Khóa luận Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Vietinbank- Chi nhánh 1-thành phố Hồ Chí Minh

Mục lục

 

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

 

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 3

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế 3

1.1.2.2 Đối với khách hàng 3

1.1.2.3 Đối với bản thân ngân hàng 4

 

1.2 CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền (Remittance) 4

1.2.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu 4

1.2.2.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection 5

1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documenttary Collection) 5

1.2.3 Thanh toán quốc tế theo phương thức giao chứng từ nhận tiền (C.A.D-C.O.D /Cash Against Documents - Cash On Delivery 5

1.2.4 Thanh toán quốc tế theo phương thức ghi sổ ( OPEN ACCOUNT) 5

1.2.5 Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C 5

1.2.5.1 Nội dung của thư tín dụng 5

1.2.5.2 Chức năng của thư tín dụng 6

1.2.5.3 Phân loại L/C 7

1.2.5.3.1 Chia theo tính chất có thể hủy ngang 7

1.2.5.3.2 Chia theo tính chất của L/C 7

1.2.5.3.3 Chia theo thời hạn thanh toán của L/C 7

1.2.5.4 Các bên tham gia quá trình thanh toán 7

1.2.5.5 Giới thiệu vài nét về UCP và ISBP 8

1.2.5.6 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 8

1.2.5.6.1 Phương thức thanh toán chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập 8

1.2.5.6.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có 2 nguyên tắc cơ bản 9

1.2.5.6.3 Các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn 9

cứ vào hàng hoá 9

1.2.5.6.4 Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo một cách tương 9

đối quyền lợi của người bán và người mua trong hoạt động ngoại thương 9

1.2.5.6.5 Ngân hàng phát hành L/C là người phải thanh toán cho người hưởng lợi 9

 

1.3 PHÂN TÍCH CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TTQT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 10

1.3.1 Mức độ tín nhiệm lẫn nhau của hai bên 10

1.3.2 Loại hàng xuất nhập khẩu 10

1.3.3 Lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế 11

1.3.4 Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng 11

 

 

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK- CN1-TPHCM 13

 

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK- CN1-Tp HCM 13

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank 13

2.1.2 Sự ra đời và phát triển của NH TMCP Công thương Việt Nam –Vietinbank-CN1 14

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động, chức năng và nghiệp vụ 14

2.1.3.1 Huy động vốn 14

2.1.3.2 Cho vay, đầu tư 15

2.1.3.3 Bảo lãnh 15

2.1.3.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại 15

2.1.3.5 Ngân quỹ 15

2.1.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử 15

2.1.3.7 Hoạt động khác 16

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 16

2.1.5 Mạng lưới hoạt động 18

2.1.6 Giới thiệu phòng Kinh Doanh Doanh Nghiệp Lớn tại đơn vị thực tập –Vietinbank- chi nhánh 1-Tp HCM 18

2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank - CN1-TPHCM 19

2.1.8 Kế hoạch trong tương lai của NH TMCP Công thương Việt Nam –Vietinbank 20

 

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 20

2.2.1 Môi trường vĩ mô 20

2.2.1.1 Kinh tế 20

2.2.1.2 Chính trị - pháp luật 25

2.2.1.3 Xã hội 26

2.2.1.4 Khoa học - Kỹ thuật 26

2.2.1.5 Tự nhiên 27

2.2.2 Môi trường vi mô 27

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 27

2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng 28

2.2.2.3 Khách hàng 28

2.2.2.4 Sản phẩm thay thế 29

 

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29

2.3.1 Các dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH Vietinbank – CN1-TPHCM 29

2.3.1.1 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng 29

2.3.1.1.1 Dịch vụ L/C xuất khẩu 29

2.3.1.1.2 Dịch vụ L/C nhập khẩu 30

2.3.1.2 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức nhờ thu 30

2.3.1.2.1 Dịch vụ Nhờ thu xuất khẩu 30

2.3.1.2.2 Dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu 31

2.3.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng trên lý thuyết 31

2.3.3 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng tại NHVietinbank - CN1-TPHCM 32

2.3.3.1 LC xuất khẩu 32

2.3.3.1.1 Thông báo LC/ thông báo sửa đổi LC 32

2.3.3.1.2 Xử lý chứng từ xuất trình theo LC xuất khẩu 33

2.3.3.2 LC nhập khẩu 35

2.3.3.2.1 Tiếp nhận hồ sơ 35

2.3.3.2.2 Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở LC , trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định LC 37

