhau bàn bạc, quyết định nội dung cụ thể từng vấn đề mà bản di chúc ấy đề cập đến. Nếu có vấn đề gì mâu thuẫn giữa hai bên thì vợ chồng phải cùng cân nhắc xem xét lại để định đoạt cho đúng và ghi vào bản di chúc đó. Nếu chỉ một trong hai bên vợ chồng có ý kiến về định đoạt một phần tài sản nào đó mà người kia im lặng, không bày tỏ ý kiến thì có coi đó là sự thỏa thuận, ý chí thống nhất của vợ chồng không? Thiết nghĩ, đây là vấn đề liên quan đến tài sản chung, là phán ánh trực tiếp lợi ích của cả hai bên vợ chồng. Khi định đoạt một vấn đề nào liên quan đến tài sản chung mà người kia không bày tỏ ý kiến mà vẫn ký vào bản di chúc chung, thì có thể coi sự im lặng đó là mặc nhiên đồng ý. Nhưng nếu người này không đồng ý ký vào bản di chúc chung thì di chúc chung đó không được công nhận là di chúc hợp pháp. 2.1.4. Điều kiện về hình thức Di chúc chung là sự thể hiện ý chí chung của hai vợ chồng, cùng tự nguyện thống nhất trong vấn đề lập, cũng như các vấn đề về nội dung di chúc chung ấy. Kết quả của sự thỏa thuận ấy thông thường được thể hiện ở một văn bản thống nhất là di chúc chung của vợ chồng, trong đó có chữ ký xác thực của cả hai vợ chồng Việc lập di chúc chung bằng văn bản là một trong những điều kiện cần và tiên quyết, là biểu hiện của sự thống nhất chung, cũng là để tránh những tranh cãi, mâu thuẫn sau này. BLDS 2005 Điều 655 quy định: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”. Việc viết vào bản di chúc những nội dung mà vợ chồng đã thỏa thuận là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, việc ghi vào bản di chúc chung ấy sẽ thực hiện bởi một người hay là cả hai vợ chồng? Nếu cả hai vợ chồng cùng viết vào bản di chúc chung thì sẽ phải có người viết trước người viết sau. Trong quá trình người vợ viết thì người chồng giám sát và ngược lại. Về nguyên tắc, một người sẽ viết nội dung di chúc chung trên cơ sở nội dung đã thoả thuận với người kia, sau đó cả hai người sẽ phải ký vào cuối tờ di chúc chung đó. Điều quan trọng cuối cùng của việc đảm bảo về hình thức bản di chúc chung đó là, sau khi thống nhất được mọi vấn đề vợ chồng phải cùng nhau ký vào bản di chúc chung đã lập. Trước khi ký vợ chồng đều phải đọc lại bản di chúc ấy một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tránh trường hợp có sự nhẫm lẫn, lừa dối… Có một trường hợp thực tế xảy ra và Tòa án đã tuyên không công nhận giá trị pháp lý của di chúc chung. Đó là trường hợp vợ chồng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung. Sau khi lập người chồng ký trước vào cuối bản di chúc có người làm chứng, người vợ ký sau lại không có người làm chứng. Sự khác nhau về thời điểm ký và người làm chứng đã dẫn đến tình trạng không có hiệu lực của bản di chúc chung này. Do vậy vợ chồng cần đặc biệt chú ý việc ký này phải được thực hiện đồng thời, tránh người ký trước ký sau trong một khoảng thời gian nhất định, và người ký trước ký trong điều kiện như thế nào (ví dụ trước mặt người làm chứng, bao nhiêu người…) thì người sau cũng phải tuân theo những điều kiện như thế ấy để tránh tình trạng sửa đổi, làm giả chữ ký, đánh tráo di chúc chung đã lập nhằm trục lợi cho bản thân mình. Mặt khác, nhằm đảm bảo nguyên tắc di chúc viết tay phải được viết trực tiếp bằng chữ viết tay. Vậy nên, không thể thay mặt người kia lập di chúc chung, vợ chồng cũng không thể ký thay nhau vào tờ di chúc chung đó, không thể uỷ quyền cho nhau có bất cứ thay đổi nào với di chúc chung đã lập. Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể di chúc chung của vợ chồng phải lập bằng hình thức như thế nào. Tức là, khi không lập được di chúc bằng văn bản và trong những điều kiện cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật, vợ chồng hoàn toàn có thể lập di chúc bằng miệng. Những điều kiện mà pháp luật quy định đó là “bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản” (khoản 1 Điều 651 BLDS 2005) và “thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” (khoản 5 Điều 652 BLDS 2005). Di chúc chung của vợ chồng được xác lập bởi hai chủ thể cùng thỏa thuận thống nhất, đó là vợ và chồng. Để có thể lập được di chúc chung bằng miệng cả hai vợ chồng cùng phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật, đó là cùng phải rơi vào trường hợp “bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác”. Điều đó dường như là không thực tế. Bởi rất hiếm trường hợp cả hai vợ chồng cùng bệnh tật đến mức như vậy. Nếu chỉ có một trong hai người, hoặc vợ hoặc chồng đáp ứng các điều kiện của việc lập di chúc bằng miệng và nếu cả hai người đều thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung thì trường hợp này vợ chồng có được lập di chúc bằng miệng không? Pháp luật không quy định, nhưng có thể thấy, việc lập di chúc chung là việc của cả hai bên vợ và chồng, cùng phải lập và định đoạt di chúc chung trong những điều kiện tương đối giống nhau, Ở đây, một người đã không đáp ứng được các điều kiện của việc lập di chúc bằng miệng thì thiết nghĩ, việc lập di chúc chung bằng miệng của cả hai vợ chồng trong trường hợp này không được chấp nhận. Như vậy, việc lập di chúc chung bằng miệng là hình thức bất đắc dĩ và trên thực tế rất hiếm trường hợp này, bởi muốn lập được di chúc bằng miệng, vợ chồng phải tuân theo những điều kiện nhất định của pháp luật. Và thông thường để đáp ứng các yêu cầu đó trong điều kiện mà pháp luật đặt ra đó là rất khó. Biện pháp tốt nhất cho hình thức di chúc chung của vợ chồng văn bản có người làm chứng hoặc có chứng thực. 2.1.5. Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Luật không quy định trong trường hợp một người chết trước thì vấn đề di chúc chung giải quyết như nào. Đây lại là trường hợp thường xảy ra trên thực tế. Có thể thấy khi một người chết trước, người còn sống sẽ là người quản lý di sản của người chết và tài sản của mình trong khối tài sản chung. Nếu người còn sống sửa đổi, bổ sung phần tài sản của mình trong di chúc chung, thì những người thừa kế của người chết trước có quyền yêu cầu Toà án chia thừa kế đối với phần di chúc của người đã chết ấy để đảm bảo quyền lợi của mình. Nhưng nếu người còn sống không có bất kỳ thay đổi nào về di chúc chung đã lập, tức là khi đó di chúc chung đã lập sẽ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết như luật định. Trong khoảng thời gian đó, người còn sống sẽ quản lý di sản của người chết và tài sản của mình trong khối tài sản chung. Câu chuyện sẽ không có gì nếu người còn sống không làm hao hụt toàn bộ chỗ tài sản mà mình quản lý do quá trình bảo quản, lưu thông dân sự bởi tài sản là . Khi đó, đối tượng của di chúc chung không còn, di chúc chung sẽ không có hiệu lực. Quyền lợi những người thừa kế bị ảnh hưởng rất lớn. 2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Ở đây, pháp luật dự liệu hai trường hợp mà theo đó, di chúc chung của vợ chồng đương nhiên có hiệu lực là “từ thời điểm người sau cùng chết” hoặc “tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Khi đó việc thực thi di chúc chung đã được đơn giản hoá vì chỉ chia di chúc một lần. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế. Đó là có những người chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hoặc chồng chết trước, nhưng lại chết trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Như vậy, quyền thừa kế của họ đã bị ảnh hưởng. Về việc xác định “thời điểm người sau cùng chết” trong quy định về tính hiệu lực di chúc chung của vợ chồng lại phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác. Khi một người chết trước theo quy định của pháp luật di chúc chung của vợ chồng chưa có hiệu lực. Nhưng nếu người còn sống sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Khi đó, di chúc chung của vợ chồng không có hiệu lực. Di chúc của người chết trước được coi là có hiệu lực pháp luật. Lúc này, những người thừa kế của người chết trước có thể yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc đó. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng di chúc của người chết trước ấy có hiệu lực từ thời điểm nào? Từ thời điểm người đó chết hay tại thời điểm người còn sống sửa đổi. Có quan điểm cho rằng, nên lấy thời điểm có hiệu lực của di chúc đó là thời điểm người đó chết. Vì di chúc mà người đó lập chung giờ đã trở thành di chúc riêng của người chết trước và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về di chúc thông thường. Pháp luật quy định “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế” (khoản 1 Điều 667 BLDS 2005) và “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (khoản 1 Điều 633 BLDS 2005). Nhưng nếu người còn sống phải mất một thời gian lâu sau mới sửa đổi, bổ sung phần tài sản trong khối tài sản chung của mình. Và trong khoảng thời gian đó, người còn sống phát triển khối gia sản và làm ra tài sản mới thì trong trường hợp này, tài sản đó là tài sản riêng của người còn sống hay là tài sản chung đã được định đoạt trong di chúc chung. Tác giả luận văn cho rằng, không thể coi thời điểm có hiệu lực của di chúc người chết trước là thời điểm người đó chết. Mà phải coi hiệu lực của di chúc người chết trước bắt đầu từ thời điểm người còn sống sửa đổi phần tài sản trong khối tài sản chung. Bởi khi lập di chúc chung, việc sửa đổi bổ sung di chúc chung của người còn sống nằm ngoài sự tính toán của người chết trước. Nói cách khác, người đó không chủ đích sửa đổi di chúc chung đó nếu người chồng hoặc người vợ của mình không chết trước. Thời điểm một trong hai bên vợ chồng chết cũng là thời điểm mà đời sống hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Đời sống chung không còn, những tài sản làm ra sau thời kỳ ấy không được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, nếu người còn sống làm phát triển khối gia sản và làm ra tài sản mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng.doc
Tài liệu liên quan