Khóa luận Phát triển cho vay cá nhân tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương 1 : Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân tại công ty tài chính 3

1.1 Hoạt động cho vay của công ty tài chính 3

1.1.1 Khái quát về công ty tài chính 3

1.1.2 Họat động cho vay của công ty tài chính 5

1.1.2.1 Khái niệm 5

1.1.2.2 Các hình thức phân loại cho vay 5

1.2 Cho vay cá nhân của công ty tài chính 7

1.2.1 Khái niệm cho vay cá nhân 7

1.2.2 Đặc điểm cho vay cá nhân 8

1.3 Phát triển cho vay cá nhân của công ty tài chính 11

1.3.1 Khái niệm 11

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển cho vay cá nhân

của công ty tài chính 12

1.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh về lượng 12

1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh về chất 14

1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới cho vay cá nhân 16

1.4.1 Nhân tố chủ quan 16

1.4.1.1 Chính sách cho vay cá nhân 16

1.4.1.2 Năng lực của đội ngũ nhân viên 16

1.4.1.3 Quy trình và thủ tục cho vay 17

1.4.1.4 Hoạt động marketing 18

1.4.1.5 Hệ thống công nghệ thông tin của công ty tài chính 18

1.4.2 Nhân tố khách quan 19

1.4.2.1 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 19

1.4.2.2 Môi trường pháp lý 20

1.4.2.3 Nhân tố thuộc về khách hàng 20

Chương 2 : Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tại tổng công ty

Tài chính cổ phần Dầu khí Việt nam 22

2.1 Khái quát về PVFC 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tài chính

Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của PVFC 24

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2004-2008 26

2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 27

2.2.1 Thực trạng cho vay tại PVFC 27

2.2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 29

2.2.2.1 Các loại hình cho vay đối với cá nhân của PVFC 29

2.2.2.2 Quy trình thực hiện cho vay cá nhân 30

2.2.2.3 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 32

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 40

2.3.1 Thành công 40

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 42

2.3.2.1 Hạn chế 42

2.3.2.2 Nguyên nhân 45

Chương 3 : Giải pháp phát triển cho vay cá nhân tại tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam 49

3.1 Định hướng cho vay cá nhân của PVFC trong thời gian tới 49

3.1.1 Nhu cầu của cá nhân thời gian tới 49

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay cá nhân của PVFC trong thời gian tới 51