2.3.3.2.3 Chuyển hồ sơ về SGD xử lý 39

2.3.3.2.4 Ký hậu B/L theo lệnh của chi nhánh/ ủy quyền nhận hang/ bão lãnh nhận hàng 41

2.3.3.2.5 Theo dõi tài trợ cho LC nhập khẩu: 42

2.3.3.2.6 Thanh toán /chấp nhận thanh toán LC 43

2.3.3.2.7 Đóng hồ sơ LC nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ LC nhập khẩu 44

2.3.3.2.8 Lưu trữ hồ sơ LC 45

2.3.3 .3LC chuyển nhượng 45

2.3.3.3.1 Chuyển nhượng LC 45

2.3.3.3.2 Xử lý chứng từ xuất trình 46

2.3.4 Biểu phí dịch vụ tại NHVietinbank - CN1-TPHCM và các NH TM khác 48

2.3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT tại NH Vietinbank - CN1-TPHCM 50

2.3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh TTQT 50

2.3.5.1.1 Toàn hệ thống Vietinbank 50

2.3.5.1.2 Vietinbank - CN1-TPHCM 50

2.3.5.1.2.1 Tổng 3 phương thức 50

2.3.5.1.2.2 Thư tín dụng 53

 

 

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TTQT TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK 58

 

3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 58

3.2 CÁC KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG 58

3.2.1 Khó khăn 58

3.2.2 Thuận lợi 59

3.3 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 59

3.3.1 Đối với nhà xuất khẩu 59

3.3.2 Đối với nhà nhập khẩu 60

3.3.3 Đối với ngân hàng 60

3.3.3.1 Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank) 60

3.3.3.2 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank) 60

3.3.3.3 Rủi ro đối với NH được chỉ định 60

3.3.3.4 Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank) 61

3.3.3.5 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank) 61

3.3.4 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh 61

3.4 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TTQT BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 1 61

3.4.1 Đối với L/C XK 61

3.4.2 Đối với L/C NK 62

3.4.2.1 Phát hành L/C NK 62

3.4.2.2 Xử lý chứng từ và thanh toán L/C NK 63

3.5 KHIẾN NGHỊ 63

3.5.1 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 63

3.5.2 Kiến nghị với ngân hàng 64

3.5.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK 65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Vietinbank- Chi nhánh 1-thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứng thứ ba trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn điều lệ với số vốn là 16.858 tỷ đồng, kém hơn ngân hàng dẫn đầu Aribank là 3.850 tỷ đồng và ngân hàng Vietcombank đang đứng thứ hai là 729 tỷ đồng. Tuy rằng Vietinbank là 1 trong các NH lớn trong hệ thống NH VN, nhưng không phải chỉ chịu sự cạnh tranh từ các NH lớn khác, nó còn chịu sự cạnh tranh từ các NH nhỏ hơn, các NH này ngày càng ăn nên làm ra thì thị phần của Vietinbank sẽ bị thu nhỏ lại. Các NHTM áp dụng các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn huy động trong dân cư như là nâng cao lãi suất huy động, giảm phí sử dụng các sản phẩm thẻ ATM, nâng cao lãi suất thanh toán bằng các loại thẻ đặc biệt… Việc cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTMVN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN. 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Ngoài các đối thủ hiện có trên thị trường, theo cam kết khi gia nhập WTO, kể từ ngày 01/04/2009, các TCTD nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các NHTM trong nước nói chung và Vietinbank nói riêng. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi NHCTVN phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc NHCTVN phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, Vietinbank còn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi các NHTM nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm,vv.. 2.2.2.3 Khách hàng Trước đây, các NHTM nhà nước là chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng chủ yếu nên vị trí, vai trò và mạng lưới của Vietinbank là rất lớn. Đây là ưu thế nổi trội của Vietinbank trong xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, quan niệm gửi tiền hoặc đi vay tại các NHTM nhà nước vẫn an toàn hơn, do vậy, lượng khách hàng tiềm năng của Vietinbank vẫn rất lớn. KH của Vietinbank – CN1 là các cá nhân , các tổ chức ở Q1 và một số vùng lân cận, ngoài ra còn có các DN từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành khác như Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Phước…, do yếu tố địa lý thuận lợi của CN1 như ở trung tâm thành phố,gần cảng biển , gần các hãng tàu, các phòng, ban thuận tiện trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục chứng từ cho hàng hoá. Có thể hiểu, uy tín của khách hàng chính là sự kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong các điều khoản hợp đồng. Một người có tư cách đạo đức tốt thì Ngân hàng sẽ bớt rủi ro, ngược lại Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi khách hàng cố tình lừa đảo, trốn tránh nhiệm vụ. Trong khi đó , năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình cung ứng dịch vụ của Ngân hàng đựơc trọn vẹn. Nhà nhấp khẩu dù có uy tín đến mấy nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị họ kém thì khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay ký quỹ L/C..v..v.. Cùng với sự phát triển ngày càng cao nhu cầu của khách hàng trong nước đòi hỏi Vietinbank không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng để lấy lại hình ảnh, vị trí và vai trò của mình đối với khách hàng. Việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu VN cũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các NHTMVN như Vietinbank sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 2.2.2.4 Sản phẩm thay thế Khi mà nhà đầu tư muốn tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải, thì các sản phẩm thay thế của ngân hàng như thị trường chứng khoán ,cho thuê tài chính, bảo hiểm, trái phiếu v.v…lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Các nhà đầu tư đã đa dạng hoá các chiến lược đầu tư và sử dụng các dịch vụ. 