3.2 Giải pháp phát triển cho cá nhân tại PVFC 53

3.2.1 Đa dạng hóa các loại hình cho vay 53

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng 55

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 57

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing 59

3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ thông tin 61

3.2.6 Phát triển số lượng khách hàng 63

3.3 Kiến nghị 64

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước 64

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 66

Kết luận 68

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển cho vay cá nhân tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006 2007 Tổng doanh thu 214,799 429,127 1.022,308 3.140,662 Tổng chi phí 206,498 400,263 896.006 2.524,032 Lợi nhuận trước thuế 8,301 28,864 126,302 615,968 Lợi nhuận sau thuế 8,301 20,146 89,821 506,160 Tổng tài sản 4.207 6.828 18.143 47.993 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004-2007 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC trong 4 năm qua, tình hình kinh doanh của PVFC tăng mạnh qua các năm. Bảng số liệu trên phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh cả về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn, tài sản, lợi nhuận và doanh thu tăng nhanh. Năm 2007, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của PVFC về cả doanh thu và lợi nhuận. Hầu hết các hoạt động kinh doanh của PVFC đều có mức tăng trưởng cao, trong đó, thu từ lãi tiền gửi tăng 143%, thu từ hoạt động tín dụng tăng 180%, đặc biệt thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đã tăng từ 44,8 tỷ năm 2006 lên 665,8 tỷ năm 2007 kéo theo lợi nhuận từ hoạt động này tăng 881,4%, trở thành hoạt động có lãi thứ hai của PVFC trong năm 2007 sau hoạt động tín dụng. Nguyên nhân là do PVFC đã tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ trong năm 2007 và tăng cường các nguồn vốn huy động từ hoạt động tín dụng. Nhưng tới năm 2008, hoạt động của PVFC cũng giống như các đơn vị khác trong lĩnh vực tài chính gặp rất nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, PVFC đã đạt được kết quả đáng phấn khởi : doanh thu đạt 4.468 tỷ đồng, trong đó, hoạt động tín dụng là điểm sáng nhất, với tỷ trọng 46% tổng doanh thu; hoạt động liên ngân hàng 27%; hoạt động đầu tư 13%; hoạt động khác 14% đồng thời bảo toàn nguồn vốn; quỹ dự phòng đạt trên 2.143 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 8,5 tỷ đồng. Cũng trong năm 2008, tổng tài sản của PVEC là 45.073 tỷ đồng. 2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 2.2.1 Thực trạng cho vay tại PVFC Cho vay là một trong những hoạt động chính của công ty, nó đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho PVFC trong nhiều năm nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn định, tính chất khách hàng phức tạp, môi trường kinh tế còn nhiều biến động. Do nhận thức được vai trò quan trọng của công tác cho vay nên phòng tín dụng (tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân) được coi là bộ phận mũi nhọn và quan trọng nhất của công ty. Đối tượng khách hàng tín dụng theo định hướng của PVFC là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, bất động sản, đầu tư kinh doanh khu đô thị mới cao cấp, văn phòng cho thuê, tài chính, tín dụng, chứng khoán, tiền tệ và bảo hiểm. Đối với các khách hàng cá nhân, PVFC chủ yếu cung cấp dịch vụ tín dụng cho cán bộ công nhân viên của các đơn vị trong ngành và các đơn vị ký thỏa thuận hợp tác với Công ty. Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ của PVFC Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 %tăng, giảm 2007 so với 2006 2008 Dư nợ cho vay các TCTD khác 1.621.387 545.068 (66,4%) 544.000 Dư nợ cho vay và ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân 2.817.035 8.688.786 208,4% 13.937.597 Dư nợ cho vay từ nguồn vốn ủy thác 257.523 722.742 180,7% 1.761.109 Tổng dư nợ cho vay 4.695.945 9.956.596 112% 16.242.706 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ ràng hoạt động cho vay tăng lên mạnh mẽ qua các năm. Năm 2007 với con số gần 9.957 tỷ đồng đã đưa tổng dư nợ cho vay của PVFC tăng 112% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng dư nợ cho vay của công ty đã tăng gần 4 lần so với năm 2006. Biểu 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của PVFC 2006-2008 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm Bên cạnh sự tăng trưởng của tổng dư nợ thì các hình thức cho vay cũng có có sự thay đổi. Hình thức cho vay các TCTD khác phát triển mạnh nhất trong năm 2006 nhưng sau đó giảm dần qua các năm và đến năm 2008 hình thức này chỉ bằng 66% so với năm 2006. Tuy nhiên cho vay, ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và cho vay từ nguồn vốn ủy thác thì tăng một cách rõ rệt. Năm 2008, hai hình thức này đều gấp 5-6 lần so với năm 2006. Hình thức cho vay và ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân qua các năm vẫn là hính thức chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay nhiều nhất. Dư nợ của hình thức cho vay này tăng dần qua các năm và đến năm 2008 thì chiếm trên 85% tổng dư nợ cho vay của PVFC. Điều này chứng tỏ hình thức này đã, đang và sẽ chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của PVFC. 2.2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 2.2.2.1 Các loại hình cho vay đối với cá nhân của PVFC Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương là việc Công ty tài chính Dầu khí cho vay đối với khách hàng có bảo đảm trả nợ hàng tháng bằng lương của khách hàng vay vốn. Thời hạn đối với cho vay trả góp đảm bảo bằng lương tối đa không quá 60 tháng và không vượt quá thời gian làm việc còn lại được ghi trên hợp đồng lao động của khách hàng vay vốn tại đơn vị công tác. Mức cho vay đối với loại hình cho vay này thì phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng phải đảm bảo số tiền trả nợ góp cố định hàng tháng (bao gồm tiền gốc và lãi ) để tính mức cho vay không vượt quá 70% tiền lương bình quân hàng tháng của khách hàng vay vốn. Đối với các trường hợp đặc biệt khác do Giám đốc công ty quyết định Cho vay thế chấp tài sản là việc Công ty tài chính Dầu khí cho vay đối với khách hàng có bảo đảm bằng tài sản của chính khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. Mức cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ so với giá trị tài sản đảm bảo theo Hướng dẫn định giá tài sản đảm bảo tiền vay là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất của PVFC. Thời hạn cho vay của hình thức này tối đa không quá 60 tháng. Cho vay cầm cố chứng từ có giá là việc công ty tài chính Dầu khí cho vay đối với khách hàng có bảo đảm bằng chứng từ có giá của chính khách hàng vay vốn hoặc bảo lãnh bằng chứng từ có giá của bên thứ 3. Đối với chứng từ có giá không phải là cổ phiếu và vốn ủy thác đầu tư có chỉ định mục đích cho PVFC thì : Số tiền vay + lãi vay (dự kiến) < số tiền gốc và lãi phát sinh của chứng từ có giá. Trường hợp chứng từ có giá có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ được quy đổi để tính toán mức cho vay = 90% tỷ giá mua vào ngoại tệ do Ngân hàng mà PVFC làm đại lý thu đổi ngoại tệ công bố. Thời hạn cho vay của hình thức này tối đa bằng thời gian còn lại trên các CTCG. Đối với chứng từ có giá là cổ phiếu và vốn ủy thác đầu tư có chỉ định mục đích cho PVFC thì số tiền cho vay tối đa bằng 70% mệnh giá CTCG hoặc giá trị hợp đồng ủy thác đầu tư. Thời hạn cho vay của hình thức này tối đa không quá 60 tháng. Các trường hợp đặc biệt khác do Giám đốc công ty quyết định. 2.2.2.2 Quy trình thực hiện cho vay cá nhân Bước 1: Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến xin vay vốn. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng các loại hình cho vay, phương pháp tính lãi, thu nợ và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kê khai vào danh mục hồ sơ cho vay để theo dõi và xử lý hồ sơ. Bước 2: Thẩm định tài sản bảo đảm Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định hồ sơ soạn công văn trình Trưởng Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân ký gửi Phòng Dịch vụ tài chính để cử một cán bộ thuộc tổ thẩm định tham gia tổ định giá. Sau khi nhận được công văn trả lời của Phòng dịch vụ tài chính, cán bộ tín dụng trình trưởng phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân để cử một chuyên viên khác của phòng tham gia định giá. Khi đã thống nhất đủ các thành viên tham gia tổ thẩm định, cán bộ tín dụng chủ động sắp xếp thời gian với các thành viên trong tổ và khách hàng để tiến hành định giá tài sản bảo đảm. Bước 3 : Thẩm định tín dụng Cán bộ tín dụng thẩm định trực tiếp khách hàng, trao đổi với ngưới bảo lãnh (nếu có), đến nơi ở của khách hàng vay vốn. Bước 4: Lập tờ trình thẩm định Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định tín dụng rồi chuyển tờ trình thẩm định và hồ sơ vay cho phụ trách đơn vị. Phụ trách đơn vị cho vay xem xét kiểm tra, đánh giá lại việc thẩm định, ký tờ trình và trình cấp có thẩm quyền xem xét. Bước 5: Xem xét và quyết định cho vay Trên cơ sở tờ trình của đơn vị cho vay và tổ thẩm định, trưởng phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân xem xét và quyết định cho vay hay không. Bước 6: Tiến hành thủ tục ký hợp đồng bảo đảm tiền vay Bước 7 : Ký kết hợp đồng tín dụng - Giải ngân Bước 8 : Quản lý sau khi cấp tín dụng Bước 9 : Sau khi hợp đồng hết hạn, đơn vị cho vay tiến hành thanh lý và lưu hồ sơ Sơ đồ 2.1 : Quy trình thực hiện cho vay cá nhân của PVFC Trách nhiệm Nội dung thực hiện CVKH Bộ phận khách hàng Trả lại khách hàng Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng (+) (-) CVTD, CVKH Đơn vị cấp tín dụng Bộ phận định giá tài sản Thẩm định tín dụng Bộ phận thẩm định độc lập Thẩm định độc lập Cấp phê duyệt Tín dụng Trả lại khách hàng Phê duyệt (-) (-) (+) CVTD Đơn vị cấp tín dụng Cấp ký kết hợp đồng Thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng Cấp ký kết hợp đồng Ký Hợp đồng tín dụng - Đơn vị cấp tín dụng - Cấp phê duyệt tín dụng - P.Kế toán Công ty/Chi nhánh - Ban Quản lý dòng tiền. Cấp tín dụng CVTD Đơn vị cấp tín dụng Quản lý sau cấp tín dụng CVTD Đơn vị cấp tín dụng Thanh lý và Lưu hồ sơ 2.2.2.3 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC Hoạt động cho vay cá nhân tại PVFC vẫn chưa phải là một hoạt động được quan tâm phát triển tuy nhiên vẫn có thể thấy được sự tăng trưởng của hoạt động này qua bảng số liệu sau : Bảng 2.4 : Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay tại PVFC Đơn vị : tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng dư nợ cho vay 4.696 9.957 16.243 Tổng dư nợ cho vay cá nhân 289 842 1287 Tỷ trọng 6,15% 8,46% 7,92% Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của cho vay cá nhân tăng mạnh qua các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2007, dư nợ cho vay cá nhân tăng 191,3% so với năm 2006. Lý do của sự tăng trưởng này là do Việt Nam sau một năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, xuất khẩu tăng nhanh, thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nhu cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó năm 2007 cũng là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất và thị trường bất động sản không còn ảm đạm như năm 2006 nữa. Chính vì thế, hoạt động cho vay cá nhân của PVFC cũng phát triển. Sang đến năm 2008, nền kinh tế bị suy giảm nên người dân thắt chặt chi tiêu hơn. Tuy nhiên dư nợ cho vay cá nhân tại PVFC vẫn tăng nhẹ, tăng 52,85% so với năm 2007. Nếu xét cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo bao gồm 3 hình thức cho vay : cho vay trả góp đảm bảo bằng lương, cho vay cầm cố CTCG, cho vay thế chấp bằng tài sản. Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo Đơn vị : tỷ đồng STT Hình thức vay 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ 1 Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương 250,6 86,7% 671,9 79,8% 1041,2 80,9% 2 Cho vay cầm cố CTCG 32,1 11,1% 156,6 18,6% 230,4 17,9% 3 Cho vay thế chấp bằng tài sản 6,3 2,2% 13,5 1,6% 15,4 1,2% Tổng 289 100% 842 100% 1287 100% Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biểu 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn chung, dư nợ của các hình thức cho vay đều có sự gia tăng tương đối qua các năm song tỷ trọng của chúng trong tổng dư nợ cho vay cá nhân thay đổi không đáng kể, dư nợ cho vay trả góp đảm bảo bằng lương vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cũng bắt đầu có xu hướng chuyển dịch, cho vay cầm cố CTCG ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng dư nợ. Năm 2007 là năm mà các hình thức cho vay tăng mạnh nhất trong khi đó năm 2008 thì nhu cầu cá nhân có giảm sút bởi vì nền kình tế gặp khó khăn nên người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Vì thế cho vay cá nhân có tăng trưởng trong năm 2008 nhưng gặp khó khăn hơn 2007. Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương tăng 178% so với năm 2006, đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng của hình thức này chỉ tăng 55% so với năm 2007. Dư nợ cho vay cầm cố CTCG năm 2007 tăng 387% so với năm 2006 nhưng trong năm 2008 thì chỉ còn 47% so với 2007. Trong khi 2 hình thức cho vay trên vẫn có sự tăng trưởng tương đối trong năm 2008 thì hình thức cho vay thế chấp tài sản có xu hướng phát triển chậm lại. Nếu phân loại theo mục đích vay, dịch vụ cho vay cá nhân của PVFC tập trung vào 6 nhóm dịch vụ chính là cho vay mua, xây, sửa nhà để ở ; cho vay BĐS; cho vay tiêu dùng; cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay khác. Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay vốn tại PVFC Đơn vị: tỷ đồng STT Mục đích vay 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ 1 Mua, xây, sửa nhà để ở 94,2 32,6% 244,2 29% 392,5 30,5% 2 BĐS : Mua, xây, sửa nhà để bán, kinh doanh 14,7 5,1% 36,2 4,3% 63,1 4,9% 3 Tiêu dùng: mua sắm thiết bị, xe, học tập, du học 85,8 29,7% 246,7 29,3% 359,1 27,9% 4 Đầu tư kinh doanh chứng khoán - - 115,4 13,7% 120 9,3% 5 Kinh doanh hộ gia đình 39,7 13,7% 85,9 10,2% 160,5 12,5% 6 Khác 54,6 18,9% 113,6 13,5% 191,8 14,9% Tổng 289 100% 842 100% 1287 100% Nguồn : Số liệu của phòng kế toán PVFC Nguồn : Số liệu phòng kế toán PVFC Nguồn : Số liệu phòng kế toán PVFC Ta thấy nhu cầu vay của người dân ngày càng tăng, điều này được thể hiện qua bảng số liệu trên. Ta thấy hình thức cho vay mua, xây, sửa nhà để ở luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Năm 2006 chiếm 32,6% trong tổng dư nợ cho vay cá nhân và là năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Sang năm 2007 và 2008 thì tỷ lệ này có giảm là do PVFC chính thức đưa hình thức cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán vào hoạt động. Năm 2007, dư nợ cho vay của hình thức này tăng 159,2% so với năm 2006 và đến năm 2008 thì dư nợ đã tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng này xuất phát từ nguyên nhân là trong thời gian vừa qua, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ liên tục, vấn đề nhà ở là một nhu cầu cấp thiết yếu của mỗi người dân nhất là ở Hà Nội, mật độ dân số tăng nhanh, đời sống kinh tế ngày một nâng cao nên nhu cầu nhả ở tăng. Trong khi hình thức cho vay mua, xây, sửa nhà để ở chiếm tỷ trọng lớn thì hình thức cho vay BĐS chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Cho vay BĐS cũng có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm. Nguyên nhân là do nhiều hộ gia đình chuyển sang hình thức kinh doanh cho thuê nhà ở. Hiện nay ở các thành phố lớn, cơ hội việc làm rất nhiều nên người dân ở nông thôn ra các tỉnh để tìm kiếm cơ hội nhiều hơn. Thêm vào đó, cũng có rất nhiều sinh viên ra trường ở lại thành phố để làm việc nên nhu cầu thuê nhà ngày càng tăng cao. Vì thế hình thức cho vay BĐS tăng trưởng và phát triển qua các năm. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ cho vay cá nhân của PVFC. Cũng giống như cho vay mua, xây, sửa nhà có sự sụt giảm về tỷ trọng vào năm 2007 là 29,3% và năm 2008 là 27,9%. Tuy nhiên, khoản cho vay này đã tăng đến hơn 4 lần về con số tuyệt đối sau năm 2008, đạt khoảng 359,1 tỷ, chiếm đến 27,9% tổng dư nợ cho vay cá nhân của PVFC. Việc tăng trưởng của cho vay tiêu dùng cũng là điều dễ hiểu. Trong thời gian qua, đời sống người dân được cải thiện vì thế nhu cầu tiêu dùng về ô tô, thiết bị cao cấp tăng cũng như nhu cầu cho con em đi du học tăng. Điều này làm thúc đẩy sự phát triển hình thức cho vay tiêu dùng. Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay khác chiếm tỷ trọng từ 10-15% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Các khoản cho vay này đều có sự tăng trưởng về con số tuyệt đối. Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của PVFC không có mấy thay đổi trong hai năm 2007 và 2008. Nhu cầu kinh doanh hộ gia đình và cho vay khác ngày càng tăng, điều này thể hiện qua sự tăng trưởng trong các năm. Cho vay kinh doanh hộ gia đình năm 2008 đã tăng lên 4 lần so với năm 2006. Cũng trong năm 2008 hình thức cho vay cá nhân khác cũng tăng lên gấp 3,5 lần so với năm 2006. Cùng với sự mở rộng trong dư nợ nói chung và dư nợ cho vay cá nhân nói riêng thì doanh thu và lợi nhuận của cho vay cũng như cho vay cá nhân tăng lên nhanh chóng được thể hiện dưới bảng sau Bảng 2.7 Lợi nhuận thu được từ cho vay và cho vay cá nhân Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu cho vay 943,6 2.910,6 6.984,5 Doanh thu cho vay cá nhân 65,4 276,8 648,5 Tỷ trọng 6,9% 9,5% 9,3% Lợi nhuận từ cho vay 626,4 1.646,9 3.592 Lợi nhuận từ cho vay cá nhân 43,8 168 369,6 Tỷ trọng 7% 10,2% 10,3% Nguồn : Số liệu của phòng kế toán PVFC Doanh thu cho vay cá nhân của PVFC tăng dần qua các năm. Năm 2006 doanh thu mới chỉ có 65,4 tỷ đồng chiếm gần 7% doanh thu cho vay thì đến năm 2007 doanh thu cho vay cá nhân tăng trưởng 324% và chiếm 9,5% tổng doanh thu cho vay. Tuy năm 2008, doanh thu cho vay cá nhân có tăng trưởng chậm lại nhưng đã gần gấp 10 lần so với năm 2006. Nhu cầu vay cá nhân liên tục gia tăng đã giúp cho PVFC mở rộng được hoạt động này, tăng doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận từ cho vay cá nhân cũng tăng lên đáng kể. Trong khi lợi nhuận từ hoạt động cho vay nói chung năm 2008 đạt 3.592 tỷ đồng, tăng gần 2,2 lần so với năm 2007 (1.646,9 tỷ đồng) và khoảng 5,7 lần so với năm 2006 (626,4 tỷ đồng), thì lợi nhuận cho vay cá nhân cũng tăng với tốc độ nhanh chóng như vậy, 2,8 lần so với năm 2007 (168 tỷ đồng) và tăng 7,4 lần so với năm 2006 (43,8 tỷ đồng). Bên cạnh đó tỷ lệ lợi nhuận cho vay cá nhân/doanh thu cho vay cá nhân cũng có sự thay đổi đáng kể qua từng năm. Nếu như trong năm 2006 tỷ lệ này là 67% thì năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 57%. Sự sụt giảm của tỷ lệ này phản ánh chi phí cho các khoản cho vay cá nhân tăng lên. Nguyên nhân tăng chi phí các khoản cho vay cá nhân là do chi phí lương nhân viên, chi phí xét duyệt hồ sơ khách hàng, chi phí đầu tư công nghệ mới để thực hiện quy trình cho vay thống nhất và nhanh gọn cho khách hàng. Bảng 2.8 : Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay cá nhân của PVFC Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ quá hạn 5,2 12,8 18,8 Nợ xấu 1,4 7,1 11,9 Tổng dư nợ 289 842 1287 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,8 1,52 1,46 Tỷ lệ nợ xấu 0,48% 0,84% 0,93% Nguồn : Số liệu của phòng kế toán PVFC Trong những năm qua, tỉ lệ nợ quá hạn của PVFC có xu hướng giảm chỉ còn 1,46% so với tỉ lệ 1,8% năm 2006. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên. Đa phần các khoản nợ xấu của công ty trong cho vay cá nhân là từ hoạt động cho vay bất động sản và đầu tư kinh doanh chứng khoán. Mặc dù hai hình thức cho vay này đem lại lợi nhuận lớn cho công ty nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro do tính thanh khoản của bất động sản là không cao và thị trường chứng khoán bất ổn. 2.3 Đánh giá thực trạng cho vay cá nhân của PVFC 2.3.1 Thành công Từ 2006 đến nay, hoà cùng xu thế vận động của nền kinh tế, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cũng như tiềm năng của dịch vụ cho vay cá nhân PVFC đã bắt đầu có sự quan tâm đẩy mạnh dịch vụ cho vay cá nhân và bắt đầu có những thành công. Số lượng các dịch vụ cho vay cá nhân của PVFC đã được mở rộng qua từng năm. Trong năm 2006, dịch vụ cho vay đầu tư chứng khoán của PVFC chưa được triển khai thì trong năm 2007, công ty đã bắt đầu thực hiện hoạt động cho vay này và từng bước hoàn thiện nó. Năm 2007, cho vay đầu tư chứng khoán đã đóng góp một tỷ lệ quan trọng trong hoạt động cho vay của PVFC khi dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán chiếm 13,7% tổng dư nợ cho vay cá nhân của PVFC. Nguồn : Số liệu phòng kế toán PVFC Cùng với quy mô và tốc độ tăng trưởng thì chất lượng của các khoản vay cá nhân cũng ngày càng tốt lên rất nhiều. Thực tế cho thấy tình hình thu nợ của các khoản vay ngày càng tăng, đồng thời tình hình nợ quá hạn cùng giảm dần qua các năm. Qua đó, chứng tỏ chất lượng các món vay đã được nâng cao lên rõ rệt. Doanh thu và lợi nhuận hoạt động cho vay cá nhân tăng nhanh qua từng năm. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân của công ty gia tăng tỷ lệ thuận cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả và thành công ban đầu của công ty trên lĩnh vực cho vay cá nhân. Biểu 2.6 Doanh thu và lợi nhuận cho vay cá nhân qua các năm Nguồn : Số liệu của phòng kế toán PVFC Những kết quả đạt được cho thấy sự nỗ lực của công ty. Công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín dụng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, góp phần quan trọng trong khống chế rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ kể trên, nhưng việc phát triển cho vay cá nhân vẫn còn chưa được chú trọng và phát triển so với các mục tiêu đề ra . Hạn chế thứ nhất là PVFC vẫn chưa đạt được những chỉ tiêu đã đề ra Trước hết, dù có sự tăng trưởng khá ấn tượng nhưng tỷ trọng doanh số và dư nợ cho vay cá nhân so với tổng hoạt động cho vay vẫn ở mức thấp. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm chưa đến 10% trong tổng dư nợ cho vay trong khi kế hoạch của PVFC trong năm 2008 phải đạt 15% tổng dư nợ cho vay. Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Hơn nữa PVFC cũng đề ra mục tiêu nâng tỷ trong doanh thu và lợi nhuận lên mức 20% so với doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Nhưng trên thực tế, tỷ trọng cho vay cá nhân lại có xu hướng tăng chậm lại trong năm 2008 đối với lợi nhuận và có xu hướng giảm nhẹ đối với doanh thu. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay tình hình kinh tế nước ta ngày càng phát triển tạo điều kiện cho phát triển cho vay cá nhân. Trong năm 2007 thị trường bất động sản không còn đóng băng như năm 2006 nữa, nhất là hoạt động mua bán nhà đất, hơn thế nữa do xu hướng hội nhập ngày cằng tăng nhu cầu mua xe hơi cũng như nhu cầu đầu tư cho con cái đi du học ngày càng tăng. Trong tình hình thuận lợi như vậy, mà những kết quả đạt được xét trên phương diện doanh số của công ty là chưa đúng với khả năng. Các dịch vụ của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng của khách hàng. Vì thế, công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả hoạt động này. Hạn chế thứ hai là hình thức cho vay cá nhân còn chưa phong phú Trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng lên, thị trường ngày càng phong phú thì danh mục dịch vụ công ty vẫn chưa nhiều. Cơ cấu sản phẩm cho vay cá nhân chưa bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống cũng như thu nhập người dân ngày càng tăng lên, bên cạnh chú trọng đời sống vật chất thì người dân ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của mình nhiều hơn. Chính vì vậy, một số loại hình cho vay mới có khả năng phát triển như cho vay khám chữa bệnh, cho vay đi du lịch, mà PVFC vẫn chưa chú ý đến. Mặt khác, thời hạn cho vay cũng khá ngắn, tối đa là sau năm năm khách hàng phải hoàn đủ số vốn cho công ty. Do đó hoạt động cho vay cá nhân của PVFC vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao nhất. Công ty chưa chú trọng tới việc cho vay gián tiếp. Để có thể thực hiện cho vay gián tiếp thì công ty cần lien hệ với các doanh nghiệp bán lẻ nhưng hoạt động này chưa thực sự được triển khai. Do vậy, hoạt động cho vay cá nhân mới chỉ dừng lại ở việc cho vay trực tiếp giữa khách hàng và công ty, khách hàng có nhu cầu vay vốn tìm đến với công ty còn công ty vẫn chưa chủ động tìm khách hàng. Hạn chế thứ ba là hoạt động marketing còn chưa phát triển Công ty vẫn chưa làm tốt công tác Marketing như xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài và bền vững, chưa chú trọng đến công tác khuếch trương hình ảnh của PVFC, hoạt động quan hệ với khách hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hạn chế thứ tư là đối tượng cho vay cá nhân của công ty còn hạn hẹp Phần lớn khách hàng của PVFC đều là cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí. Đối với hình thức cho vay đảm bảo bằng lương, PVFC quy định chỉ cho những cán bộ công nhân viên trong ngành Dầu khí vay và đây cũng là hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 80% ) trong cho vay cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều đối tượng có thu nhập cao và ổn định nhưng không thuộc ngành Dầu khí sẽ không được tiếp cận các dịch vụ của công ty. Quy định chặt chẽ này đã làm thu hẹp đối tượng cho vay cá nhân của PVFC. 2.3.2.2 Nguyên nhân Những hạn chế trên của hoạt động cho vay cá nhân của PVFC bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây : Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân thứ nhất, do chính sách của PVFC từ ngày đầu thành lập không phải là phát triển hoạt động cho vay cá nhân mà mục đích là cung cấp và thu xếp vốn cho các doanh nghiệp. Nhưng theo quá trình phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu của họ ngày càng tăng. Vì thế trong những năm trở lại đây, PVFC đã có những thay đổi trong việc định hướng thị trường mục tiêu của ngân hàng, bắt đầu quan tâm tới khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo. Hoạt động cho vay cá nhân chưa được quan tâm đầu tư đúng mức so với tiềm năng. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay cá nhân của PVFC chưa đủ dài. Nếu như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3275.doc.doc
Tài liệu liên quan