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.3.1 Các dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH Vietinbank – CN1-TPHCM 2.3.1.1 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng 2.3.1.1.1 Dịch vụ LC xuất khẩu  Xác nhận LC xuất khẩu Chuyển nhượng LC xuất khẩu Thông báo LC và sửa đổi LC (nếu có) Xử lý chứng từ giao hàng Thanh toán LC xuất khẩu Chiết khấu chứng từ VietinBank sẽ phục vụ khách hàng với vai trò Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng chiết khấu chứng từ. Hồ sơ LC xuất khẩu gồm : Bản gốc LC (trên bản gốc phải có dấu và chữ ký, ngày ký của người có thẩm quyền của Ngân hàng thông báo) và các bản gốc của các sửa đổi LC liên quan đã được xác thực. Bản gốc thông báo LC và các bản gốc thông báo sửa đổi LC của Ngân hàng thông báo. Giá trị đòi thanh toán phải tương ứng với giá trị của lần giao hàng cần thanh toán. Bộ chứng từ gốc theo LC Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất (trường hợp không đề nghị chiết khấu) hoặc Giấy đề nghị chiết khấu kiêm giấy nợ (trong trường hợp đề nghi chiết khấu) 2.3.1.1.2 Dịch vụ LC nhập khẩu Mở LC Sửa đổi LC/Hủy bỏ LC Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng theo LC / Ký hậu vận đơn Thanh toán LC Xác nhận LC nhập khẩu Hồ sơ xin mở LC gồm : Đơn yêu cầu mở LC Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Đăng ký mã số thuế (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô). Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ). Cam kết Thanh toán (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có), Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn) Lệnh chi (trường hợp ký quỹ) Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có) 2.3.1.2 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức nhờ thu 2.3.1.2.1 Dịch vụ Nhờ thu xuất khẩu Sau khi xuất hàng đi nước ngoài, Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu tại VietinBank. VietinBank sẽ chuyển bộ chứng từ đi nước ngoài nhờ thu hộ, theo dõi, tra soát thanh toán, chuyển trả vào tài khoản của Khách hàng khi được thanh toán. Khách hàng sẽ được tư vấn nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí. Khách hàng sẽ được hỗ trợ tài chính thông qua các giải pháp tài trợ xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ Hồ sơ nhờ thu gồm : Phiếu xuất trình chứng từ nhờ thu Bộ chứng từ nhờ thu gốc 2.3.1.2.2 Dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu Nhận và thông báo nhờ thu Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng / Ký hậu vận đơn Thanh toán nhờ thu nhập khẩu Khách hàng nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhờ thu và muốn lựa chọn ngân hàng thu hộ để tiếp nhận bộ chứng từ nước ngoài chuyển về, thông báo cho Khách hàng và thực hiện thanh toán cho nước ngoài theo chỉ thị? Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu của VietinBank đảm bảo Khách hàng nhận được bộ chứng từ để nhân hàng và thanh toán thuận tiện nhất. Tư vấn nghiệp vụ miễn phí, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Hài lòng với kỹ năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác. Hỗ trợ tài chính thông qua các giải pháp tài trợ nhập khẩu 2.3.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng trên lý thuyết Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại sử dụng phương thức thanh toán bằng LC Nhà nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở LC cho người xuất khẩu thụ hưởng và thực hiện ký quỹ . Ngân hàng phát hành mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển LC qua ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng thông báo kiểm tra LC so với hợp đồng ngoại thương và thông báo cho nhà xuất khẩu biết LC đã được mở. Dựa vào nội dung của LC , nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hoá cho nhà vận tải. Sau khi hàng hoá đã được giao lên phương tiện vận tải , nhà vận tải giao Vận đơn (BL) cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng phát hành xem xét trả tiền. Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền. Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng. Nhà nhập khẩu giao bộ chứng từ cho nhà vận tải để nhận hàng hoá. Nhà vận chuyển giao hàng cho nhà nhập khẩu. Qua nội dung và trình các bước tiến hành thanh toán như trên, chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trong phương này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không phải chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế. 2.3.3 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng tại NHVietinbank - CN1-TPHCM 2.3.3.1 LC xuất khẩu 2.3.3.1.1 Thông báo LC/ thông báo sửa đổi LC Bước 1 : In/ sửa đổi LC, thông báo/ sửa đổi LC: Đối với các LC nhận được qua hệ thống hiệp hội Viễn Thông Tài Chính Liên ngân hàng (SWIFT): Sau khi cán bộ thanh toán chứng từ XNK (CBNV) tạo thông báo LC, cán bộ phòng khách hàng (CBKH) vào chức năng INCOMING MESSAGE MAINTENANCE để in bản gốc LC/sửa đổi LC , các điện gốc liên quan tới LC (nếu có). Vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY để in thông báo LC/sửa đổi LC, giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có). Kiểm tra sự khớp đúng của LC/sửa đổi LC với thông báo LC/ thông báo sửa đổi LC, sau đó chuyển bộ hồ sơ tới kiểm soát viên (KSV) chi nhánh ký , đóng dấu theo qui định trên thông báo và thông báo cho khách hàng. Sao toàn bộ hồ sơ để lưu lại chi nhánh Đối với các LC/sửa đổi LC NH nhận trực tiếp từ NH nước ngoài hoặc NH thông báo thứ nhất CBKH giữ lại bản gốc LC/sửa đổi LC, thông báo LC/thông báo sửa đổi LC tại chi nhánh. Fax (có gắn ký hiệu mật)/scan Đề nghị xác định chữ ký và tạo thông báo LC/sửa đổi LC và toàn bộ LC/ sửa đổi LC, thông báo LC/thông báo sửa đổi LC về sở giao dịch (SGD) Sau khi SGD xác thực chữ ký và tạo thông báo LC, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVE/DOCUMENT UTILITY để in bản gốc thông báo LC/sửa đổi LC, giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có), kiểm tra sự khớp đúng với LC gốc/sửa đổi gốc đang lưu tại chi nhánh, ký và đóng dấu trên thông báo và thông báo cho kh. Nếu có sự sai lệch giữa thông báo LC/sửa đồi LC và LC/sửa đổi LC, CBKH liên hệ ngay với phòng thanh toán chứng từ xuất khẩu –SGD để giải quyết. Trường hợp khách hàng liên hệ trực tiếp với SGD để nhận LC (SGD thông báo LC trực tiếp cho khách hàng.) CBKH in MTn99 về SGD đã thông báo trực tiếp LC cho khách hàng. CBKH lưu và theo dõi hs thông báo LC, không thông báo LC/sửa đổi LC cho khách hàng. Ngay khi thông báo LC/sửa đổi LC cho khách hàng, CBKH phải vào sổ theo dõi ghi ngày, giờ giao nhận và có ký xác nhận của các bên. Sau đó fax (có gắn ký hiệu mật)/scan: giấy đề nghị thanh toán/ Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi của KH về SGD để thu phí thông báo gồm cả phí thông báo của NH thông báo thứ nhất (nếu có) Bước 2 : Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ LC: Bản sao LC/sửa đổi LC, thông báo LC, giấy báo nợ, điện thanh toán hoặc giấy đề nghị thanh toán (nếu có), các điện/ chứng từ khác liên quan đến giao dịch. Lưu chứng từ kế toán: Bản gốc giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có) 2.3.3.1.2 Xử lý chứng từ xuất trình theo LC xuất khẩu Bước 1: tiếp nhận chứng từ : CBKH nhận và kiểm tra hồ sơ bộ chứng từ khách hàng xuất trình bao gồm: Bản gốc: LC và các sửa đổi liên quan (nếu có) đã được xác thực chân thật của LC và chắc chắn LC còn giá trị chưa thanh toán để có thể gửi đi đòi tiền NH phát hành/ NH chỉ định 2 bản phiếu xuất trình chứng từ LC của khách hàng, trong đó ký nhận 1 bản trả lại KH, 1 bản gửi về SGD Bộ chứng từ (BCT) gửi hàng xuất trình theo LC Nếu LC thanh toán nhiều lần thì mỗi lần KH xuất trình chứng từ thanh toán, CBKH phải ghi rõ và ký xác nhận vào mặt sau bản gốc LC: ngày xuất trình , số tiền thanh toán. CBKH đối chiếu đảm bảo khớp đúng các chứng từ về số lượng và từng loại chứng từ với phiếu xuất trình chứng từ LC. Sao/scan hồ sơ bộ chứng từ lưu tại chi nhánh bao gồm: Bộ chứng từ gửi hàng, LC và các sửa đổi LC nếu có, phiếu xuất trình chứng từ LC. Bước 2: gửi chứng từ về SGD Gửi bằng thư: CBKH đóng gói hồ sơ BCT gửi về SGD bao gồm: 1 bản phiếu xuất trình chứng từ LC, bản sao của thông báo LC/ sửa đổi LC, LC và các sửa đổi LC liên quan (nếu có), bộ chứng từ gửi hàng xuất trình theo LC. Việc gửi chứng từ phải vào sổ và có ký giao, nhận giữa CNKH và nhân viên bưu điện. Gửi bằng scan/fax (có gắn ký hiệu mật): CBKH chịu trách nhiệm xác định số lượng bản gốc và bản sao của từng loại chứng từ yêu cầu xuất trình theo LC được xác thực bởi ngân hàng thông báo. CBKH Fax (có gắn ký hiệu mật)/ Scan các chứng từ về SGD bao gồm: (1) Phiếu xuất trình chứng từ LC, (2) Thông báo LC/sửa đổi LC, LC và các sửa đổi LC (nếu có), (3) toàn bộ bộ chứng từ xuất trình theo LC Bước 3: nhận và chuyển giao kết quả xử lý chứng từ : Trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu do SGD Fax/Scan về, CBKH thực hiện: Trường hợp (TH) chứng từ có sai sót, có thể sữa chữa, CBKH yêu cầu khách hàng bổ sung sữa chữa. CBKH/Khách hàng phải gửi tới SGD các chứng từ thay thế hoặc các chứng từ đã được sửa chữa chậm nhất vào thời hạn đã được chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên, chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. TH chứng từ có sai sót, không thể sửa chữa, CBKH fax(có gắn kí hiệu mật)/ Scan Phiếu kiểm tra chứng từ có chữ ký của khách hàng về SGD gửi chứng từ tới NH phát hành để đòi tiền hoặc đề nghị sở giao dịch chuyển trả lại chứng từ cho chi nhánh/khách hàng chậm nhất vào thời hạn đã chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên, chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. Chứng từ phù hợp, CBKH lưu Phiếu kiểm tra chứng từ vào hồ sơ LC. CBKH in Covering letter tại chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY và thực hiện: Trường hợp chi nhánh gửi chứng từ trực tiếp tới NHPH/ NH chỉ định: in biên chuyển phát nhanh. CBKH đối chiếu đảm bảo sự phù hợp các thông tin trên Covering letter với BCT, LC và biên lai bưu điện. Đóng gói chứng từ với Covering letter gửi tới NHPH/NH hoàn tiền theo chỉ dẫn theo Covering letter. Việc gửi chứng từ phải vào sổ ghi ngày giờ giao nhận và có chữ ký của CBKH và nhân viên chuyển phát. Trường hợp SGD gửi chứng từ tới NHPH/NH chỉ định: CBKH đối chiếu đảm bảo sự phù hợp các thông tin trên Covering letter với BCT và LC. Lưu hồ sơ BCT LC. Bước 4: Thanh toán/ chấp nhận thanh toán bộ chứng từ: CBKH sử dụng chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY để in điện chấp nhận thanh toán và thông báo cho khách hàng. CBKH sử dụng chức năng DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY để in 03 liên (bản DRAFT, ORIGINAL, FOR CUSTOMER) các chứng từ báo nợ, báo có. Sử dụng chức năng SWIFT MONITOR để in điện báo có từ NH giữ tài khoản. Sử dụng chương trình CHARGE BILL đã cài đặt tại chi nhánh để in hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ký đầy đủ các chữ ký trên các chứng từ và giao bản FOR CUSTOMER cho khách hàng. Bước 5: Lưu trữ chứng từ Lưu hồ sơ LC: Bản sao: LC và các sửa đổi LC, thông báo LC và thông báo sửa đổi LC Phiếu xuất trình chứng từ LC Bản sao các chứng từ xuất trình theo LC Phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu Bản sao hóa đơn gửi chứng từ do bưu điện cấp (nếu có) Điện chấp nhận và các điện liên quan khác (nếu có) Bản nháp (DRAFT) giấy báo nợ, báo có Lưu chứng từ kế toán: Bản gốc (ORIGINAL) các giấy báo nợ, báo có, điện thanh toán/ điện báo có của NH nước ngoài Các báo cáo TF2213P , TF2202P, TF2201P Đầu ngày làm việc hôm sau, CBKT đối chiếu chứng từ gốc với báo cáo TF 2213P và báo cáo đóng cửa chi nhánh cuối ngày, nếu có sai sót phải thông báo ngay với kiểm soát viên biết để xử lý kịp thời. 2.3.3.2 LC nhập khẩu 2.3.3.2.1 Tiếp nhận hồ sơ Hồ sơ pháp lý: (Theo qui định tại mục 7.1 , khoảng 7.1.1.1, bước 1, phần (ii) (trang5/75) của qui trình nghiệp vụ thư tín dụng, mã số QT.22.01) Tài liệu, báo cáo về tình hình tài chính, SXKD, quan hệ tín dụng: Hướng dẫn khách hàng gửi tài liệu cập nhật tình hình tài chính SXKD;bổ sung thay thế tài liệu về pháp lý khi khách hàng có sự thay đổi năng lực pháp lý. Hồ sơ LC: Giấy đề nghị mở LC (theo mẫu) trong đó ghi rõ số Hợp đồng mua bán liên quan Hợp đồng hoặc các giấy tờ pháp lý có giá trị tương đượng như đơn đặt hàng, chào hàng đã được xác nhận,…; Hợp đồng ủy thác (Trường hợp nhập khẩu ủy thác) Văn bản xác nhận của NHNN đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (LC trả chậm trung và dài hạn) Dự án/ Phương án: trường hợp LC trả chậm , dự án/phương án liên quan đến hàng hóa dịch vụ trả chậm theo LC phải có nội dung chi tiết , cụ thể về phương án sử dụng vốn trong thời gian trả chậm, kế hoạch trích khấu hao, kế hoạch chuyển tiền thanh toán. Đối với trường hợp khách hàng mua hàng hóa để đầu tư tài sản cố định phải có kế hoạch đầu tư tài sản cố định , kế hoạch trích khấu hao phù hợp với nguyên tắc trích khấu hao theo qui định của pháp luật qui định. Hợp đồng thuê tài chính /hợp đồng tín dụng (HĐTD); Bảo lãnh/ Cam kết thanh toán của tổ chức tín dụng (TCTD)/tài chính trường hợp thanh toán bằng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác (nằm trong doanh mục của Vietinbank chấp nhận trong từng thời kỳ), kể cả công ty cho thuê tài chính của Vietinbank và Công ty liên doanh cho thuê tài chính của Vietinbank. TH bên cấp tín dụng để thanh toán LC là đơn vị phụ thuộc thì cần xuất trình thêm văn bản chứng minh thẩm quyền cam kết thanh toán. Các tài liệu khác liên quan TH khách hàng ký quỹ và/hoặc có tài sản đảm bảo (TSĐB) là số dư TKTG, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHCT, các TCTD/tài chính khác (theo danh mục do NHCT thông báo trong từng thời kỳ) đảm bảo cho 100% giá trị LC , hồ sơ LC không cần xuất trình tài liệu qui định tại ý 5,6 trên. Hồ sơ bảo đảm: TH KH chưa được cấp GHBL hoặc trường hợp cấp bổ sung GHBL: thực hiện các qui trình bảo lãnh mã số QT.06.02; QT.05.03; QT.35.01. Tùy TH bổ sung: Cam kết thanh toán bằng vốn tự có (Trường hợp thanh toán bằng vốn tự có)/ Cam kết chuyển tiền ký quỹ (Trường hợp LC ký quỹ từng phần) của khách hàng. Hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc cam kết khách hàng sẽ bổ sung ký quỹ, tài sản thế chấp/ cầm cố nếu tỷ giá tăng (Trường hợp khách hàng ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao bằng VNĐ) Trường hợp phong tỏa tài sản tiền gửi hoặc cầm cố giấy tờ có giá thì phải có hợp đồng cầm cố số dư tiền gửi hoặc hợp đồng cầm cố chứng từ có giá đã được ký kết hợp lệ và xác nhận của bộ phận kế toán đã phong tỏa đầy đủ số dư tài khoản hoặc xác nhận của bộ phận kế toán và bộ phận kho quỹ về việc đã cầm giữ đầy đủ giấy tờ có giá Một bộ đầy đủ hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bản chính (Trường hợp giá mua chưa có phí bảo hiểm), giấy ủy quyền nhận tiền bồi thường cho Vietinbank có xác nhận của cty bảo hiểm (Trường hợp TSĐB là lô hàng nhập khẩu cho LC) Lưu ý: các tài liệu trên phải là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan công chứng, chứng thực. Trường hợp tài liệu do khách hàng cung cấp là bản sao có xác nhận “sao y bản gốc” của khách hàng, chi nhánh phải kiểm tra đối chiếu với bản chính và ký xác nhận trên bản sao trước khi nhận hồ sơ. 2.3.3.2.2 Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở LC , trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định LC Thẩm định/tái thẩm định hồ sơ mở LC, lập kết quả thẩm định/tái thẩm định. Người thực hiện : CBKH Căn cứ thẩm đinh/ tái thẩm định: các tài liệu do KH/ phòng giao dịch (Trường hợp khách hàng có giao dịch mở LC ở phòng giao dịch) cung cấp thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn khách hàng, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh dịch vụ của KH , thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, thông tin từ phòng Quản lý chi nhánh và thông tin Trụ sở chính , SGD, …) hoặc đề nghị người có quyết định quyền mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập – nếu cần (nếu xét thấy các thông tin thu thập được chưa đủ tin cậy hoặc để nghị mở LC có giá trị lớn, phức tạp gồm nhiều bên tham gia) Nội dung thẩm định/tái thẩm định: Thẩm định năng lực pháp lý, tình hình SXKD, tài chính của KH (Trường hợp có thay đổi); thực hiện theo hướng dẫn tại Qui trình xác định, quản lý giới hạn tín dụng (GHTD) và mức phán quyết tín dụng hiện hành của Vietinbank Thẩm định đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở LC theo qui định; phân tích khả thi, hiệu quả của phương án, dự án liên quan đến nhu cầu mở LC; đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc kiểm soát luồng tiền chậm trả theo LC (Trường hợp LC trả chậm). Kiểm tra tính thống nhất giữa Hợp đồng thương mại và Giấy đề nghị mở LC (phần nội dung liên quan đến đề nghị mở LC); thẩm định các nội dung đến tài trợ thương mại, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế , tuân thủ qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với trường hợp LC ký quỹ dưới 100%: Nếu giá hàng hóa chưa bao gồm phí bảo hiểm, đề nghị khách hàng mua bảo hiểm hàng hóa tại cty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam trước khi NH mở LC . Trong đó,bảo hiểm theo hình thức có thể chuyển nhượng được, ký hậu bỏ trống (không chấp nhận hình thức “Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời” hoặc cam kết sẽ mua bảo hiểm trước khi hàng được giao nếu chi nhánh không giám sát được thời điểm giao hàng thực tế để yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm kịp thời). Tùy trường hợp, CBKH khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tại cty Bảo hiểm của Vietinbank hoặc công ty bảo hiểm mà Vietinbank góp vốn. Nếu giá mua đã bao gồm phí bảo hiểm: Kiểm tra các điều kiện về chứng từ bảo hiểm như: người hưởng phải xuất trình “Full set of insuarance policy/certificate in assignaBLe form, endorsed in bank …”; ghi rõ bảo hiểm được khiếu đòi ở VN (claims payalbe in VN) và chỉ rõ tên công ty bảo hiểm ở VN có trách nhiệm bồi thường và số lượng bản gốc phát hành phải thể hiện trên bề mặt chứng từ bảo hiểm. Đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở LC và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao Dự kiến lợi ích nếu hồ sơ mở LC được phê duyệt. Tính toán phí dự kiến thu được từ giao dịch mở LC Xem xét khả năng cân đối ngoại tệ để thanh toán LC; thực hiện các thủ tục ký hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (nếu có) với khách hàng. Đề xuất phương án NH mở LC cùng KH đi nhận hàng (Trường hợp nhận cầm cố HH mua theo LC), làm thủ tục hải quan và giữ giấy tờ hải quan (Trường hợp nhận thế chấp hàng hóa là phương tiện vận chuyển) Lập/ghi kết quả thẩm định , soạn HĐTD, hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) (nếu có) ký chuyển lãnh đạo phòng để kiểm tra và ký rà soát trình người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp mở LC bằng vốn của khách hàng hoặc NH mở LC cho vay theo phương thức cho vay từng lần để thanh toán LC: CBKH lập tờ trình thẩm định , soạn thảo HĐTD, HĐBĐ (nếu có); Trên hợp đồng tín dụng phải thể hiện số hợp đồng mua bán liên quan hoặc số hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác qua bên thứ 3), ngày ký hợp đồng. Giấy đề nghị mở LC kiêm cam kết sử dụng vốn vay / Giấy đề nghị mở LC kiêm cam kết thanh toán của KH phải thể hiện số HĐTD, ngày ký HĐTD, số hợp đồng mua bán/hợp đồng ủy thác , ngày ký hợp đồng. Trường hợp NH mở LC cho vay theo phương thức hạn mức để thanh toán LC, hạn mức cho vay đã được phê duyệt và đã ký HĐTD tại thời điểm cấp hạn mức: Khi xem xét mở LC, CBKH có thể không lập Tờ trình thẩm định (TTTĐ) nhưng phải ký xác nhận trên Giấy đề nghị mở LC về việc hàng hóa, thiết bị thuộc đối tượng cho vay theo HĐTD/ ghi nội dung thẩm định về phương án/dự án và ký trên Giấy đề nghị mở LC. Trường hợp NH mở LC cho vay theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư: HĐTD đã ký tại thời điểm phê duyệt Dự án. Khi xem xét mở LC, CBKH có thể không lập TTTĐ nhưng phải ký xác nhận trên Giấy đề nghị mở LC về việc hàng hóa thiệt bị thuộc đối tượng cho vay trung dài hạn theo HĐTD. Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ (nếu có) sang Phòng Quản lý rủi ro , trừ TH HĐTD được áp dụng theo mẫu đã được phòng Quản lý rủi ro xem xét chấp nhận. Lập TTTĐ bổ sung (nếu cần) sau khi nhận báo cáo thẩm định rủi ro từ phỏng thẩm định rủi ro Chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồng theo qui chế Hội đòng tín dụng hiện hàng của NHCTVN sau khi nhận được báo cáo thẩm định rủi ro (TH hồ sơ đề nghị mở LC thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở. TH đặc biệt, báo cáo thẩm định rủi ro có thể gửi đến các thành viên muộn hơn (nhưng phải trc khi họp) nếu được chủ tịch Hội đồng tín dụng chấp thuận trên thông báo triệu tập họp Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx3 chuong.docx
  • docx1. trang bia.docx
  • pdf1. trang biax.pdf
  • docx2.muc luc.docx
  • pdf2.muc lucx.pdf
  • pdf3 chuongx.pdf
  • docx4. Bang 3 phuong thuc.docx
  • pdf4. Bang 3 phuong thucx.pdf
  • pdf5.Ph_ l_c.pdf
  • doc5PHLC~1.DOC
Tài liệu liên quan